quản lý và nâng cao chất lượng lễ hội “sóng nước tam giang” tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

72 492 0
quản lý và nâng cao chất lượng lễ hội “sóng nước tam giang” tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của thầy giáo, tôi đã hoàn thành đồ án của mình. Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất với Thạc sỹ Nguyễn Thanh Mãi người trực tiếp hướng dẫn đề tài và chỉ bảo cho tôi từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương tới lúc hoàn thiện đồ án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nghệ thuật- Trường Cao đẳng Sư Phạm Huế đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong cơ quan Phòng Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát, tiếp cận với các nhà văn hóa. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án được hoàn thành tốt. Trân trọng cảm ơn! Huế, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Liên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là một bài nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả và số liệu trong đồ án là trung thực và chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về lời cam đoan này. Sinh viên Hoàng Thị Liên Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Nội dung nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Lịch sử nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của đề tài 4 7. Bố cục đề tài 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ LỄ HỘI 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa 5 1.1.1. Khái niệm về quản lý văn hóa 5 1.1.2. Vai trò của quản lý đối với việc phát triển văn hóa 6 1.2. Giới thiệu chung về Lễ hội và công tác quản lý Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 7 1.2.1. Khái quát về Lễ hội 7 1.2.2. Công tác quản lý Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 7 Tiểu kết chương 1 8 Chương 2 10 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC 10 LÊ HỘI “SÓNG NƯỚC TAM GIANG” Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 10 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế 10 2.2. Đặc điểm của Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 12 2.3. Nội dung hoạt động của Lễ hội 16 2.3.1. Lễ tế Bà Tơ 16 2.3.2. Chương trình Nghệ thuật đêm Khai mạc 16 2.3.3. Trưng bày ảnh thời sự, nghệ thuật về Quảng Điền 17 2.3.4. Đua ghe câu 02 người trên phá Tam Giang 17 2.3.5. Vật truyền thống 17 2.3.6. Bóng chuyền 17 2.3.7. Đu tiên 18 2.3.8. Thi thả Diều 18 2.3.9. Quảng diễn tung chài 18 2.3.10. Hội chợ thương mại, dịch vụ, ẩm thực và giới thiệu thành tựu kinh tế xã hội của các địa phương18 2.3.11. Hội trại thanh niên 19 2.4. Tính độc đáo của lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 20 2.5. Công tác tổ chức Lễ hội 22 2.5.1. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức cấp huyện 22 2.5.2. Thành lập các Tiểu ban 23 2.6. Đánh giá chung về công tác tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 27 Ưu điểm: 28 2.7. Chất lượng đội ngũ cán bộ 36 2.8. Những bất cập và hạn chế 37 2.8.1. Công tác quản lý 37 2.8.2. Công tác tổ chức và cơ sở vật chất 39 2.8.3. Cách thức tổ chức quảng bá và chiến lược marketing 40 2.8.4. Nguồn ngân sách đầu tư 42 2.8.5. Công tác xã hội hóa và tìm kiếm nhà tài trợ 43 Tiểu kết chương 2 44 Chương 3 45 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI “SÓNG NƯỚC TAM GIANG” TẠI HYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 45 3.1. Cơ chế chính sách 45 SVTH: Hoàng Thị Liên Đồ án tốt nghiệp 3.1.1. Hỗ trợ tài chính 45 3.1.2. Xây dựng cơ chế quản lý 46 3.1.3. Xây dựng nội dung tổ chức lễ hội 47 3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý 49 3.2.1. Công tác đào tạo 50 3.2.2. Bổ sung hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên môn 51 3.3. Chú trọng công tác xã hội hóa công tác tổ chức Lễ hội 52 3.3.1. Chiến dịch quảng bá 52 3.3.2. Huy động các nhà tài trợ 54 3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội 56 Tiểu kết chương 3 57 PHẦN KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 1 SVTH: Hoàng Thị Liên Đồ án tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nằm ở dải đất duyên hải miền Trung, Huế (và Thừa Thiên Huế nói chung) là một địa danh không chỉ nổi tiếng về phong cảnh hữu tình mà còn được biết đến như một cái nôi của các loại hình nghệ và lễ hội truyền thống độc đáo. Vùng đất này từng là kinh đô của nước ta trong hàng trăm năm dưới thời Nguyễn. Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, Huế đã là nơi hội tụ và hình thành hàng trăm các loại hình văn hóa truyền thống thuật truyền thống độc đáo trong đó phải kể đến các loại hình tín ngưỡng, lễ hội phục vụ nhu cầu tâm linh và hưởng thụ văn hóa của người dân. Các lễ hội cung đình và lễ hội dân gian đã trở thành những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Không chỉ là các Lễ hội truyền thống đã được hình thành hàng trăm năm, trong quá trình phát triển, Thừa Thiên Huế nói chung đã từng bước khôi phục các lễ hội truyền thống đồng thời phát triển các loại hình lễ hội mới phù hợp trong thời kỳ hội nhập nhằm quảng bá hình ảnh góp phần phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Các lễ hội mới được hình thành là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch và đang trở thành những lễ hội được tổ chức định kỳ mang lại một hình thức mới đối với người dân. Một trong những lễ hội tuy mới được hình thành và tổ chức trong thời gian gần đây là Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là lễ hội mới hình thành trong những năm trở lại đây góp phần làm phong phú thêm cho các kỳ tổ Festival Huế. Chính vì vậy Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được xem là một hoạt động văn hóa lớn, mang tính cộng đồng cao, giới thiệu rộng rãi với bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng kinh tế, văn hóa, du lịch của vùng đất Quảng Điền. Góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian, những làng nghề truyền thống, tạo tiền đề cho việc tổ chức ngày hội vào những năm tiếp theo như một hoạt động tiền Festival Huế. Quảng Điền có nhiều di tích nổi tiếng, sản vật phong phú độc đáo, hấp dẫn từng là vùng đất biên cương cực nam của Tổ quốc với thành Hóa Châu lừng lẫy SVTH: Hoàng Thị Liên 1 Đồ án tốt nghiệp một thời. Nơi đây cũng từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trên con đường mở đất về phương Nam. Với bề dày lịch sử đó, mảnh đất Quảng Điền đang ôm ấp trong mình những trầm tích văn hóa đa dạng, phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ ghi dấu một thời vàng son của vùng đất lịch sử này. Không chỉ thế, ngày nay Quảng Điền còn được biết đến với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch… Nhằm gìn giữ, phát huy và quảng bá tiềm năng của địa phương, đồng thời hướng đến Festival Huế, Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được huyện Quảng Điền tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước. Đây là cơ hội để Quảng Điền giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về tiềm năng văn hóa, du lịch của vùng đất lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều di tích, sản vật độc đáo, hấp dẫn đối với du khách, tạo tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hoạt động du lịch đầm phá phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” vẫn còn nhiều hạn chế về cách thức tổ chức, cơ chế chính sách, công tác quảng bá… Để lễ hội “Sóng nước Tam Giang” ngày càng phát triển, trở thành một lễ hội có quy mô thu hút đông đảo hơn du khách cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại như hiện nay. Là một sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Điền, tác giả có nhiều dịp để tìm hiểu, tiếp cận với Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” để có thể rút ra được những ưu điểm cũng như những khuyết điểm trong công tác quản lý và tổ chức Lễ hội. Với mong muốn góp phần nhỏ bé nhằm khắc phục những hạn chế của lễ hội này tôi đã chọn đề tài “Quản lý và nâng cao chất lượng Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Đồ án tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này tôi xem đây là một cơ hội để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về Lễ hội sóng nước Tam Giang dưới gốc độ quản lý nhà nước từ đó có thể rút ra được những ưu điểm cũng như những tồn tại hạn chế đối với công tác SVTH: Hoàng Thị Liên 2 Đồ án tốt nghiệp tổ chức Lễ hội nhằm đem đến cơ hội phát triển cho huyện nhà qua đó cũng quảng bá rộng rãi trên mọi phương diện để du khách trong và ngoài nước biết đến lễ hội giàu tính nhân văn này góp phần làm cho lễ hội đạt được thành công và hình ảnh lễ hội được nhiều người biết đến hơn và thích thú nó. Đồng thời, qua đồ án cũng mong lễ hội này được giữ gìn và phát huy thế mạnh trong các kỳ Festival Huế và đây là cơ hội để Quảng Điền giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về tiềm năng văn hóa, du lịch của vùng đất lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều di tích, sản vật độc đáo, hấp dẫn đối với du khách, tạo tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hoạt động du lịch đầm phá phát triển. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Lịch sử hình thành và phát triển của Lễ hội “Song nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu công tác tổ chức lễ hội, các cơ chế chính sách của nhà nước, công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội, quy mô và các nội dung liên quan đến Lễ hội; - Nghiên cứu các thành phần tham gia Lễ hội; những kết quả và những tồn tại hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để quản lý và nâng cao chất lượng Lễ hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đồ án là Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Lịch sử nghiên cứu Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” là lễ hội được hình thành và tổ chức trong những năm gần đây. Do đó, các đề tài nghiên cứu, các bài viết về Lễ hội chưa có nhiều. Hầu hết chỉ dừng lại ở mức đột hông tin và đánh giá một cách khai quát về lễ hội. Chưa có một công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về lễ hội. Đồ án tốt nghiệp đề tài Quản lý và nâng cao chất lượng Lễ hội “ Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đi sâu nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan về các vấn đề liên quan đến Lễ hội. SVTH: Hoàng Thị Liên 3 Đồ án tốt nghiệp 5. Phương pháp nghiên cứu Đồ án sẽ được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phân tích các văn bản pháp quy về công tác tổ chức Lễ hội, các bài viết, báo cáo của Ban tổ chức Lễ hội qua các đợt tổ chức, các hình ảnh tư liệu về Lễ hội. - Phỏng vấn các nhà quản lý và các thành phần tham gia Lễ hội. - Phương pháp điền dã. 6. Những đóng góp của đề tài Đề tài sẽ là một tư liệu quý cho những nghiên cứu về công tác tổ chức lễ hội nói chung và Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” nói riêng. Thông qua các số liệu, những vấn đề đã được nghiên cứu sẽ giúp nâng cao công tác quản lý nhà nước, công tác tổ chức góp phần nâng cao chất lượng của Lễ hội góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đề tài cũng góp phần vào việc quảng bá hình ảnh địa phương một cách cụ thể và hiệu quả nhất để tạo sự hấp dẫn của lễ hội thu hút nhiều hơn nữa du khách đến tham dự. Thông qua việc nghiên cứu sâu về các nội dung, Đồ án sẽ đưa ra một số giải pháp để góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội “Sóng nước Tam Giang”. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài đồ án tốt nghiệp gồm có 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa và Lễ hội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Hoàng Thị Liên 4 Đồ án tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA VÀ LỄ HỘI 1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa 1.1.1. Khái niệm về quản lý văn hóa Quản lý văn hóa là hoạt động có tính liên quan của quản lý xã hội và quản lý văn hóa. Quản lý được hiểu là sự điều hành của con người đối với một hệ thống nào đó, một tổ chức nào đó nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó đã được định trước. Quản lý văn hóa vừa biểu hiện sự lãnh đạo và điều hành của cơ quan nhà nước được xuất hiện phân công trong hệ thống hành chính nhà nước hoặc các doanh nghiệp hoạt động văn hóa. Trong xu thế toàn cầu hóa và sức ép của kinh tế như hiện nay, công tác quản lý đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và có sự tác động điều chỉnh chủa hệ thống pháp luật, những quy định của nhà nước. Trong những năm qua, sự đánh giá và sự chấp nhận khái niệm quản lý văn hóa và khái niệm quản lý văn hóa đã được nhìn nhận và thay đổi một cách tích. Nghị quyết Trung ương khóa VIII của Đảng chỉ ra: Củng cố và hoàn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng sự quản lý có hiệu quả của nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lưỡng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nội dung, cấu trúc của sự quản lý văn hóa với nguyên tắc vừa đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển đúng hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa đảm bảo cho quyền tự do dân chủ cá nhân trong sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn. Khái niệm văn hóa, đa nghĩa nên quản lý văn hóa không chỉ là quản lý nhà nước (theo chiều từ trên xuống), mà còn là sự tự quản lý của từng người, từng gia đình, tập thể, làng xóm, theo chuẩn mực chung của nhà nước (theo chiều từ dưới lên). SVTH: Hoàng Thị Liên 5 Đồ án tốt nghiệp Nghị quyết Trung ương V chỉ ra nội dung công tác quản lý văn hóa như một cuộc đấu tranh kết hợp giữa “xây” và “chống”. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Trong cuộc đấu tranh đó “xây” phải đi đôi với “chống”, lấy xây làm chính. 1.1.2. Vai trò của quản lý đối với việc phát triển văn hóa Đối với bất kỳ một lĩnh vực nào, công tác quản lý luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ thực hiện vai trò điều chỉnh các mối quan hệ để vận hành theo một quy chuẩn mà còn định hướng và tạo ra chính sách phù hợp thúc đẩy cho hoạt động đó phát triển. Văn hóa là một lĩnh vực rộng, với những hoạt động đặt thù thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, các hàng hóa, sản phẩm văn hóa là loại hàng hóa đặc biệt , ranh giới giữa cái tốt và cái xấu đôi khi không được thể hiện một cách rõ ràng một ngành, lĩnh vực khác mà chỉ là tương đối nên vai trò công tác quản lý đối với sự phát triển văn hóa càng được khẳng định hơn. Theo tác giả Nguyễn Tri Nguyên, công tác quản lý văn hóa tạo quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm văn hóa. Quản lý văn hóa biểu đạt sự điều hành và điều chỉnh các hoạt động văn hóa nhằm tạo ra mối quan hệ giao lưu giữa người cung cấp và người tiêu dùng. Trong quản lý văn hóa, nếu không chú ý đến phân phối và tiêu dùng sẽ không thể lý giải được sự vận động của đời sống văn hóa. Chính ở khâu tiếp nhận của công chúng, đời sống văn hóa mới thực sự vận hành, tác phẩm mới đến được đích của nó. Vai trò của công tác quản lý đối với sự phát triển văn hóa còn thể hiện trên các mặt như lãnh đạo, bảo đảm quyền tự do sáng tạo văn hóa, xác lập cơ sở lý luận cho quản lý văn hóa và hoàn thiện các chính sách văn hóa. Những nội dung này nhằm đưa văn hóa đạt đến những mục tiêu như: - Tạo ra những điều kiện những không gian tự do có tính tổ chức, kiểm tra, pháp lý, xã hội giao tiếp và công nghệ cho sự xuất hiện, phát triển nghệ thuật. SVTH: Hoàng Thị Liên 6 [...]... chính là “Thực trạng hoạt động quản lý lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế SVTH: Hoàng Thị Liên 9 Đồ án tốt nghiệp Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LÊ HỘI “SÓNG NƯỚC TAM GIANG” Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền là một vùng đất địa... của lễ hội “Sóng nước Tam Giang” thì cũng đi sâu trình bày công tác quản lý lễ hội cũng như công tác quản lý nhà nước về lễ hội và vai trò công tác quản lý đối với sự phát triển lễ hội Đây là những yếu tố chính để ta có thể đi sâu giải thích, phân tích đề tài một cách cụ thể trên bình diện của công tác quản lý thật sự khi xây dựng; phát triển và nâng cao chất lượng cho lễ hội để lễ hội “Sóng nước Tam. .. đồng ý của UBND tỉnh, Ban thường vụ Huyện ủy Quảng Điền đã có chủ trương và giao UBND huyện tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” đây là một hoạt động văn hóa, du lịch, được tổ chức ở Quảng Điền Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” luôn đem đến cái nhìn mới mẽ cho du khách trong và ngoài nước khi đến với lễ hội, tính độc đáo của lễ hội “Sóng nước Tam Giang” là sự đan xen giữa phần lễ và phần hội rất độc đáo,... song nước vùng đầm phá Tam Giang Được sự nhất trí của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Huyện uỷ Quảng Điền đã có chủ trương và giao cho UBND huyện tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” từ năm 2010, đến nay đã trở thành một lễ hội truyền thống được tổ chức 2 năm 01 lần Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” là một hoạt động văn hoá lớn nằm trong chương trình lễ hội Festival Huế Không gian chính của lễ hội. .. tái hiện tại lễ hội để bà con, du khách được tham gia và hòa mình vào nó Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ diễn ra hai phần chính đó là phần lễ và phần hội Lễ hội đem đến cho du khách cái nhìn tổng quan, mới mẽ đậm tính dân quê mà cũng không thiếu phần trang trọng, độc đáo Đặc điểm chính của lễ hội là phần trang trọng, linh thiêng của lễ tế Bà Tơ và sự vui tươi, phấn khởi và hòa mình vào đêm hội với nhiều... UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Quảng Điền về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình tổ chức năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế; Ban Thường vụ Huyện uỷ Quảng Điền có Thông báo kết luận về việc tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” và. .. đặc trưng vùng sông nước Quảng Điền gắn với tên gọi của lễ hội “Sóng nước Tam Giang” SVTH: Hoàng Thị Liên 15 Đồ án tốt nghiệp 2.3 Nội dung hoạt động của Lễ hội 2.3.1 Lễ tế Bà Tơ Đây là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức và đưa vào trong chương trình của lễ hội Sóng nước Tam Giang, là điểm nhấn của lễ hội, do đó hoạt động này được chú trọng về nội dung, chất lượng Kịch bản nghi lễ tế được xây dựng... theo định kỳ mang tính cộng đồng, làng xã Hay Lễ hội là cuộc vui chơi chung có tổ chức, có các hoạt động nghi lễ mang tính văn hóa truyền thống” là nhận định của Hoàng Phê 1.2.2 Công tác quản lý Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” - Ban chỉ đạo Lễ hội là lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Ban tổ chức Lễ hội do UBND huyện ra Quyết định thành lập Công tác quản lý Lễ hội do Ban tổ chức chịu trách hiệm, phân công... khoa học của lễ hội Nếu muốn một chương trình lễ hội thành công thì điều đầu tiên nên làm là thành lập Ban tổ chức lễ hội, từ đó thành lập các tiểu ban cần thiết và phù hợp, có sự nhất trí đồng lòng mới thực hiện thành công Lễ hội Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” nằm trong chương trình khám phá biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Vì vậy ban chỉ đạo và các tiểu ban được coi là lực lượng nòng cốt... chuẩn mực và giá trị hoạt động của nó qua đó có thể kích thích sự phát triển của dự án văn hóa 1.2 Giới thiệu chung về Lễ hội và công tác quản lý Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 1.2.1 Khái quát về Lễ hội Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền của các dân tộc trên đất nước ta và các nước khác trên thế giới Theo từ Hán Việt: Lễ là quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi lễ tôn giáo Hội là . TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC 10 LÊ HỘI “SÓNG NƯỚC TAM GIANG” Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 10 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” huyện Quảng Điền tỉnh Thừa. về quản lý văn hóa và Lễ hội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp quản lý và nâng cao. để quản lý và nâng cao chất lượng Lễ hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đồ án là Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Lịch sử nghiên cứu Lễ

Ngày đăng: 13/11/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan