khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn việt nam thời đổi mới (1986-2000)

207 1.7K 2
khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn việt nam thời đổi mới (1986-2000)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN THẮNG KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986 – 2000) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP HỒ CHÍ MINH - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN THẮNG KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986 – 2000) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Lê Giang 2. PGS.TS. Lê Thu Yến Phản biện: 1. PGS.TS. Lê Giang 2. PGS.TS. Nguyễn Thành Thi 3. TS. Nguyễn Hoài Thanh LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Tá THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012 L n MỤC LỤC DẪN 01 1. Lý do chọn đề tài 01 2. Lịch sử vấn đề 02 3. Giới hạn vấn đề 15 4. Phương pháp nghiên cứu 16 5. Đóng góp của luận án 17 6. Kết cấu luận án 18 CHƯƠNG 1. – – 2000) 20 1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Việt Nam (1986 – 2000) 20 1.1.1. Bối cảnh xã hội – 2000) 20 1.1.2. Tình hình văn học Việt Nam 1986 – 2000) 28 1.2. Sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2000) 37 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn 37 1.2.2. Tác giả và tác phẩm truyện ngắn Việt Nam (1986 – 2000) 39 1.2.3. Khuynh hướng sáng tác truyện ngắn Việt Nam (1986 – 2000) 48 52 CHƯƠNG 2. – 55 2.1. Khái niệm khuynh hướng thế sự 55 2.2. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với xã hội 59 2.2.1. những thay đổi 59 2.2.2. Con người trong mối quan hệ đời thường 65 2.2.3. Con người với khả năng lựa chọn và thích ứng 68 2.2.4. trong đời sống của những người trí 72 2.3. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với gia đình 79 2.3.1. Nếp sống của những người thuộc thế hệ trước 79 2.3.2. V và mối quan hệ trong gia đình 81 2.3.3. Vấn đề mâu thuẫn giữa các thế hệ 90 2.4. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với tình yêu – hạnh phúc 98 2.4.1. Những mối tình không trọn vẹn 99 2.4.2. Sức mạnh và khát khao mãnh liệt của con người trong tình yêu105 2.4.3. mặt trái trong tình yêu 111 114 CHƯƠNG 3. – 116 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật 116 3.1.1. Không gian nghệ thuật 116 3.1.2. Thời gian nghệ thuật 125 3.2. Kết cấu 133 3.2.1. Xu hướng phá vỡ kết cấu cũ 134 3.2.2. công khai bộc lộ chủ đề 139 3.2.3. Xu hư ồng giai thoại, huyền thoại vào cốt truyện 145 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 148 3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 149 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật 156 166 3.4.1. Giọng tranh biện, đối thoại 167 3.4.2. Giọng trải nghiệm cá nhân 173 3.4.3. Giọng khôi hài 178 181 KẾT LUẬN 183 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 1 DẪN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của văn học cách mạng cả về lực lượng sáng tác lẫn số lượng tác phẩm. Văn học gắn liền với hai cuộc chiến tranh vệ quốc, khuynh hướng anh hùng trong văn học đã khích lệ tinh thần và phát huy sức mạnh của cộng đồng, hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi nhà văn đều trở thành chiến sĩ, mỗi tác phẩm là một vũ khí chiến đấu và xây dựng. này truyện ngắn cũng gặt hái được khá nhiều thành công với các tác giả tiêu biểu như Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Hồ Phương, Trần Đăng, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Vũ Tú Nam, Vũ Thị Thường, Chu Văn, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Trung Thành, Phan Tứ… Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, lịch sử Việt Nam bước vào thời kì mới, thời kì đất nước được độc lập, thống nhất. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, xây dựng cuộc sống công bằng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc. Đất nước ta đã phải vượt qua nhiều khó khăn và thử thách của thời hậu chiến để đứng vững và tạo được những biến đổi to lớn, toàn diện, sâu sắc, đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay. Chiến tranh lùi vào quá khứ, con người trở về với cuộc sống đời thường, văn học cũng có những bước phát triển để phù hợp với yêu cầu lịch sử. Sau năm 1975, văn học vẫn tiếp bước trên con đường phát triển trước đó của đất nước, này truyện ngắn được xem là thể loại . Thời đổi mới, tính từ năm 1986, hiện thực của cuộc sống mới đặt con người trước nhiều vấn đề nhức nhối, những lắt léo của thế sự cần giải quyết. Các nhà văn Việt Nam như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân,… đã bày tỏ quan điểm của mình, trò chuyện với cuộc đời, mong muốn cuộc đời sẽ 2 đẹp hơn, con người có được cuộc sống tốt hơn, cái ác, cái xấu sẽ bị đẩy lùi. Truyện ngắn, với sự đóng góp không nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng đã bắt kịp những chuyển biến của đời sống hôm nay. Tìm hiểu truyện ngắn của các nhà văn thời đổi mới trong tiến trình phát triển của văn học, rút ra những thành tựu cũng như đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn là điều cần thiết nhằm góp phần tìm hiểu văn học nói chung và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng. k n – 2000) 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu, bài viết tổng kết thành tựu văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới nói riêng khá phong phú và có tầm bao quát rộng. Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện chưa thấy một công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2000. Mặc dù vậy, có thể dẫn ra những công trình và các bài viết tiêu biểu bước đầu đề cập, khơi gợi đến vấn đề này. 2.1. Các công trình nghiên cứu Đầu tiên phải kể đến công trình Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại [171]. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng về truyện ngắn Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của truyện ngắn và cho thấy có sự đổi mới trong sáng tác của các nhà văn từ sau năm 1975. Bùi Việt Thắng nhận xét, truyện ngắn sau năm 1975 nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội, đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực. Tính chất phức tạp của đời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu 3 quả chiến tranh, của đời sống kinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào. Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn vào sự thật, không né tránh và viết về sự thật. Vì thế chuyện đời thường nổi trội trong đa số truyện ngắn giai đoạn này và đã hình thành một quan niệm văn học mới đó là văn học đời thường hay còn gọi là văn học thế sự. Trong công trình Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XX) [90], tác giả Nguyễn Phạm Hùng nhận định, truyện ngắn từ sau năm 1975, đặc biệt từ những năm 1980 bắt đầu có những dấu hiệu mới về tư tưởng và nghệ thuật. Người đọc bắt đầu chú ý tới các tác giả như Dương Thu Hương với bông bần ly, Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Duy Khán với Tuổi thơ im lặng, Xuân Thiều với Gió từ miền cát… Các tác giả đã đi vào những đề tài mới của cuộc sống sau chiến tranh, hay vẫn viết về chiến tranh nhưng với cách nhìn mới, với những trăn trở mới. Số phận con người trong cuộc sống được chú ý khai thác ở góc độ cái bình thường. Cũng theo tác giả công trình này, từ năm 1986 trở đi, văn học bắt đầu quay về với cuộc sống đời thường. Con người ít chú ý tới chiến tranh, tới anh hùng ca mà chú ý tới cuộc sống thực tế xung quanh, tới nhu cầu cá nhân, tới những mối quan hệ thường nhật. Ở công trình này tác giả đã làm thao tác xếp loại tác phẩm và nêu lên thị hiếu thẩm mĩ của người đọc nhưng chưa đi sâu phân tích loại truyện ngắn này. Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [125] là công trình tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu tham gia hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975 do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức nhân dịp kỉ niệm ba mươi năm cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu chặng đường ba mươi năm của thời kì văn học mới từ sau 1975. Theo Nguyễn Văn Long “Trên đại thể, từ 1975 đến nay nền văn học Việt Nam đi qua hai chặng đường, có sự tiếp nối không đứt đoạn: Từ 1975 đến 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ 4 văn học sử thi thời chiến sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 trở đi là văn học trong thời kì đổi mới” [tr 10]. Cũng theo tác giả, văn học thời đổi mới có thể chia làm hai chặng nhỏ: từ 1986 đến đầu những năm 90 văn học đổi mới gắn liền với chặng đường đầu của công cuộc đổi mới đất nước; sang chặng thứ hai, từ giữa những năm 90 trở đi, văn học trở lại với những quy luật bình thường “tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự – đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện ở mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng” [tr 12]. Cũng trong công trình này [125], La Khắc Hoà trong bài “Nhìn lại bước đi, lắng nghe những tiếng nói” cho rằng, khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế sự vang lên. Nó không vang lên giữa những nơi mênh mông bát ngát như những cánh đồng, những nông trường mà cất lên giữa chốn công quyền và phần lớn ở nơi hội họp. “Tiếng nói của văn học thế sự trở về với hiện thực trong muôn vàn những sinh hoạt đời thường đang bày ra trước mắt. Nó vùng vẫy, tìm cách thoát khỏi lôgic nhận thức để đến với lôgic sự vật. Nó nói thật to những gì văn học sử thi thường giấu kín, chưa có điều kiện nói ra” [tr 61]; “Trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự hợp lí tuyệt đối của tồn tại. Tiếng nói thế sự trong văn học sau 1975 lại làm nổi bật sự vô lí, phi lí hiện đang tồn tại trên đời” [tr 62]. Đây là công trình tập hợp những bài nghiên cứu của các tác giả ở nhiều lĩnh vực như lịch sử văn học, lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học, các vấn đề về truyện ngắn, tiểu thuyết… Tựu trung lại các tác giả đều có chung nhận định văn học nói chung và truyện ngắn Việt Nam từ 1986 trở đi đã thể hiện được một bộ mặt mới và một trong những vấn đề đổi mới thường được nhắc tới là việc các tác giả thể hiện sáng tác của mình theo khuynh hướng thế sự. Công trình Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản [14] vốn là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình hoàn thành năm 1996. 5 Tác giả nhận định, văn xuôi thời kì này chuyển từ tính thống nhất một khuynh hướng sang tính nhiều khuynh hướng, văn học trước đây ảnh hưởng của quy luật thời chiến nay chịu tác động của các qui luật thời bình, nhất là qui luật của kinh tế thị trường. Cảm hứng sử thi vốn bao trùm giai đoạn văn học chiến tranh giờ chuyển sang cảm hứng thế sự – đời tư – phong hóa [tr 7]. Văn học xác lập nhiều giá trị mới làm lu mờ những giá trị cũ đã lỗi thời. Cũng trong công trình này, tác giả nhận xét: Từ 1986 trở đi, bạn đọc hầu như chỉ còn bị cuốn hút bởi cảm hứng thế s . Một phần do yếu tố tâm lí thời đại, đồng thời cũng cần nhận thấy rằng, những tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi phần nhiều nhợt nhạt và không đem lại cái mới mà người đọc trông đợi. Điều này chứng tỏ những sáng tác theo khuynh hướng thế sự được bạn đọc đặc biệt quan tâm, chú ý, góp phần khẳng định được hướng đi đúng đắn của sự nghiệp đổi mới văn học. Trong công trình Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử – thi pháp – chân dung [28], khi đề cập đến các tác giả có tác phẩm sáng tác trong thời đổi mới như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… (phần Truyện ngắn Việt Nam thời hiện đại) các nhà nghiên cứu có chung nhận định: Những truyện ngắn của các tác giả này sáng tác trong thời đổi mới đều có những chuyển biến (đổi mới) so với giai đoạn trước với tinh thần nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn đã bước một bước dài từ khuynh hướng sử thi – lãng mạn sang khuynh hướng thế sự – đời tư. 2.2. Các ý kiến và bài viết Trước hết là các ý kiến khẳng định thành tựu văn học cũng như truyện ngắn thời đổi mới, bao gồm ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu trong “Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay” [10] của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam: Ý kiến của nhà văn Nguyễn Kiên: “… Nét nổi bật là những năm gần đây văn xuôi của ta đã chú ý đến con người, đặt con người vào trung tâm tác [...]... văn học Việt Nam thời đổi mới 3 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ Truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh nói chung và truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự nói riêng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc đổi mới văn học Với đề tài Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986 – 2000)”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác của các nhà văn, đặc biệt là truyện ngắn, ... truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự 5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Thực hiện đề tài Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986 – 2000)”, tác giả luận án hướng tới: 5.1 Luận án góp phần xác định nội hàm khái niệm khuynh hướng thế sự; 5.2 Làm nổi rõ diện mạo, của truyện ngắn được sáng tác theo khuynh hướng thế sự trong thời đổi mới với một thế giới hình tượng nhân vật phong phú,... sự Việt Nam thời đổi mới: - Khuynh hướng thế sự trong người với mối quan hệ con xã hội; - Khuynh hướng thế sự trong mối quan hệ con người với gia đình; - Khuynh hướng thế sự trong người với tình yêu – hạnh phúc Chương 3 K – mối quan hệ con 19 Chúng tôi cân nhắc và đề cập đến các yếu tố nổi trội: Không gian, thời ; Kết cấu gian ; Ngôn ngữ ; Giọng điệu 20 Chƣơng 1 VĂN HỌC – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN NGẮN... xúc của con người trong hiện thực đương đại” [177, tr 35]… Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất: văn học nghệ thuật nói chung và truyện ngắn Việt Nam thời đổi 8 mới nói riêng đang có những nét đổi mới về nghệ thuật cũng như khuynh hướng sáng tác của các nhà văn Nhiều truyện ngắn và những cây bút sáng tác truyện ngắn theo khuynh hướng thế sự được đề cập tới nhằm minh chứng cho sự đổi mới này Ngoài ra... bút truyện ngắn tiêu biểu thời đổi mới 6 KẾT CẤU LUẬN ÁN Chương 1 – – 2000) Tập trung làm rõ các vấn đề: Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội, vài nét về tình hình văn học, khái niệm truyện ngắn, sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam (1986 – 2000) Chương 2 – Trong chương này chúng tôi xác định nội hàm khái niệm khuynh hướng thế sự , trên cơ sở đó đi sâu vào ba phương diện cụ thể trong truyện ngắn thế sự. .. Đồng thời năm 2000 cũng không phải là năm khép lại quá trình đổi mới của truyện ngắn Việt Nam, bởi bước vào thế kỉ mới (thế kỉ XXI) truyện ngắn phát triển khá mạnh mẽ với nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của dư luận Chính vì vậy, ngoài việc khảo sát những tác phẩm sáng tác trong những năm từ 1986 đến 2000, luận án cũng tìm hiểu một số truyện ngắn xuất hiện trước 1986 như là bước khởi đầu đổi mới của truyện. .. tư duy xã hội Bước chuyển ấy đã nhận được sự đồng thuận cao và được cụ thể hoá bằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) Đại hội chỉ rõ, đổi mới đất nước cần đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế Một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam là định hướng phát triển con người: “Phát huy yếu... nghĩa sống còn đối với dân tộc Chỉ có đổi mới mới mong đem lại nguồn sinh khí mới vào công cuộc phát triển đất nước Xu hướng đổi mới cũng là một quy luật mang tính tất yếu của các nước xã hội chủ nghĩa cũng như mọi quốc gia trên thế giới trong tình thế khủng hoảng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam quyết tâm bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới Mầm mống đổi mới của nước ta đã xuất hiện từ những... các nhà văn và sự thay đổi làm nên sự hấp dẫn của truyện ngắn: Truyện ngắn hôm nay đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ Sự hưng thịnh của truyện ngắn hôm nay trước hết nhờ ở những tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó Những người viết truyện ngắn hôm nay dường như thiên về lối viết theo sự gợi ý của trực giác linh 9 cảm Theo hướng này nhà văn cảm nhận đời sống không phải do sự sai khiến của... sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá, khai vỡ” [tr 132-133] Bài viết “Văn xuôi từ 1975 đến nay – Một cái nhìn khái quát” [14, tr 192], tác giả Nguyễn Thị Bình cho rằng, văn xuôi thời kì này nổi bật lên ba khuynh hướng: khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức - thế sự và khuynh hướng triết luận Trong đó khuynh hướng . xuôi thời kì này nổi bật lên ba khuynh hướng: khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức - thế sự và khuynh hướng triết luận. Trong đó khuynh hướng đạo đức - thế sự là khuynh hướng. trong công cuộc đổi mới văn học. Với đề tài Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986 – 2000)”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác của. Việt Nam thời đổi mới. 3. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ Truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh nói chung và truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự nói riêng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc đổi

Ngày đăng: 13/11/2014, 07:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia ngoai

  • Bia lot

  • MUC LUC - de sau Bia lot

  • LUAN AN DAY DU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan