Ứng dụng công nghệ ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường

81 364 2
Ứng dụng công nghệ ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNGI 7 CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ BẤT ĐỐI XỨNG ADSL. 7 1.1 Sự ra đời của đường dây thuê bao số DSL. 7 1.2 Các họ công nghệ xDSL 8 1.3 So sánh các công nghệ xDSL 14 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn tín hiệu ADSL trên đôi cáp đồng 16 1.4.1 Suy hao và giới hạn khoảng cách đường truyền 17 1.4.2. Các nhánh tải song song trên đường dây 17 1.4.3. Ảnh hưởng của xuyên nhiễu 18 1.5 Lợi ích của bất đối xứng 19 1.6 Động lực thúc đẩy sự phát triển ADSL 20 1.7 Khả năng và ứng dụng của ADSL 22 1.8 Truyền dẫn ADSL 23 1.9 Các tiêu chuẩn ADSL 26 1.10 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL 27 CHƯƠNG II 30 ĐIỀU CHẾ VÀ XỬ LÝ TÍN HIỆU TRONG ADSL 30 2.1 Phân chia phổ tần trong ADSL 30 2.2. Điều chế và giải điều chế 32 2.2.1. Lịch sử mã đường dây ADSL 32 2.2.2 Các kỹ thuật điều chế 33 2.3.2 Giải mã Viterbi 44 2.4 Xen dữ liệu 45 2.5 Bộ trộn dữ liệu 47 2.7 Bộ sửa dạng sóng 48 2.8 Kỹ thuật truyền song công 49 2.9 Cấu trúc khung và siêu khung ADSL 51 2.9.1 Cấu trúc siêu khung 52 2.9.2 Cấu trúc khung ADSL 55 2.10 Kỹ thuật nén dữ liệu 57 CHƯƠNG III 60 MÔ HÌNH MẠNG GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ADSL. 60 3.1 Mục đích 61 3.2. Yêu cầu đối với đào tạo từ xa 61 3.3. Mô hình tổng quát hệ thống 62 3.4 Phân tích mô hình 62 3.4.1 Nguyên lý hoạt động 63 3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 64 3.4.4. Yêu cầu đối với phòng điều khiển trung tâm. 66 3.5 Mô hình các trạm và các thiết bị thành phần 67 3.5.1 Mô hình các trạm thành phần 67 3.5.2. Mô hình trạm trung tâm 69 3.5.3. Trung tâm điều hành 70 3.6. Mô hình mạng giảng dạy trực tuyến. 72 3.7. Cài đặt và sử dụng ADSL cho trạm 72 3.7.1. Yêu cầu thiết bị 72 3.7.2. Lắp đặt thiết bị: 73 3.7.3. Tiến trình cài đặt: 73 3.7.4. Modem ADSL Cisco 626 74 3.7.5. Một số thiết bị khác 77 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

MỤC LỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line. ATM: Asynchronous Transfer Mode. ATU-C: ADSL Transmission Unit-Central Office. ATU-R: ADSL Transmission Unit-Remote CAP: Carrierless Amplitude and Phase. CDSL: Consumer Digital Subscriber Line. CRC: Cyclic Redundancy Check. DMT: Discrete Multi Tone. 1 DSL: Digital Subscriber Line. DSLAM: Digital Subcriber Line Access Multiplexer. FDM: Frequency Division Multiplexing. HDSL: High data rate Digital Subscriber Line. HDTV: High Diffinition Television. ISDN: Integrated Service Digital Network. LAN: Local Area Network. LPF: Low Pass Filter. MMU: Multipoint Managerment Unit. MPEG: Moving Picture Expert Group NEXT: Near End Crosstalk. NID: Network Interface Device. NSP: Network Service Provider. NTU: Network Transfer Unit. POTS: Plain Old Telephone Service. PSTN: Public Switched Telephone Network. SDSL: Sigle line DSL SNR: Sigle to Noise Ratio. RADSL: Rate Adaptive DSL RFI: Radio Frequency Interference. VDSL: Very high rate Digital Subscriber Line. 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. 3 Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý. Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL (Digital Subscriber Line) nói chung và đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL (Asymmetric DSL) nói riêng là công nghệ truy cập dữ liệu băng rộng tốc độ cao, mới đựơc phát triển từ năm 1998 đến nay trên thế giới; nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng băng rộng của người dùng. Từ khi ra đời, công nghệ này đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cả nhà khai thác và khách hàng; đồng thời mở ra nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao như hình ảnh, âm thanh, thương mại điện tử, truyền hình theo yêu cầu, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa ; thực sự công nghệ xDSL đã mở ra một viễn cảnh huy hoàng cho lãnh vực viễn thông, truyền thông và Công nghệ thông tin. Trong xu thế phát triển mạng viễn thông thế hệ mới NGN (Next Generation Netwotk) ngày nay của thế giới, công nghệ đường dây số xDSL được ưu tiên phát triển hàng đầu trong mạng truy cập của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. ADSL là một lựa chọn khôn ngoan của các nhà khai thác dịch vụ để giải quyết bài toán kinh doanh là cung cấp cho khách hàng một dịch vụ truy cập băng rộng tốc độ cao vừa giảm thiểu được kinh phí đầu tư một cách tối thiểu. Sử dụng công nghệ ADSL đã mở ra nhiều ứng dụng và một trong các ứng dụng đó là đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa là rất cần thiết đối với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Việc giảng dạy tập trung trong nhà trường thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người. Ví dụ như các đối tượng ở xa không có điều kiện để đến tập trung học tại nơi tập trung chính của trường. Hơn nữa việc đào tạo từ xa hay nói cách khác là giảng dạy trực tuyến này cũng đồng thời mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường hơn, số lượng học sinh sinh viên không bị giới hạn trong quy mô của trường 4 học. Do đó trong đồ án của mình em muốn tìm hiểu: “Ứng dụng công nghệ ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường”. Đồ án của em gồm 3 chương: Chương 1: Công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL. Chương 2: Điều chế và xử lý tín hiệu trong ADSL. Chương 3: Mô hình mạng giảng dạy trực tuyến ứng dụng công nghệ ADSL. Trong quá trình làm đồ án không khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm nên em rất mong được các thầy bỏ quá cho. CHƯƠNG I CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ BẤT ĐỐI XỨNG ADSL. 1.1 Sự ra đời của đường dây thuê bao số DSL. Ngày nay do nhu cầu truy cập internet ngày càng tăng cao cũng như việc gia tăng các dịch vụ chất lượng cao như video, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa v.v.cùng với với sự xuất hiện của các chuyển mạch số và các trung kế đã làm cho các mạch vòng nội hạt tương tự trở nên lỗi thời. Sự ra đời của mạng liên kết số đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) cũng không giải quyết được vấn đề về truy cập tốc độ cao. Sự phát triển của các hệ 5 thống truyền dẫn, chuyển mạch, báo hiệu và khai thác đòi hỏi phải số hoá toàn bộ các mạch vòng nội hạt tương tự trong khi chỉ riêng việc thay đổi các chuyển mạch nội hạt đã mất rất nhiều chi phí. ISDN tập trung vào các dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp, đây chính là nhược điểm của ISDN. Mạng ISDN không thích hợp với mạng chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu mà đó lại chính là đặc tính truy cập Internet. Nhìn một cách thực tế, cơ sở hạ tầng của thông tin phải được xây dựng với chi phí thấp nhất cho khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà khai thác. Như vậy, Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL là công nghệ truyền dẫn trên cáp đồng nhằm giải quyết yêu cầu truy cập tốc độ cao của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ, thoả mãn các ứng dụng đa truyền thông tốc độ cao (multimedia applications) như truyền hình, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, dịch vụ khám chữa bệnh, trò chơi trực tuyến và truy cập internet; với chất lượng, hiệu quả, tin cậy và đồng thời thoả mãn được tính kinh tế cho người dùng và cả nhà cung cấp dịch vụ. xDSL đang thu hút sự chú ý đáng kể từ các phương tiện và các nhà cung cấp dịch vụ bởi vì nó hứa hẹn phân phát các tốc độ dữ liệu băng rộng cao tới các địa điểm riêng lẻ cùng với những sự thay đổi khá nhỏ cơ sở hạ tầng vô tuyến hiện hữu. Các dịch vụ xDSL được thiết lập theo mô hình điểm- điểm, truy cập mạng công cộng qua dây đồng xuắn kép trên vòng lặp nội giữa trạm trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ và người dùng, hoặc trên các vòng lặp nội tạo ra hoặc là mạng nội bộ cơ quan hoặc mạng nội bộ trường học. Một lợi ích khác của công nghệ xDSL là cho phép nhà cung cấp dịch vụ (Network Service Provider - NSP) và người dùng (User) có thể sử dụng các công nghệ Frame relay, ATM (Asynchrounous Transfer Mode), công nghệ IP (các dịch vụ dữ liệu) đồng thời với điện thoại (các dịch vụ voice) trên cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi cáp đồng hiện hữu. Việc này đồng nghĩa với sự chia sẻ băng tần sử dụng của đôi dây cáp đồng thuê bao. 6 1.2 Các họ công nghệ xDSL Công nghệ đường dây thuê bao số DSL cho phép truyền dẫn số tốc độ cao trên đường đây điện thoại thông thường, tạo nên một cơ sở thông tin băng rộng rất linh hoạt và đáng tin cậy. xDSL bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được phân biệt dựa theo tốc độ hoặc chế độ truyền dẫn. Các kỹ thuật này là IDSL, ADSL, SDSL, HDSL, RADSL, và VDSL. • IDSL: (ISDN DSL) Ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ý tưởng về một đường dây thuê bao số cho phép truy nhập mạng số đa dịch vụ thích hợp (ISDN) đã hình thành. IDSL đơn giản là thiết bị đầu cuối ISDN được tách ra khỏi hệ thống tổng đài điện thoại. IDSL làm việc với tuyến truyền dẫn tốc độ 160 Kbps tương ứng với lượng tải tin là 144Kbps (2B+D). Trong IDSL, một đầu nối tới tổng đài trung tâm bằng một kết cuối đường dây LT (Line Termination), đầu kia nối tới thuê bao bằng thiết bị kết cuối mạng NT (Network Termination). Để cho phép truyền dẫn song công người ta sử dụng kỹ thuật triệt tiếng vọng. IDSL là công nghệ đã được chứng minh trong thực tế. Nó là thiết bị phụ của ISDN. Điểm lợi của IDSL là nhà cung cấp dịch vụ có thể giảm thiểu khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng trong kết nối dữ liệu đi internet hoặc các server ở xa. (Vì đường kết nối dữ liệu được kết nối riêng rẽ với mạng dữ liệu, không đi chung với thoại vào hệ thống chuyển mạch). Một lợi điểm khác là IDSL dùng chung hệ thống tín hiệu điều khiển của ISDN, nó cho phép truyền tín hiệu trên đôi cáp đồng bằng mạch vòng số. Những thiết bị này được thiết kế ở đầu thuê bao nhằm kéo dài hệ thống điện thoại cũ POTS (Plain Old Telephone Service)và các dịch vụ ISDN khi không thể áp dụng các công nghệ ADSL và SDSL. 7 • HDSL/HDSL2 (High data rate DSL): Kỹ thuật này đầu tiên phát triển ở Bắc Mỹ nhằm thay thế những đường T1 đang tồn tại. Khả năng chống tạp âm và cải thiện được băng tần sử dụng là những ưu điểm của kỹ thuật HDSL. + Trong kỹ thuật HDSL, luồng T1 được truyền trên 2 đôi dây cáp đồng. Mỗi đôi mang 12 kênh thoại 64Kbps cùng 16Kbps phần đầu dùng để đóng khung và kênh thông tin khai thác tạo thành tốc độ truyền dẫn 784Kbps. Bằng kỹ thuật này đã giảm được phổ tần và tăng khoảng cách truyền 3.6km với cỡ dây 24AWG và lên đến 4km với cỡ dây 46AWG. Với khoảng cách truyền dẫn như trên, kỹ thuật HDSL theo tiêu chuẩn châu Âu truyền tải luồng E1 (2.048 Mbps) trên 3 đôi dây đồng, kỹ thuật này đã được chuẩn hoá và đưa vào khai thác. + Kỹ thuật HDSL sử dụng mã đường truyền 2B1Q và mang tải trọng T1 hay E1 trên hai mạch vòng thuê bao, mỗi vòng phát và thu một nửa phần tải trọng (768Kbps hay 1.128Kbps). Hoạt động song công hoàn toàn đạt được nhờ sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng (echo cancellation) để tách tín hiệu phát lẫn trong tín hiệu thu. Đến đầu thu hai nửa tải trọng này kết hợp lại thành T1 hay E1 ban đầu. Kỹ thuật HDSL đã có nhiều cải tiến đòi hỏi những bộ lặp ở những khoảng cách 1.8km và quan trọng hơn là kỹ thuật này đã có sự tiến bộ lớn về quản lý phổ tần số. Việc quản lý phổ tần số làm giảm những tín hiệu lẫn vào nhau giữa những đôi dây trong cùng một cáp hay một bó cáp. Những tín hiệu lẫn vào nhau này còn gọi là xuyên âm (crosstalk) bao gồm xuyên âm đầu gần và xuyên âm đầu xa. + Kỹ thuật HDSL2 là kỹ thuật HDSL thế hệ 2. HDSL2 cung cấp băng rộng 1.544Mbps (Tốc độ tiêu chuẩn Mỹ FCC) như hệ thống HDSL cũ dùng 4 dây. Nó giải quyết được một số hạn chế của HDSL thông thường. Đó là chỉ sử dụng một đôi dây mà vẫn truyền tải tốc độ 8 như HDSL thông thường. Trong HDSL có thể dùng mã đường truyền 2B1Q hoặc sử dụng phương pháp điều chế biên độ và pha không sử dụng sóng mang CAP (Carrierless Aplitude and Phase modulation) cho điều chế tín hiệu đồng thời sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo tần số hoặc kỹ thuật xoá tiếng vọng để phân bố băng tần hoạt động trên mạch vòng thuê bao cáp đồng. Tuy nhiên nhà cung cấp thiết bị vẫn nghiêng về phương pháp sử dụng CAP kết hợp với kỹ thuật xoá tiếng vọng để giảm thiểu băng tần hoạt động của HDSL2 trong khoảng từ 0-230kHz. Nhờ đó, phạm vi phục vụ của kỹ thuật này có thể lên đến 3.6Km. + Các ứng dụng chính của kỹ thuật HDSL là: Truy cập Internet tốc độ cao, sử dụng cho những mạng riêng, mở rộng trung tâm PBX (Private Branch Exchange) tới những vị trí khác, mở rộng mạng LAN (Local Area Network) và kết nối đến các vòng ring quang, sử dụng cho video hội nghị và giáo dục từ xa. • SDSL (Sigle Line DSL): Kỹ thuật SDSL truyền tin theo phương thức đối xứng, về nguyên tắc nó hoàn toàn giống như kỹ thuật HDSL nhưng hệ thống SDSL chỉ sử dụng một đôi dây (784Kbps) để truyền những dịch vụ tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Việc sử dụng một đôi dây làm giảm thiết bị trong hệ thống và chi phí đường dây thuê riêng. Kỹ thuật SDSL cho phép ghép kênh thoại và số liệu trên cùng một đường và cho phép người sử dụng truy cập những trang web, tải những tệp dữ liệu và thoại cùng một thời điểm. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà SDSL cho phép những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp những dịch vụ tốc độ cao dựa trên 3 tham số cơ bản: tốc độ dịch vụ, chi phí và khoảng cách truyền. Tiêu chuẩn G.sdsl là tiêu chuẩn mới thay thế SDSL với nhiều tốc độ, được cung cấp với độ rộng băng đối xứng từ 192Kbps tới 2.3Mbps, mạch vòng thuê bao dài hơn khoảng 9 30% so với SDSL, đồng thời cải thiện được phổ tần so với các hệ thống DSL khác. • ADSL (Asymmetric DSL): Công nghệ DSL không đối xứng được phát triển từ đầu những năm 90 khi xuất hiện các nhu cầu truy cập Internet tốc độ cao, các dịch vụ trực tuyến, video theo yêu cầu ADSL cung cấp tốc độ truyền dẫn không đối xứng lên tới 8Mbps luồng xuống (từ tổng đài trung tâm tới khách hàng) và 16-640Kbps luồng lên (từ phía khách hàng tới tổng đài) nhưng khoảng cách truyền dẫn giảm đi. Một ưu điểm nổi bật của ADSL là cho phép khách hàng sử dụng đồng thời một đường dây thoại cho cả hai dịch vụ: thoại và số liệu vì ADSL truyền ở miền tần số cao (4400Hz đến 1MHz) nên không ảnh hưởng đến tín hiệu thoại. Các bộ lọc được đặt ở hai đầu mạch vòng để tách tín hiệu thoại và số liệu theo mỗi hướng. Một dạng ADSL mới gọi là ADSL “lite” hay ADSL không sử dụng bộ lọc đã xuất hiện từ đầu năm 1998 chủ yếu cho ứng dụng truy cập Internet tốc độ cao. Kỹ thuật này không đòi hỏi bộ lọc phía thuê bao nên giá thành thiết bị và chi phí lắp đặt giảm đi tuy nhiên tốc độ luồng xuống chỉ còn 1.5Mbps. • RADSL (Rate Adaptive DSL): Đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh là thuật ngữ áp dụng cho hệ thống ADSL có khả năng xác định dung lượng truyền của mỗi mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt động ở tốc độ cao nhất phù hợp với mạch vòng đó. Tiêu chuẩn ANSI T1.413 cung cấp khả năng hoạt động tốc độ điều chỉnh. Việc điều chỉnh tốc độ được thực hiện khi thiết lập đường dây, với giới hạn chất lượng tín hiệu thích hợp để đảm bảo rằng tốc độ đường dây thiết lập có thể duy trì trong những thay đổi danh định trên đặc tính truyền của đường dây. Do đó RADSL sẽ tự động cung cấp tốc độ bit lớn hơn trên mạch vòng có đặc tính truyền dẫn tốt hơn (suy hao ít hơn, nhiễu ít hơn). RADSL hỗ trợ tốc độ thu tối đa trong phạm vi từ 7 đến 10 Mbps và tốc 10 [...]... chúng ta đã tìm hiểu những nội dung cơ bản về công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL như là khái niệm ADSL, lợi ích của việc dùng ADSL, động lực phát triển, khả năng ứng dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn và mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL Như chúng ta đã biết, công nghệ ADSL là công nghệ đường dây thuê bao số không đối xứng là một kỹ thuật mới chuyển đổi đường dây... do mạng xây dựng trên nền ADSL rất phù hợp cho việc tải lưu lượng ATM 10 .ADSL là cầu nối thông tin tới thế kỷ sau mà không cần thay cơ sở hạ tầng mới, không cần thêm các chi phí ngoài luồng và không phải tái đầu tư 1.7 Khả năng và ứng dụng của ADSL Ban đầu ADSL được nghiên cứu ở tốc độ 1.5Mbps thu và 16kbps phát cho ứng dụng MPEG-1 quay số video Đây được gọi là ADSL1 Tuy vậy càng về sau, một số ứng dụng. .. truy nhập ADSL nằm trong CO hoặc LE phục vụ cho một số đường ADSL Nút này thường được gọi là nút truy nhập DSL (DSLAM) Tóm lại, trên đây là những đặc tính cơ bản và mô hình tham chiếu của công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL Dựa trên các đặc tính cơ bản đó ta đi sâu vào nghiên cứu quá trình điều chế tín hiệu của ADSL trong chương 2 28 CHƯƠNG II ĐIỀU CHẾ VÀ XỬ LÝ TÍN HIỆU TRONG ADSL Trong chương... đài Công nghệ này gọi là công nghệ truyền đẫn bất đối xứng Đường dây này gọi là đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL 18 Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL là kỹ thuật truyền dẫn mạch vòng nội hạt có khả năng: + Tốc độ bit thu lên đến 8Mbps + Tốc độ bit phát lên đến 1.5Mbps + Dịch vụ điện thoại phổ thông (POTS, thoại tương tự ) Thuật ngữ không đối xứng xuất phát từ đặc điểm truyền dẫn của ADSL. .. thoại như ADSL và VDSL Như vậy, băng tần mà HDSL sử dụng cũng nhỏ hơn và đơn giản hơn so với các loại khác Thông thường chỉ sử dụng trên hai đôi dây và tốc độ T1 hoặc 3 đôi dây với tốc độ E1, mã đường truyền là 2B1Q thì băng tần của HDSL trong khoảng 0-392 kHz Trường hợp sử dụng 13 mã CAP băng tần này rút xuống chỉ còn 239 kHz Trong khi đó ở ADSL băng tần sử dụng phải chia làm 3 phần ADSL không sử dụng. .. rất phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới Công nghệ ADSL đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng dịch vụ mà nhu cầu nhận thông tin về nhiều hơn là gửi đi Trong chương này em sẽ đi sâu vào tìm hiểu phương thức truyền dẫn trong kỹ thuật ADSL 2.1 Phân chia phổ tần trong ADSL Phổ tần cáp đồng kéo dài từ 0Hz đến 1.1 MHz, được chia thành các khoảng tần số để sử dụng cho các dịch vụ như sau: - Từ 0Hz đến... các bộ chia tách (splitter) trong nhà hay trong công sở Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn tới là tốc độ lớn nhất cho đường xuống là 1.5Mbps và đường lên là 512Kbps Mạng CDSL cơ bản thì khá giống với mạng ADSL chính thống Cái khác nhau cơ bản là ở phía thiết bị đầu cuối nối với mạng điện thoại Hệ thống CDSL không yêu cầu một bộ chia tách cho gia đình và công sở Thay vì đó, người sử dụng đầu cuối có thể cài các... speed DSL): Công nghệ DSL tốc độ dữ liệu rất cao là công nghệ phù hợp cho kiến trúc mạng truy cập sử dụng cáp quang tới cụm dân cư Đây là biến thể mới nhất của DSL VDSL vẫn đang được phát triển và chưa thiết lập được khả năng cuối cùng của nó, nhưng tiêu chuẩn băng thông dòng xuống được đề nghị là 52Mbps trong chiều dài 300m, tốc độ luồng lên trong chế độ không đối xứng là 1.5-2.3Mbps Trong VDSL, cả... VDSL tại nhà giống như bộ điều hợp set top box, với một ethernet hay các giao tiếp số liệu khác cho kết nối đồng thời tới máy tính Do đặc điểm của kỹ thuật VDSL như trên mà công nghệ này được ứng dụng trong truy cập dịch vụ băng thông rộng như dịch vụ Internet tốc độ cao, các chương trình Video theo yêu cầu Công Tốc độ Khoảng cách truyền nghệ IDSL HDSL Số đôi dây đồng sử dụng 144 Kbps đối xứng 1,544... các nhà khai thác và cả khu vực thuê bao dân cư lẫn thuê bao công sở Sau đây chúng ta cùng xem xét những yếu tố thúc đẩy việc triển khai rộng rãi kỹ thuật ADSL trên thế giới 1 ADSL cho phép tận dụng các đôi cáp đồng thuê bao cho truy nhập Internet từ xa với tốc độ cao qua mạng kết hợp dịch vụ Về cơ bản, ADSL là giải pháp trung gian cung cấp các dịch vụ băng rộng trên mạng viễn thông hiện nay 2 ADSL . muốn tìm hiểu: Ứng dụng công nghệ ADSL xây dựng mạng giảng dạy trực tuyến trong nhà trường . Đồ án của em gồm 3 chương: Chương 1: Công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL. Chương 2:. bất đối xứng ADSL. Chương 2: Điều chế và xử lý tín hiệu trong ADSL. Chương 3: Mô hình mạng giảng dạy trực tuyến ứng dụng công nghệ ADSL. Trong quá trình làm đồ án không khó tránh khỏi những thiếu. Sử dụng công nghệ ADSL đã mở ra nhiều ứng dụng và một trong các ứng dụng đó là đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa là rất cần thiết đối với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Việc giảng dạy

Ngày đăng: 12/11/2014, 18:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan