Thực phẩm GMO: “dán nhãn” hay “không dán nhãn”

19 508 0
Thực phẩm GMO: “dán nhãn” hay “không dán nhãn”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC AN TOÀN SINH HỌC Chuyên đề 12 : Thực phẩm GMO: “dán nhãn” hay “không dán nhãn” GVHD : PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo Nhóm SV thực hiện: Nhóm 12 ST T Họ và tên Mã sinh viên Lớp 1 Nguyễn Khánh Huyền 561298 K56CNTPA 2 Nguyễn Thị Tiến 561354 K56CNTPA 3 Đinh Thị Hạnh 561165 K56CNSTHA 4 Đỗ Ngọc Sơn 561122 K56CNSTHA 5 ĐỗThị Tình 561140 K56CNSTHB PHẦN I. ĐỀ CƯƠNG Đặt vấn đề Thực phẩm biến đổi gen (GMO) đã trở thành chủ đề nóng trong báo giới quốc tế những năm gần đây. GMO được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu. GMO mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng hiện nay cũng có nhiều ý kiến trái chiều về loại thực phẩm này.Do đó, vấn đề dán nhãn hay không dán nhãn các loại thực phẩm biến đổi gen đang gây ra nhiều tranh cãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung 2.1. Khái niệm chung về dán nhãn 2.2. Dán nhãn thực phẩm bình thường và thực phẩm biến đổi gen - Những thông tin cần cho việc dán nhãn - Cách thực hiện việc dán nhãn 2.3. Ý nghĩa của việc dán nhãn  Lợi ích của việc dán nhãn • Lợi ích đối với người tiêu dùng • Lợi ích với nhà sản xuất • Lợi ích trong quản lý  Khó khăn của việc dán nhãn • Đối với người tiêu dùng • Đối với nhà sản xuất • Khó khăn trong viêc nhận thức 2.4. Tranh cãi xung quanh việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene - Có 2 quan điểm trái chiều về vấn đề dán nhãn hay không dán nhãn thực phẩm biến đổi gen :  Ý kiến ủng hộ việc dán nhãn  Ý kiến phản đối việc dán nhãn 2.5. Vấn đề dán nhãn ở 1 số quốc gia và khu vực a. Trên thế giới  Quan điểm của Mỹ về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen  Quy định dán nhãn ở EU và một số nước khác b. Quan điểm của Việt Nam về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo Phần II. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Sau khi xuất hiện, thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified organism - GMO) trở thành vấn đề thời sự ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Cùng với những áp lực của sự gia tăng dân số, theo dự tính đến năm 2050 sẽ đạt mốc hơn 9 tỉ người, hệ quả là vấn đề an ninh lương thực sẽ bất ổn. Thách thức thật sự đạt ra cho các nhà khoa học, mà cụ thể là trong vấn đề nghiên cứu giống có khả năng cho năng suất cao. Sự nỗ lực không ngừng của các nhà lai tạo giống, mà phát triển nhất hiện giờ là phương pháp lai hữu tính, nhưng cũng không đạt được những đột phá. Sự phát triển không ngừng của công nghệ gen đã mở ra một bước ngoặc lớn, hàng loạt các sản phẩm biến đổi gene được tạo ra hứa hẹn là bước tiến lớn giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của an ninh lương thực. Bên cạnh đó, thực phẩm biến đổi gen cũng còn tiềm ẩn 1 số nguy cơ đến môi trường, sức khỏe con người Vì vậy, có rất nhiều nguồn ý kiến trái chiều cho vấn đề này, mà chủ yếu là nên hay không nên sử dụng, nên hay không nên dán nhãn thực phẩm biến đổi gene. Thực tế hiện nay, thực phẩm GMO đã trở nên rất phổ biến trên thị trường toàn cầu và làm sao để quản lý tốt loại thực phẩm này đang là vấn đề đau đầu của không ít quốc gia trên thế giới. Dán nhãn thực phẩm GMO là một giải pháp có tiềm năng cho vấn đề này, tuy nhiên việc dán nhãn cũng vấp phải không ít những khó khăn. Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2010 Việt Nam sẽ khảo nghiệm và trồng thử nông sản biến đổi gen. Khoảng năm 2015, những sản phẩm được chế biến từ ngô, đậu nành… biến đổi gen sẽ xuất hiện trong siêu thị, chợ và bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Vậy, nên hay không thực hiện việc dán nhãn cho thực phẩm GMO? Làm cách nào để thi hành những quy định về việc dán nhãn? Và lợi ích cũng như khó khăn của việc dán nhãn là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em thực hiện chuyên đề: “Thực phẩm GMO” dán nhãn hay không dán nhãn. 2. Khái niệm chung về dán nhãn Luật liên bang Mỹ về thực phẩm, dược phẩm và thực phẩm định nghĩa “dán nhãn” thực phẩm là tất cả nhãn mác và những sản phẩm viết tay, in ấn hay đồ họa trên tất cả các sản phẩm hoặc trên bất kì vật chứa hoặc bao bọc, hoặc đi kèm với những sản phẩm đó. Thuật ngữ “đi kèm” không những để chỉ những liên kết vật lí với sản phẩm thực phẩm. Nó mở rộng ra để chỉ áp phích, tờ rơi, thẻ, thông tư, tập tài liệu, hướng dẫn, website v.v… "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. 3. Dán nhãn thực phẩm bình thường và thực phẩm biến đổi gen 3.1. Những thông tin cho việc dán nhãn thực phẩm Nhìn chung dù là thực phẩm biến đổi gen hay thực phẩm không biến đổi gen để thực hiện việc dán nhãn đều có những chỉ tiêu, thông số nhất định như: • Tên sản phẩm • Nguồn gốc • Xuất sứ • Thành phần • Chỉ tiêu chất lượng (chỉ tiêu dinh dưỡng, hàm lượng…) • Ngày sản xuất, thời gian bảo quản hoặc hạn sử dụng) • Hướng dẫn sử dụng bảo quản Tất cả các loại thực phẩm đưa bán ra thị trường đều phải được phê chuẩn bởi các cơ quan quản lý quốc gia có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đánh giá rủi ro …… 3.2. Những lưu ý khi dán nhãn thực phẩm biến đổi gen - Dán nhãn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và sự lựa chọn đối với sản phẩm; - Việc dán nhãn không nhằm chứng minh tính an toàn thực phẩm (không có trường hợp ngoại lệ) - Việc dán nhãn phải tuân thủ theo thủ tục quy định của nước nhập khẩu. (Theo GS. Paul Teng, Trường đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore, Phó Chủ tịch ISAAA (Dịch vụ Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ Sinh học trong nông nghiệp)) Đồng tình với quan điểm này ở VN, ông Lê Tiến, Giám đốc Công ty Agbiotech Việt Nam (chuyên cung cấp các dịch vụ thông tin về công nghệ sinh học trong nông nghiệp) chia sẻ: Ghi nhãn là để cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết cho việc sử dụng và bảo đảm quyền được biết hàng hóa tiêu dùng có những gì. Nói cách khác, bảo đảm tính trung thực không bị lừa dối, bị quảng cáo sai mục đích. Liên quan tới vấn đề này, PGS.TS Le Huy Hàm, Viện trường viện Di truyền Nông Nghiệp, cho rằng đối với Việt Nam, cần giải quyết mâu thuẫn giữa quyền được biết thông tin của người tiêu dùng. Cách thực hiện việc dán nhãn Trải qua 4 bước như sau: • B1: Xây dựng tiêu chuẩn • B2: Đánh giá an toàn, kiểm định • B3: Cấp giáy phép lưu hành • B4: Dán nhãn 4. Ý nghĩa của việc dán nhãn 4.1. Lợi ích của việc dán nhãn  Đối với người tiêu dùng: Thực phẩm GMO đang là vấn đề gây tranh cãi gay gắt trên toàn cầu và vẫn chưa có hồi kết. Những lợi ích to lớn do nó mang lại đã được chứng minh và cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy tính mất an toàn của thực phẩm GMO. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người phản đối cho rằng những sản phẩm này không an toàn đối với sức khỏe của cả con người và hệ sinh thái . Trước khi vấn đề được sáng tỏ thì sự thận trọng của người tiêu dùng là điều cần thiết. Họ có quyền được biết mình đang ăn gì. Vì vậy việc dán nhãn sẽ cung cấp cho họ thông tin và sự lựa chọn.  Đối với nhà sản xuất: Nhà sản xuất sẽ khẳng định được chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, giải tỏa được những thắc mắc của người tiêu dùng đối với thực phẩm GMO thông qua nhãn Khi được dán nhãn giúp sản phẩm đó được bảo hộ trên thị trường, tránh nguy cơ bị làm giả, bị nhái hay ăn cắp bản quyền thương hiệu Trước những khách hàng phản đối thực phẩm GMO thì việc dán nhãn sẽ giúp cho những công ty sản xuất thực phẩm có nguồn gốc truyền thống có tính cạnh tranh cao hơn những công ty sản xuất thực phẩm có thành phần biến đổi gen  Đối với các nhà quản lý: Việc dán nhãn sẽ tạo một hàng rào giúp quản lý một cách xuyên suốt từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đảm bảo và kiểm soát được những vấn đề có thể xảy ra. 4.2. Khó khăn của việc dán nhãn Bên cạnh những lợi ích thiết thực của việc dán nhãn cho thực phẩm GMO đem lại còn không ít khó khăn, bất cập. Việc dán nhãn không chỉ đơn giản là chi phí của mực và con dấu. Kiểm toán phải bắt đầu ngay từ khi giai đoạn đầu tiên của dòng sản xuất sản phẩm thực phẩm, khởi đầu từ các công ty cung cấp hạt đến tận người nông dân, các công ty xay xát, chế biến thực phẩm. Chi phí khổng lồ không chỉ liên quan đến việc dán nhãn các sản phẩm GM mà còn đối với các sản phẩm không chứa GM phải ghi chép từng bước của quá trình chế biến, tiếp xúc không chỉ với nông dân, mà còn với nhà cung cấp hạt giống. Các xét nghiệm kiểm tra dương tính ít tốn kém hơn các xét nghiệm kiểm tra âm tính bởi vì dương tính thì chỉ cần có một thí nghiệm phân tích kiểm tra, trong khi dán nhãn các sản phẩm không chứa GM yêu cầu hàng loạt thí nghiệm âm tính cho từng xét nghiệm. Ngoài ra vấn đề dán nhãn còn tạo ra rào cản thương mại, làm giảm giá trị thặng dư của sản phẩm  Về phía người tiêu dùng: Một nghiên cứu ở Canada đã cho thấy chi phí dán nhãn ít nhất vào khoảng 9- 10% giá bán lẻ của sản phẩm thực phẩm chế biến và khoảng 35-41% so với giá của nhà sản xuất . Nghiên cứu này kết luận rằng, các thực phẩm tạo ra từ công nghệ sinh học đều bị ảnh hưởng tương tự vào sự tăng giá này. Với tổng chi phí vào khoảng 700-950 triệu đô la một năm ở Canada. Vì vậy, bất kỳ dán nhãn cho sản phẩm GM hay không phải GM đều làm tăng thêm chi phí. Những người tiêu dùng có vui lòng mua với giá cao hơn? Ngoài ra, đối với những người nội trợ nhận được rất ít thông tin về cuộc tranh luận về thực phẩm GMO thì các nhãn ghi như “sản xuất từ đậu tương biến đổi gen”, “sản xuất từ đậu tương biến đổi di truyền” hoặc “trồng từ hạt tạo ra trong công nhệ sinh học thực vật hiện đại” có thể khiến họ bối rối.  Về phía nhà sản xuất: Chi phí dán nhãn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất. Khi chi phí sản xuất tăng, để lợi nhuận không bị giảm nhà sản xuất chỉ còn cách phải bán sản phẩm GMO với mức giá cao hơn Bên cạnh đó, về phía những người phản đối hay lo ngại về thực phẩm GMO họ sẽ từ chối mua sản phẩm này Từ đó, sản phẩm GMO khó cạnh tranh được với các sản phẩm có nguồn gốc truyền thống, doanh số bán hàng giảm và kết quả là giảm lợi nhuận . Hiện nay quyết định dán nhãn các sản phẩm GM không liên quan nhiều đến an toàn thực sự của sản phẩm mà chỉ là “đề phòng” đối với sản phẩm đó. Sản phẩm có nhãn GM không có nghĩa là sản phẩm đó không an toàn bằng, hoặc có sự khác biệt rõ rệt bởi vì tất cả thực phẩm GM đã đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi được phép bán trên thị trường Ông Ab Basu, phó chủ tịch điều hành của Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học cho thực phẩm và nông nghiệp nói: “FDA có chuyên môn khoa học và dinh dưỡng để thiết lập ghi nhãn thực phẩm và đánh giá an toàn thực phẩm nó, bạn có thể xem tại trang web của FDA và thấy rằng ngô GM tương đương với ngô sản xuất thông thường, không có lý do để dán nhãn cho nó”. Vậy, nếu một loại thực phẩm biến đổi gen đã được kiểm định là an toàn cho sức khỏe con người thì nó cũng giống như những thực phẩm truyền thống khác. Khi đó việc dán nhãn cho loại thực phẩm này trở nên không cần thiết.  Về phía nhà quản lý Các nhà sản xuất đang vấp phải khó khăn là làm sao để việc dán nhãn được lý tưởng mà không tác động đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như không phản đối sản phẩm? Đối với một số quốc gia việc ban hành quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen còn thiếu kinh nghiệm, thiếu thực tiễn với một lĩnh vực rất mới này  Khó khăn trong việc thông thương sản phẩm GMO Việc dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến thương mại, không những gây khó khăn đến việc tiêu thụ sản phẩm ở nước sản xuất mà còn ảnh hưởng đến việc thông thương sản phẩm trên toàn cầu. Bởi quy định về việc tiêu thụ thực phẩm GMO, quy định về dãn nhãn ở mỗi quốc gia là khác nhau, các quy định dán nhãn thể hiện một mức độ không đồng nhất mang tầm quốc tế. Sự khác biệt lớn đầu tiên chia rẽ các nước có các quy định dán nhãn mang tính tự nguyện (ví dụ như Hồng Kông, Nam Phi) với những nước có các yêu cầu dán nhãn bắt buộc (ví dụ Ôxtrâylia, EU, Nhật Bản, Braxin, hay Trung Quốc): Các quy định dán nhãn mang tính tự nguyện đưa ra các điều luật xác định loại thực phẩm nào được coi là biến đổi gen hay phi biến đổi gen, và cho phép các công ty thực phẩm quyết định việc họ có muốn công bố những thông tin này trên các sản phẩm của họ. Ngược lại, dán nhãn bắt buộc yêu cầu các công ty thực phẩm (chế biến, bán lẻ và đôi khi cả các nhà sản xuất thực phẩm) phải thông tin liệu sản phẩm hay nguyên liệu thành phần có chứa hoặc được chiết xuất từ các nguyên liệu biến đổi gen. Một số nước có các quy định dán nhãn bắt buộc nguyên liệu biến đổi gen cũng có các quy định tự nguyện đối với việc dán nhãn thực phẩm phi biến đổi gen (ví dụ, Nhật Bản và EU). Phạm vi của các quy định này khác nhau rõ rệt giữa các nước có quy định dán nhãn bắt buộc. Ví dụ: các nước EU thì thực phẩm có thành phần biến đổi gen ít nhất là 0.9% trở lên phải dán nhãn, trong khi tại Nhật và Việt Nam là 5% Những giới hạn chênh lệch như vậy khiến cho việc xuất nhập khẩu thực phẩm GMO sẽ gặp nhiều khó khăn.  Khó khăn trong việc xác định thực phẩm GMO Để thực thi quy định dán nhãn cho thực phẩm GMO, trước hết phải xác định xem thực phẩm đó có nguồn gốc từ sinh vật chuyển gen hay không, sản phẩm nào cần dán nhãn, sản phẩm nào không cần dán nhãn, dán nhãn như thế nào…Việc này phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị, trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy việc xây dựng các quy chế về dán nhãn phải được cụ thể hóa và áp dụng riêng cho từng khu vực, từng quốc gia. Việc kiểm tra đánh giá sản phẩm GMO phải được thực hiện bởi những phương pháp mang tính kỹ thuật cao và tương đối phức tạp, do đó cần trang bị một hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại nên rất tốn kém, đồng thời đòi hỏi một đội ngũ các nhà khoa học có trình độ, chuyên môn cao Quá trình phân tích định tính, định lượng DNA của sinh vật biến đổi gen bao gồm 04 bước: a) Tách chiết DNA; b) Đánh giá chất lượng và xác định hàm lượng DNA; [...]... thực phẩm Ngày 1/4/2001, MAFF đã lên một chương trình ghi nhãn trong đó yêu cầu ghi nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm công nghệ sinh học nếu phát hiện thấy Dna hay protein công nghệ sinh hỌc trong thực phẩm thành phẩm Quy định của MAFF yêu cầu dán nhãn DNA tái tổ hợp chỉ khi hàm lượng thành phần này chiếm từ 5% trong tổng trọng lượng sản phẩm trở lên 6.1.5 Hàn quốc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm. .. những trường hợp mà các đạc tính của thực phẩm bị thay thế như là thay đổi giá trị dinh duỡng hoặc thực phẩm có chứa DNA mới hay protein mới do kết quả của việc thay đổi gien Hàm lượng các thành phần biến đổi gien được phép có trong thực phẩm là tới 1% Các trường hợp không phải ghi nhãn      6.1.4 Thực phẩm được làm từ cây chuyển gien nhưng không có chứa DNA hay protein mới (như dầu, đường, tinh... định lượng 5 Tranh cãi xung quanh việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene Thực phẩm biến đổi gen xuất hiện, mang lại những lợi ích rõ rệt, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn 1 số nguy cơ về môi trường, sức khỏe con người chính vì vậy luôn tồn tại những tranh cãi xung quanh loại thực phẩm này Một trong số đó là việc dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gen(GMO).Việc dán nhãn cũng gặp nhiều khó khăn và nhiều... nhũng chất này không tương lượng với các sản phẩm thông thường (ví dụ như có chứa các protein hay DNA mới do kết quả của việc biến đổi di truyền) Các sản phẩm thực phẩm phải được dán nhãn: Thực phẩm là một sinh vật biến đổi gen (GMO) hoặc bao gồm thành phần biến đổi gen như: ngô ngọt biến đổi gen, cà chua biến đổi gen, khoai tây, cá hồi biến đổi gen  • Thực phẩm, thành phần hoặc chất phụ gia, được sản... dầu, đường, tinh bột làm từ đậu tương chuyển gien, ngô và cải dầu) Các phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ quá trình chế biến (nếu như DNA hoặc protein mới không có trong sản phẩm thực phẩm cuối cùng) Hương liệu (với hàm lượng dưới mức 0,1% trong hàng thành phẩm) Thực phẩm được chế biến để bán (tại các nhà hàng) Thực phẩm làm từ các cây trồng được biến đổi di truyền thông qua các công nghệ khác ngoại... cứ khi nào GMOs cố ý sử dụng trong một sản phẩm thực phẩm, nó phải được ghi rõ trên nhãn Mỗi người tiêu dùng được do đó có quyền để thực hiện một "quyết định" Nhãn phải được ghi đầy đủ rõ ràng, không sử dụng biểu tượng Các quy định về ghi nhãn áp dụng cho hầu như tất cả thực phẩm:  Thực phẩm chế biến, nấu chín hoặc đóng gói thì ghi trong phần thành phần Thực phẩm mà không có một danh sách các thành... phẩm kém an toàn hơn hoặc có sự khác biệt đáng kể vì tất cả các thực phàm chuyển gien đã đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn trước khi được cho phép bán Dán nhãn cũng như cách đặt cho thực phẩm biến đổi gen một cái tên vậy, là sự công nhận, đồng nhất trong mọi mặt, chứng minh sự tồn tại chính đáng của nó Vòng xoáy của thực phẩm biến đổi gen nói chung và tranh luận về việc nên hay không nên dán nhãn thực. .. Việc thực hiện dán nhãn đối với các thực phẩm biến đổi gen là không cần thiết” Các nhà khoa học lên tiếng rằng thực phẩm biến đổi gen, trước khi đến được với người tiêu dùng, đã phải trải qua rất nhiều cuộc xét nghiệm để chứng minh được tính an toàn, vậy thì tại sao người tiêu dùng còn phải yêu cầu việc bắt buộc dán nhãn cho chúng? Còn với các nhà sản xuất, chắc chắn là họ không hề muốn thực hiện dán. .. ưu thế 6 Vấn đề dán nhãn ở 1 số quốc gia và khu vực 6.1 Trên thế giới 6.1.1 Tại Mỹ Tại Mỹ, tất cả các loại thực phẩm phải ghi nhãn khi có những mối lo ngại đối với sức khoẻ, có sự khác biệt trong việc sử dụng hay về giá trị dinh dưỡng hoặc tên gọi chung không còn thích hợp để mô tả là thực phẩm có nguồn gốc từ cây chuyển gien Vào tháng giêng năm 2001, Cục quan lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ đã công... không hề muốn thực hiện dán nhãn đối với các thực phẩm biến đổi gen vì chi phí cho việc dán nhãn khá tốn kém đồng thời có thể điều này sẽ gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng có thể sẽ không lựa chọn sản phẩm của họ nữa Ngày 2/5/2011, tại thủ đô Ottawa của Canada đã diễn ra hội nghị của LHQ về vấn đề cần hay không cần dán nhãn các thực phẩm biến đổi gene (GM) để thông báo cho . HỌC Chuyên đề 12 : Thực phẩm GMO: “dán nhãn” hay “không dán nhãn” GVHD : PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo Nhóm SV thực hiện: Nhóm 12 ST T Họ và tên Mã sinh viên Lớp 1 Nguyễn Khánh Huyền 5 6129 8 K56CNTPA 2. 5 6129 8 K56CNTPA 2 Nguyễn Thị Tiến 561354 K56CNTPA 3 Đinh Thị Hạnh 561165 K56CNSTHA 4 Đỗ Ngọc Sơn 56 1122 K56CNSTHA 5 ĐỗThị Tình 561140 K56CNSTHB PHẦN I. ĐỀ CƯƠNG Đặt vấn đề Thực phẩm biến đổi gen. và một số nước khác b. Quan điểm của Việt Nam về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo Phần II. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Sau khi xuất hiện, thực phẩm biến đổi

Ngày đăng: 12/11/2014, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặt vấn đề

  • Nội dung

  • Phần II. NỘI DUNG

  • Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2010 Việt Nam sẽ khảo nghiệm và trồng thử nông sản biến đổi gen. Khoảng năm 2015, những sản phẩm được chế biến từ ngô, đậu nành… biến đổi gen sẽ xuất hiện trong siêu thị, chợ và bữa ăn của các gia đình Việt Nam. 

    • 6. Vấn đề dán nhãn ở 1 số quốc gia và khu vực

    • 6.1.3. Australia/New Zealand

    • Các trường hợp không phải ghi nhãn

    • 6.1.4. Nhật bản

    • 6.1.5. Hàn quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan