Chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn

27 1.8K 36
Chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.LỜI MỞ ĐẦU Hẳn nhiều người còn nhớ vào những năm 1989, đầu năm 1990, lạm phát liên tục “phi mã” và hàng loạt tổ chức tín dụng (TCTD) đứng bên bờ vực phá sản, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân đô thị. Điều này đã gây tác động lớn tới các thành viên là Quỹ tín dụng nhân dân cũng như chính trị xã hội trong nước. Tuy nhiên, với đặc thù của nước ta lúc ấy, chủ yếu là khu vực nông thôn nên có nhu cầu phát triển Hợp tác xã tín dụng để đáp ứng những nhu cầu vốn nhỏ của người nông dân. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước đã thiết kế lại mô hình Quỹ tín dụng nhân dân với sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên mà trong đó, Co-opBank là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân do các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các TCTD năm 2010. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) được chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chính thức đi vào hoạt động từ 9/7/2013. Co-opBank có vốn pháp định là 3000 tỷ đồng, trụ sở chính tại Hà Nội và có thời gian hoạt động là 99 năm. Theo ông Trần Quang Khánh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank) “Đây là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân, có chức năng điều hòa vốn cho toàn bộ hệ thống các Quỹ tín dụng trên cả nước, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nhà nước trong đảm bảo hỗ trợ và kiểm tra giám sát hoạt động đối với Quỹ tín dụng nhân dân”. Nhưng trên thực tế, việc chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam hay không? Để trả lời được thắc mắc trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn vấn đề này để nghiên cứu trong môn học “Quản trị các tổ chức tài chính Phi ngân hàng”. B.NỘI DUNG I/ Mô hình Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương: 1.1. Khái quát về mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 1.1.1. Khái niệm: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là một tổ chức tín dụng hợp tác, do các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (viết tắt là QTDND cơ sở), các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập; được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND, giúp các QTDND Cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định. Quỹ tín dụng Trung ương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 1.1.2. Chức năng chính của Quỹ: • Điều hoà vốn trong hệ thống; • Cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho Quỹ tín dụng thành viên; • Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; • Thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống QTDND do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. 1.1.3. Mạng lưới hoạt động: Mạng lưới của Quỹ tín dụng Trung ương trải rộng 53 tỉnh, thành phố của Việt Nam với 26 chi nhánh và gần 100 phòng giao dịch (số liệu tính đến 05/2012) trực tiếp chăm sóc, điều hoà vốn hỗ trợ hơn 1.000 QTDND -cơ sở thành viên trong cả nước, tăng cường mối liên kết trong hệ thống. 1.2. Nguồn vốn của mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương : a) Vốn Điều lệ: là tổng số vốn do thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Vốn điều lệ gồm có: - Vốn xác định: là vốn góp của các thành viên ; mệnh giá vốn xác lập do Đại hội thành viên quyết định - Vốn thường xuyên: là vốn góp của các thành viên để kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng theo hình thức phát hành cổ phiếu Vốn hỗ trợ của Chính phủ cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được tính vào vốn Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý số vốn này. b) Vốn huy động: Quỹ tín dụng nhân dân được quyền huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của ngân hàng nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn, lãi cho người gửi. c) Vốn vay: Vay của liên hiệp quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng, tài chính khác, các cá nhân, pháp nhân và của ngân hàng nhà nước. Vốn dịch vụ ủy thác của các cá nhân, cá nhân trong và ngoài nước. Vốn tài trợ của nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 1.3. Sử dụng vốn của mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 1.3.1. Theo Luật định: Theo Nghị định của Chính Phủ số 48/2001/NĐ-CP ”Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân” quy định về hoạt động sử dụng vốn của Quỹ tín dụng Trung ương như sau: Điều 42. Hoạt động tín dụng: 1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương cho vay vốn chủ yếu đối với thành viên; việc cho vay các đối tượng không phải là thành viên thực hiện theo quy định của Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. 2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu là trong quan hệ với các thành viên. 3. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu giữ hồ sơ, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải thực hiện theo quy định hiện hành. Điều 43. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: 1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. 2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây, chủ yếu phục vụ các thành viên: a) Cung ứng các phương tiện thanh toán; b) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; d) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. 3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện dịch vụ thu, phát tiền mặt cho khách hàng. Điều 44. Các hoạt động khác: 1. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được dùng vốn Điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào tổ chức liên kết phát triển hệ thống. 2. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác; được kinh doanh ngoại hối khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng. 3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.3.2. Thực tế hoạt động: a) Các hoạt động sử dụng vốn :  Cho vay: Cho vay các QTDND thành viên và doanh nghiệp theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống. +Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự. +Các cá nhân, hộ gia đình, Tổ hợp tác, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, các Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở. • Mục đích vay vốn: +Bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển sản xuất. +Thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. • Điều kiện vay vốn: +Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; +Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết; +Có dự án đầu tư, phương án SXKD phục vụ đời sống, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. +Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp +Thực hiện các quy định về bảo tiền vay theo quy định. • Các phương thức cho vay: -Cho vay từng lần; -Cho vay trả góp; -Cho vay theo hạn mức tín dụng; -Cho vay theo dự án đầu tư.  Nhận chiết khấu giấy tờ có giá  Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước:  Kinh doanh ngoại tệ và làm các dịch cụ ngân hàng ngoại hối theo giấy phép của Ngân hàng nhà nước  Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần của doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán.  Cung cấp dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá  Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản  Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ  Tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia. 1.3.3. Tình hình hoạt động:  Cho vay: + Năm 2005: Dư nợ cho vay đạt 1.791 tỷ đồng, tăng 26,3% so với 2004. + Năm 2008: Dư nợ cho vay trong và ngoài hệ thống đạt 5.066 tỷ đồng, tăng gấp 79 lần năm 1995, trong đó cho vay trong hệ thống 2.238 tỷ đồng, chiềm 44,2% tổng dư nợ, nợ xấu là 154.843 triệu đồng chiếm 3,1% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu toàn hệ thống là 10 tỷ đồng, chiếm 0,4% dư nợ cho vay, kết quả kinh doanh đạt xấp xỉ 23 tỷ đồng. + Năm 2009: Tổng dư nợ cho vay là 6.826,7 tỷ đồng; cho vay trong hệ thống là 2.985,7 tỷ đồng,cho vay ngoài hệ thống tới 3.841 tỷ đồng.  Đầu tư tín phiếu kho bạc và chứng khoán: Năm 1995:10 tỷ; 1996: 20 tỷ;1997:30 tỷ.  Thị trường liên ngân hàng: Năm 1995: 10 tỷ; 1996:25 tỷ; 1997:55 tỷ;2000:516 tỷ;2001:585 tỷ. 1.4. Rủi ro của mô hình Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương: - Việc mất khả năng thanh toán xảy ra khá phổ biến, hiện tượng vay lóng, vay qua đêm xảy ra phổ biến. Việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các đơn vị, nếu việc này thường xuyên xảy ra các đơn vị sẽ không kiểm soát được rủi ro và nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. - Có hiện tượng vay ké, vay nóng, lập hồ sơ khống rút tiền đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình anh ninh chính trị tại địa phương, gây ảnh hưởng lòng tin của quần chúng nhân dân, đặc biệt là gây hoang mang cho người gửi tiền. 1.5. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương: 1.5.1. Ưu điểm: - Đảm bảo an toàn hoạt động và khả năng thanh khoản cho QTDND: Hỗ trợ tư vấn, đào tạo và cung cấp các phần mềm về công nghệ thông tin cho các QTDND thành viên, thông qua hoạt động tín dụng, đã tư vấn về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro về vốn, rủi ro thanh khoản…, đồng thời, kết hợp với Hiệp hội QTDND tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản trị cho Ban lãnh đạo và cán bộ tác nghiệp QTDND thành viên. - Đóng góp thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển: Xây dựng và phát triển hệ thống QTDND từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh theo hướng liên kết chặt chẽ, tiến tới xây dựng ngân hàng hợp tác xã, gắn chặt hệ thống QTDND với các HTX khác; đảm bảo hệ thống QTDND phát triển ổn định, vững chắc và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống. 1.5.2. Nhược điểm: - Đa số thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là những người có thu nhập thấp, nguồn vốn góp theo điều lệ của các Quỹ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (3,50%) trong tổng nguồn vốn nên năng lực tài chính của các Quỹ cũng hạn chế theo, nhất là trong việc cho vay các món lớn. - Quỹ lại phải cạnh tranh với nhiều loại hình Ngân hàng đang tồn tại. Nhưng không thể không khẳng định những đóng góp tích cực của các Quỹ tín dụng nhân dân vào việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. II/ Mô hình ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: 2.1. Khái quát về mô hình Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: 2.1.1. Khái niệm: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam,tên tiếng Anh Co-operative Bank of VietNam, tên giao dịch Ngân hàng Hợp tác hoặc Co-opBank, là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam, được thành lập chính thức từ tháng 6 năm 2013 trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương. Đơn vị này hoạt động theo cơ chế: nguồn vốn do Bộ Tài chính cấp, còn quản lý hoạt động thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà 15T đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: Với mục tiêu chính là tương trợ hệ thống, giúp các QTDND Cơ sở ở xã, phường phát triển ổn định, Ngân hàng sẽ phải đảm bảo hiệu quả, sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; đồng thời là đầu mối để phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước nhằm phát hiện sớm và xử lý nhanh các vấn đề khó khăn về khả năng thanh toán và hỗ trợ tích cực QTDND mở rộng hoạt động. Nhiệm vụ Ngân hàng Hợp tác không chỉ phục vụ riêng hệ thống QTDND, mà phải mở rộng đối tượng phạm vi bao gồm cả khối kinh tế hợp tác xã, phục vụ cho cả khối kinh tế hợp tác. Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác và khối kinh tế hợp tác là quan hệ kinh tế xã hội nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các Hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tăng giá trị sản xuất hàng hóa và phục vụ xã viên, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngân hàng Hợp tác xã sẽ phải đảm đương tốt vai trò là đầu mối liên kết của hệ thống, với nhiệm vụ điều hoà, cân đối vốn; chịu trách nhiệm xây dựng các sản phẩm, nghiệp vụ đặc thù trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. 2.1.3. Mạng lưới hoạt động: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập các đơn vị mạng lưới trong nước và nước ngoài khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) trải rộng 53 tỉnh, thành phố với 26 Chi nhánh và gần 100 phòng giao dịch(số liệu tính đến 05/2012) trực tiếp chăm sóc, điều hoà vốn hỗ trợ gần 1.000 QTDND Cơ sở thành viên trong cả nước, tăng cường mối liên kết trong hệ thống. 2.2. Nguồn vốn của mô hình Ngân hàng Hợp tác xã: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, bao gồm vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác. Theo thống kê 10 tháng đầu năm 2013, ta có : - Tổng nguồn vốn tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước (tháng 10/2012) và tăng 17,6% so với đầu năm 2013 trong đó Ngân hàng hợp tác cũng có tổng nguồn vốn tăng so với cùng kỳ năm trước và đầu năm 2013, hệ thống QTDCS cũng có tổng nguồn vốn tăng so với cùng kỳ năm trước và đầu năm 2013 (Ngân hàng hợp tác có tổng nguồn vốn tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng 12,3% so với đầu năm; hệ thống QTDCS có tổng nguồn vốn tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước). - Vốn điều lệ của toàn khối chiếm 6,1% tổng nguồn vốn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,5% so với đầu năm. Trong đó, chỉ có vốn điều lệ của hệ thống QTDCS tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,6% so với đầu năm. Bình quân vốn điều lệ của một QTDCS khoảng gần 1.923 tr.đ, cao hơn 19 lần so với mức vốn pháp định yêu cầu tại Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 31/12/2010. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có của hệ thống QTDCS vẫn thấp (6,7%). Ngân hàng hợp tác có vốn điều lệ giảm so với cùng kỳ năm trước (1%) và giảm 0,98% so với đầu năm. Bình quân hệ thống QTDCS có khoảng trên 88% đơn vị có vốn điều lệ tăng so với đầu năm 2013. - Vốn huy động của toàn khối chiếm 77,3% tổng nguồn vốn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19,2% so với đầu năm 2013. Ngân hàng hợp tác và hệ thống QTDCS đều có vốn huy động tăng so với cùng kỳ năm trước và đầu năm 2013. Ngân hàng hợp tác có vốn huy động tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,5% so với đầu năm 2013. Hệ thống QTDCS có vốn huy động tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19,9% so với đầu năm 2013. [...]... dụng nhân dân Trung ương sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam Từ sau khi chuyển đổi, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam đã từng bước thực hiện tốt vai trò liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống QTDND; điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với các thành viên là các QTDND; tập trung nguồn vốn để can... được 2 Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản Ngân hàng hợp tác xã cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên 3 Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định hạn chế việc cấp tín dụng của ngân hàng hợp tác xã đối với khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành... rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản Về lâu dài, Ngân hàng Hợp tác sẽ phát triển Hợp tác với các tổ chức tương tự trên thế giới Trên thực tế, trước khi chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác, nghiên cứu rất nhiều loại hình tín dụng hợp tác trên thế giới để có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam Co-op bank đang và sẽ thường xuyên có các mối quan hệ giao lưu với hệ thống Ngân hàng Hợp tác của... Sau khi chuyển đổi: 3.2.1 Những thành tựu: Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam được thành lập ngày 4/6/2013 theo đề nghị của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ 3000 tỷ đồng, bao gồm vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập các đơn vị mạng lưới trong... phải kiểm soát tín dụng cho phù hợp với khả năng huy động vốn Co-op Bank được chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và đi vào hoạt động từ tháng 7/ 2013 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng Ngân hàng này có vai trò là đầu mối hỗ trợ điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân Co-op Bank cũng phải giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên xuống... đòi hỏi phải sớm được khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn bền vững của từng QTDND cũng như cả hệ thống QTDND III/ Việc chuyển đổi có thực sự đem lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân tại Việt Nam? 3.1 Trước khi chuyển đổi ngày 1/1/2013: 3.1.1 Những thành tựu; Sau 20 năm hoạt động, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phát triển và khai thác được nguồn vốn... đó Ngân hàng hợp tác và hệ thống QTDCS đều có số dư tiền gửi tiết kiệm tăng so với cùng kỳ năm trước và tăng so với đầu năm 2013 lần lượt là Ngân hàng Hợp tác (3%; 3%) và QTDCS (23,7% ; 20%) 2.3 Sử dụng vốn( hay hoạt động) của mô hình Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: 2.3.1 Theo Luật định: Theo Thông tư Số: 31/2012/TT-NHNN”Quy định về ngân hàng hợp tác xã Điều 41 Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân. .. nhân dân thành viên: 1 Mở tài khoản tiền gửi cho các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân 2 Cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn được Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã thông qua và được công khai đến tất cả các quỹ tín dụng nhân dân thành viên Nội dung của Quy chế Điều hòa vốn phải bao gồm các nguyên tắc sau: a) Vốn nhàn rỗi của quỹ tín dụng nhân. .. được NHNN chấp thuận bằng văn bản Đến nay Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam đã có 25 chi nhánh Được xây dựng là ngân hàng của tất cả các QTDND, từ khi hoạt động đến nay Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam từng bước thực hiện tốt vai trò: Liên kết, bảo đảm an toàn của hệ thống QTDND • Điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDND • Tập trung nguồn vốn để can thiệp chủ động, xử... Trong khuôn khổ quy định pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, ngoài việc kết nạp các QTDND làm thành viên, Ngân hàng Hợp tác cũng có thể kết nạp các thành viên khác có nguyện vọng hợp tác hỗ trợ hệ thống QTDND và khu vực kinh tế hợp tác xã Do đó, khi có điều kiện hợp lý và được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì việc hợp tác với các đối tác quốc tế cũng luôn được coi trọng . huy động vốn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của ngân hàng nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả vốn, lãi cho người gửi. c) Vốn vay: Vay của liên hiệp quỹ tín dụng nhân dân,. về thanh khoản. - Năm là, hệ thống cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động của QTDND tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND hoạt động và ngày càng phù hợp hơn. chức liên kết, đặc biệt là về thông tin, kiểm soát nội bộ và thiết chế đảm bảo an toàn chưa được hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải sớm được khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn bền

Ngày đăng: 12/11/2014, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan