nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần sinh thái học - sinh học 12, trung học phổ thông

88 512 0
nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần sinh thái học - sinh học 12, trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục bảng 3 Danh mục biểu đồ, hình 4 Danh mục sơ đồ 5 Danh mục viết tắt 6 PHỤ LỤC 1 1 DANH MỤC BẢNG 2 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH 3 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ 4 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CT Cơ thể CT - HT Cấu trúc - hệ thống DTST Diễn thế sinh thái ĐC Đối chứng GV GV HT Hệ thống HS Học sinh HST Hệ sinh thái KN Khái niệm QT Quần thể QX Quần xã SGK Sách giáo khoa SQ Sinh quyển SV Sinh vật TCS Tổ chức sống THPT Trung học Phổ thông TN Thực nghiệm 5 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nhân loại đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của đỉnh cao trí tuệ, với sự bùng nổ của thông tin khoa học, công nghệ. Tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và đóng vai trò quyết định với sự thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với xu thế chung của toàn cầu, đất nước ta cũng tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế. Do đó, nước ta trong thời kì đổi mới phải hướng tới đào tạo những con người lao động có kiến thức, năng động, sáng tạo, với năng lực tư duy và hành động độc lập. Để đạt được mục tiêu trên thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng và đổi mới giáo dục là yêu cầu bức thiết. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu thời đại. Tổ chức dạy học ôn tập là một vấn đề không phải mới, nhưng cũng không hề cũ. Bài ôn tập đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi giúp học sinh có một cái nhìn khái quát, thống nhất có tính hệ thống những kiến thức đã học, giúp học sinh có điều kiện xâu chuỗi kiến thức, mở rộng và khắc sâu tri thức, nhờ đó mà học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức và năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn. Song để có được một tiết ôn tập tốt, hiệu quả, ngày càng đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa. Chương trình sinh học ở Trung học Phổ thông (THPT) được xây dựng theo quan điểm của sinh học hiện đại, đó là dựa trên lý thuyết về các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo thứ tự các cấp độ tổ chức sống (TCS), từ hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: Tế bào (TB) → Cơ thể (CT) → Quần thể (QT) → Quần xã (QX) → Hệ sinh thái (HST) → Sinh quyển (SQ). Vì vậy, kiến thức khái niệm (KN) về các cấp độ TCS chính là các đơn vị cấu trúc cơ bản trong chương trình sinh học ở bậc THPT, là kiến thức cốt lõi, nền tảng để khâu nối các phân môn sinh học trong chương trình tạo nên một hệ thống kiến thức chặt chẽ về thế giới sống. Phần Sinh thái học đề cập đến cấp độ tổ chức trên cơ thể, với nhiệm vụ hệ thống hoá kiến thức về mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống, giữa sinh 6 6 vật với sinh vật, từ cấp độ cá thể đến cấp độ QT - QX - SQ. Những dấu hiệu bản chất của hệ thống sống thể hiện đặc trưng ở mỗi cấp độ tổ chức trên cơ thể được nghiên cứu một cách toàn diện ở phần này, thể hiện rõ nét ở chương II “Quần thể sinh vật”, chương III “Quần xã sinh vật” và chương IV “Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên”. Mục tiêu của chương trình là khái quát được những dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ trên cơ thể. Tuy nhiên, các bài ôn tập của phần này được thiết kế theo hướng ôn tập chi tiết các kiến thức chính của các chương mà chưa khái quát, hình thành được các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể. Nhiệm vụ của người GV là phải vận dụng tiếp cận hệ thống để gia công sư phạm thiết kế các bài ôn tập chương nhằm hình thành khái niệm sinh học đại cương về các cấp độ trên cơ thể với các dấu hiệu bản chất: Đặc điểm cấu trúc, đặc điểm chức năng là hệ mở luôn trao đổi vật chất và năng lượng, tự điều chỉnh, hệ luôn vận động phát triển; đáp ứng được mục tiêu của chương trình. Trong thực tế dạy học, thực hiện nhiệm vụ này là tương đối khó khăn, có nhiều trở ngại đối với GV (GV) và học sinh (HS). Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12, trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập. 3. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế các bài ôn tập chương theo hướng hệ thống hóa các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở cấp độ quần thể, quần xã, sinh quyển và tổ chức hợp lý quá trình ôn tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học, đáp ứng được mục tiêu của chương trình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của bài ôn tập chương. 4.2. Điều tra thực trạng việc sử dụng bài ôn tập chương trong dạy học sinh học 12, THPT. 7 7 4.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh thái học làm cơ sở cho việc thiết kế bài ôn tập chương. 4.4. Vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế bài ôn tập chương cho phần Sinh thái học sinh học lớp 12 THPT. 4.5. Đề xuất hướng sử dụng bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng bài ôn tập chương. 4.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các bài ôn tập chương đã đề xuất. 5. Đối tượng nghiên cứu Các bài ôn tập chương phần Sinh thái học sinh học lớp 12. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí, các website có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về tiếp cận hệ thống làm cơ sở để vận dụng trong phân tích các dấu hiệu bản chất về các cấp độ TCS trên CT. - Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 12, các sách chuyên ngành về Sinh thái học và các tài liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, tài liệu về bài ôn tập chương trong dạy học. 6.2. Phương pháp điều tra và quan sát sư phạm - Điều tra tình hình tổ chức ôn tập, củng cố trong dạy học Sinh học 12 của GV bằng phiếu trưng cầu ý kiến. - Điều tra thực trạng việc ôn tập của học sinh bằng phiếu điều tra. - Trực tiếp dự giờ thăm lớp. - Phỏng vấn GV ở trường THPT dạy sinh học 12. 6.3. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo + Lớp thực nghiệm: tổ chức dạy các bài ôn tập, củng cố do chúng tôi thiết kế. 8 8 + Lớp đối chứng: tổ chức ôn tập theo phương pháp truyền thống. - Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải có kết quả học tập tương đương nhau, do cùng một GV giảng dạy, đồng đều về nội dung kiến thức, điều kiện dạy học. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Xử lý số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm. Các tham số sử dụng để xử lý: - Phần trăm: (%) - Giá trị trung bình cộng: n X ∑ = ii X .n - Phương sai: 1 )-(X .n 2 ii 2 − = ∑ n X S - Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình): i nXXi n S ∑ − − ±= 2 )( 1 1 S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. - Sai số trung bình cộng: n s m = - Hệ số biến thiên Cv%: %100% X S Cv = C V (%) phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được: C V trong khoảng 0 ÷ 10% : dao động nhỏ C V trong khoảng 10 ÷ 30%: dao động trung bình C V trong khoảng 30 ÷ 100%: dao động lớn Nếu mức độ dao động nhỏ và trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy. Nếu mức độ dao động lớn thì kết quả thu được ít tin cậy. - Đại lượng kiểm định t d (kiểm định độ đáng tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình): 9 9 21 21 d 21 nn nn S XX td + − = . và 2) )1( −+ −+ = 21 2 22 2 11 d n(n Sn1)S- (n S Trong đó: X i : Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10). n i : Số bài có điểm số X i . 2,1 , XX : Điểm số trung bình của 2 phương án TN và ĐC. n 1 , n 2 : Số bài trong mỗi phương án. Sau khi tính được t d , ta so sánh với giá trị t α được tra trong bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = n 1 + n 2 – 2. - Nếu t d ≥ t α : Sự khác nhau giữa 1 X và 2 X là có ý nghĩa thống kê. - Nếu t d < t α : Sự khác nhau giữa 1 X và 2 X là không có ý nghĩa thống kê. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và tổ chức bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 Nâng cao, THPT 8. Những đóng góp mới của đề tài - Vận dụng tiếp cận hệ thống thiết kế các bài ôn tập chương để hình thành các dấu hiệu bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể, phần Sinh thái học Sinh học lớp 12, THPT. - Đề xuất một số biện pháp tổ chức các bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập chương phần Sinh thái học. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12, THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10 10 [...]... diễn thế Chương IV: Hệ 60 – 64 sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng - Khái niệm, các thành phần của một hệ sinh sinh thái, SQ và thái và cách phân loại các hệ sinh thái Sinh thái học với - Các chu trình sinh - địa – hóa trong hệ sinh quản lí tài nguyên thái thiên nhiên - Sự vận chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh thái Khái niệm về hiệu suất sinh thái - Khái niệm SQ, các khu sinh học - Tìm hiểu... Sinh thái học gồm có 4 chương: - Chương I: Cơ thể và môi trường - Chương II: Quần thể sinh vật - Chương III: QX sinh vật - Chương IV: Hệ sinh thái, Sinh quyển và Sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên Có thể khái quát cấu trúc nội dung phần Sinh thái học bậc THPT theo sơ đồ sau [2] 30 30 Các nhân tố sinh thái Sinh quyển Quần xã Quần thể Cá thể Con người Vô sinh Hữu sinh Môi trường Các cấp... 2.1: Nội dung phần Sinh thái học Tên chương 31 Bài Nội dung cơ bản 31 Chương I: Cơ thể 47 – 49 - Khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái và môi trường và quy luật tác động, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật Chương II: Quần 51 - 54 - Khái niệm và dấu hiệu bản chất của QT sinh vật thể sinh vật - Mối quan hệ của các cá thể trong QT - Các đặc trưng... tổ chức bài ôn tập chương nhằm hình thành cho HS khái niệm ở cấp độ tổ chức trên cơ thể 28 28 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI 2.1 Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung các chương phần Sinh thái học 2.1.1 Mục tiêu * Về kiến thức - HS có những kiến thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, các quy luật sinh thái cơ bản - HS có... tôi thu được một số thông tin như sau: 1.2.1 Việc tổ chức bài tổng kết chương của GV Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương phần Sinh thái học sinh học 12 của 38 GV dạy Sinh học Kết quả như sau: Bảng 1.1 Tình hình tổ chức bài ôn tập tổng kết chương Mức sử dụng Số TT 1 2 3 Thời gian tổ chức Sau mỗi chương Sau mỗi phần của chương trình Cuối mỗi học kỳ Thường xuyên SL... trao đổi dự giờ học của học sinh chúng tôi thấy việc ôn tập của học sinh chủ yếu là hình thức học thuộc lòng 27 27 trong vở ghi, trả lời các câu hỏi ôn tập thiếu tính khái quát hóa Vì vậy, học sinh phần lớn chưa hiểu bản chất của vấn đề, kiến thức thu được còn vụn vặt, thiếu tính hệ thống Với cách ôn tập như trên, hoạt động học tập của học sinh không thể đạt được chất lượng và hiệu quả cao Do vậy, việc... pháp Graph kết hợp một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hóa học 11 THPT ”, trong đó nhấn mạnh việc GV cần phải biết phối hợp các biện pháp dạy học tích cực một cách hợp lí để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn tập tổng kết Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Tin (2007): “Tổ chức các bài tổng kết chương trong dạy học sinh học 10 THPT”, Lê Hồng Điệp (2007): “Vận... điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học ôn tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT”, Nguyễn Thị Thùy Liên (2009): “Tổ chức dạy học bài tổng kết chương quán triệt quan điểm hệ thống để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể trong sinh học 11 nâng cao , Lê Như Thảo (2009): “Tổ chức hoạt động dạy học các bài ôn tập văn học sử ở trường THPT” Các nghiên cứu đều cho rằng, ôn tập có vai trò hết sức quan trọng... giúp học sinh xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của học sinh Thông qua bài lên lớp hoàn thiện tri thức, HS ôn tập lại kiến thức Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin,... Trong hoạt động dạy học, ôn tập có tác dụng rất quan trọng trong việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh Ôn tập là dịp để củng cố những kiến thức đã học, hệ thống hóa lại kiến thức, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh Vì vậy, ôn tập là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học, những tri thức qua ôn tập sẽ tiếp nhận một cách vững chắc, là cơ sở cho học sinh tiếp thu tri . Sinh thái học - Sinh học 12, trung học phổ thông . 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các bài ôn tập chương phần Sinh thái học - Sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập. 3 cận hệ thống để thiết kế bài ôn tập chương cho phần Sinh thái học sinh học lớp 12 THPT. 4.5. Đề xuất hướng sử dụng bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng bài ôn tập chương. 4.6. Thực nghiệm. bản chất của tổ chức sống ở các cấp độ trên cơ thể, phần Sinh thái học Sinh học lớp 12, THPT. - Đề xuất một số biện pháp tổ chức các bài ôn tập chương nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài ôn tập

Ngày đăng: 12/11/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

  • 10.1. Trên thế giới

  • 10.2. Ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan