Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy

66 2.4K 3
Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhà nước đã cho ra đời Nghị định 892002NĐCP quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Sau hơn 7 năm áp dụng trên cả nước, bên cạnh những đóng góp tích cực trong công tác quản lý thu thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung, Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Nắm bắt được tình hình đó, sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và lấy ý kiến của nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định 512010NĐCP ngày 14052010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và có hiệu lực từ ngày 01012011 thay thế nghị định 892002NĐCP; bên cạnh việc khắc phục những hạn chế trong Nghị định 89, Nghị định 51 cũng đánh dấu một bước ngoặt mang tính đột phá về phương thức quản lý hóa đơn, trao quyền tự chủ cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế lui về phía sau chỉ đóng vai trò hỗ trợ và kiểm tra thực hiện.

MỤC LỤC Chương I: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ 6 1.1. Những vấn đề cơ bản về hóa đơn 6 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hóa đơn 6 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hóa đơn 6 1.1.1.1. Khái niệm về hóa đơn 6 1.1.1.2. Đặc điểm của hóa đơn 7 1.1.2 Các loại và hình thức hóa đơn 7 1.1.2 Các loại và hình thức hóa đơn 7 1.1.2.1 Các loại hóa đơn 7 1.1.2.2 Hình thức hóa đơn 8 1.1.3 Vai trò của hóa đơn 8 1.1.3 Vai trò của hóa đơn 8 1.1.3.1 Đối với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội 8 1.1.3.2 Đối với cơ quan thuế: 9 1.2 Những vấn đề cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 10 1.2.1 Sự ra đời của nghị định 51/2010/NĐ-CP 10 1.2.1 Sự ra đời của nghị định 51/2010/NĐ-CP 10 1.2.1.1 Sự cần thiết ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP 10 1.2.1.2 Ý nghĩa của Nghị định 51/2010/NĐ-CP 12 1.2.2 Những nội dung cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn 14 1.2.2 Những nội dung cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn 14 1.2.2.1 Quy định về đối tượng áp dụng 15 1.2.2.2 Quy định về tạo và phát hành hóa đơn 15 1.2.2.3 Quy định về sử dụng hóa đơn 18 1.2.2.4 Quy định về quản lý hóa đơn 19 1.2.2.5 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 24 1.2.2.6 Nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm 24 1 1.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 25 1.3.1 Những yếu tố tác động đến công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 25 1.3.1 Những yếu tố tác động đến công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 25 1.3.1.1 Cơ cấu thành phần kinh tế 25 1.3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP 26 1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 28 1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 28 Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP trên địa bàn quận Cầu Giấy 31 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế quận Cầu Giấy 31 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và kết quả công tác thu thuế của quận Cầu Giấy 31 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và kết quả công tác thu thuế của quận Cầu Giấy 31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Cầu Giấy 35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Cầu Giấy 35 2.2 Thực trạng triển khai thực hiện nghị định 51/2010/NĐ-CP trong thời gian qua tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy 36 2.2.1 Năm 2010 36 2.2.1 Năm 2010 36 2.2.2 Năm 2011 40 2.2.2 Năm 2011 40 2.3 Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn tại chi cục thuế quận Cầu Giấy trong thời gian qua 43 2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn. 43 2 2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn. 43 2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn 43 2.3.2 Tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn 43 2.3.3 Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn 44 2.3.3 Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn 44 2.4 Đánh giá chung về công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Cầu Giấy thời gian qua 45 2.4.1 Thành công và nguyên nhân 45 2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 45 Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quận Cầu Giấy 47 3.1 Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP trong năm 2011 tại chi cục thuế quận Cầu Giấy 47 3.2 Nhóm giải pháp tổng thể nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 47 3.2.1. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn 48 3.2.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn 51 3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng quản lý hóa đơn (ấn chỉ 51 3.2.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai kê khai thuế qua mạng, khuyến khích các doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng sử dụng hóa đơn điện tử 52 3.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ theo hai hướng: củng cố hiểu biết của xã hội về cơ chế quản lý hóa đơn mới và khuyến khích người tiêu dùng nhất là người tiêu dùng cá nhân sử dụng hóa đơn trong các giao dịch 53 3.2.2.4. Tăng cường đẩy mạnh mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 55 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong sử dụng hóa đơn 57 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với Chi cục thuế quận Cầu Giấy 58 3 3.3.1. Quản lý chặt chẽ những đối tượng được mua hóa đơn của Cục thuế 58 3.3.2. Quản lý tổng quát số lượng các đối tượng được tạo và phát hành hóa đơn tự in, đặt in trên địa bàn 60 3.3.3. Có cơ chế phối hợp giữa các đội, kết hợp với cơ chế quy trách nhiệm, cơ chế khen thưởng kỷ luật rõ ràng 61 3.3.4. Một số kiến nghị khác 61 3.4. Điều kiện thực hiện 62 3.4.1. Ý thức tự bảo vệ mình của các đối tượng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử 62 3.4.2. Cơ chế chính sách ổn định 63 3.4.3. Hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý hóa đơn tại cơ quan thuế nói riêng và hiện đại hóa trong công tác quản lý hóa đơn tại DN 63 3.4.4. Cơ chế phối hợp đồng bộ 64 Kết luận 66 LỜI MỞ ĐẦU Để quản lý thu thuế, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều công cụ kinh tế cũng như công cụ quyền lực. Trong đó, hóa đơn được xem như một công cụ quan trọng để quản lý tài chính cũng như nắm bắt được tình hình thực tế sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ phát sinh. Hóa đơn là căn cứ xác nhận quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thanh quyết toán tài chính, kê khai thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế và để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Với ý nghĩa quan trọng đó, Nhà nước ta đã cho ra đời Nghị định 89/2002/NĐ- CP quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Sau hơn 7 năm áp dụng trên cả nước, bên cạnh những đóng góp tích cực trong công tác quản lý thu thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung, Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Nắm bắt được tình hình đó, sau một thời gian nghiên cứu kỹ 4 lưỡng và lấy ý kiến của nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế nghị định 89/2002/NĐ-CP; bên cạnh việc khắc phục những hạn chế trong Nghị định 89, Nghị định 51 cũng đánh dấu một bước ngoặt mang tính đột phá về phương thức quản lý hóa đơn, trao quyền tự chủ cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế lui về phía sau chỉ đóng vai trò hỗ trợ và kiểm tra thực hiện. Do thời gian triển khai gấp rút cùng với sự đổi mới toàn diện trong phương thức quản lý hóa đơn khiến cho không ít đơn vị lúng túng trong việc thực hiện. Đồng thời, sự đổi mới luôn đi kèm với thách thức, Nghị định 51 đưa phương thức quản lý hóa đơn của nước ta phù hợp với tình hình chung của thế giới, tạo thế chủ động cho DN trong sản xuất kinh doanh, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm mà nếu nhà nước ta không có những tác động kịp thời, thì những lợi ích mà nghị định mang lại đối với quản lý thuế nói riêng và quản lý tài chính nói chung sẽ không còn ý nghĩa. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những tác động của Nghị định 51/2010/NĐ-CP trong tình hình hiện nay, cùng với những kiến thức đã được học và tích lũy từ thực tế trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy, nhờ sự hướng dẫn tận tình của TS. Lý Phương Duyên, các thầy cô giáo trong bộ môn thuế và sự giúp đỡ của các cán bộ thuộc các đội thuế tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy, nhất là đội Hành chính – nhân sự - tài vụ và đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy” Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP trên địa bàn quận Cầu Giấy Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quận Cầu Giấy. 5 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ 1.1. Những vấn đề cơ bản về hóa đơn 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hóa đơn 1.1.1.1. Khái niệm về hóa đơn Trên thế giới, hóa đơn được hiểu là một chứng từ thương mại, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói, hóa đơn là chứng từ chi tiết cho một giao dịch, nêu lên bản chất của giao dịch và chi phí của nó. 1.1.1.2. Đặc điểm của hóa đơn Một hóa đơn thường gồm có 3 phần: - Phần thứ nhất bao gồm các thông tin như: 6 Tên, ký hiệu và số hóa đơn (không có hóa đơn nào được phép trùng ký hiệu và số hóa đơn); Ngày lập hóa đơn; Họ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của người mua và người bán, ở những quốc gia mà thanh toán điện tử là phương pháp được ưa chuộng thì trên hóa đơn sẽ có thêm số tài khoản ngân hàng của người mua, người thanh toán (nếu người mua và người thanh toán không là một) và người bán; Ngoài ra còn có thể có thêm các điều khoản về giao hàng và thanh toán. - Phần thứ hai thường chứa đựng các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được giao dịch như: tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, số tiền cho mỗi mục hàng hóa, dịch vụ được liệt kê. - Phần thứ ba thường gồm: tổng số tiền của tất cả các mục; thuế suất, tiền thuế (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký của người mua và người bán. Ngoài ra có thể có thêm các hướng dẫn thanh toán, chính sách trả lại hàng, chính sách thanh toán quá hạn… nếu cần thiết. Đối với những hóa đơn được sử dụng trong thương mại quốc tế, Ủy ban Liên Hợp Quốc về kinh tế Châu Âu (UNECE) đã đưa ra những khuyến nghị về mẫu hóa đơn. Theo đó, có những mô tả chi tiết hơn trên hóa đơn nhằm tạo nên sự thuận tiện hơn cho việc giao nhận quốc tế và thủ tục hải quan. 1.1.2 Các loại và hình thức hóa đơn 1.1.2.1 Các loại hóa đơn Các loại hóa đơn thường được sử dụng gồm: - Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; - Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; - Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp; - Hoá đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm… - Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, với hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan của mỗi quốc gia. 1.1.2.2 Hình thức hóa đơn Hóa đơn thườngđược thể hiện bằng các hình thức sau: 7 - Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ; - Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định của mỗi quốc gia; - Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân. 1.1.3 Vai trò của hóa đơn 1.1.3.1 Đối với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội Các thể nhân và pháp nhân trong xã hội có thể đóng vai trò là người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, có thể vừa đóng vai trò là người tiêu dùng vừa đóng vai trò là người sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Dưới góc độ là người tiêu dùng, Việc lưu giữ hóa đơn sẽ giúp họ chứng minh được quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. Dưới góc độ là người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, bên cạnh việc vạch ra được phương hướng sản xuất và chiến lược kinh doanh hợp lý, họ còn cần phải quản lý tài chính thật chặt chẽ và hiệu quả, đánh giá một cách chính xác nhất kết quả lãi lỗ, xác định đúng chi phí hợp lý, hợp lệ. Trong công tác hạch toán kế toán, hóa đơn là chứng từ gốc, là căn cứ quan trọng để các đơn vị hạch toán doanh thu và chi phí từ đó xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Thông qua hoá đơn, doanh nghiệp dễ dàng hạch toán được các luồng hàng hoá, dịch vụ cũng như sự vận động của các luồng tiền, vốn trong kinh doanh, xác định đúng kết quả kinh doanh, lãi, lỗ của doanh nghiệp. Do vậy, nếu không sử dụng hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật, không quản lý tốt làm hư hỏng, mất mát hay thất lạc hóa đơn thì sẽ không thể đánh giá đúng tình hình sản 8 xuất kinh doanh của đơn vị, không thể đưa ra phương hướng đầu tư đúng và gây khó khăn cho đơn vị trong việc lưu thông hàng hóa. Thêm vào đó, hóa đơn cũng là chứng từ quan trọng làm cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các đơn vị đối với Nhà nước. Khi thực hiện luật thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thực hiện tốt chế độ hóa đơn chứng từ thì các đơn vị sẽ có nhiều thuận lợi trong việc xét khấu trừ thuế, hoàn thuế hay xác định chi phí hợp lý, hợp lệ để tính thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, việc mua bán hàng hóa dịch vụ có hóa đơn chứng từ là biểu hiện của một xã hội văn minh, công khai và minh bạch. 1.1.3.2 Đối với cơ quan thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, số thu từ thuế hàng năm chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, để có thể nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu từ thuế nhằm tăng thu ngân sách một cách hợp lý, Nhà nước ta trong những năm quả đã có những cải cách hợp lý cả về chính sách lẫn cơ chế quản lý nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào nền kinh tế từ đó giúp tạo lập và khai thác thêm được các nguồn thu. Gắn liền với công tác hành thu, công tác quản lý hóa đơn chứng từ đóng góp như là một chìa khóa then chốt giúp kiểm soát và quản lý các nguồn thu, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả thu. Hóa đơn không chỉ là căn cứ cho việc xác định đúng nghĩa vụ thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh đối với Nhà nước mà thông qua đó cơ quan thuế còn có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra được việc kê khai các chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định nghĩa vụ thuế của đơn vị. Thông qua việc kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế phát hiện ra những hành vi gian lận, trốn thuế từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, thu hồi số thuế cho Nhà nước. Hóa đơn nếu quản lý tốt sẽ tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và trong việc thi hành các Luật thuế. Sự minh bạch trong các quy định về hoá đơn đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thực hiện văn bản, từ đó, tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong quá trình thực thi các luật thuế. 9 Các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế luôn tồn tại ở mọi quốc gia, và ở mức độ nào thì còn tùy thuộc vào chính sách và cơ chế quản lý ở mỗi nơi, mà trong đó đóng vai trò then chốt là công tác quản lý hóa đơn. Thực hiện tốt công tác này sẽ hạn chế được tình trạng gian lận, trốn lậu thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước đồng thời tạo dựng được một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 1.2 Những vấn đề cơ bản về hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP 1.2.1 Sự ra đời của nghị định 51/2010/NĐ-CP 1.2.1.1 Sự cần thiết ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP Ngày 07/11/2002, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành,sử dụng, quản lý hóa đơn. Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện nghị định này đã phát huy những hiệu quả nhất định, góp phần phục vụ cho công tác quản lý thu thuế, cụ thể: Nghị định 89/2002/NĐ-CP đã quy định quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan trong việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoán đơn, làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng hóa đơn; Việc triển khai thực hiện nghị định này đã khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa đơn trong các giao dịch, thể hiện: năm 2003 có 186.000 đơn vị sử dụng hóa đơn, đến năm 2008 có gần 330.000 đơn vị sử dụng hóa đơn, tăng 1,77 lần so với năm 2003 với tổng số lượng hóa đơn sử dụng là 945,3 triệu số. Có thể nói hóa đơn đã đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp và thanh toán các khoản chi tiêu của NSNN của các đơn vị sử dụng vốn NSNN, là công cụ quản lý tài chính quan trọng của mỗi đơn vị; Đặc biêt, nghị định này đã đóng vai trò then chốt giúp đảm bảo thực thi thành công hai sắc thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đến nay, nghị định cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế cần được khắc phục, cụ thể: - Thứ nhất, Một số nội dung quy định tại nghị định đến nay không còn phù hợp khi nhà nước ban hành các luật mới thay thế các luật cũ như Luật Doanh nghiệp, Luật kế toán và Luật giao dịch điện tử, chẳng hạn: Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán nhưng việc quản lý và xử lý hóa đơn chưa nhất quán giữa Luật kế toán và nghị định 89/2002/NĐ-CP. Theo quy định, chứng từ kế toán hợp pháp buộc phải có đầy 10 [...]... việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo cơ chế mới 2.2 Thực trạng triển khai thực hiện nghị định 51/2010/NĐ -CP trong thời gian qua tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy Nghị định 51/2010/NĐ -CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cơ quan thuế, ... hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật 1.2.2.4 Quy định về quản lý hóa đơn a, Đối với cơ quan thuế: Việc quản lý hóa đơn của cơ quan thuế được sự hỗ trợ đắc lực của chương trình quản lý hóa đơn ● Quản lý hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in do cơ quan thuế phát hành - Quản lý hóa đơn đặt in: Cục Thuế các địa phương căn cứ danh mục loại hóa đơn do Tổng cục Thuế. .. hành chính hiện nay Tại Nghị định mới này cũng quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên có liên quan trong vấn đề in, phát hành và sử dụng hóa đơn Nghị định cũng làm rõ hơn một số định nghĩa như: In hóa đơn, Hóa đơn hợp pháp, Hóa đơn giả, Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, Hóa đơn hết giá trị sử dụng, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp… Quy định rõ hơn về loại, hình thức và nội dung của hóa đơn. .. phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn của người nộp thuế, doanh nghiệp in trên địa bàn quản lý; kiểm tra công tác quản lý hóa đơn tại các chi cục Thuế Chi 23 cục thuế phối hợp với Cục thuế trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra hoạt động tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn của người nộp thuế; hoạt động in của các doanh nghiệp in trên địa bàn Việc thanh tra về hóa đơn được... luật thuế tại trụ sở người nộp thuế b, Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn: Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc tạo và phát hành, lập hóa đơn theo đúng quy định Không sử dụng hóa đơn bất hợp pháp cũng như không sử dụng bất hợp pháp hóa đơn Hóa đơn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng phải được bảo quản, lưu giữ theo quy định của pháp luật về Thuế và pháp luật về Kế toán - thống kê Hóa đơn phải được bảo quản. .. hỏng hóa đơn xẩy ra tại đơn vị Mọi thông tin về hóa đơn bị mất cháy hỏng đều được đưa lên trang thông tin điện tử của ngành Thuế, của Tổng cục Thuế - Quản lý hóa đơn tự in: Tổng cục Thuế thiết kế mẫu và tạo hóa đơn tự in để sử dụng cho toàn ngành thuế trong việc bán ấn chỉ thuế Trước khi sử dụng cũng phải thông báo phát hành hóa đơn như đối với hóa đơn đặt in Sử dụng chương trình quản lý hóa đơn để... của bên được uỷ nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm) Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm Nghị định cũng quy định rõ thế nào sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, cụ thể: + Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng. .. Thuế quy định, xây dựng danh mục ký hiệu mẫu hóa đơn để sử dụng chung cho Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc Hằng năm, căn cứ vào tình hình năm trước để lập kế hoạch sử dụng, kế hoạch in hóa đơn cho năm sau, từ đó chuẩn bị hợp đồng in và quản lý hợp đồng in với nhà in Cơ quan thuế ở cấp Cục và Chi cục phải thực hiện việc quản lý, sử dụng hoá đơn thống nhất, dựa vào chương trình quản lý hóa đơn để... thể triển khai thực hiện thành công nghị định đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cơ quan thuế và nhất là từ bản thân các doanh nghiệp 1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ -CP Hóa đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thuế và quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như đối với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả... thảo triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ -CP của Chính phủ, góp phần hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của toàn ngành thuế Đồng thời, cùng với việc lấy ý kiến đóng góp về việc xây dựng nội dung thông tư hướng dẫn nghị định 51/2010/NĐ -CP, chi cục cũng đã có công văn gửi ý kiến đóng góp lên cấp trên Để triển khai thực hiện tốt Nghị định và thông tư hướng dẫn, Chi cục thuế quận Cầu Giấy . nhằm tăng cường công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn quận Cầu Giấy 47 3.1 Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện, quản. cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hóa đơn và. và quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP trên địa bàn quận Cầu Giấy Chương

Ngày đăng: 12/11/2014, 09:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan