Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương

97 601 2
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thư viện là cái nôi nuôi dưỡng tri thức của nhân loại thực hiện các chức năng giáo dục, văn hoá, thông tin và giải trí. Sức mạnh của thư viện là khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu, khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. SP DV TTTV là cầu nối giữa giá trị nguồn lực thông tin và người dùng tin. Thông qua hệ thống SP DV TTTV, các cơ quan TTTV có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Ngày nay, thông tin càng trở nên quan trọng. Nhu cầu được cung cấp thông tin nhanh, chính xác, có chọn lọc và nhu cầu giao lưu, hội nhập, hợp tác giữa các thư viện trong và ngoài nước đòi hỏi các thư viện và trung tâm thông tin cần cung cấp những SP DV TTTV có chất lượng ngày càng cao, chính xác và kịp thời tới người dùng tin. Mặt khác, trong xu thế xây dựng, phát triển các thư viện hiện đại, SP DV thông tin đặc biệt được coi trọng. Phương pháp tổ chức các SP – DV TTTV có nhiều đổi mới nhất là các yếu tố phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người dùng tin. Để đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động thư viện, các SP DV TTTV cần phải được hoàn thiện và phát triển, nhằm khai thác tối đa giá trị của nguồn lực thông tin. Trong bối cảnh nền giáo dục Đại học, Cao đẳng nước ta đang chuyển mình, đổi mới phương thức đào tạo, từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của thư viện trường đại học càng đặc biệt quan trọng và cũng phải đổi mới hoạt động của mình để phục vụ mục tiêu này. Hoạt động thư viện của các trường đại học, cao đẳng những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả cao. Thư viện thực sự là “người thầy thứ hai”, là “giảng đường thứ hai” đối với đông đảo giảng viên và sinh viên. Vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được khẳng định. Quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng gắn chặt với quá trình chuyển giao thông tin, tri thức. Các thư viện, trung tâm thông tin có nhiệm vụ biên soạn các sản phẩm và tổ chức các dịch vụ TTTV có chất lượng để có thể phục vụ người dùng tin một cách tốt nhất. Thư viện trường Cao đẳng Hải Dương (CĐHD) cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Song thực tế những năm gần đây, hoạt động thư viện nói chung, công tác phát triển các SP DV TTTV của thư viện trường Cao đẳng Hải Dương nói riêng chưa đáp ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. Cụ thể là: Ngoài các SP DV TTTV như hệ thống mục lục dạng in thành phích, thư mục, dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tại chỗ, cho mượn về nhà, tra cứu tin,…thư viện trường Cao đẳng Hải Dương còn thiếu rất nhiều các SP DV TTTV. Đồng thời, các SP – DV TTTV hiện có cũng chưa đạt chất lượng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thư viện là cái nôi nuôi dưỡng tri thức của nhân loại thực hiện các chức năng giáo dục, văn hoá, thông tin và giải trí. Sức mạnh của thư viện là khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu, khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. SP - DV TTTV là cầu nối giữa giá trị nguồn lực thông tin và người dùng tin. Thông qua hệ thống SP - DV TTTV, các cơ quan TTTV có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động, khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Ngày nay, thông tin càng trở nên quan trọng. Nhu cầu được cung cấp thông tin nhanh, chính xác, có chọn lọc và nhu cầu giao lưu, hội nhập, hợp tác giữa các thư viện trong và ngoài nước đòi hỏi các thư viện và trung tâm thông tin cần cung cấp những SP - DV TTTV có chất lượng ngày càng cao, chính xác và kịp thời tới người dùng tin. Mặt khác, trong xu thế xây dựng, phát triển các thư viện hiện đại, SP - DV thông tin đặc biệt được coi trọng. Phương pháp tổ chức các SP – DV TTTV có nhiều đổi mới nhất là các yếu tố phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người dùng tin. Để đảm bảo sự đồng bộ trong hoạt động thư viện, các SP - DV TTTV cần phải được hoàn thiện và phát triển, nhằm khai thác tối đa giá trị của nguồn lực thông tin. Trong bối cảnh nền giáo dục Đại học, Cao đẳng nước ta đang chuyển mình, đổi mới phương thức đào tạo, từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của thư viện trường đại học càng đặc biệt quan trọng và cũng phải đổi mới hoạt động của mình để phục vụ mục tiêu này. Hoạt động thư viện của các trường đại học, cao đẳng những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ bạn đọc đạt 2 hiệu quả cao. Thư viện thực sự là “người thầy thứ hai”, là “giảng đường thứ hai” đối với đông đảo giảng viên và sinh viên. Vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được khẳng định. Quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng gắn chặt với quá trình chuyển giao thông tin, tri thức. Các thư viện, trung tâm thông tin có nhiệm vụ biên soạn các sản phẩm và tổ chức các dịch vụ TTTV có chất lượng để có thể phục vụ người dùng tin một cách tốt nhất. Thư viện trường Cao đẳng Hải Dương (CĐHD) cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Song thực tế những năm gần đây, hoạt động thư viện nói chung, công tác phát triển các SP - DV TTTV của thư viện trường Cao đẳng Hải Dương nói riêng chưa đáp ứng kịp thời và thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. Cụ thể là: Ngoài các SP - DV TTTV như hệ thống mục lục dạng in thành phích, thư mục, dịch vụ cung cấp tài liệu đọc tại chỗ, cho mượn về nhà, tra cứu tin, …thư viện trường Cao đẳng Hải Dương còn thiếu rất nhiều các SP - DV TTTV. Đồng thời, các SP – DV TTTV hiện có cũng chưa đạt chất lượng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Cao đẳng Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. CHƯƠNG 1 SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG 1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 3  Sản phẩm thông tin thư viện Sản phẩm là khái niệm cơ bản được sử dụng trước tiên và cơ bản trong lĩnh vực kinh tế học và hoạt động thực tiễn của nền sản xuất. Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, có thể đưa ra chào bán trên thị trường. Theo từ điển tiếng Việt “ Sản phẩm là cái do con người tạo ra”. Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam T.3: “ Sản phẩm là kết quả của các quá trình hoạt động hoặc các quá trình. Sản phẩm bao gồm dịch vụ, phần cứng, vật liệu đã chế biến, phần mềm hoặc tổ hợp của chúng. Sản phẩm có thể là vật chất (vd. Các bộ phận lắp ghép hoặc các vật liệu đã chế biến, hoặc phi vật chất (vd. Thông tin, khái niệm hoặc tổ hợp của chúng). Sản phẩm có thể làm ra có chủ định (vd. Dành cho khách hàng), hoặc không được chủ định (vd. chất ô nhiễm hoặc kết quả không mong muốn)”. Dựa vào tính chất lao động tại khu vực các cơ quan TTTV thì sản phẩm TTTV là kết quả của quá trình xử lý thông tin (biên mục, phân loại, định từ khoá, tóm tắt, chú giải,…), do một cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng tin. [18, Tr21].  Dịch vụ thông tin thư viện Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, “dịch vụ là những hoạt động thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Trong hoạt động TTTV, dịch vụ ra đời cùng với sự hình thành của các cơ quan TTTV. Cùng với sự phát triển của hoạt động TTTV, dịch vụ thông tin ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của NDT. 4 Theo tác giả Trần Mạnh Tuấn: Dịch vụ TTTV bao gồm những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan TTTV nói chung. Thư viện là thiết chế văn hoá, giáo dục hoạt động phi lợi nhuận nên dịch vụ TTTV không đặt trọng tâm vào mục tiêu thu nhiều lợi nhuận như hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu quan trọng nhất của dịch vụ TTTV là giúp cơ quan TTTV nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin và giúp NDT tiếp cận, sử dụng có hiệu quả thông tin vào các hoạt động của mình. 1.1.3 Các yếu tố tác động tới chất lượng và hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện Yếu tố chủ quan: Năng lực của cán bộ thông tin thư viện Năng lực của cán bộ TTTV (năng lực của cán bộ thực hiện dịch vụ và tạo ra các sản phẩm thông tin) có thể nói là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được. Năng lực của nhân viên thư viện có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của dịch vụ. Do đó, nhân viên thư viện cần có các kỹ năng chủ yếu mà người thực hiện phải có như: - Có sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ TTTV. - Có kỹ năng giao tiếp với khách hàng (Khả năng phân tích, hiểu đầy đủ, chính xác nhu cầu của NDT, sự thân thiện và lịch sự với NDT). - Có khả năng ngoại ngữ (để tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu, giúp NDT tiếp cận được với thông tin mà không bị rào cản về ngôn ngữ). - Có khả năng sử dụng các nguồn thông tin khác nhau (nguồn tin trên giấy và phi giấy). 5 - Có khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại để khai thác, thu thập thông tin và khả năng tư vấn, hướng dẫn NDT. Yếu tố khách quan: - Đối tượng xử lý thông tin Đối tượng xử lý thông tin là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới các SP - DV TTTV. Bởi vì “Sản phẩm chính là sự phản ánh về đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin về chúng cho NDT” [18, tr. 221] Trước đây, các cơ quan TTTV chỉ chủ yếu giới hạn việc cung cấp thông tin về nguồn tài liệu như: các xuất bản phẩm (sách, tài liệu chuyên khảo, báo, tạp chí,…), các tài liệu chưa xuất bản (luận án, luận văn, báo cáo khoa học,…). Sau này, đối tượng xử lý thông tin còn được mở rộng ra các loại phi văn bản (tranh ảnh, bản đồ, video, tài liêu điện tử,…). Tương ứng với mỗi nhóm đối tượng trên, đã hình thành các tiêu chuẩn xử lý thông tin riêng, hình thành các SP - DV đa dạng hơn,…Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mới, các cơ quan TTTV có thể tạo ra các sản phẩm mà trong đó thông tin được xử lý phong phú, đa dạng, thích hợp cho việc thoả mãn nhu cầu thông tin của NDT. Mặt khác, với mỗi loại hình thư viện khác nhau, mỗi cơ quan TTTV có đối tượng xử lý thông tin, sự đa dạng hay chuyên sâu của mỗi nguồn tin khác nhau đã tác động đến sự phát triển, hiệu quả của mỗi sản phẩm TTTV - Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị phụ trợ Hiện nay, thư viện đã sử dụng rất nhiều các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện các công tác nghiệp vụ cũng như tạo ra được nhiều dịch vụ 6 mới phù hợp với yêu cầu của NDT. Vai trò của nó rất quan trọng như phục vụ các công đoạn xử lý và truyền tải thông tin. Các trang thiết bị xử lý thông tin như: máy đọc mã vạch, máy in mã vạch, các thiết bị khử tử, các thiết bị nghe nhìn như máy tính, tai nghe…các trang thiết bị trên đã cho phép thực hiện được rất nhiều loại dịch vụ đối với NDT (có vai trò cả cho việc tạo lập và quản lý các sản phẩm). Tuy vậy, cần quan tâm chú ý đến sự đồng bộ của các thiết bị: Các trang thiết bị cần có sự tương thích lẫn nhau, đồng thời chúng tạo nền một hệ thống hoàn chỉnh. Các yêu cầu đó cho phép triển khai được các dịch vụ một cách ổn định, mỗi thiết bị sẽ được phát huy đầy đủ mọi khả năng của mình trong việc thực hiện các SP - DV. Trong lĩnh vực hoạt động của các cơ quan TTTV, cụ thể là trong quá trình tổ chức hoạt động, vai trò của CNTT được thể hiện hết sức rõ ràng, nó tác động tới tất cả các quá trình nhằm tạo ra sản phẩm và thực hiện các dịch vụ thông tin, giúp NDT rút ngắn được chi phí về mặt thời gian và cho phép NDT khai thác trực tiếp tới nguồn tài liệu. Trong các quá trình xử lý thông tin thì vai trò của CNTT thể hiện: một mặt phát triển và hoàn thiện các quá trình xử lý thông tin; mặt khác hình thành nên các công nghệ mới cho quá trình này, nhằm mục đích tạo ra được tính đa dạng, phong phú và năng động trong việc tạo ra các SP – DV TTTV của mình. CNTT còn thâm nhập cả vào quá trình tạo lập nội dung thông tin, quá trình phân phối thông tin, quá trình trao đổi và truyền thông tin để hình thành nên các sản phẩm tương ứng, đặc biệt, là việc khai thác, chia sẻ, sử dụng SP – DV TTTV của nhiều cơ quan khác nhau. - Nhu cầu của người dùng tin 7 Nhu cầu của NDT luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động TTTV nói chung và sự phát triển của các SP - DV nói riêng. Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, nhu cầu về SP - DV TTTV rất đa dạng, phong phú. Nhu cầu này được hình thành trên cơ sở nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân từ bản thân sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nền kinh tế, có những nguyên nhân từ nhu cầu phát triển của con người với tư cách là thành viên của xã hội. Để tạo được thông tin thì cần được cung cấp thông tin. Các cơ quan TTTV có chức năng bảo đảm thông tin, thoả mãn nhu cầu thông tin trên cơ sở các sản phẩm, dịch vụ mình tạo ra. Qua khai thác hệ thống SP - DV TTTV, NDT lại tạo ra được những thông tin mới. Cứ như thế chu trình này diễn ra liên tục, không ngừng phát triển và vì thế, nhu cầu về hệ thống sản phẩm dịch vụ TTTV ngày càng gia tăng. Sự tác động của NDT đến các SP - DV TTTV thể hiện ở những khía cạnh: Nội dung thông tin được cung cấp: Đối với những nhóm NDT khác nhau thì nhu cầu thông tin cũng khác nhau, do đó, thông tin đặc trưng cho đối tượng - thuộc tính, thông tin cần được xử lý cũng khác biệt nhau. Bởi điều đó phụ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của NDT. Hình thức thông tin được cung cấp: Để thoả mãn nhu cầu thông tin với chất lượng tốt, các SP - DV TTTV cần dựa trên các yếu tố có liên quan tới tâm lý, thói quen của NDT. Những yếu tố này sẽ góp phần chi phối tới hình thức thông tin được cung cấp. Do đó, thông tin được cung cấp cho họ cũng cần khác biệt nhau về hình thức. Hình thức cung cấp thông tin: Mục tiêu của các dịch vụ TTTV chính là cung cấp thông tin phù hợp đối với NDT cụ thể. Việc cung cấp thông tin cũng 8 phụ thuộc cả vào những điều kiện thu nhận thông tin hay rộng hơn là điều kiện sử dụng dịch vụ thông tin của NDT (địa điểm sử dụng, các điều kiện về thời gian,…). 1.2 Khái quát về trường Cao đẳng Hải Dương 1.2.1 Vài nét về Trường Cao đẳng Hải Dương  Chức năng và nhiệm vụ của Trường Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 9 1.2.2 Thư viện Trường  Lịch sử hình thành và phát triển  Chức năng và nhiệm vụ  Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 10 [...]... không cao) Sự bùng nổ thông tin và tri thức và những áp lực đổi mới giáo dục của 19 ngành, của trường đòi hỏi thư viện các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, thư viện trường CĐHD nói riêng phải có cách thức mới trong việc tạo lập, quản lý và phổ biến thông tin tri thức 1.3 Vai trò của sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện đối với Trường Cao đẳng Hải Dương Trường Cao đẳng Hải Dương tiền thân là Trường. .. TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG 2.1 Sản phẩm thông tin thư viện 2.1.1 Hệ thống mục lục 21 Trong thư viện, các công cụ tra cứu trợ giúp độc giả tìm kiếm thông tin Phương tiện tra cứu vừa là công cụ vừa là sản phẩm thông tin đã qua xử lý, phân tích từ nguồn tài liệu gốc Các phương tiện tra cứu có chức năng quan trọng trong việc khai thác và quản... nếu 20 tổ chức tốt các dịch vụ và phát triển các sản phẩm thì NDT sẽ dễ dàng khai thác được các nguồn tin, thoả mãn nhu cầu thông tin của mình Phát triển các dịch vụ trong thư viện cũng là thúc đẩy vấn đề phát triển yếu tố kinh tế trong thư viện - yếu tố ít được các thư viện hoạt động truyền thống quan tâm khai thác Chính việc phát triển các dịch vụ đã thúc đẩy người cán bộ thư viện năng động, sáng... nguồn thông tin và cơ sở vật chất của thư viện * Đặc điểm nguồn thông tin 1.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện  Các nhóm người dùng tin Căn cứ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Hải Dương có thể phân chia đối tượng NDT thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Nhóm lãnh đạo quản lý Nhóm NDT này bao gồm các thành phần: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các. .. sử dụng sản phẩm TTTV của NDT 29 Hình 2.7: Biểu đồ ý kiến đánh giá của NDT về sản phẩm của thư viện 2.2 Dịch vụ thông tin thư viện 2.2.1 Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc được thư viện trường CĐHD thực hiện thông qua phòng đọc và phòng mượn  Phục vụ đọc tài liệu tại chỗ Đây là dịch vụ truyền thống, giúp cho NDT tiếp xúc trực tiếp tài liệu chứa thông tin Dịch vụ đọc tại chỗ... giúp NDT nhanh chóng tìm kiếm được những thông tin phù hợp với yêu cầu của mình Các dịch vụ thông tin như: dịch vụ phục vụ đọc tại chỗ, dịch vụ cho mượn về nhà, dịch vụ tra cứu tin, …phục vụ kịp thời các yêu cầu tin của giáo viên, sinh viên giúp họ thực hiện các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao Trong điều kiện khối lượng thông tin được tăng lên nhanh chóng, NDT gặp nhiều... nhận xét của NDT về dịch vụ quét ảnh và tài liệu 36 2.2.3 Dịch vụ hỏi đáp Dịch vụ hỏi đáp là hoạt động đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT thực hiện tại cơ quan TTTV Nó được diễn ra giữa cán bộ thư viện và NDT Dịch vụ này được thực hiện chủ yếu tại các phòng đọc và phòng mượn của thư viện khi NDT chưa biết cách sử dụng thư viện, chưa có định hướng các loại tài liệu nào hiện có trong thư viện phù hợp với... những thông tin có tính cập nhật từ các nguồn khác nhau như tạp chí khoa học, luận văn, luận án, internet dưới các dạng: thông tin chỉ dẫn, thông tin dữ kiện, thông tin toàn văn Trước đây, NDT có thói quen khai thác và sử dụng thông tin qua bộ máy tra cứu truyền thống của thư viện Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động thư viện, NDT tăng cường khai thác thông trong các. .. trong thư viện mà NDT phải thực hiện,… Phương thức tổ chức dịch vụ: NDT hỏi trực tiếp cán bộ thư viện, gọi điện thoại trực tiếp cho cán bộ thư viện (di động) hoặc gọi thông qua số máy bàn của thư viện (03203890023) Cán bộ nhận yêu cầu của NDT, đối chiếu với các nguồn tin liên quan nhằm xác định các thông tin phù hợp Dịch vụ hỏi đáp được cán bộ thư viện trường CĐHD rất quan tâm và đáp ứng Bởi vì, các. .. tra cứu thông tin truyền thống giúp độc giả tìm hiểu nguồn thông tin có ở thư viện và các trung tâm thông tin theo các tiêu chí khác nhau Mục lục thư viện là thành phần quan trọng trong công cụ tra cứu thông tin truyền thống Mục lục là tập hợp các phích mô tả thư mục được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin tại một hoặc một số cơ quan TTTV, các phích có thể được sắp xếp theo các . viên, sinh viên (tổng số phiếu 180) SL chọn % SL chọn % SL chọn % 1 Vật lý 80 29.6 35 38.8 45 25.0 2 Toán học 90 33.3 45 50.0 45 25.0 3 Hoá học 92 43.0 46 51.1 46 25.5 4 Công nghệ sinh học. điển Bách khoa Việt Nam, “dịch vụ là những hoạt động thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Trong hoạt động TTTV, dịch vụ ra đời cùng với sự hình thành của các cơ quan TTTV. Cùng. giáo dục như hiện nay - Giảng viên là người trọng tài định hướng, tổ chức các hoạt động học tập, sinh viên là đối tượng chủ động nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải không ngừng học tập nghiên cứu,

Ngày đăng: 12/11/2014, 09:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan