CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO

21 1.7K 1
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ RỦI RO Câu 1: Trường hợp nào dưới đây dư nợ phải phân loại vào nhóm 2? a) Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. b) Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì Agribank nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu. c) Tất cả các trường hợp nêu trên. Tiết b, Khoản 2, Điều 6, Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/3/2012 Câu 2: Trường hợp nào dưới đây dư nợ phải phân loại vào nhóm 4? a) Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. b) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. c) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. d) Tất cả các trường hợp nêu trên. Tiết d, Khoản 2, Điều 6, Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/3/2012 Câu 3: Một khách hàng có 3 khoản nợ, trong đó khoản nợ A phân loại vào nhóm 1, khoản nợ B phân loại vào nhóm 3 và khoản nợ C phân loại nhóm 4. Hỏi khoản nợ B phải phân loại nợ vào nhóm nào? a) Nhóm 4. b) Nhóm 3. c) Nhóm 2. d) Nhóm 1. Khoản 4, Điều 6, Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/3/2012 Câu 4: Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như thế nào? a) Theo định giá của các tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định. b) Theo định giá của Agribank nơi cho vay. c) Theo thoả thuận giữa Agribank nơi cho vay với khách hàng và bên bảo lãnh (nếu có). d) Giá trị của Tài sản bảo đảm tiền vay do Chi nhánh Agribank, khách hàng vay, bên bảo lãnh (nếu có) thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình và cá nhân không thu tiền sử dụng đất. Điều 6, Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 03/2/2007 Câu 5: Giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình và cá nhân, không thu tiền sử dụng đất được xác định như thế nào? 1 a) Theo thoả thuận giữa Agribank nơi cho vay và khách hàng vay vốn. b) Theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng. c) Theo định giá của phía thứ 3 là tổ chức định giá độc lập. d) Theo định giá của Agribank nơi cho vay. Khoản 4.1, Điều 6, Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 03/2/2007 của HĐQT. Câu 6: Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm phải được xác lập như thế nào? a) Lập thành văn bản riêng. b) Ghi trong hợp đồng tín dụng. c) Lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng. Khoản 2, Điều 6, Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 03/2/2007 của HĐQT. Câu 7: Căn cứ vào tỷ lệ khấu trừ do Agribank quy định, tài sản bảo đảm tiền vay được chia thành bao nhiêu loại? a) 8 loại. b) 9 loại. c) 10 loại. Khoản 3, Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 8: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được tính như thế nào? a) Bằng giá trị của tài sản bảo đảm. b) Bằng giá trị tài sản bảo đảm nhân với tỷ lệ khấu trừ quy định. c) Do Agribank nơi cho vay quy định. Khoản 3, Điều 8, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 9: Khi nào giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là bất động sản phải coi bằng không? a) Khi Agribank nơi cho vay đánh giá giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay bằng không. b) Khi Agribank nơi cho vay có quyền phát mại đối với tài sản bảo đảm và thời gian dự kiến tiến hành phát mại tài sản bảo đảm đó dưới 2 năm. c) Khi tài sản đảm bảo không phát mại được hoặc thời gian dự kiến tiến hành phát mại tài sản bảo đảm trên 2 năm. Tiết a, khoản 3, Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 10: Tài sản bảo đảm là bất động sản có tỷ lệ khấu trừ bằng bao nhiêu? a) 65% b) 50% c) 30% Khoản 3, Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. 2 Câu 11: Đối với một tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro chung được tính như thế nào? a) Bằng tỷ lệ trích nhân với tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4. b) Bằng tỷ lệ trích nhân với tổng dư nợ nội bảng. c) Bằng tỷ lệ trích nhân với tổng dư nợ nội bảng và ngoại bảng. Điều 8, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 12: Dự phòng chung được sử dụng như thế nào? a) Dùng để xử lý rủi ro đối với bất kỳ khoản nợ bị rủi ro nào. b) Dùng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ bị rủi ro không rõ nguyên nhân. c) Dùng để xử lý rủi ro khi dự phòng cụ thể bị thiếu. d) Dùng để xử lý rủi ro đối phần dư nợ còn lại, trong trường hợp sau khi phát mại tài sản bảo đảm theo quy định không đủ thu nợ. Khoản 4, Điều 4, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 13: Đối với một khoản nợ có tài sản bảo đảm, số tiền dự phòng cụ thể của khoản nợ đó được tính như thế nào? a) Bằng dư nợ gốc trừ đi giá trị của tài sản bảo đảm của khoản nợ đó, sau đó nhân với tỷ lệ phải trích quy định cho nhóm nợ của khoản nợ. b) Bằng dư nợ gốc trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ đó. c) Bằng dư nợ gốc trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ đó, sau đó nhân với tỷ lệ phải trích quy định cho nhóm nợ của khoản nợ. d) Bằng dư nợ gốc trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ. Khoản 3 Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 14: Khoản nợ nào dưới đây được xem xét là đối tượng để xử lý rủi ro tín dụng? a) Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể. b) Các khoản nợ của cá nhân bị chết hoặc mất tích. c) Các khoản nợ bị phân loại vào nhóm 5. d) Cả 3 trường hợp nêu trên. Điều 5, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày12/4/2012 của HĐTV. Câu 15: Hồ sơ khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể bao gồm những hồ sơ gì? a) Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiếu khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan. b) Hợp đồng tín dụng (bản sao) có xác nhận các kỳ hạn, thời hạn trả nợ; số dư trên hợp đồng tín dụng khớp đúng với sổ sách hạch toán kế toán đến ngày đề nghị xử lý; ghi rõ ngày tháng năm, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký và đóng dấu sao y. 3 c) Bản sao quyết định tuyên bố phá sản của Toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. d) Bản sao báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể. e) Tất cả các hồ sơ nêu trên. Điều 8, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4 /2012 của HĐTV. Câu 16: Hồ sơ khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng bị chết, mất tích bao gồm những hồ sơ gì? a) Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiếu khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan. b) Hợp đồng tín dụng (bản sao) có xác nhận các kỳ hạn, thời hạn trả nợ; số dư trên hợp đồng tín dụng khớp đúng với sổ sách hạch toán kế toán đến ngày đề nghị xử lý; ghi rõ ngày tháng năm, Giám đốc Agribank nơi cho vay ký và đóng dấu sao y. c) Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp. d) Tất cả các hồ sơ nêu trên. Điều 8, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 17: Khái niệm "Nợ" quy địng tại quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR bao gồm những khoản nào dưới đây ? a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi; b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; c) Các khoản bao thanh toán và Các khoản cấp tín dụng khác. d) Tất cả các khoản nợ nêu trên. Khoản 11, Điều 2, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 18: Các khoản nợ do Hội đồng Xử lý Rủi ro tại chi nhánh xét duyệt (biểu 2A) được hạch toán chuyển ra ngoại bảng khi nào? a) Ngay sau khi được Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Chi nhánh chấp thuận và thông báo. b) Sau khi nhận được thông báo chuyển vốn của Tổng giám đốc Agribank. c) Cả hai trường hợp trên đều đúng. Điều 11, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV Câu 19: Thư ký Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Chi nhánh có trách nhiệm gì đối với hồ sơ của các khoản nợ để nghị xử lý rủi ro của Agribank nơi cho vay (nêu tại biểu 2A và 2B)? a) Nhận hồ sơ từ các Agribank nơi cho vay gửi về; kiểm tra, rà soát hồ sơ theo quy định, tóm tắt hồ sơ gửi các thành viên trong Hội đồng Xử lý rủi ro trước khi trình họp Hội đồng Xử lý rủi ro. 4 b) Nhận hồ sơ từ các Agribank nơi cho vay gửi về; kiểm tra, rà soát tính đúng đắn và tóm tắt hồ sơ gửi các thành viên trong Hội đồng Xử lý rủi ro trước khi trình họp Hội đồng Xử lý rủi ro. c) Nhận hồ sơ từ các Agribank nơi cho vay gửi về; kiểm tra, rà soát tính đúng đắn, đầy đủ của bộ hồ sơ theo quy định, tóm tắt hồ sơ gửi các thành viên trong Hội đồng Xử lý rủi ro trước khi trình họp Hội đồng Xử lý rủi ro. Điểm d, khoản 3, điều 9, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 20: Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro của Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Chi nhánh cần phải gửi đến Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Trụ sở chính (qua Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý Rủi ro) khi nào? a) Trước ngày 15 tháng thứ nhất của quý sau, riêng đối với quý IV là trước ngày 15 của tháng 12. b) Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, riêng đối với quý IV là trước ngày 10 của tháng 12. c) Trước ngày 5 tháng thứ nhất của quý sau, riêng đối với quý IV là trước ngày 5 của tháng 12. Khoản 3, Điều 9, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 21: Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Trụ sở chính có phải duyệt danh sách các khoản nợ đã được Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Chi nhánh xét duyệt (biểu 2A) hay không? a) Có. b) Không c) Có thể có, có thể không Điểm b, Khoản 2, Điều 10, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 14/4/2012 của HĐTV. Câu 22: Hàng quý, Hội đồng Xử lý rủi ro tại Chi nhánh quyết định thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng vào thời gian nào? a) Vào ngày 30 của tháng cuối quý, riêng đối với quý IV là vào ngày 30/11. b) Trước ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, riêng quý IV chậm nhất là ngày 10 tháng 12, các Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm cuối ngày 30 /11. c) Vào ngày 10 tháng thứ nhất của quý sau, riêng quý IV là ngày 10 tháng 12 Khoản 2, Điều 3 Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV. Câu 23: Để một khoản nợ được xử lý rủi ro tín dụng bằng nguồn dự phòng cụ thể theo quy định gồm những điều kiện gì? a) Phải là đối tượng xử lý rủi ro. b) Phải có bộ hồ sơ đầy đủ đúng quy định. c) Đã được trích dự phòng rủi ro cụ thể. d) Bao gồm tất cả các điều kiện nêu trên. 5 Điều 6, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV Câu 24: Để một khoản nợ được xử lý rủi ro tín dụng bằng nguồn dự phòng chung theo quy định gồm những điều kiện gì? a) Là đối tượng xử lý rủi ro, có bộ hồ sơ đầy đủ đúng quy định, đã phát mại hết tài sản bảo đảm theo quy định và số tiền thu được không đủ để thu nợ. b) Là đối tượng xử lý rủi ro, có bộ hồ sơ đầy đủ đúng quy định, đã phát mại được một phần tài sản bảo đảm, số tiền thu được đã dùng để thu hết nợ gốc còn nợ lãi chưa thu được. c) Là đối tượng xử lý rủi ro, có bộ hồ sơ đầy đủ đúng quy định, đã phát mại được một phần tài sản bảo đảm, số tiền thu được đủ để thu nợ và đã trích dự phòng chung theo quy định. Điều 4 và 6, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 25: Những trường hợp nào thì được chỉnh sửa số liệu trên hệ thống IPCAS? a) Trường hợp việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ dẫn đến phải chỉnh sửa số liệu trên IPCAS, nhưng việc đó sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu và do vậy phải chỉnh sửa số liệu đồng thời huỷ cơ cấu thời hạn trả nợ để không làm tăng tỷ lệ nợ xấu. b) Trường hợp giao dịch viên nhập số liệu vào hệ thống IPCAS sai lệch so với hồ sơ gốc hoặc đăng ký lại kỳ hạn, số tiền trả nợ chính thức trên hệ thống IPCAS đối với các dự án trung, dài hạn ngay sau khi kết thúc giải ngân mà trước đó đã đăng ký kỳ hạn trả nợ giả định. c) Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ, Agribank nơi cho vay và khách hàng thoả thuận lại lịch trả nợ gốc và lãi theo đúng quy định của pháp luật về ký kết hợp đồng. Khoản 1, Phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR ngày 28/6/2010 về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. Câu 26: Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa số liệu trên hệ thống IPCAS bao gồm những gì? a) Tờ trình theo quy định tại văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS và hợp đồng tín dụng. b) Tờ trình theo quy định tại văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS, hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng kèm theo. c) Tờ trình theo quy định tại văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS, hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng kèm theo, giấy nhận nợ kèm theo phụ lục (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của cán bộ kiểm tra. Mục 3.4, Khoản 3, Phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. Câu 27: Khi nào giao dịch viên được phép thực hiện chỉnh sửa số liệu trên hệ thống IPCAS? a) Khi phát sinh các trường hợp cần chỉnh sửa số liệu trên IPCAS theo quy định tại mục 1, phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. 6 b) Khi có thông báo của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh theo phân cấp uỷ quyền chỉnh sửa số liệu. c) Khi giao dịch viên phát hiện các sai lệch số liệu trên hệ thống IPCAS so với hồ sơ gốc của chi nhánh. Gạch đầu dòng thứ 4, Mục 3.1, Khoản 3 Phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. Câu 28: Một khoản nợ thuộc nhóm 5 có dư nợ 2 tỷ VNĐ và tài sản bảo đảm trị giá 2,5 tỷ VNĐ. Chi nhánh Agribank nơi cho vay đã phát mại tài sản để thu nợ. Sau khi thu được tiền và trang trải các chi phí, Chi nhánh chỉ thu về được 1,5 tỷ để thu nợ. Số dư nợ còn lại là 500 triệu VNĐ có thể được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng nào? a) Bằng dự phòng chung. b) Bằng dự phòng cụ thể. c) Hoặc bằng dự phòng chung hoặc bằng dự phòng cụ thể. Khoản 4, Điều 4, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 29: Một khoản nợ thuộc nhóm 5 có đủ điều kiện xử lý rủi ro, có dư nợ là 2 tỷ VNĐ và tài sản bảo đảm là bất động sản trị giá 3 tỷ VNĐ. Chi nhánh Agribank nơi cho vay đã trích dự phòng cụ thể đầy đủ cho khoản nợ sau khi khấu trừ giá trị khấu trừ của Tài sản bảo đảm. Hỏi số tiền nợ có thể xử lý rủi ro là bằng bao nhiêu? a) Không xử lý được b) 500 triệu VNĐ. c) 2 tỷ VNĐ. Khoản 3, Điều 4, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 30: Một khách hàng có 2 khoản nợ ở nhóm 5, trong đó khoản nợ A có dư nợ 500 triệu VNĐ không có tài sản bảo đảm và khoản nợ B có dư nợ 1 tỷ VNĐ có tài sản bảo đảm là bất động sản trị giá 2 tỷ VNĐ. Chi nhánh Agribank nơi cho vay đã trích dự phòng rủi ro cụ thể đầy đủ cho khách hàng sau khi tính toán giá trị khấu trừ của Tài sản bảo đảm. Hỏi đề nghị xử lý rủi ro nào dưới đây của Chi nhánh là đúng? a) Đề nghị xử lý rủi ro 500 triệu VNĐ đối với khoản nợ A. b) Đề nghị xử lý rủi 500 triệu VNĐ đối với khoản nợ A và 500 triệu VNĐ đối với khoản nợ B. c) Đề nghị xử lý rủi ro 1 tỷ VNĐ đối với khoản nợ B. Khoản 3, Điều 4, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 31: Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý Rủi ro có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của các Chi nhánh, tổng hợp và xử lý rủi ro đối với rủi ro tín dụng đúng hay sai? a) Đúng. b) Sai. Theo Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR việc xử lý rủi ro do Hội động XLRR quyết định. 7 Câu 32: Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý Rủi ro có nhiệm vụ dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank đúng hay sai? a) Đúng. b) Sai. Khoản 2, Điều 2, Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 01/06/2001 của HĐQT. Câu 33: Một khách hàng có 3 khoản nợ ở 3 Chi nhánh, trong đó khoản nợ ở chi nhánh A phân loại vào nhóm 3, khoản ở chi nhánh B phân loại vào nhóm 2 và khoản nợ ở chi nhánh C phân loại nhóm 1. Hỏi khoản nợ vay chi nhánh C phải phân loại nợ vào nhóm nào? a) Nhóm 1 b) Nhóm 2 c) Nhóm 3. Khoản 3, Điều 4, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012. Câu 34: Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay được dùng làm gì? a) Giá trị khấu trừ để tính dự phòng cụ thể của khoản vay b) Cơ sở xác định mức cho vay của Agribank. c) Cho cả hai trường hợp trên. Khoản 2, Điều 6, Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, ngày 03/2/2007 Câu 35: Tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro cụ thể của khoản vay, giá trị tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay được xác định để tính toán giá trị khấu trừ như thế nào? a) Là giá trị của tài sản theo tiến độ hình thành tài sản. b) Tương ứng số tiền đã giải ngân. c) Theo thoả thuận giữa Agribank nơi cho vay và khách hàng. Điểm a, Khoản 3, Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012. Câu 36: Khách hàng A quan hệ tín dụng với Chi nhánh Agribank B có dư nợ tín dụng là 2 tỷ đồng nợ trong hạn thuộc nhóm 1 và được Chi nhánh Agribank B phát hành thư bảo lãnh thanh toán với thời hạn cuối cùng của thư bảo lãnh là hết ngày 29/11/2010, số tiền bảo lãnh là 1 tỷ đồng. Đến hết ngày 29/11/2010 khách hàng A không thực hiện đúng hợp đống thanh toán với bên nhận bảo lãnh, ngày 30/11/2010 Chi nhánh Agribank B phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với bên nhận bảo lãnh (trả nợ thay) và yêu cầu khách hàng A nhận nợ bắt buộc là 1 tỷ đồng. Như vậy theo quy định tại Quyết định 469/QĐ- HĐQT- XLRR tại thời điểm 30/11/2010 dư nợ của khách hàng được phân loại nợ theo phương án nào dưới đây: a) Toàn bộ dư nợ phân loại vào nhóm 2 b)Toàn bộ dư nợ phân loại vào nhóm 3 8 c) Phân loại 2 tỷ vào nhóm 2 và 1 tỷ vào nhóm 3 d)Toàn bộ dư nợ phân loại vào nhóm 4 Điểm b, khoản 3, Điều 6, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV Câu 37: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm cần được hiểu như thế nào là đúng? a) Phần dư nợ của khoản vay không phải trích dự phòng cụ thể. b) Giá trị của tài sản bảo đảm của khoản vay. c) Phần dư nợ được xử lý rủi ro tín dụng. Điểm b, khoản 2, Điều 6, Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/3/2012 của HĐTV Câu 38: Hội đồng Xử lý rủi ro tại Sở giao dịch, chi nhánh loại I, II được phân cấp xét duyệt xử lý các khoản nợ rủi ro cho một khách hàng tính cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi (theo tỷ giá do Agribank công bố) tại thời điểm xử lý như thế nào? a) Đối với khách hàng là tổ chức: 2 tỷ VND trở xuống, đối với các khách hàng khác còn lại: 1 tỷ VND trở xuống. b) Mức 1 tỷ VND trở xuống đối với các loại khách hàng. c) Đối với khách hàng là Tổ chức: 1 tỷ VND trở xuống, đối với các khách hàng khác còn lại: 500 triệu VND trở xuống. d) Đối với khách hàng là Tổ chức: 1 tỷ VND trở xuống, đối với các khách hàng khác còn lại: 300 triệu VNĐ trở xuống. Khoản 1, Điều 7, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 39: Việc Chi nhánh sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng có phải là xoá nợ cho khách hàng không? Các Chi nhánh Agribank nơi cho vay và cá nhân có liên quan có được phép thông báo cho khách hàng không? a) Là xoá nợ cho khách hàng và có thể thông báo cho khách hàng biết. b) Không phải là xoá nợ cho khách hàng, Chi nhánh Agribank nơi cho vay và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng. c) Không phải là xoá nợ cho khách hàng, nhưng Chi nhánh Agribank nơi cho vay có thể thông báo không bằng văn bản cho khách hàng tùy theo mức quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Khoản 5, Điều 4, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 40: Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Sở giao dịch, chi nhánh loại I, II có trách nhiệm gì đối với hồ sơ của các khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro vượt mức phân cấp cho Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Chi nhánh? a) Kiểm tra hồ sơ, xem xét các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của Chi nhánh; nếu đủ điều kiện thì tổng hợp, lập danh sách (Mẫu 2B) kèm theo trình Hội đồng xử lý rủi ro Trụ sở chính. b) Kiểm tra hồ sơ, xem xét các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của Chi nhánh, lập danh sách theo Mẫu 2B, trình Hội đồng Xử lý Rủi ro Trụ sở chính. 9 c) Kiểm tra hồ sơ, xem xét các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của Chi nhánh; tổng hợp, lập danh sách (Mẫu 2B) kèm theo trình Hội đồng Xử lý Rủi ro Trụ sở chính. Điểm C, khoản 3, điều 9, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV Câu 41: Thư ký Hội đồng Xử lý Rủi ro tại Trụ sở chính có trách nhiệm gì đối với hồ sơ của các khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro vượt quyền phân cấp cho Hội đồng Xử lý Rủi ro tại chi nhánh? a) Nhận hồ sơ các khoản nợ vượt quyền phân cấp xử lý từ các Chi nhánh gửi về; kiểm tra và tóm tắt hồ sơ gửi các thành viên trong Hội đồng Xử lý Rủi ro trước khi trình họp Hội đồng Xử lý Rủi ro b) Nhận hồ sơ các khoản nợ vượt quyền phân cấp xử lý từ các Chi nhánh gửi về; kiểm tra, rà soát tính đầy đủ của bộ hồ sơ theo quy định, tóm tắt hồ sơ gửi các thành viên trong Hội đồng Xử lý Rủi ro trước khi trình họp Hội đồng Xử lý Rủi ro. c) Căn cứ hồ sơ trình xử lý rủi ro của chi nhánh và báo cáo kiểm tra của phòng tổng hợp và xử lý rủi ro - Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro, kiểm tra rà soát tính đầy đủ và hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ theo quy định. Điểm C, Khoản 2, điều 10, Quyết định 530/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 12/4/2012 của HĐTV. Câu 42: Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại I được Tổng Giám đốc phân cấp uỷ quyền cấp phép chỉnh sửa số liệu đối với những khoản vay nào? a) Doanh nghiệp có dư nợ đến 5 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 1 tỷ đồng. b) Doanh nghiệp có dư nợ đến 3 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 500 triệu đồng. c) Doanh nghiệp có dư nợ đến 1 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 500 triệu đồng. Tiết a, Mục 2.1, Khoản 2, Phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR ngày 28/6/2010 về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. Câu 43: Giám đốc chi nhánh loại II được Tổng Giám đốc phân cấp uỷ quyền cấp phép chỉnh sửa số liệu đối với những khoản vay nào? a) Doanh nghiệp có dư nợ đến 5 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 1 tỷ đồng. b) Doanh nghiệp có dư nợ đến 3 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 500 triệu đồng. c) Doanh nghiệp có dư nợ đến 1 tỷ đồng và hộ sản xuất, cá nhân có dư nợ đến 500 triệu đồng. Tiết b, Mục 2.1, Khoản 2, Phần II, văn bản 3112/NHNo-XLRR ngày 28/6/2010 về việc chỉnh sửa số liệu trên IPCAS. Câu 44: Trường hợp nào tất cả các chỉnh sửa số liệu trên IPCAS của Chi nhánh bắt buộc phải được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc? 10 [...]... sửa, bổ sung của khách hàng trong trường hợp khách hàng thuộc chi nhánh khác được quy định thế nào? a Chi nhánh khác lập văn bản gửi lên trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro để chỉnh sửa b Chi nhánh khác tự chỉnh sửa, hệ thống sẽ lưu lại lịch sử việc chỉnh sửa này c Chi nhánh khác lập văn bản đề nghị chỉnh sửa gửi lên Trung tâm Công nghệ Thông tin d Chi nhánh khác lập đề nghị gửi kèm hồ sơ khách hàng... ngày 03/08/2010 Câu 65: Theo quy định đăng ký, chỉnh sửa và bổ sung thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS thì việc chỉnh sửa, bổ sung thông tin khách hàng được thực hiện khi có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung của khách hàng trong trường hợp khách hàng thuộc chi nhánh gốc được quy định thế nào? a Chi nhánh gốc lập văn bản gửi Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro để yêu cầu chỉnh sửa b Chi nhánh gốc tự chỉnh... quyết định 1004/QĐ/NHNo-XLRR ngày 03/08/2010 Câu 92: Theo quy định đăng ký, chỉnh sửa và bổ sung thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS, khi chi nhánh khác đề nghị chi nhánh gốc chỉnh sửa bổ sung thông tin thì chi nhánh nào phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin được đề nghị chỉnh sửa? a Chi nhánh gốc b Cả chi nhánh gốc và chi nhánh khác c Chi nhánh khác Khoản 5 điều 21 Quy định đăng ký,... 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 59: Nêu mục đích việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank ? a) Hỗ trợ cho việt quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng b) Hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 13 c) Cả 2 ý trên Theo Điều 1 Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 60: Theo quy định đăng ký, chỉnh sửa và bổ sung... 1004/QĐ/NHNo-XLRR ngày 03/08/2010 Câu 93: Theo quy định đăng ký, chỉnh sửa và bổ sung thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS, hạn chế được tình trạng một khách hàng nhiều mã trên hệ thống IPCAS có mục đích gì? a Đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam b Hạn chế tình trạng khách hàng có nhiều mã, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro và báo cáo thống kê c Cả hai đáp án trên Khoản 2 điều... hàng một cách độc lập c) Cả 2 phương án trên đều đúng 11 Theo Khoản 3.2 Điều 5 Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 50: Trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Chi nhánh phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng như thế nào đối với các khoản cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn? a) Chi nhánh đầu mối thực hiện chấm điểm, xếp hạng cho khách hàng và sau đó thông báo cho các chi nhánh tham gia đồng tài trợ, tham gia... Theo Khoản 1 Điều 5 Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 49: Một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống Agribank sẽ được thực hiện chấm điểm trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như thế nào? a) Một chi nhánh sẽ thực hiện chấm điểm cho khách hàng và thông báo kết quả xếp hạng của khách hàng tới các chi nhánh cho vay b) Từng chi nhánh cho vay phải thực hiện chấm điểm, xếp hạng... điểm muốn thực hiện chấm điểm cho khách hàng b) Là khoảng thời gian mà chi nhánh phải thực hiện và hoàn thành việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng c) Sau khi kết thúc kỳ chấm điểm 30/06, người chấm điểm có thể thực hiện chấm điểm lại kỳ 31/03 d) Cả 3 phương án trên đều đúng Theo Khoản 5 Điều 4 Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 57: Việc chấm điểm khách hàng cá nhân/hộ trên Hệ thống xếp hạng tín dụng... chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp c) Cả hai đáp án đều đúng Khoản 3 điều 1 Quy định đăng ký, chỉnh sửa bổ sung thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS theo quyết định 1004/QĐ/NHNo-XLRR ngày 03/08/2010 Câu 90: Theo quy định đăng ký, chỉnh sửa và bổ sung thông tin khách hàng trên hệ thống IPCAS, khách hàng là tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể và các tổ chức khác, thì việc đăng ký số nhận dạng... 1197/QĐ-NHNo-XLRR Câu 52: Trường hợp khách hàng là Tổ chức kinh tế hạch toán phụ thuộc, Chi nhánh thực hiện chấm điểm như thế nào trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ? a) Thực hiện chấm điểm, xếp hạng cho doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trực tiếp tại chi nhánh nơi cho vay b) Thực hiện chấm điểm, xếp hạng theo doanh nghiệp ủy quyền cho doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Sở giao dịch, chi nhánh c) Không . không? a) Khi Agribank nơi cho vay đánh giá giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay bằng không. b) Khi Agribank nơi cho vay có quyền phát mại đối với tài sản bảo đảm và thời gian dự kiến tiến hành. điểm, xếp hạng cho doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trực tiếp tại chi nhánh nơi cho vay. b) Thực hiện chấm điểm, xếp hạng theo doanh nghiệp ủy quyền cho doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Sở. thoả thuận giữa Agribank nơi cho vay và khách hàng. Điểm a, Khoản 3, Điều 7, Quyết định 469/QĐ-HĐTV -XLRR ngày 30/3/2012. Câu 36: Khách hàng A quan hệ tín dụng với Chi nhánh Agribank B có dư nợ tín

Ngày đăng: 12/11/2014, 08:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan