nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội

63 356 1
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng được Quốc tế hóa, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới. Qua những thành công như việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc khối liên minh Châu Âu – EU, kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ và một thành công lớn gần đây nhất đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Trong bối cảnh đó hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế thực sự là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế của các nước khác ngoài lãnh thổ. Để thực hiện được chức năng cầu nối này thì các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối… đóng vai trò là công cụ thiết yếu và ngày càng trở nên quan trọng. Là một bộ phận chủ yếu trong thanh toán quốc tế, thanh toán xuất nhập khẩu hiện đang là một dịch vụ không thể thiếu trong mỗi ngân hàng, nó đóng vai trò như một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng phát triển, đồng thời còn hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Nắm được tầm quan trọng này, cùng với các Ngân hàng Thương mại trong nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng đã sớm hình thành và phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Là một chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, thì hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội cũng đã được hình thành, phát triển và được quan tâm đúng mức. Từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại bộ phận Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong giao dịch buôn bán, xuất nhập khẩu. Bởi lẽ nó Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng đáp ứng được nhu cầu cả hai phía: người bán hàng đảm bảo nhận được tiền, người mua nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức thuận tiện và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt áp dụng trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Trong năm qua NHTMCPNTVN - CNHN đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động Thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hiệu quả TTXNK theo phương thức Tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội chuyên đề đưa ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ đối với ngân hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề đi sâu vào đánh giá hiệu quả Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp…trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010. Chuyên đề tốt nghiệp dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các cán bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1. Khái niệm Một cách khái quát, Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng(người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng(ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư,gọi là L/C(Letter of Credit),theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba(người thụ hưởng L/C)khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. 1.1.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ Chú giải: (1) Hai bên ký kết hợp đồng, điều khoản áp dụng phương thức L/C. (2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. (3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý để thông báo cho người xuất khẩu hưởng. (4) Ngân hàng thông báo thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu. (5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng. (6),(6’) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán theo yêu cầu L/C gửi về ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán. (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. (8) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi đã nhận tiền hoặc chấp nhận trả tiền. 1.1.3. Nội dung của L/C Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 (6’) Bộ chứng từ Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) Nhà xuất khẩu (Exporter) Nhà xuất khẩu (Exporter) (6’) Bộ chứng từ (4) Thông báo LC (3) Phát hành LC (8) Đòi tiền(2) Đơn mở LC (7) Xuất trình (6) Trả tiền (1) Hợp đồng ngoại thương (5) Giao hàng 6 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau: (1) Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C. (2) Tên và địa chỉ của những người liên quan tới phương thức thư tín dụng. (3) Số tiền của L/C: vừa được ghi bằng số ,vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. (4) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C. * Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C. Bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C. * Thời hạn trả tiền của L/C: Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc quy định của hợp đồng.Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. * Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. (5) Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi trong L/C. (6) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR ), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng. (7) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then chốt của L/C, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C. (8) Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C, đây là nội dung cuối cùng của Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 7 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng L/C. Nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng cam kết sẽ trả tiền khi người xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ. (9) Những điều khoản đặc biệt khác. (10) Chữ ký của Ngân hàng mở L/C. 1.1.4. Phân loại L/C 1.1.4.1. Căn cứ tính chất thông dụng a. Các loại L/C cơ bản * Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C. * Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được đồng ý của người thụ hưởng L/C. * Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này. b.Các loại L/C đặc biệt * L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): Là L/C không huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. * L/C giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. * L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. * L/C dự phòng (Standby L/C) : Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiến ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. * L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. 1.1.5. Ưu nhược điểm của việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ 1.1.5.1. Ưu điểm a. Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định. b. Đối với người bán Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. c. Đối với ngân hàng Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 9 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ky quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. 1.1.5.2. Nhược điểm Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. Với các phương thức thanh toán quốc tế đề cập ở trên, việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các NHTM Việt Nam. 1.2. Hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 1.2.1. Khái niệm Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 10 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính Hiệu quả hoạt động thanh toán TDCT tại các NHTM có thể đánh giá qua một số chỉ tiêu định tính sau: a. Đánh giá qua tỷ lệ rủi ro trong thanh toán. Rủi ro trong thanh toán TDCT là những mất mát thiệt hại xảy ra cho các ngân hàng do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài hoặc là những khoản chi phí phát sinh một cách vô ích. Khi tham gia thanh toán TDCT có thể gặp phải những rủi ro cho các ngân hàng : ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu… Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán TDCT ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy việc xác định được các rủi ro có thể xảy ra và có biện pháp phòng tránh mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. b. Đánh giá qua sự tăng cường và củng cố nguồn vốn cho ngân hàng (đặc biệt là vốn ngoại tệ). Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hay chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO- tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài. Khi hoạt động thanh toán TDCT ngày càng phát triển thì doanh số giao dịch qua các tài khoản này càng lớn. Đặc biệt, khi doanh số thanh toán hàng xuất càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoản này càng lớn, số dư tiền gửi ngoại tệ của NHTM càng cao. Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại ngân hàng mà cụ thể là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài. Đây cũng chính là hiệu quả hoạt động thanh toán TDCT mang lại cho quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 [...]... HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1 Khái quát chung a Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội NHTMCPNTVN- CNHN được thành lập vào ngày 1/3/1985 theo quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (... phương thức L/C Song song với hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, NHTMCPNTVN- CNHN cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Tuy nhiên, do Nguyễn Văn Thịnh TTQT C-K10 34 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất. .. triển khai công tác hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động TTQT NHTMCPNTVN - CNHN là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, vì thế hoạt động thanh toán TDCT của SGD cũng tuân theo các văn bản pháp lý trên 2.2.2 Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hoá nhập khẩu tại NHTMCPNTVN- CNHN... hình thanh toán XNK VCB Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010 ) Chỉ tiêu Mặc dù nghiệp vụ phát hành và thanh toán L/C ở Việt Nam vẫn còn chưa lâu nhưng công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại NHTMCPNTVN- CNHN cũng có nhiều thành tựu a Thứ nhất Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ chi m tỷ trọng lớn trong doanh thu của hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại. .. khách hàng, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống NHNT Việt Nam Thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ đang là một hoạt động chủ yếu của bộ phận thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Bởi lẽ: - Trước hết, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức Thanh toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay - Thứ hai, hầu hết khách hàng. .. phí chi t khấu truy đòi Khi hoạt động này càng phát triển, hiệu quả mang lại từ hoạt động thanh toán TDCT càng cao g Đánh giá qua việc góp phần tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT, ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất Khi nghiệp vụ thanh. .. thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng còn có nhiều hạn chế Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới 2.2.3.1 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại NHNTVN- CNHN Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPNTVN- CNHN tuy chưa thật đều đặn, an toàn và hiệu quả, song đã góp một phần nhỏ bé vào sự... giá thay đổi , tăng ngoại tệ… Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hoá XNK tại Chi nhánh, tuy đã gặt hái được nhiều thành quả nhưng bên cạnh đó vẫn có thể còn một vài vấn đề còn tồn tại, cần tìm được nguyên nhân giải quyết 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HẠN CHẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.3.1 Kết quả đạt được Nguyễn... triển hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán L/C, các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán XNK nhờ đó mà tổng thu phí dịch vụ đã và đang trở thành một nguồn thu lớn của NH Đây là thành tích đáng ghi nhận và Chi nhánh nên phát huy trong thời gian tới 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI... giao dịch thanh toán với Chi nhánh chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu - Thứ ba, do đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần Hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức L/C tại NHTMCPNTVN- CNHN được diễn ra theo một trình tự nhất định theo quy định của Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 2.2.2.1 . nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội để làm chuyên. hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương. Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

    • 1.2.1. Khái niệm

    • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

    • 1.3.2 Các nhân tố chủ quan

    • 2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán L/C

    • 3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

    • 3.2.4. Nâng cao chất lượng Marketing Ngân hàng

    • 3.2.6. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Thanh toán quốc tế

    • 3.2.7. Nâng cao chính sách khách hàng

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan