mô phỏng các loại điều chế thông qua phần mềm matlap

40 547 1
mô phỏng các loại điều chế thông qua phần mềm matlap

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang LỜI NÓI ĐẦU Vào đầu thế kỷ 20 Marconi thành công trong việc liên lạc vô tuyến qua Đại Tây Dương, Kenelly và Heaviside phát hiện một yếu tố là tầng điện ly hiện diện ở tầng phía trên của khí quyển có thể dùng làm vật phản xạ sóng điện từ. Những yếu tố đó đã mở ra một kỷ nguyên thông tin vô tyuến cao tần đại quy mô. Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một bước ngoặt trong thông tin vô tuyến. Thông tin tầm nhìn thẳng - lĩnh vực thông tin sử dụng băng tần số cực cao (VHF) đã được nghiên cứu liên tục sau chiến tranh thế giới - đã trở thành hiện thực nhờ sự phát triển các linh kiện điện tử dùng cho VHF và UHF, chủ yếu là để phát triển ngành rađa.Với sự gia tăng không ngừng của lưu lượng truyền thông, tần số của thông tin vô tuyến đã vươn tới các băng tần siêu cao (SHF) và cực cao (EHF). Vào những năm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh đã được thực hiện và phương pháp chuyển tiếp bằng tán xạ qua tầng đối lưu của khí quyển đã xuất hiện. Do những đặc tính ưu việt của mình như dung lượng lớn, phạm vi thu rộng, hiệu quả kinh tế cao, thông tin vô tuyến được sử dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình quảng bá, vô tuyến đạo hàng, hàng không, quân sự, quan sát khí tượng, liên lạc sóng ngắn, thông tin vệ tinh - vũ trụ v.v Tuy nhiên, can nhiễu với lĩnh vực thông tin khác là điều không tránh khỏi, bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng chung phần không gian làm môi trường truyền dẫn. Chính vì thế điều chế tín hiệu là một phần không thể thiếu được trong truyền dẫn của thông tin vô tuyến. Điều chế giúp chúng ta có thể truyền đi thông tin hoặc tín hiệu mong muốn và nhận được những tín hiệu mà mình muốn có. Đồ án được chia làm ba phần : CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƯƠNG 2: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐIỀU CHẾ CHƯƠNG 3: ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ LOẠI TÍN HIỆU VÀ VÍ DỤ MINH HỌA Trong khi tìm hiểu em còn nhiều thiếu sót mong thầy giáo Nguyễn Vũ Anh Quang và các bạn góp ý để bài làm hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! SVTH: Lê Hoài Giang Trang 1 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 6 1.1. Sơ đồ và chức năng cơ bản 6 1.2. Các môi trường truyền dẫn 7 1.2.1.Môi trường truyền dẫn bằng cáp kim loại 7 1.2.2.Môi trường truyền dẫn cáp quang 8 1.2.3.Môi trường truyền dẫn vô tuyến 8 CHƯƠNG II: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐIỀU CHẾ 10 2.1. Tín hiệu điều chế 10 2.2. Tín hiệu sóng mang 10 2.3. Điều chế 10 2.3.1.Điều chế 10 2.3.2.Điều kiện điều chế 10 2.3.3.Sự cần thiết của điều chế 10 2.4. Phân loại điều chế 11 2.4.1. Phân loại theo tín hiệu đưa vào điều chế 11 2.4.2. Phân loại theo sự thay đổi của các tham số của sóng mang 11 2.4.2.1. Điều chế biên độ 11 2.4.2.2. Điều chế tần số 11 2.4.2.3. Điều chế pha 11 2.4.2.4. Điều chế QAM (Quature Amplitude Modulation) 12 CHƯƠNG III : ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ LOẠI TÍN HIỆU VÀ VÍ DỤ MINH HỌA 13 3.1. Điều chế biên độ 13 3.1.1. Điều chế biên độ tương tự (AM) 13 3.1.2. Điều chế biên độ số (ASK) 17 3.1.3. Mô phỏng tín hiệu AM bằng phần mềm Matlap 18 3.2. Điều chế tần số và điều chế pha 21 3.2.2. Điều chế FSK 27 3.2.3. Điều chế PSK 28 3.2.3.1. Điều chế pha 2 trạng thái (2 PSK) 28 3.2.3.2. Điều chế pha 4 trạng thái (QPSK) 29 3.2.3.3. Mô phỏng Matlap với tín hiệu điều tần và điều pha 31 3.3. Điều chế QAM 32 3.3.1. Định nghĩa 32 SVTH: Lê Hoài Giang Trang 2 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang 3.3.2. Điều chế QAM 16 trạng thái (điều chế 16 QAM) 32 3.4. Điều chế nhị phân 34 3.4.1. Điều chế nhị phân 34 3.4.2. Điều chế khóa dịch biên độ nhị phân (BASK) 34 3.4.3. Điều chế khóa dịch pha nhị phân (BPSK) 36 3.4.4. Điều chế khóa dịch tần nhị phân (BFSK) 37 TỔNG KẾT 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 SVTH: Lê Hoài Giang Trang 3 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các phần tử của hệ thống thông tin 6 Hình 3.1 : Điều chế tín hiệu AM mức thấp 13 Hình 3.2 : Điều chế tín hiệu AM mức cao 13 Hình 3.3: Dạng tín hiệu V, V0 và VAM 14 Hình 3.5 : Điều chế AM đơn âm 15 Hình 3.6: Điều chế AM bằng một diot 16 Hình 3.7 : 17 Hình 3.8: Điều chế ASK 17 Hình 3.9: Tín hiệu điều chế ASK 18 Hình 3.10: Mô phỏng tín hiệu bằng phần mềm 21 Hình 3.13: Điều chế PM 24 Hình 3.17: Dạng sóng của mạch điều chế tần số 27 Hình 3.19: Tín hiệu điều chế và sóng mang sau điều chế của FSK 28 Hình 3.20: 28 32 Hình 3.26: Điều chế on-off: dạng sóng, bộ điều chế, phổ 35 Hình 3.27: 36 Hình 3.28: Điều chế PRK: dạng sóng, bộ điều chế, phổ 37 Hình 3.29: Bộ thu tương quan PRK 37 Hình 3.30: Điều chế BFSK: dạng sóng, bộ điều chế, phổ 38 SVTH: Lê Hoài Giang Trang 4 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của các từ Chức năng BER Bít Error Rate Số bít bị lỗi FSK Frequency Shift Keying Điều chế tần số số AM Amplitude Modulation Điều chế biên độ tương tự ASK Amplitude Shift Keying Điều chế biên độ số QAM Quature Amplitude Modulation Điều biên cầu phương PSK Phase Shift Keying Điều chế pha số BASK Binary Amplitude Shift Keying Điều chế khóa dịch biên độ nhị phân OOK On –off keying Điều chế khoa on-off STR Symbol Timing Recovery Bộ khôi phục đồng bộ BPSK Binary Phase Shift Keying Điều chế khóa dịch pha nhị phân BFSK Binary Frequency Shift Keying Điều chế khóa dịch tần nhị phân QPSK Quadrature Phase Shift Keying Điều chế khóa pha cầu phương FM Frequency Modulation Điều chế tần số tương tự DFM Differential Frequency Modulation Phổ của tín hiệu điều tần số SVTH: Lê Hoài Giang Trang 5 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. Sơ đồ và chức năng cơ bản Hình 1.1: Các phần tử của hệ thống thông tin Có ba phần căn bản của bất cứ hệ thống thông tin nào cũng phải có: Máy phát, máy thu và kênh truyền. Mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc truyền dẫn tín hiệu. Máy phát xử lý tín hiệu đầu vào và tạo ra tín hiệu có những đặc tính thích hợp với kênh truyền dẫn. Quá trình xử lý tín hiệu để truyền dẫn chủ yếu là điều chế và mã hóa (modulation and coding). Kênh truyền là môi trường giữa điểm phát và điểm thu. Kênh truyền có thể là cáp đôi, cáp đồng trục, cáp quang, hay môi trường vô tuyến. Mọi kênh truyền đều gây ra độ suy hao và độ tổn thất truyền dẫn. Vì thế cường độ tín hiệu bị suy giảm dần theo khoảng cách truyền. Máy thu lấy tín hiệu đầu ra từ kênh truyền để xử lý và tái tạo ngược lại tín hiệu ở đầu phát. Các hoạt động của máy thu bao gồm khuếch đại để bù vào tổn hao truyền dẫn, giải điều chế, giải mã tín hiệu đã được điều chế và mã hóa ở máy phát. Bộ lọc cũng là một phần quan trọng trong máy thu dùng để chọn lọc tín hiệu mong muốn từ kênh truyền. Có rất nhiều ảnh hưởng không mong muốn xuất hiện trong quá trình truyền dẫn tín hiệu. Suy hao là một ảnh hưởng không mong muốn do gây ra suy giảm cường độ tín hiệu tại máy thu. Các hiệu ứng khác như méo (distortion), nhiễu (noise), tạp âm (interference) làm cho dạng tín hiệu bị thay đổi do đó có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Méo là hiện tượng ảnh hưởng đến dạng sóng tín hiệu gây ra bởi đáp ứng không lý tưởng của hệ thống như mong muốn. Không giống như nhiễu và can nhiễu, khi không có tín hiệu thì không có méo. Nếu kênh truyền là tuyến tính nhưng đáp ứng có méo thì SVTH: Lê Hoài Giang Trang 6 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang méo này có thể được sửa, hoặc có thể giảm thiểu bằng bộ lọc đặc biệt gọi là bộ cân bằng. Can nhiễu là những tín hiệu tác động từ những nguồn tín hiệu khác vào tín hiệu cần truyền như các máy phát khác, đường dây điện. Can nhiễu thường xuất hiện trong các hệ thống vô tuyến do những anten thường thu nhiều loại tín hiệu đồng thời. Các bộ lọc thường được sử dụng để loại bỏ can nhiễu có tần số ngoài dải tần của tín hiệu truyền dẫn mong muốn. Nhiễu hay là các tín hiệu điện ngẫu nhiên sinh ra bởi các quá trình vật lý trong hệ thống và cả từ bên ngoài. Khi nhiễu tác động vào tín hiệu truyền có thể làm giảm chất lượng của tín hiệu hay có thể làm hỏng đường truyền. Bộ lọc dùng để giảm nhiễu một phần nhưng nhiễu không thể loại bỏ hoàn toàn. Nhiễu là một thành phần cơ bản tạo ra những giới hạn trong hệ thống truyền thông. 1.2. Các môi trường truyền dẫn Truyền dẫn là quá trình truyền tải thông tin giữa các điểm kết nối trong một hệ thống hay trong mạng viễn thông. Môi trường truyền dẫn có hai loại là hữu tuyến (có dây) và vô tuyến (không dây). Môi trường truyền dẫn hữu tuyến bao gồm các loại đường dây thông tin như cáp đồng nhiều đôi, cáp đồng trục, sợi quang… Môi trường truyền dẫn vô tuyến là khoảng không bao quanh Trái đất, chính là các tầng khí quyển, tầng điện ly và khoảng không vũ trụ khác (không phải chân không). 1.2.1. Môi trường truyền dẫn bằng cáp kim loại Cáp kim loại là một môi trường truyền dẫn lý tưởng cho việc kêt nối các thuê bao viễn thông. Có hai loại cáp kim loại chính là cáp đôi phù hợp cho truyền tốc độ thấp và cáp đồng trục được dùng cho phân cấp tốc độ cao. • Cáp đôi: thường được dùng cho dữ liệu tương tự. Chất cách điện được làm bằng giấy. Tuy nhiên nếu được làm bằng nhựa thì tốt hơn (không nhạỵ cảm với độ ẩm, suy hao ít tại các tần số cao…) do đó nó được dùng nhiều trong cáp đôi hiện đại. Phần dẫn điện thường được làm bằng đồng với nhiều loại đường kính khác nhau. Các sợi lõi trong cáp được xoắn vào nhau theo cặp 2 hoặc 4 dây tùy vào ứng dụng cụ thể. Phần lõi chính của cáp kim loại được hình thành nhờ các cặp dây xoắn (2 hay 4) theo các lớp đồng tâm. Các cặp xoắn này được đặt liên tiếp nhau và được thay đổi một cách ngẫu nhiên để giảm sự mất cân bằng. SVTH: Lê Hoài Giang Trang 7 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang • Cáp đồng trục: dùng cho cả hai hệ thống ghép kênh tần số FDM và hệ thống ghép kênh theo thời gian TDM. Cáp này bao gồm lõi kim loại ở chính giữa và một lớp dẫn khác bao phủ bên ngoài có hình ống. Lớp dẫn hình ống bên ngoài có lớp bảo vệ chống ảnh hưởng của can nhiễu nên có thể không gây nhiễu và không bị ảnh hưởng bởi các sợi cáp xung quanh… Phần lõi bên trong bao gồm nhiều sợi dây đồng. Phần dẫn bên ngoài được cấu tạo từ các lá đồng, trong một số loại cáp thì nó được hàn chặt thành ống. Cáp đồng trục có thể thực hiện cho các tuyến truyền dẫn dung lượng cao (10800 kênh thoại trong hệ thống FDM). Chúng thường được lắp đặt theo từng đôi thực hiện thông tin trên hai hướng giữa các tổng đài nơi có lưu lượng tải tập trung cao. 1.2.2. Môi trường truyền dẫn cáp quang Truyền sóng trên môi trường cáp quang. Tuyến thông tin cáp quang gồm cả sợi quang và thiết bị thông tin quang. Thiết bị thông tin quang gồm: chuyển đổi mã nhánh phát, chuyển đổi mã nhánh thu, chuyển đổi tín hiệu điện - quang, quang – điện… Đặc điểm: băng thông rộng, cự li dài không cần bộ lặp: đặc tính mất mát tín hiệu là rất thấp khoảng 0,2 dB/km. So sánh với các phương tiện khác như đôi dây trần khoảng 30 dB/km. Ít chịu ảnh hưởng bởi nhiễu, an toàn, giá thành bảo dưỡng thấp, kích thước gọn nhẹ, linh hoạt…. 1.2.3. Môi trường truyền dẫn vô tuyến Thông tin được truyền đi xa nhờ sóng điện từ. Môi trường truyền sóng (khí quyển trên mặt đất, vũ trụ, nước…) chung cho nhiều kênh vô tuyến. Ưu điểm nổi bật so với truyền bằng dây cáp là không cần bất kỳ một đường dây nào, lắp đặt nhanh gọn không cần đào bới, chi phí đầu tư ít. Các tính chất của kênh truyền thông vô tuyến: • Sóng vô tuyến lại những tần số này truyền thẳng gọi là truyền dẫn tầm nhìn thẳng, dễ bị tác động bởi vật chắn. • Có độ suy hao lớn (tần số càng cao, suy hao càng lớn), thường đạt tới 140 đến 160 dB, khuếch đại tín hiệu khó vì sẽ khuếch đại cả tạp âm. • Độ suy hao của kênh vô tuyến thay đổi trong phạm vi rộng. Cường độ trường điện từ tại điểm thu tỉ lệ nghịch với bình phương quảng đường mà sóng đi qua. SVTH: Lê Hoài Giang Trang 8 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang • Độ suy giảm của kênh thông tin vô tuyến biến đổi còn do sự biến đổi các tham số khí quyển Trái đất. • Méo tín hiệu phát đi do hạn chế về phổ tần của nó (năng lượng tập trung ở dải tương đối hẹp). • Cạn kiệt về tần số do ngày càng có nhiều hệ thống vô tuyến xuất hiện. SVTH: Lê Hoài Giang Trang 9 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang CHƯƠNG II: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐIỀU CHẾ 2.1. Tín hiệu điều chế Là các tín hiệu tin tức cần truyền đi (tín hiệu số và tín hiệu tương tự bao gồm: tín hiệu thoại, truyền hình, số liệu…) có tần số thấp. 2.2. Tín hiệu sóng mang Là các tín hiệu điện cao tần có thể tải (mang) được thông tin. Tín hiệu cao tần ở đây mang tính chất tương đối. Một tín hiệu điện cao tần có thể làm sóng mang cho một tín hiệu điều chế này nhưng lại không thể làm sóng mang cho một tín hiệu điều chế khác và chính nó có khi lại trở thành tín hiệu điều chế cho một sóng mang có tấn số cao hơn. Một sóng mang tiêu biểu có công thức toán học là: U(t) = A sin (ωt + ϕ) Trong đó: A là biên độ của sóng mang ω = 2πf là tần số góc của sóng mang f là tần số của sóng mang ϕ: pha của sóng mang Các tham số A, f và ϕ đều có thể mang thông tin. 2.3. Điều chế 2.3.1. Điều chế Điều chế là quá trình biến đổi một trong các tham số sóng mang cao tần (biên độ, hay tần số, hay pha) tỷ lệ với tín hiệu băng gốc BB (Base Band) 2.3.2. Điều kiện điều chế 1. Tần số sóng mang cao tần f c (frequency carry), f c ≥ (8 ÷ 10) F max Trong đó: F max : tần số cực đại tín hiệu điều chế băng gốc 2. Thông số sóng mang cao tần biến đổi tỷ lệ với biên độ tín hiệu điều chế Bandbase mà không phụ thuộc vào tần số của nó. 3. Biên độ sóng mang cao tần V ω > V m (biên độ tín hiệu điều chế băng gốc) 2.3.3. Sự cần thiết của điều chế Trong thông tin vô tuyến: do các tín hiệu tin tức (tín hiệu tương tự và tín hiệu số) thường có tần số thấp nên rất khó trực tiếp bức xạ thành sóng điện từ để truyền đi xa, nếu có thể bức xạ được thì năng lượng bức xạ cũng rất yếu và đòi hỏi phần tử bức SVTH: Lê Hoài Giang Trang 10 [...]... môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang 2.4.2.4 Điều chế QAM (Quature Amplitude Modulation) Là phương pháp điều chế kết hợp cả điều chế biên độ ASK và điều chế pha PSK Với điều chế này thì khi tín hiệu điều chế tác động vào sóng mang thì cả biên độ và pha của sóng mang đều thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế SVTH: Lê Hoài Giang Trang 12 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang CHƯƠNG III : ĐIỀU CHẾ... Mạch điều chế tương tự FM SVTH: Lê Hoài Giang Trang 26 Đồ án môn học GVHD: Nguyễn Vũ Anh Quang U (a) t (b) t (c) t Hình 3.17: Dạng sóng của mạch điều chế tần số a) Tín hiệu điều chế b) Sóng mang c) Tín hiệu sau khi điều chế M0 3.2.2 Điều chế FSK Khi tín hiệu điều chế là tín hiệu số LO0 thì điều chế tần số được gọi là FSK (Frequency Shift Keying: khóa dịch tần số) Tín hiệu đã điều chế Σ Tín hiệu điều chế. .. Mô phỏng tín hiệu bằng phần mềm 3.2 Điều chế tần số và điều chế pha 3.2.1 Điều chế tần số và pha (FM, PM) PM là dạng điều chế pha trong đó tần số sóng mang cao tần không đổi, chỉ có pha sóng mang cao tần biến đổi tỷ lệ với điều chế • Nếu như tín hiệu băng gốc làm thay đổi tần số sóng mang ta có điều chế tần số FM • Nếu như tín hiệu băng gốc làm thay đổi pha ban đầu ta có điều chế pha PM Ta có mối quan... biên độ của các xung kích thích thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế nên dao động lấy ra trên khung LC cũng có biên độ biến thiên đúng theo quy luật của tín hiệu điều chế Đây chính là tín hiệu đã điều chế biên độ hình 4.3 (e) 3.1.2 Điều chế biên độ số (ASK) Điều chế ASK là điều chế biên độ áp dụng cho tín hiệu điều chế là tín hiệu số Hình 3.8: Điều chế ASK • S(t): tín hiệu điều chế (tín hiệu... chuyển phổ của thông tin cần truyền lên các vùng khác nhau sau đó mới truyền chung trên một đường truyền dẫn Nhờ sự khác nhau về vùng phổ của các tín hiệu truyền đi mà phía thu dễ dàng thu được tín hiệu 2.4 Phân loại điều chế 2.4.1 Phân loại theo tín hiệu đưa vào điều chế - Điều chế tương tự: tín hiệu điều chế là tín hiệu tương tự - Điều chế số: tín hiệu điều chế là tín hiệu số 2.4.2 Phân loại theo sự... ta thu được thành phần cơ bản là S(t).Asinωt và một số thành phần khác (ví dụ A.sin2ωt, S(t).A sin3ωt ) Tín hiệu này được đưa qua bộ lọc thông giải để loại bỏ các thành phần không mong muốn Kết quả ở đầu ra của bộ lọc ta thu được tín hiệu đã điều chế biên độ (ASK) là S(t).Asinωt Dạng sóng ra sau điều chế được mô tả ở hình 4.5 Điều chế ASK có ưu điểm là mạch điện điều chế và giải điều chế đều rất đơn... sóng mang fo đi qua, cổng truyền dẫn M 1 được điều khiển cho sóng mang f1 đi qua Mạch cộng Σ kết hợp các tín hiệu ở ngõ ra của các cổng truyền dẫn Mo và M1 Kết quả là ở ngõ ra của mạch cộng ta thu được sóng mang đã điều chế 2 FSK gồm hai tần số f0 và f1 ứng với các bit số liệu đưa vào điều chế Hình 3.19: Tín hiệu điều chế và sóng mang sau điều chế của FSK 3.2.3 Điều chế PSK 3.2.3.1 Điều chế pha 2 trạng... pha 2 trạng thái (2 PSK) (a) (c) Hình 3.20: (a): Sơ đồ khối của mạch điều chế 2 PSK (b): Dạng sóng của điều chế 2 PSK (c): Biểu đồ pha của điều chế pha 2 PSK (b) Điều chế pha hai trạng thái là điều chế mà sau khi điều chế sóng mang đã điều chế có hai trạng thái pha so với pha của sóng mang chưa điều chế Số liệu nhị phân cần điều chế trước hết được đưa vào mạch chuyển mã để biến đổi từ mã NRZ đơn cực... 3.2.3.2 Điều chế pha 4 trạng thái (QPSK) Điều chế pha 4 trạng thái còn được gọi là điều chế 4 PSK hay điều chế cầu phương pha hay điều chế QPSK, là phương thức điều chế pha mà sóng mang sau điều chế có 4 trạng thái pha, mỗi trạng thái pha mang hai bit thông tin Z1 Tín hiệu điều chế Chuyển mã Biến đổi nối tiếp sang song song M1 S1(t) Tín hiệu QPSK VCO 90o Chuyển mã Z2 S2(t) M2 Hình 3.21: Sơ đồ khối của điều. .. điều chế là: U (t ) = A 2 cos(ωt + ϕ o + 0) Khi số liệu điều chế là bit 1 thì d(t) = 1 và sóng mang sau điều chế là: U (t ) = A 2 cos(ωt + ϕ o + π ) Như vậy sóng mang sau điều chế pha có hai trạng thái là đồng pha với sóng mang chưa điều chế (khi điều chế bit 0) và ngược pha với sóng mang chưa điều chế (khi điều chế bit 1) Phía thu sẽ dựa vào sự chuyển pha của sóng mang để thực hiện giải điều chế 3.2.3.2 . 13 3.1.2. Điều chế biên độ số (ASK) 17 3.1.3. Mô phỏng tín hiệu AM bằng phần mềm Matlap 18 3.2. Điều chế tần số và điều chế pha 21 3.2.2. Điều chế FSK 27 3.2.3. Điều chế PSK 28 3.2.3.1. Điều chế pha. 8 CHƯƠNG II: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐIỀU CHẾ 10 2.1. Tín hiệu điều chế 10 2.2. Tín hiệu sóng mang 10 2.3. Điều chế 10 2.3.1 .Điều chế 10 2.3.2 .Điều kiện điều chế 10 2.3.3.Sự cần thiết của điều chế 10 2.4 đã điều chế biên độ hình 4.3 (e). 3.1.2. Điều chế biên độ số (ASK) Điều chế ASK là điều chế biên độ áp dụng cho tín hiệu điều chế là tín hiệu số. Hình 3.8: Điều chế ASK • S(t): tín hiệu điều chế

Ngày đăng: 11/11/2014, 13:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1. Môi trường truyền dẫn bằng cáp kim loại

  • 1.2.2. Môi trường truyền dẫn cáp quang

  • 1.2.3. Môi trường truyền dẫn vô tuyến

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan