Luận văn: Quan hệ tài chính Việt Nam Lào, thực trạng và giải pháp

62 747 2
Luận văn: Quan hệ tài chính Việt Nam  Lào, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay quan hệ Việt Lào đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, phức tạp mới. Trong những năm qua, quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào không ngừng cải thiện. Nhất là Việt Nam và Lào cùng chung là thành viên của ASEAN, quan hệ tài chính giữa hai nước càng có cơ hội phát triển.

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 21 Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 23 Bảng 2.3: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành thời kì 1993 – 2005 26 Bảng 2.5: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ thời kì 1993 – 2005 29 Bảng 2.10: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 33 SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính MỤC LỤC 2.1.4.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành 26 2.1.4.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ 29 2.1.4.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư 33 3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào 44 3.3.1. Giải pháp vĩ mô 44 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 44 3.3.1.2 Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư 46 3.3.1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư 47 3.3.1.4. Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước 49 3.3.1.5. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào 50 3.3.2. Giải pháp vi mô 51 3.3.2.1 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư của Lào 51 3.3.2.2 Hoàn thiện năng lực quản lí dự án 52 3.3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ 52 3.3.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào 54 SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động tài chính trong những năm qua giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ ở từng khu vực ở từng quốc gia. Hoạt tài chính luôn tồn tại và phát triển khẳng định được vai trò của nó trong mọi nền kinh tế. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, hoạt động tài chính thế giới không chỉ phát triển mạnh mẽ về bề rộng mà cả về bề sâu và mỗi quốc gia đều có những chính sách của mình để thúc đẩy hoạt động tài chính nhất là Việt Nam và thế giới nói chung, Việt Nam và Lào nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay. “Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi thế của đất nước tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại, là chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Trong chiến lược đó hoạt động thương mại và tài chính được coi là tác nhân liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, là động lực của quá trình mở cửa và hội nhập, là đòn bẩy phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang hoàn thiện các chính sách ngoại thương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần tham gia vào hoạt động tài chính, kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới và thị trường Việt Nam với thị trường Lào, phát huy tiềm năng của đất nước, tiếp nhận vốn kỹ thuật và trình độ quản lý từ nước ngoài và xây dựng mối quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Đặc biệt là mối quan hệ kinh tế Việt Nam với Lào là mối quan hệ có cội nguồn từ xa xưa, được xây đắp bởi công sức của bao thế hệ, là quan hệ của hai quốc gia láng giềng gần gũi, thân thiện, cùng giúp đỡ lẫn nhau chia ngọt sẻ bùi. SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Hiện nay quan hệ Việt - Lào đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, phức tạp mới. Trong những năm qua, quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào không ngừng cải thiện. Nhất là Việt Nam và Lào cùng chung là thành viên của ASEAN, quan hệ tài chính giữa hai nước càng có cơ hội phát triển. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động tài chính Việt - Lào đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của nền tài chính hai nước, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chương trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thương mại giữa hai nước, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển tài chính, kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Đinh Trọng Thịnh, em mạnh dạn chọn đề tài: “Quan hệ Tài Chính Việt Nam – Lào, thực trạng và giải pháp” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào. Những nội dung chủ yếu được trình bày trong chuyên đề bao gồm các chương sau: Lời nói đầu . Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan hệ tài chính Việt Nam và Lào. Chương II : Thực trạng quan hệ tài chính Việt Nam – Lào từ năm 2005 đến nay. SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương III : Những định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào. Kết luận. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Trọng Thịnh - giáo viên trực tiếp hướng dẫn em, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các cô chú, anh chị trong phòng Hợp tác tài chính quốc tế – Bộ Tài Chính, TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình. SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO 1.1. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong thời gian từ năm 2005 đến nay. 1.1.1. Quan hệ thương mại Với lợi thế về mặt địa lý, quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam trong thời gian qua khá tốt. Thời kỳ 1996 - 2000, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây kim ngạch buôn bán hai chiều có xu hướng giảm, chỉ đạt 132,375 triệu USD năm 2005 (Việt Nam nhập siêu 3,685 triệu USD); 127,266 triệu USD năm 2006 (Việt Nam xuất siêu 2,100 triệu USD); 110 triệu USD năm 2007 và tăng lên 142 triệu USD năm 2008. Hàng của Việt Nam chiếm từ 15% - 40% thị phần ở Lào (tuỳ vùng) trong khi xuất khẩu của Lào sang Việt Nam chiếm 30% - 50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới. Những mặt hàng Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản, Việt Nam và Lào hiện đang khuyến khích việc lập các chợ biên giới, các khu kinh tế, khu thương mại tại các cửa khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thoả thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại khu vực cửa khẩu giữa hai nước, trong đó có chính sách giảm thuế 100% cho hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước. 1.1.2. Quan hệ đầu tư Hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hiện có rất nhiều tiềm năng phát triển trong bối cảnh cả hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh công SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 1 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính cuộc đổi mới toàn diện, đa dạng và đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế. Hợp tác kinh tế được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện, khả năng và phía Lào có nhu cầu cấp thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước, tận dụng nguồn lực về tài nguyên, lao động của Lào. Trong đó, ưu tiên tập trung vào lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên, đất đai, xây dựng các nhà máy thủy điện, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, nguyên liệu giấy…), khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng… Trên tinh thần đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn và có uy tín của Việt Nam sang khảo sát, xúc tiến đầu tư và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất Lào như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất, Công ty cao su Đắk Lắk, Tổng công ty Sông Đà… Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp của các địa phương có chung biên giới với Lào như Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum… và cả các địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Bình Định, Bình Dương… Từ năm 2005 đến nay, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Lào đã có nhiều nét khởi sắc, có bước phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư tại Lào hiện nay có thể được chia thành bốn loại như sau: (1) Các doanh nghiệp con (doanh nghiệp mẹ đóng ở Việt Nam). (2) Các doanh nghiệp liên doanh giữa đối tác Việt Nam và Lào. (3) Các doanh nghiệp của người Việt Nam xin cấp phép đầu tư theo Luật Đầu tư của Lào. SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 2 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính (4) Các hoạt động kinh doanh theo hợp đồng. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào dưới các hình thức công ty liên doanh, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu thị… trong các lĩnh vực xây lắp, chế biến sản xuất, thương mại và dịch vụ với số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Số tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Viêng Chăn là khoảng 120 tài khoản. Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Lào như nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, viễn thông, thủy điện, chế biến gỗ, khai khoáng, thương mại, khách sạn - nhà hàng, ngân hàng… Theo số liệu của Ủy ban KH&ĐT Lào, trong giai đoạn 2005-2010, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào với 252 dự án, tổng giá trị đầu tư gần 2,8 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm ngoái đạt gần 500 triệu USD và có tốc độ gia tăng khá nhanh. Nước bạn Lào đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, năm 2010 đạt 7,9%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 986 USD, tăng gần 6 lần trong vòng 20 năm. Điều này cho thấy, hai nước chắc chắn sẽ là đối tác kinh tế tốt, có thể khai thác lợi thế của nhau, bổ trợ cho nhau để cùng phát triển. 1.1.3. Viện trợ Bên cạnh việc hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, Việt Nam cũng thường xuyên hỗ trợ Lào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi năm, Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào 10 triệu USD. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tạo điều kiện cho Lào có đường ra biển để mở rộng hoạt động giao thương. Đến nay đã có 6 đường quốc lộ từ Lào thông với Việt Nam và trong thời gian tới sẽ còn có nhiều tuyến đường được khánh thành. SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 3 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 1.2. Ý nghĩa của quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào. Sau khi giành được độc lập, cùng với xu thế hoà bình hợp tác ngày càng rộng mở trong quan hệ quốc tế, quan hệ Việt Nam với Lào cũng có những cơ hội phát triển về mọi mặt. Nổi bật trong quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa hai nước là quan hệ hợp tác chặt chẽ trên tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính giữa hai nước, được đánh dấu bằng những cuộc trao đổi thường kỳ hàng năm giữa hai Bộ Tài Chính. Chương trình Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào được xác định là một chương trình hợp tác dài hạn nhằm giúp Bộ Tài chính Lào nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế trong thời gian tới, giúp cán bộ viên chức hai ngành tài chính Việt Nam và Lào tăng cường hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt và Lào. Đây là một chương trình hợp tác toàn diện hỗ trợ cho Bộ Tài chính Lào trong các lĩnh vực : xây dựng, chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng văn bản pháp lý, công tác tổ chức cán bộ, hỗ trợ đào tạo và giúp trang thiết bị, cơ sở vật chất,… Ý nghĩa quan hệ tài chính Việt Nam – Lào được thể hiện ở những mặt sau: Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai quốc gia. Thông qua các hoạt động tài chính giữa hai nước, các nguồn tài chính, công nghệ, kĩ thuật, lao động… được mở rộng. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của mình để tham gia hợp tác một cách có hiệu quả. Đặc biệt đối với hai nước Việt Nam và Lào, là hai quốc gia vừa thoát nghèo và chậm phát triển thì việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau càng phải được coi trọng. Bằng việc mở rộng quan hệ tài chính, hai quốc gia có thể SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02 4 [...]... tiếp của Lào và hạn chế hiệu quả của hợp tác tài chính hai nước SV: Latsamy VongKhamsen 8 Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÀI CHÍNH VIỆT NAM – LÀO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 2.1 Sự tiến triển của quan hệ tài chính giữa Việt Nam – Lào từ năm 2005 đến nay Về cơ bản, quan hệ hợp tác trong giai đoạn 2005 đến nay đã đạt được những mục tiêu đề ra Mối quan hệ hợp tác... Tài chính Nam Lào; Trường Tài chính Bắc Lào, Văn phòng Vụ Thuế Lào, Sở Tài chính Viêng Chăn,… Trang thiết bị đã từng bước đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập của các đơn vị của Bộ Tài chính Lào Xây dựng cơ sở vật chất Theo Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2005 – 2010, Bộ Tài chính Việt Nam đã giúp Bộ Tài chính Lào nâng cấp Trường Tài chính. .. nước Lào Bộ Tài chính Việt Nam đang tiến hành giúp xây dựng Đề án hỗ trợ tổng thể nâng cấp trường Tài chính Nam Lào theo phương thức nhiều bên cùng hỗ trợ ( Bộ Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính Lào, Chính quyền các tỉnh Nam Lào ) Việc nâng cấp Trường, bao gồm cả xây dựng cơ sở vật chất, nhằm mục tiêu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế, tài chính cho các tỉnh Nam Lào hiện đang rất thiếu và rất yếu... tài chính khác Thứ hai: Phát triển quan hệ tài chính Việt Nam và Lào không thể tách rời trong bối cảnh chung về quan hệ của hai nước Quan hệ giữa hai nước Việt Lào xưa nay luôn khăng khít gắn bó, bền chặt Đây là nhân tố vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế giữa hai nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai quốc gia sẽ là môi trường hoàn hảo cho quan hệ tài chính. .. lực tài chính Sự mở rộng và phát triển của quan hệ tài chính hai quốc gia cho phép các nguồn tài chính có khả năng lưu chuyển dễ dàng, thuận lợi và mạnh mẽ giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có cơ hội giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực tài chính được đưa vào sử dụng cả trên vị trí nhà đầu tư hay người cần vốn 1.3 Nội dung và các... dạy của trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào đi học tại Việt Nam chưa đáp ứng trinh độ tiếng Việt, hiện đang học khóa học nâng cao trình độ tiếng Việt ) Xây dựng khuôn khổ pháp luật Trong những năm qua, các chuyên gia tài chính Việt Nam đã nỗ lực cùng các đồng nghiệp của Bộ Tài chính Lào triển khai nghiên cứu, soạn thảo và trình các cấp lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Lào xem xét và thông qua được một loạt... phục vụ xã hội, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước theo từng giai đoạn và tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 2.1.4 Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Lào 2.1.4.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào Đầu tư ra nước ngoài là hình thức mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt sau Nghị định 22/NĐCP/1999, qui định về hoạt... nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ tài chính Việt – Lào 1.3.1 Nội dung quan hệ tài chính Việt – Lào + Quan hệ thanh toán quốc tế Quan hệ thanh toán gắn với thương mại quốc tế của hai nước, gắn với hợp tác quốc tế về văn hóa xã hội, hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế, SV: Latsamy VongKhamsen 5 Lớp: CQ45/08.02 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính gắn với hợp tác quốc tế về chính trị ngoại giao giữa... chính thành Học Viện Kinh tế Tài chính Chăm – pa – sắc ), đồng thời triển khai các hoạt động hỗ trợ Trường Tài chính Bắc Lào Tiếp nhận và đào tạo cho 23 con em cán bộ Bộ Tài chính Lào vào học hệ đại học chính quy tại Học viện Tài chính theo chế độ tự túc được miễn học phí Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho 3 trường thuộc Bộ Tài chính Lào và các đơn vị của Bộ Tài chính Lào + Những mặt còn tồn... truyền thống giữa Việt Nam với các nước láng giềng Cũng từ đó tạo môi trường ổn định thúc đẩy quan hệ kinh tế tài chính giữa hai nước Thứ tư: Phương tiện phục vụ quan hệ tài chính giữa hai nước còn có sự chênh lệch gây ảnh hưởng không ít khó khăn cho quan hệ hợp tác hai nước Cơ sở hạ tầng và vật chất của Lào còn thiếu đồng bộ, do vậy đã hạn chế đến tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu . dạn chọn đề tài: Quan hệ Tài Chính Việt Nam – Lào, thực trạng và giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào. Những. sau: Lời nói đầu . Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan hệ tài chính Việt Nam và Lào. Chương II : Thực trạng quan hệ tài chính Việt Nam – Lào từ năm 2005 đến nay. SV: Latsamy VongKhamsen. Tài chính Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO 1.1. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong thời gian từ năm 2005 đến nay. 1.1.1. Quan hệ

Ngày đăng: 10/11/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.4.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành

  • 2.1.4.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ

  • 2.1.4.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư

  • 3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào

  • 3.3.1. Giải pháp vĩ mô

  • 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

  • 3.3.1.2 Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư.

  • 3.3.1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư

  • 3.3.1.4. Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước

  • 3.3.1.5. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào

  • 3.3.2. Giải pháp vi mô

  • 3.3.2.1 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư của Lào

  • 3.3.2.2 Hoàn thiện năng lực quản lí dự án

  • 3.3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ

  • 3.3.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan