VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

69 1.1K 10
VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 Vài nét về vùng đất và con người Hương Thủy, Thừa Thiên Huế1.1. Điều kiện tự nhiên1.1.1Vị trí địa lýNgày 922010, Chính phủ ban hành nghị quyết 08NQCP thành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các Phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tọa độ địa lí:Từ 16o08’ đến 16o29’ vĩ bắc.Từ 107o32’ đến 107o45’ kinh đôngThị xã Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế, có tổng diện tích là 458,1749 km2, có 96.525 nhân khẩu (tháng 022010) Ranh giới hành chính:Phía Đông giáp với huyện Phú LộcPhía Tây giáp với thị xã Hương Trà và huyện A LướiPhía Nam giáp với huyện Nam ĐôngPhía Bắc giáp với thành phố Huế và huyện Phú Vang

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN Đề Tài: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NIÊN LUẬN NĂM THỨ 3 NGHÀNH LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch Sử Thế Giới KHÓA 34 (2010-2014) Cán bộ hướng dẫn: THẠC SF DƯƠNG QUANG HIỆP HUẾ, 07/2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NIÊN LUẬN NĂM THỨ 3 KHOA LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch Sử Thế Giới KHÓA 34 (2010-2014) HUẾ, 07/2013 Để hoàn thành chuyến đi thực tế cũng như bài niên luận này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử của trường Đại Học Khoa Học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức lý thuyết và kỹ năng chuyên môn cho sinh viên trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hiệp đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm của mình để giúp tôi hoàn thành tốt bài niên luận này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn chính quyền và nhân dân thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và đặc biệt là anh Võ Kim Mạnh cán bộ thị xã Hương Thủy đã cung cấp nguồn tài liệu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đi thực tế. Bởi thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài niên luận này không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Đó là những ý kiến quý báu giúp tôi có rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong bài viết sau. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Đàm Xuân Kiên – Lớp Lịch Sử K34A MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, “khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã trở trành vấn đề trọng yếu, không chỉ ở trong quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Ở nước ta vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thời điểm gần đây, vùng Miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang nổi lên vấn đề được quan tâm – khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lí chặt chẽ bỡi lẽ những tài nguyên ở đây có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của tỉnh nhà, và hoạt động khai thác tài nguyên ở đây sẽ tác động đến các nguồn tài nguyên khác (rừng là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia bị ảnh hưởng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng, tài nguyên không khí bị ô nhiễm, …) và ảnh hưởng lớn đến môi trường của vùng. Trước các vấn đền nêu trên , nâng cao hoạt động quản lí khai thác về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là yêu cầu cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế. Đối với Hương Thủy, vốn là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập từ ngày 9/2/2010), với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá là phong phú, nhất là nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất. Những đặc điểm đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái thị xã Hương Thủy. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái do việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lí, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày càng bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học dùng trong bảo vệ thực vật, dùng trong phát triển công nghiệp, chất thải chưa được thu gom và xử lí triệt để, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém … Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư … đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải đựơc giải quyết. Nghiên cứu đánh giá về khai thác tài nguyên và môi trường tại thị xã Hương Thủy trong giai đoạn hiện nay là để giải quyết vấn đề quản lí việc khai thác tài nguyên cho hợp lí và vấn đề bảo vệ môi trường cho thị xã Hương Thủy là một trong những vấn đề quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu sâu sắc nên cần có những bài nghiên cứu, bài báo cáo, đề tài khoa học, … về vấn đề này. Bên cạnh đó, có nhiều dự án điều chỉnh, bổ sung phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lí nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lí để phát triển một cách bền vững. Trước những vấn đề này, tôi quyết định chọn đề “vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu niên luận. Thông qua vế đề được trình bày trong bài niên luận, tôi đưa ra cái nhìn tổng quan về tài nguyên thiên nhiên, môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hoạt động khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương; từ đó tôi đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lí tài nguyên và môi trường thị xã Hương Thủy trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm 2020. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những bài báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Một số nghiên cứu, báo cáo, bài viết có thể kể tới đó là: Dây chuyền sản xuất xi măng PC 30 của Công ty cổ phần Long Thọ (Hương Thủy – Thừa Thiên Huế) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo v/v thực hiện quy hoạch khai thác đất san lấp đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn thị xã Hương Thủy - Thừa Thiên Huế đến năm 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn Thông, báo cáo tình hình thực hiện Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011 – 2015 của tưởng phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã Hương Thủy Nguyễn Duy Sành, kế hoạch bảo vệ Môi trường thị xã Hương Thủy giai đoạn 2012 – 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn Thông, báo cáo Tình hình quản lý việc khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương trên địa bàn thị xã Hương Thủy của chủ tịch thị xã Hương Thủy Phan Văn Thông, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm Bảo vệ Môi trường thị xã Hương Thủy năm 2013 của phó chủ tịch xã Phan Văn Xuân, … Mặc dù đã có nhiều bài nghiên cứu, tác phẩm viết về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Hương Thủy – Thừa Thiên Huế, nhưng nhìn chung cũng chỉ mới chỉ dừng lại trên cơ sở báo cáo thống kê hoặc giải quyết một số nội dung nhất định, chỉ nói một cách khái quát, chưa đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Hầu hết trong các tác phẩm này chỉ được tác giả trình bày một cách khái quát, trình bày như một phần trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Hương Thủy, mà tác giả chưa đi sâu vào vấn đề, chưa giải quyết một cách trọn vẹn, chưa có đánh giá đầy đủ vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu các nội dung chính sau: - Thực trạng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, hoạt động quản lí khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường thị xã Hương Thủy. - Các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lí Khai thác và bảo vệ môi trường thị xã Hương Thủy từ những thực trạng đã nghiên cứu. • Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu thực trạng khai thác, bảo vệ môi trường và hoạt động quản lí khai thác, bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy. - Từ thực trạng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và hoạt động quản lí khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Để đi sâu tìm hiểu những kết quả đã đạt được và những hạn chế đang còn tồn tại trong công tác quản lí khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy. - Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí khai thác và bảo vệ môi trường thị xã Hương Thủy. - Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước về việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ở giai đoạn hiện nay  Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và công tác quản lí nhà nước về việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy. 5. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đánh giá về khai thác tài nguyên và môi trường tại thị xã Hương Thủy trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích giải quyết vấn đề quản lí việc khai thác tài nguyên cho hợp lí và vấn đề bảo vệ môi trường cho thị xã Hương Thủy để phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015 dần đi vào thực hiện kéo theo những yêu cầu thiết thực đối với công tác quản lí nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lí để phát triển một cách bền vững trên địa bàn thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Phương pháp thực hiện Đề tài nghiên cứu này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu; - Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp; - Phương pháp xử lý thông tin; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp phân tích, đánh giá; - Phương pháp lịch sử-logic; 7. Kết cấu của đề tài Chương 1 Vài nét về vùng đất và con người Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Chương 2. Vấn đề khai thác tài nguyên ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế Chương 3. Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên nhằm phát triển kinh tế bền vững ở Hương Thủy hiện nay CHƯƠNG 1 Vài nét về vùng đất và con người Hương Thủy, Thừa Thiên Huế 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Ngày 9/2/2010, Chính phủ ban hành nghị quyết 08/NQ-CP thành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các Phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Tọa độ địa lí: - Từ 16 o 08 ’ đến 16 o 29’ vĩ bắc. - Từ 107 o 32’ đến 107 o 45’ kinh đông Thị xã Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế, có tổng diện tích là 458,1749 km 2 , có 96.525 nhân khẩu (tháng 02/2010)  Ranh giới hành chính: - Phía Đông giáp với huyện Phú Lộc - Phía Tây giáp với thị xã Hương Trà và huyện A Lưới - Phía Nam giáp với huyện Nam Đông - Phía Bắc giáp với thành phố Huế và huyện Phú Vang Với vị trí địa lí nêu trên, thị xã có những lợi thế và hạn chế sau: - Về lợi thế: + Thị xã là nơi trung tâm của đất nước nói chung và của vùng miền trung nói riêng của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng, nối thị xã với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bô với Duyên Hải Nam Trung Bộ, Miền Trung với Tây Nguyên, ở Duyên Hải Miền Trung nên khá thuận lợi trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu, cụm công nghiệp. Tranh thủ sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu và dịch vụ ứng dụng khoa học – công nghệ sản xuất, phát triển dịch vụ, thương mại. + Những năm trước đây và trong thời gian tiếp theo thì thị xã sẽ có lợi thế để trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho đô thị Huế, Đà Nẵng, … rồi các khu công nghiệp Phú Bài, công nghiệp Phú Thứ, công nghiệp Thủy Dương … + Do ở gần các khu công nghiệp cho nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động Nông Nghiệp sang phi Nông Nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở chế biến thức ăn gia súc vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung. - Về hạn chế: Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất Nông Nghiệp, yêu cầu bảo vệ ngày càng nghiêm ngặt hơn về môi trường ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu vực công nghệ thông tin. Do có tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nên hạn chế đến số lượng, quy mô diện tích các khu công nghệ thông tin và bị ảnh hưởng lớn về lây lan dịch bệnh từ nguồn bên ngoài thị xã, bên ngoài tỉnh.  Các đơn vị hành chính: Thị xã Hương Thủy có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường (phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Phú Bài, và Thủy Lương), 7 xã (xã Thủy Bằng, xã Thủy Phù, xã Thủy Tân, xã Thủy Thanh, xã Thủy Vân, xã Dương Hòa, xã Phú Sơn), xã có diện tích lớn nhất là xã Dương Hòa, với diện tích 26.343,92ha, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Thủy Vân, với diện tích 492,50ha. Hầu tất cả các phường đều phân bố theo quốc lộ 1A ( ngoại trừ phường Thủy Lương) rất thuận lợn trong việc giao thông giữa các vùng. Còn các xã chỉ có duy nhất một xã có đường quốc lộ đi qua đó là xã Thủy Phù, còn các xã khác đều nằm ở những vị trí hiểm trở, khó khăn hơn nên việc giao lưu giữa các xã với phường, thị trấn cũng không mấy thuận lợi. Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính thị xã Hương Thủy Đơn vị Diện tích (ha) Nhân khẩu (người) Phường Phú Bài 1.570,00 14.174 Phường Thủy Lương 857,50 6.774 Phường Thủy Châu 1.795,00 10.471 Phường Thủy Phương 2.825,06 12.910 Phường Thủy Dương 1249,89 11.115 Xã Thủy Bằng 2.305,86 7.369 Xã Thủy Phù 3.428,00 11.835 Xã Thủy Tân 779,70 4171 Xã Dương Hòa 26.343,92 1697 Xã Phú Sơn 3.295,94 1642 Xã Thủy Thanh 874,22 8.579 Xã Thủy Vân 492,50 5.968 Nguồn: phòng thống kê thị xã Hương Thủy, 9/2/2010) Bản đồ hành chính thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế 1.1.2 Địa hình Hương Thủy nằm tiếp cận phía Nam thành phố Huế, kéo dài về phía Đông Nam đến Phú Lộc và Tây Nam đến Nam Đông. Đồng thời, trải dài ra hai phía Đông Tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; Hầu hết phần lãnh thổ phía Tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy một dải phía Đông và Đông Bắc dọc sông Lợi Nông và Đại Giang. [...]... đầu thập kỷ 60 tên gọi các xã trong huyện ổn định như sau: An Thủy (Thủy An), Minh Thủy (Thủy Châu Và Thủy Lương), Hải Thủy (Thủy Phù Và Thủy Tân), Mỹ Thủy (Thủy Phương), Hồng Thủy (Thủy Thanh Và Thủy Dương), Bích Thủy ( Thủy Phú Và 1 Phần Thủy Vân), Thiên Thủy (Một Phần Thủy Vân (Làng Dạ Lê Chánh) Và Một Phần Thủy Thanh (Làng Vân Thê), Nguyên Thủy (Thủy Bằng), Phong Thủy (Thủy Biều)) … Phía chính quyền... Thực hiện đầy đủ Đánh giá Tác động Môi trường, Cam kết Bảo vệ Môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường cho dự án khai thác, vận chuyển đất san lấp +Thực hiện đầy đủ thuế Tài nguyên và Phí bảo vệ môi trường Các đơn vị khai thác vận chuyển thực hiện khá tốt công tác tưới nước nhằm giảm bụi phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển 2.2.4.3 Tình hình khai thác khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương. .. 15 xã: Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Phương, Thủy Tâm, Thủy Thanh, Thủy Trường, Thủy Vân Và Thủy Xuân Năm 1976, bốn xã Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường Và Thủy Xuân được tách ra để thành lập thành phố Huế Năm 1977, huyện Hương Thủy (lúc này có 11 xã như vừa nêu) cùng huyện Phú Vang ( có 19 xã) nhập làm một, thành huyện Hương Phú... vậy khó khăn trong cơ giới hóa trong nông nghiệp - Nguồn nước mặt cạn kiệt trong mùa khô, việc khai thác nước ngầm gặp khó khăn vì phân bố sâu và nhiều đá, với đồi núi nên vẫn khó khai thác 2.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên ở Hương Thủy 2.2.1 Tài nguyên đất đai nông nghiệp Công tác quản lý tài nguyên môi trường được chú trọng chỉ đạo Đã triển khai và cơ bản hoàn thành công tác Quy hoạch và kế hoạch... hạn khai thác vận chuyển; hiện trạng khai thác: đã ngưng hoạt động khai thác - 08 đơn vị còn lại đều được cấp phép và đang trong thời hạn khai thác Các đơn vị đều chấp hành tốt pháp luật khoáng sản và công tác Bảo vệ môi trường trong khai thác, gồm: + Có đầy đủ các Quyết định, Công văn của UBND tỉnh về việc cho phép các đơn vị khai thác, vận chuyển đất san lấp + Hồ sơ thiết kế, bản đồ dự án khai thác. .. này, Hương Phú có 23 xã và một thị trấn tháng 9 năm 1990, hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT, chia Hương Phú thành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang Huyện Hương Thủy trở lại với tên gọi cũ Hội đồng bộ trưởng quyết định 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương nhập vào lại huyện Hương Thủy như vậy, Hương Thủy có 11 xã và 1 thị trấn: Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy. .. với những vấn đề môi trường cấp bách của địa phương, cùng chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn sớm hậu quả về môi trường đồng thời hành động để cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới phát triển bền vững  Mục tiêu cụ thể Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động liên quan đến những vấn đề môi trường ưu tiên ở địa phương Đến hết năm 2013: phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, và lực lượng... nên dẫn đến việc tài nguyên rừng và các tài nguyên trong rừng ở Hương Thủy không ngừng giảm xuống qua các thời kỳ Trước đây diện tích rừng ở Hương Thủy khá lớn, nhưng cho tới hiện nay thì số lượng rừng đã giảm xuống một cách nhanh chóng Hiện nay diện tích rừng còn lại chỉ khoảng 10.662 ha rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng và môi trường sinh thái; rừng sản xuất kinh doanh 13.653 ha Ngày nay chỉ còn khoảng... chính họ và những người xung quanh trong việc gây ô nhiễm môi trường - Đa số đều cho rằng để làm môi trường tốt hơn, cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhà nước và nhân dân, đây là một phần quan trọng quyết định sự thành công của kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lí vì có được sự đồng thuận của người dân - Khó khăn hiện nay là số lượng các chương trình phát động báo cáo bảo vệ môi trường. .. tra nhận thức cộng đồng thị xã Hương Thủy cho thấy các vấn đề tồn tại chủ yếu như sau: - Hầu hết người dân đều có ý thức về tác động của môi trường đến đời sống và sức khỏe của con người cũng như ảnh hưởn đến trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế - Da số đều đồng ý là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là do nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao Tuy nhiên vẫn có . Giới KHÓA 34 (2010-2014) Cán bộ hướng dẫn: THẠC SF DƯƠNG QUANG HIỆP HUẾ, 07/2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ KHAI THÁC. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ HỌ VÀ TÊN : ĐÀM XUÂN KIÊN Đề Tài: VẤN ĐỀ KHAI THÁC. Giới KHÓA 34 (2010-2014) HUẾ, 07/2013 Để hoàn thành chuyến đi thực tế cũng như bài niên luận này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử của trường Đại Học Khoa Học Huế đã nhiệt tình

Ngày đăng: 10/11/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trên thực tế cũng đã có những đề tài nghiên cứu, những bài báo cáo, bài viết bàn về vấn đề tài nguyên môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Một số nghiên cứu, báo cáo, bài viết có thể kể tới đó là: Dây chuyền sản xuất xi măng PC 30 của Công ty cổ phần Long Thọ (Hương Thủy – Thừa Thiên Huế) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo v/v thực hiện quy hoạch khai thác đất san lấp đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn thị xã Hương Thủy - Thừa Thiên Huế đến năm 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn Thông, báo cáo tình hình thực hiện Đề án thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011 – 2015 của tưởng phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã Hương Thủy Nguyễn Duy Sành, kế hoạch bảo vệ Môi trường thị xã Hương Thủy giai đoạn 2012 – 2015 của chủ tịch thị xã Phan Văn Thông, báo cáo Tình hình quản lý việc khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương trên địa bàn thị xã Hương Thủy của chủ tịch thị xã Hương Thủy Phan Văn Thông, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm Bảo vệ Môi trường thị xã Hương Thủy năm 2013 của phó chủ tịch xã Phan Văn Xuân, …

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan