Thực trạng Seminar và giải pháp

26 3.8K 5
Thực trạng Seminar và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khảo sát thực tế về thực trạng và giải pháp kỹ năng Seminar các môn Lý luận chính trị. Có thể áp dụng với cùng đề bài ở mọi môn học chỉ cần thay số liệu và sửa chữa các giải pháp tương ứng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ HÒA NGƯỜI THỰC HIỆN: NHÓM 2 HÀ NỘI - 2014 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Trần Thị Thanh Hằng 2. Phí Thị Thu Hằng 3. Phạm Thu Hương 4. Đỗ Thùy Linh 5. Lê Thị Nhàn 6. Nguyễn Lan Phương 7. Lê Thị Minh Phương 8. Lê Phương Uyên (Nhóm Trưởng) SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 3 MỤC LỤC GIỚI THIỆU Việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các trường ĐH, CĐ có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục, đào tạo toàn diện cho sinh viên với chức năng trang bị những kiến thức cơ bản, làm cơ sở phương pháp luận để tiếp thu các môn khoa học chuyên ngành, đồng thời có nhiệm vụ giúp người học hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lòng yêu nước, yêu CNXH, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Đặc trưng là môn học có chức năng nhận thức, chức năng tư tưởng, chức năng thực tiễn và chức năng phương pháp luận, các môn Lý luận chính trị là một môn học cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về các khái niệm, phạm trù, quy luật,những vấn đề chính trị - xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập bộ môn này ở đa số các trường ĐH-CĐ hiện nay, chất lượng hiệu quả thu được chưa cáo, viêc dạy và học còn mang tính hình thức và điều quan trọng là không tạo được hứng thú cho người học. Đặc biệt, là trong các buổi seminar – phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình dạy các môn lý luận chính trị hiện nay. Bởi vậy, nhóm Hai thực hiện một số cuộc khảo sát về thực trạng cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Seminar với các môn Lý luận chính trị và từ đó đưa ra một số giải pháp thực tế và khả thi nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình đó. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP SEMINAR ÁP DỤNG TRONG CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.1. Seminar là gì? Seminar là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó một sinh viên hay một nhóm sinh viên được giao chuẩn bị trước một hoặc một số vấn đề nhất định thuộc môn học, sau đó trình bày trước nhóm (lớp) và thảo luận vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn của một giảng viên rất am hiểu về lĩnh vực đó, giúp cho người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung. Nói đơn giản, Seminar là buổi sinh hoạt để thảo luận vấn đề chuyên môn học thuật bậc đại học hoặc trên đại học. SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 4 Đặc trưng sư phạm của Seminar: - Loại hình: hình thức tổ chức dạy học ở các bậc đại học - Hoạt động cơ bản: thảo luận - Nội dung: phải có chủ đề khoa học nhất định để người học căn cứ vào đó mà trình bày, thảo luận, tranh luận. - Đặc điểm tổ chức: phải có thầy hướng dẫn, điều khiển trực tiếp. 1.2. Đặc điểm sử dụng phương pháp Seminar trong các môn lý luận chính trị Ở nước ta hiện nay, phương pháp Seminar đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học và tỏ ra có ưu thế nổi bật trong dạy học các môn khoa học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí hay Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về các hình thức của phương pháp Seminar. Nhưng chúng ta có thể phân chia một cách cơ bản một buổi Seminar gồm hai phần chính là thuyết trình và thảo luận hay phản biện. Phần thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin, nhóm thuyết trình sử dụng lời nói để trình bày, khai thác, phân tích hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của triết học Mác- Lênin cho sinh viên giúp cho sinh viên nắm được nội dung môn học, qua đó hình thành các thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng để nhận thức và cải tạo thực tiễn. Sau phần thuyết trình sẽ là phần thảo luận hay phản biện, trong phần này, giáo viên sẽ chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để các thành viên trong nhóm tích cực, chủ động, nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng viên. Thuyết trình chỉ chiếm một phần, có đôi khi, tương đối nhỏ trong một buổi Seminar, còn phần thảo luận hay phản biện nội dung được thuyết trình mới là trọng tâm, tạo nên điểm riêng của Seminar. Phản biện có thể được thực hiện một đối một, một với nhiều người và giữa các người nghe với nhau. Các hình thức này thường đan xen trong suốt quá trình thảo luận cho tới khi đưa ra được những kết luận cuối cùng và mọi người hoàn toàn hiểu nội dung được chia sẻ. Qui trình chuẩn bị một bài Seminar, nhìn chung gồm các giai đoạn sau: 1. Tìm hiểu đề tài. 2. Tìm tài liệu xoay quanh đề tài 3. Lựa chọn (đọc sơ bộ) tài liệu quan trọng nhất, gần nhất, chính xác với mục tiêu đề tài. 4. Lập giàn ý sơ bộ cho toàn bộ đề tài 5. Đọc thật kỹ các tài liệu đã chọn, rút ra kết luận và diễn đạt lại theo ý mình. 6. Tìm tài liệu cụ thể cho từng mục 7. Bằt đầu viết bài theo giàn ý lập sẵn 8. Đọc và sửa lại bài viết 9. Trình bày bài viết SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 5 10. Làm bài báo cáo Powerpoint. 11. Báo cáo trước mọi người. Yêu cầu khi thực hiện phương pháp Seminar: Đối với giảng viên, người hướng dẫn: - Đưa ra đề tài làm Seminar và có đầy đủ tài liệu về đề tài đó - Giải đáp thắc mắc của sinh viên trong quá trình chuẩn bị Seminar - Lắng nghe, đưa ra câu hỏi và bổ sung những thiếu sót của nhóm trình bày - Tổng kết lại những nội dung chính Đối với người tham dự: - Lắng nghe bài thuyết trình - Ghi lại những ý kiến, thắc mắc để tham gia thảo luận Đối với nhóm Seminar: - Slide rõ ràng các phần (luận cứ, luận điểm, luận chứng), có nhiều hình ảnh, ví dụ sinh động. - Trình bày vấn đề phải rõ ràng, mạch lạc - Biết phân tích, phê phán những ý kiến khác nhau, biết bảo vệ ý kiến của nhóm trước tập thể, biết suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ. 1.3. Tác dụng của phương pháp Seminar trong các môn lý luận chính trị Ưu điểm Trong một thời gian định lượng, bằng trình độ hiểu biết, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, nhóm giới thiệu chủ động trình bày bài giảng một cách lưu loát, hấp dẫn, hợp lôgic nhận thức của người học. Có nghĩa là với một thời gian ngắn, người thuyết trình có thể truyền đạt một khối lượng thông tin tương đối lớn tới sinh viên, bởi họ nắm giữ khối lượng kiến thức lớn hơn các thành viên còn lại của lớp, nhờ đó có thể giúp người khác tiếp thu được tri thức bằng con đường tắt giảm được thời gian mày mò tìm kiếm. Hơn nữa, thông qua quá trình thảo luận, đào sâu, nghiên cứu vấn đề, toàn bộ nội dung tri thức bài học sẽ đến sinh viên một cách chân thực nhất và dễ hiểu nhất. Đó là lượng lớn những tri thức lý luận trừu tượng, khái quát cao mà bằng phương pháp dạy học khác rất khó thực hiện. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của phương pháp Seminar. Bằng phương pháp Seminar, người giới thiệu có thể cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật mà trong giáo trình, sách giáo khoa chưa có. Những thông tin trong giáo trình hoặc sách giáo khoa thường lạc hậu hơn so với sự phát triển của thực tiễn. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các vấn đề về chính trị, xã hội đang diễn ra hết sức SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 6 sôi động trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, những thông tin trong Seminar cần phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và bổ sung mới. Phương pháp Seminar vạch cho người học khuôn mẫu và phương pháp nhận thức, tổng hợp cấu trúc tài liệu học tập, giúp người học phương pháp tự học, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ. Triết học là một môn mang tính trừu tượng, khái quát cao, vì vậy khi diễn giảng và thảo luận cần phải sử dụng rất nhiều thao tác tư duy khoa học như: diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp, cụ thể và trừu tượng, lịch sử và lôgic. Thông qua quá trình học tập, các phương pháp tư duy này từng bước hình thành và phát triển ở sinh viên. Nhược điểm Khi sử dụng phương pháp Seminar, người thuyết trình thường bị sức ép bởi khối lượng kiến thức cần phải cung cấp cho các thành viên khác. Vì thế, họ thường tận dụng mọi thời gian trên lớp để cung cấp càng nhiều tri thức cho sinh viên càng tốt. Thêm nữa, nội dung Seminar không gây được hứng thú và người nghe không có hứng thú cũng những kiến thức để thảo luận và phản biên cho nên có tình trạng là các buổi Seminar không khác mấy so với các buổi giảng bài bình thường, thậm chí còn kém hiệu quả hơn. Người nghe chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ một cách thụ động khối lượng tri thức được cung cấp, tính tích cực chủ động và sáng tạo của họ không được phát huy làm cho tư duy của họ trở nên nghèo nàn, thụ động, giờ học trở thành buổi độc thoại, gây tâm lý nhàm chán. Đây cũng là nhược điểm của phương pháp Seminar trong dạy học nói chung và trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói riêng. Trong quá trình nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp Seminar, chúng ta cần phải khắc phục được nhược điểm này. Phương pháp Seminar không chỉ có khả năng cung cấp một lượng tri thức lớn tới cho sinh viên mà còn đào sâu, khai thác được những kiến thức đó thông qua việc thảo luận. Nhưng nó cũng dễ rơi vào khả năng cá nhân hóa, không có tính tổng quát. Trong một lượng thời gian nhất định, lớp chỉ có thể nghiên cứu, thảo luận một số vấn đề trong vô vàn những câu hỏi có thể phát sinh từ bài thuyết trình, bởi vậy nhu cầu của nhiều người khác có thể không được đáp ứng hay có câu trả lời như ý. Đây cũng là một yếu điểm kéo tụt tính hiệu quả của buổi Seminar. 1.4. Ý nghĩa, kết luận của phương pháp Seminar Có thể thấy, phương pháp tham gia Seminar làm tăng tính chủ động của người học, cũng như là bước tập dượt cho công việc nghiên cứu khoa học sau này. Đây là một phương pháp đồng bộ, toàn diện, giúp người học, cũng như giảng viên có một tác phong làm việc khoa học hơn, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong học tập, nghiên cứu khoa học nói riêng và đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung. SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 7 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2.1. Những thành công đạt được 2.1.1. MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, hình thành phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và tiến tới giải phóng con người. Việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Nói một cách nôm na, tức là học cách nhìn nhận sự việc, học cách xử lý công việc của chủ nghĩa Mác để áp dụng vào giải quyết những công việc thực tế hàng ngày của chúng ta một cách có hiệu quả. Việc nắm vững những nội dung của môn Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin chẳng những là điều kiện tiên quyết để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là nền tảng cơ sở để học tập, nghiên cứu các môn khoa học khác, đặc biệt các môn kinh tế chuyên ngành; vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của đời sống. Như vậy, rõ ràng việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là hết sức cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhận thức được vấn đề này mà các buổi serminar đang được áp dụng triệt để trong giảng dạy môn học này và đã đạt được những kết quả nhất định: Đối với giảng viên o Tuyền đạt đầy đủ các nguyên lí, quy luật, các cặp phạm trù tới sinh viên và thể hiện sử vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam o Những nguyên lí, quy luật và các cặp phạm trù của chủ nghĩa Mác – Leenin được lí giải và minh họa bằng thực tiễn sinh động giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu và tạo cảm hứng học tập đối với môn học được cho là khá khô khan này. o Nhận biết, bổ sung và phát triển những luận điểm còn nguyên giá trị phù hợp với điều kiện của thời đại mới, đông thời cũng chỉ ra những luận điểm không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, từ đó giúp sinh viên nhận thức các nguyên lí, quy luật và các cặp phạm trù cụ thể, rõ ràng và đi đúng hướng trong các chủ đề serminar trong quá trình học. o Đưa ra các chủ đề serminar phong phú, có tính sáng tạo và áp dụng được nhiều vào thực tiễn, ví dụ như bàn luận về cặp phạm trù nhân – quả giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic, và kịp thời sửa sai hoặc bổ sung cho những vấn đề sinh viên thảo luận. Đối với người thuyết trình SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 8 o Tự giác, chủ động nghiên cứ đề tài, không chỉ tham khảo học liệu mà còn tìm tòi được các nguồn tài liệu phong phú, các ví dụ thực tiễn làm rõ ràng các nguyên lí, quy luật mang tính lí thuyết và thể hiện chúng theo cách nhìn của bản thân để các quan điểm trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn o Biết cách liên hệ với thực tiễn Việt Nam và quốc tế trong nội dung thảo luận để tăng tính thuyết phục cho chủ đề của mình o Biết cách bảo vệ luận điểm của mình trước những phản biện của người nghe, từ đó tự trao dồi cho bản thân không chỉ những kiến thức sâu sắc hơn về các nguyên lí, quy luật mà còn biết cách vận dụng chúng vào chính việc học tập của mình. Đối với người phản biện o Một số sinh viên sẵn sàng phản biện hoặc đặt câu hỏi cho những luận điểm sai hoặc chưa hiểu rõ. o Đòi hỏi những ví dụ thực tiễn và giải thích rõ hơn những luận điểm người thuyết trình đưa ra, từ đó đòi hỏi cả hai bên phải trao đổi, thảo luận ý kiến của bản thân để tìm ra kết luận rõ ràng nhất. Từ đó sinh viên đã có trách nghiệm hơn trong việc lắng nghe trong các buổi serminar. 2.1.2. MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trong trọng hiện nay trong các trường chính trị và Đại học, Cao Đẳng. Làm thế nào để học viên có thể hiểu đúng tư tưởng của Người và vận dụng tư tưởng, tác phong, đạo đức của Hồ Chí Minh vào hoạt động thực thực tiễn thì đòi hỏi ở cả giảng viên người thuyết trình và người phản biện phải có những kiến thức nhất định và thể hiện chúng một cách hiệu quả trong các buổi serminar trong suốt quá trình học. Nhận thức được vấn đề này mà các buổi serminar môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học đã đạt được những kết quả nhất định: Đối với giảng viên o Giảng viên là những người nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, biết gắn quá khứ, hiện tại với tương lai thấy hết tính biện chứng trong tư tưởng của Người, nắm vững bản chất khoa học, tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo độc đáo trong tư tưởng của Người đối với sự chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước cho hôm nay và cả mai sau, từ đó truyền đạt lại cho sinh viên một cách đầy đủ nhất o Nắm vững và vận dụng sâu sắc lịch sử Đảng, qua đó giúp học viên thấy được tư tưởng Hồ Chí Minh được tổng kết, khái quát từ thực tiễn thành lý luận, sau đó những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo thực tiễn. o Gắn liền các câu chuyện về cuộc đời Bác trong quá trình giảng dạy vừa tạo cảm hứng thích thú cho sinh viên vừa thể hiện sự xuyên suốt trong tư tưởng và cuộc đời của Người giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn những tư tưởng vĩ đại của người SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 9 o Đưa ra các chủ đề serminar sáng tạo, không có nhiều ký thuyết mà tập trung vào khai thác suy nghĩ, cảm nhận của sinh viên về những tư tưởng và quan điểm của Người, từ đó giảng viên kịp thời nhận xét và bổ sung hoặc giúp sinh viên thay đổi những suy nghĩ lệch lạc. o Giảng viên cung cấp thông tin, đánh giá để giúp học viên thấy được cái vĩ đại, tầm tư tưởng ẩn chứa trong việc làm cụ thể, thiết thực nhưng rất khoa học mang tính chiến lược của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với người thuyết trình o Chủ động tìm đọc các tác phẩm lớn của Người đê rút ra các quan điểm, tư tưởng của Người trong đó, đồng thời dùng các tác phẩm đó làm dẫn chứng, minh họa cho phần thuyết trình của mình thêm phong phú, lôi kéo sự chú ý của người nghe o Biết cách thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với Người trong quá trình thuyết trình để người nge hứng thú hơn và thể hiện đề tài thảo luận trôi trảy hơn o Thuyết trình kết hợp lồng thơ của Bác vào giảm được sự khô khan, cứng nhắc, tạo nên sự uyển chuyển hài hoà giữa thơ - người - tư tưởng chính trị. Đối với người phản biện o Giúp cho buổi thảo luận trở nên sôi nổi hơn bằng cách yêu cầu người thuyết trình có nhiều dẫn chứng phong phú hơn o Tự ý thức được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong hiện tại và tương lai và chú ý lắng nghe nhiều hơn. 2.1.3. MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCS VIỆT NAM Môn học Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đồng thời, giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các buổi serminar của sinh viên cũng đạt được những kết quả nhất định: Đối với giảng viên o Cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản liên quan đến môn học cho sinh viên, giúp sinh viên hệ thống được va trò và đường lối của Đảng trong thời chiến cũng như thời bình SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10 o Hướng dẫn sinh viên tìm đọc tài liệu liên quan đến các nghị quyết đại hội Đảng để so sánh và rút ra những đổi mới trong đường lối của Đảng từ trước tới nay. o Đưa ra các chủ đề serminar hay và có tác dụng giúp sinh viên suy nghĩ logic và thoải mái thể hiện suy nghĩ cũng như nâng cao khả năng phân tích vấn đề của bản thân. o Bổ sung và giúp sinh viên sửa đổi những luận điểm sai và giúp sinh viên đi đúng hướng trong khâu chuẩn bị nội dung thảo luận. Đối với người thuyết trình o Đi đúng hướng trong việc xác định nội dung bài thảo luận dưới sự giúp đỡ của giảng viên o Biết so sánh và rút ra những đổi mới trong đường lối của Đảng, tự phân tích và tìm ra nguyên nhân sau đó chứng minh tính đúng đắn của luận điểm mình đưa ra. Đối với người phản biện o Một số sinh viên tích cực phản biện lại các mệnh đề được đưa ra và bảo vệ cho luận điểm của mình, đòi hỏi cả hai bên phải trao đổi và thuyết phục người kia đồng ý với quan điểm của mình 2.2. Những hạn chế tồn tại 2.2.1. VỀ NHẬN THỨC, QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG SEMINAR Nhận thức đúng đắn về hoạt động Seminar có vai trò rất quan trọng, nó là tiền đề để việc giảng dạy đạt được hiệu quả. Bởi vì nếu nhận thức sai thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện hoạt động học một cách chủ động này đúng được. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng sinh viên có nhận thức sai lệch về hoạt động Seminar trong giờ học các môn lí luận chính trị lại chiếm khá đông. Các bạn cho rằng, hoạt động Seminar là làm thuyết trình có chuẩn bị trước, ví dụ như chia bài tập giảng viên giao thành những phần nhỏ rồi chia cho mỗi thành viên một phần về nhà làm, kết quả là sự chắp nối các phần đó lại với nhau thành một bài lí thuyết hỗn độn; hay Seminar chỉ đơn giản là giờ thuyết trình nhàm chán, mà không hề có thảo luận, hay sự tham gia của người nghe Đây là những quan niệm chưa đúng về hoạt độn Seminar đang tồn tại trong sinh viên hiện nay. 2.2.2. VỀ KĨ NĂNG TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN SEMINAR Từ kết quả của cuộc khảo sát riêng về kỹ năng làm việc nhóm (78 người), nhóm có thể đưa ra một số những hạn chế về kĩ năng làm Seminar, cụ thể như sau: Kỹ năng lập kế hoạch Có 77% (60/78) ý kiến đánh giá đây là một kỹ năng rất quan trọng thiết yếu, tuy nhiên mức độ thực hiện thì chỉ có 10% (8/78) là thành thạo, 40% (31/78) tương đối thành thạo, còn chưa thành thạo SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP [...]... giác tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 15 o Một số sinh viên chưa hình thành cho mình ý thức tích cực và tự giác trong học tập, làm việc nhóm sinh viên chưa chịu khó tìm hiểu để có thể tự trang bị cho mình những kĩ năng và phương pháp Seminar có hiệu quả Từ đó dẫn đến sinh viên thiếu và yếu về phương pháp, kỹ năng... thành viên trong nhóm nói riêng và tất cả sinh viên nói chung Kết thúc buổi thảo luận giáo viên cũng cần đánh giá khải quát để rút kinh nghiệm cho những buổi Seminar sau SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 18 Ý kiến khác từ phía sinh viên Ngoài các giải pháp thực hiện trong quá trình chuẩn bị, tiến hành và tổ chức Seminar như ở trên Nhóm tổng hợp một số ý kiến và góp ý khác từ phía sinh... trị” (68 sinh viên của hơn 16 trường Đại học và Cao đẳng), chúng ta có thể kết luận thực trạng chung trong các buổi Seminar cũng như trong việc học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học hiện SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 13 nay còn kém hiệu quả Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan 2.4.1 NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN Độ khó... LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 16 3 GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp dành cho giáo viên Trước tiên để có một buổi Seminar hiệu quả, nên chia nó làm ba giai đoạn Dưới đây là cấc trúc đầy đủ thể hiện vai trò của giáo viên trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức một buổi Seminar sao cho hiệu quả của nó là cao nhất Giai đoạn chuẩn bị Seminar Để việc tổ chức cho sinh viên Seminar trên lớp có hiệu quả thì... tài liệu là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong học tập của sinh viên nhất là trong hoạt động Seminar Thực ra nếu muốn thực hiện bước thảo luận, ta phải thực hiện tốt bước nghiên cứu tài liệu này, vì phải nắm rõ kiến thức bài học mới có thể tham gia thảo luận SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 12 Cũng còn không ít sinh viên chưa biết nghiên cứu tài liệu như thế nào, mất nhiều thời... mới tạo thành ý chí tập thể và đó mới phản ánh toàn diện nhất các mặt của một vấn đề Bởi vậy, mỗi sinh viên cần tự xây dựng và trang bị cho mình tư duy và kỹ năng phản biện Nó không chỉ giúp ích cho sinh viên trong phạm vi học tập các môn Lý luận chính trị mà còn cho việc học nói riêng và tất cả các công việc tương lai nói chung SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 26 Trong phạm vi nghiên... Rèn luyện trực tiếp trong và ngoài các buổi Seminar: sinh viên có thể áp dụng các phương án thực hành trong các giờ Seminar và các môn học khác để có phản hồi và thước đo đánh giá thực tế các lập luận và phân tích của mình KẾT LUẬN Sự kém hiệu quả trong việc học tập các môn Lý luận chính trị nói chung và trong các buổi học thuyết trình nói riêng là một vấn đề tồn tại đã lâu và cũng được bàn tới khá... hiểu và tổng kết lại đâu là nguyên nhân, giải pháp và hướng đi cho tình trạng này Với một số bài khảo sát nhỏ, số lượng mẫu phân tích không quá lớn nhưng Nhóm Hai mong nó đã khái quát được phần nào thực trạng học tập các môn Lý luận chính trị, phân tích được một số nguyên nhân tổng quát dẫn tới tình trạng trên của cả sinh viên lẫn giảng viên cũng như đưa ra được phương hướng giải quyết thích hợp và triệt... những quan điểm, những cách tiếp cận khác nhau của mình, và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân giúp cho mỗi sinh viên có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 20  Ngoài thành viên được phân công đại diện cho nhóm lên thuyết trình trong giờ Seminar thì các cá nhân còn lại cũng có trách nhiệm chuẩn... nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 22 tập Nếu một nhóm có người trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hành nhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn . Seminar để sinh viên có trách nhiệm chủ động thực hiện đúng lịch trình. SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 17 Giai đoạn tổ chức, tiến hành Seminar Giáo viên sẽ triển khai Seminar. khảo sát chung về thực trạng Seminar các môn lý luận chính trị” (68 sinh viên của hơn 16 trường Đại học và Cao đẳng), chúng ta có thể kết luận thực trạng chung trong các buổi Seminar cũng như. học nói riêng và đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung. SEMINAR LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 7 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2.1.

Ngày đăng: 10/11/2014, 18:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIỚI THIỆU

  • 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP SEMINAR ÁP DỤNG TRONG CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

    • 1.1. Seminar là gì?

    • 1.2. Đặc điểm sử dụng phương pháp Seminar trong các môn lý luận chính trị

    • 1.3. Tác dụng của phương pháp Seminar trong các môn lý luận chính trị

      • Ưu điểm

      • Nhược điểm

      • 1.4. Ý nghĩa, kết luận của phương pháp Seminar

      • 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

        • 2.1. Những thành công đạt được

          • 2.1.1. Môn nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin

          • 2.1.2. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

          • 2.1.3. Môn Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam

          • 2.2. Những hạn chế tồn tại

            • 2.2.1. Về nhận thức, quan niệm của sinh viên về hoạt động Seminar

            • 2.2.2. Về kĩ năng tổ chức và thực hiện Seminar

              • Kỹ năng lập kế hoạch

              • Kỹ năng phân công nhiệm vụ

              • Kỹ năng thảo luận, trao đổi

              • Kỹ năng nghiên cứu tài liệu

              • Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực

              • 2.2.2. Về phương pháp tiến hành hoạt động Seminar trong giờ học các môn chính trị.

              • 2.3. Nguyên nhân tồn tại các hạn chế

                • 2.4.1. Nguyên nhân khách quan

                  • Độ khó môn học

                  • Thời gian học

                  • Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm

                  • Mối quan hệ sinh viên với giáo viên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan