HẬU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO PHÁP LÝ

6 530 2
HẬU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO PHÁP LÝ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Rủi ro xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Việc công bố sáng chế trên phương tiện truyền thông trước khi nộp đơn đăng ký hoặc cấp bằng về sáng chế thì chủ sáng chế cũng không thể kiện được khi có hiện tượng làm giả sản phẩm sáng chế hoặc tranh chấp xảy ra. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh..., nếu chủ nhân tự bảo vệ, không nộp đơn đăng ký quyền về Sở hữu trí tuệ thì đến khi hàng hóa đưa ra thị trường mà bị nhái thì họ phải tự chịu. Chỉ khi nào họ đăng ký thì cơ quan chức năng mới có cơ sở để bảo vệ họ. Khi các DN mua sắm và nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất từ nước ngoài mà nhà sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị, dây chuyền này không có quyền hợp pháp đối với sáng chế dùng để sản xuất chính các máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền này có thể thiệt hại lớn khi bị phát hiện và bị kiện về việc sử dụng máy móc thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất không hợp pháp để sản xuất hàng hoá và cũng mất nhiều thời gian, công sức, chi phí bổ sung để có được công nghệ. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “cải tiến” của các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ KDCN, không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hàng chợ đen thường lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp với sản phẩm đã có thương hiệu để làm nhái, làm giả về kiểu dáng, bao bì, thậm chí nhãn mác. Thực trạng vi phạm ngày càng phức tạp, đa dạng, không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà đã trở thành mối lo ngại chung của toàn xã hội, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế.

HẬU QUẢ CỦA CÁC LOẠI RỦI RO 1. Rủi ro xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí - Việc công bố sáng chế trên phương tiện truyền thông trước khi nộp đơn đăng ký hoặc cấp bằng về sáng chế thì chủ sáng chế cũng không thể kiện được khi có hiện tượng làm giả sản phẩm sáng chế hoặc tranh chấp xảy ra. - Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh , nếu chủ nhân tự bảo vệ, không nộp đơn đăng ký quyền về Sở hữu trí tuệ thì đến khi hàng hóa đưa ra thị trường mà bị nhái thì họ phải tự chịu. Chỉ khi nào họ đăng ký thì cơ quan chức năng mới có cơ sở để bảo vệ họ. - Khi các DN mua sắm và nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất từ nước ngoài mà nhà sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị, dây chuyền này không có quyền hợp pháp đối với sáng chế dùng để sản xuất chính các máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền này có thể thiệt hại lớn khi bị phát hiện và bị kiện về việc sử dụng máy móc thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất không hợp pháp để sản xuất hàng hoá và cũng mất nhiều thời gian, công sức, chi phí bổ sung để có được công nghệ. - Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “cải tiến” của các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ KDCN, không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. - Các cơ sở sản xuất hàng chợ đen thường lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp với sản phẩm đã có thương hiệu để làm nhái, làm giả về kiểu dáng, bao bì, thậm chí nhãn mác. Thực trạng vi phạm ngày càng phức tạp, đa dạng, không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà đã trở thành mối lo ngại chung của toàn xã hội, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế. 2. Rủi ro xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý - Các nhãn hiệu lớn bị vi phạm hoặc bị đánh cắp hoặc bị sử dụng trước bởi các chủ thể khác dẫn đến thiệt hại lớn về chi phí tranh tụng, phạt hợp đồng cũng như mất cơ hội kinh doanh. Trong trường hợp không bảo vệ được, các DN có thể mất quyền sở hữu và sử dụng ở nước ngoài đối với các nhãn hiệu hàng hoá này hoặc nếu muốn sử dụng phải mua lại với giá cao. Nhãn hiệu cafe Trung Nguyên hay nhãn hiệu Vinataba là những vụ việc điển hình cho vấn đề này. - Nếu tiêu chuẩn xác định nhãn hiệu quá khắt khe sẽ làm hạn chế sự tham gia của các nhà sản xuất, cũng có thể làm giảm khả năng sáng tạo của các nhà sản xuất. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn chứng nhận không đúng với chất lượng của sản phẩm, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin ở chất lượng và danh tiếng sản phẩm, nhãn hiệu đó sẽ không mang lại lợi ích thương mại, thậm chí không tồn tại lâu dài và hậu quả sẽ không thu hút được các nhà sản xuất sử dụng nhãn hiệu đó nữa. - Một số nhà sản xuất không ở khu vực địa lý đặc biệt có thể lừa dối người tiêu dùng rằng sản phẩm của họ được sản xuất tại khu vực địa lý đó, cũng có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác nhờ vào nguồn nguồn gốc địa lý đó. Như vậy, sẽ dẫn đến hiện tượng là những nhà sản xuất ở khu vực địa lý gốc sẽ không muốn tiếp tục sản xuất những sản phẩm chất lượng cao nữa. - Bị công ty khách sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. 3. Rủi ro xâm phạm bí mật kinh doanh - Nếu bí mật kinh doanh nằm trong một sản phẩm cải tiến, người khác có thể kiểm tra, nghiên cứu và phân tích chúng để tìm ra bí mật thương mại và hoàn toàn có quyền sử dụng sau đó. - Một khi bí mât kinh doanh được công bố công khai thì bất kỳ ai cũng đều có thể tiếp cận và sử dụng chúng tùy ý. NGĂN NGỪA VÀ TRÁNH NÉ RỦI RO 1. Rủi ro bị xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: - Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp; - Khiếu nại, khởi kiện liên quan đến vi phạm các độc quyền về sáng chế, giải pháp hữu ích, Li-xăng, Chuyển giao Công nghệ; - Giám sát thị trường để phát hiện hàng giả và các vi phạm khác về sở hữu trí tuệ ; - Cung cấp thông tin về các chủ thể và hoạt động xâm phạm; - Chuẩn bị và đại diện cho khách hàng trong việc khiếu kiện trước cơ quan có thẩm quyền hoặc đưa vụ việc ra trước tòa; - Thông báo cho khách hàng mọi thông tin về việc điều tra và về thị trường. 2. Rủi ro bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: - Trong hoạt động xác lập quyền : • Tập hợp đầy đủ các nhãn hiệu được hình thành theo nhu cầu tiếp thị do doanh nghiệp tự thiết kế hoặc thuê ngoài. • Tại thị trường Việt Nam, tiến hành việc tra cứu xem có bị trùng lắp hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ cho chủ thể khác tại Việt Nam, nếu có, chọn đối sách xử lý thích hợp. • Tiến hành rà soát qua các nguồn thông tin đăng ký kinh doanh về các tên thương mại và thương hiệu có khả năng xung đột quyền với các nhãn hiệu trong tập nhãn hiệu. • Tiến hành các tra cứu tương ứng cho các nhãn hiệu được sử dụng tại thị trường nước ngoài. • Xúc tiến ngay hồ sơ đăng ký cho các nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài đã được sàng lọc qua khâu tra cứu mà doanh nghiệp xác định là sắp sử dụng trong hoạt động tiếp thị. • Thiết lập ngay hồ sơ bảo mật một cách thích ứng, đối với các nhãn hiệu đã được đầu tư đáng kể trong khâu thiết kế và đã thử nghiệm có kết quả qua hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng chưa khai thác. • Theo dõi để tiến hành sửa đổi kịp thời việc gia hạn các văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và tại nước ngoài. - Trong hoạt động khai thác quyền : • Tổ chức định giá nhãn hiệu và thương hiệu của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động quản lý và các giao kết chuyển nhượng, cấp li-xăng, liên doanh, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ • Tiến hành ước lượng giá trị nhãn hiệu và thương hiệu của các đối tác trong các giao kết trên. • Chuẩn bị các quá trình đàm phán cho các giao kết • Phân bổ các chi phí liên quan đến nhãn hiệu và xúc tiến việc hạch toán giá trị nhãn hiệu • Xúc tiến các thủ tục đăng ký các giao kết liên quan đến nhãn hiệu theo yêu cầu của pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan. • Giám sát việc sử dụng nhãn hiệu của mọi bộ phận trong toàn doanh nghiệp để phòng tránh các cách thể hiện tự làm suy giảm phong cách và giá trị của nhãn hiệu. • Xác lập quyềnSHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh • Thường xuyên theo dõi công bố của Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Nhãn hiệu quốc gia nơi doanh nghiệp có sử dụng nhãn hiệu trong kinh doanh để phát hiện các nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh. • Với các nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh có nguy cơ xung đột quyền với các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp: xúc tiến các thủ tục phản đối trong thời hạn luật định, hoặc tổ chức đàm phán giải quyết xung đột quyền. • Theo dõi thị trường để phát hiện hàng giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Chọn đối sách thích hợp cho từng tình huống. • Vận dụng các biện pháp công nghệ mới nhất trong việc chống xâm phạm quyền và thông tin đến các cơ quan chức năng, người tiêu dùng, báo chí, diễn đàn khác - Tổ chức bộ phận chuyên trách pháp lý về nhãn hiệu trong doanh nghiệp: • Chức danh kiêm nhiệm pháp lý về nhãn hiệu có thể giao cho một quản trị viên về nhãn hiệu hay quản trị viên về phát triển sản phẩm mới • Chức danh chuyên trách pháp lý về nhãn hiệu nên được bố trí cho các chuyên gia pháp lý hoặc nếu là chuyên gia khác, cần được đào tạo tốt về quản trị tài sản trí tuệ. • Bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ có thể được ghép vào Phòng Pháp chế, Phòng Công nghệ hoặc Phòng Nghiên cứu và Phát triển - Cần thiết lập các mối quan hệ công tác cơ bản sau : • Quan hệ với bộ phận marketing hoặc quản trị nhãn hiệu để triển khai chức năng pháp lý đối với tập nhãn hiệu, thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý (nếu có), đặc biệt là bảo hộ kịp thời các nhãn hiệu được đưa vào các thị trường khác nhau và tra cứu nhãn hiệu cạnh tranh. • Quan hệ với bộ phận quản trị công nghệ, quản trị R&D để xúc tiến việc bảo hộ kịp thời các công nghệ mới là các sáng chế, bí quyết kỹ thuật, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm • Quan hệ với các bộ phận thiết kế, truyền thông, phát triển sản phẩm mới để xúc tiến hoặc hỗ trợ xúc tiến việc bảo hộ kịp thời các kiểu dáng, tác phẩm mới và các quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng ). • Quan hệ với bộ phận kế toán, tài chính, pháp chế để tiến hành định giá thương hiệu, nhãn hiệu nói riêng và các tài sản trí tuệ nói chung để phục vụ các chiến lược tài chính của doanh nghiệp. • Quan hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quản lý Thị trường, Hải quan, Thi hành án ) theo quy định của pháp luật. • Quan hệ với Hội Sở hữu Trí tuệ và các hiệp hội kinh doanh khác để tham gia các diễn đàn sở hữu trí tuệ, vận dụng các chức năng cung ứng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, góp ý xây dựng chính sách và pháp luật, đặc biệt là chức năng hòa giải tranh chấp và xung đột quyền giữa các thành viên của hiệp hội. • Quan hệ với các đơn vị tư vấn pháp lý và khai thác tốt nhất dịch vụ của họ. - Vận dụng tổng hợp các tài sản trí tuệ trong quản trị nhãn hiệu : Nếu áp dụng biện pháp đăng ký độc quyền sáng chế cho công nghệ đó (thí dụ, cấu trúc các mẫu và mô- đun lắp ghép của bộ đồ chơi LEGO), doanh nghiệp cần chú ý đẩy mạnh hoạt động truyền thông để chuyển hóa giá trị của sáng chế vào nhãn hiệu trước khi Bằng độc quyền Sáng chế tương ứng hết hiệu lực và mọi đối thủ cạnh tranh đều có quyền áp dụng sáng chế (LEGO đã kịp định vị mình ở đẳng cấp cao và theo đó là mức giá cao, trước khi các đối thủ cạnh tranh được phép sử dụng sáng chế). Ngược lại, nếu áp dụng biện pháp bảo vệ công nghệ bằng bí mật kinh doanh (thí dụ, công thức về hương liệu của COCA COLA), nhãn hiệu có thể tiếp tục duy trì lợi thế công nghệ của mình cho tới bất kỳ thời điểm nào mà bí mật đó chưa bị bộc lộ hoặc bị đào thải bởi công nghệ mới. - Trong hoạt động truyền thông về nhãn hiệu, rất nhiều tác phẩm đồ họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, văn học được doanh nghiệp hoặc các nhà tư vấn sáng tạo ra, có thểđược bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả (copyright). • Đối với các tác phẩm đã được thử nghiệm hoặc được kỳ vọng là có hiệu quả tiếp thị cao, doanh nghiệp nên xúc tiến thêm việc đăng ký tại Cục Bản quyền Tác giả Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin để tăng cường chứng cứ pháp lý cho quyền tác giả. • Đối với các tác phẩm gắn liền với hình dáng bên ngoài của sản phẩm như mẫu sản phấm mới, mẫu bao bì mới, mẫu nhãn hàng hóa (label) mới được kỳ vọng sẽ có hiệu quả tiếp thị cao, doanh nghiệp cần kịp thời đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệptại Cục Sở hữu Trí tuệ để củng cố và mở rộng phạm vi của quyền tài sản của mẫu thiết kế mới. • Đối với một số tác phẩm được dùng trong truyền thông, tiếp thị và đã trở thành một ấn tượng liên kết của nhãn hiệu, nhưng lại không còn khả năng xác lập quyền sở hữu trí tuệ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả hoặc kiểu dáng công nghiệp (như do đã mất tính mới vì đã đưa ra thị trường trước khi nộp đơn đăng ký), doanh nghiệp cần biết cách hội tụ nỗ lực truyền thông vào tác phẩm đó để có thể chứng minh đó thực sự là một thành quả đầu tư, nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để hạn chế mô phỏng, sao chép. GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ HẬU QUẢ 1. Rủi ro về sáng chế - Triển khai chương trình sáng chế, chương trình công bố sáng chế và duy trì một danh mục sáng chế - Xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp, xây dựng và triển khai chương trình bảo hộ bí mật thương mại - Rà soát một cách có hệ thống tất cả các thông tin bộc lộ liên quan đến sáng chế - Bảo đảm rằng công ty, chứ không phải là nhân viên làm thuê hoặc nhà thẩu, sở hữu sáng chế và bằng độc quyền sáng chế. Hợp đồng lao động nên yêu cầu tất cả nhân viên chuyển giao sáng chế, cải tiến những ý tưởng hoặc sáng kiến mới được nhân viên tạo ra hoặc phát triển. - Giám sát hoạt động sáng chế của đối thủ cạnh tranh hiện tại và mới tiềm năng, nhằm giúp doanh nghiệp tìm và giám sát đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đồng thời xác định sức mạnh và định hướng phát triển công nghệ của đối thủ trước khi họ đưa sản phẩm mới ra thị trường. Ngoài ra còn cho phép doanh nghiệp tìm ra và theo dõi đơn đăng ký sáng chế của người khác mà doanh nghiệp có thể phản đối những đơn đăng ký sáng chế đó. - Đánh giá và định giá sáng chế. - Giám sát và thực thi các chương trình về sáng chế, nhằm ngăn chặn hoặc giải quyết các tranh chấp thông qua các cuộc thương lượng riêng mà không cần phải ra tòa. - Chương trình li-xăng sáng chế. Nhiều công ty lớn có các chương trình bảo hộ sáng chế lớn đã thành công trong việc tạo ra doanh thu từ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Ví dụ điển hình là Công ty IBM thông qua báo cáo đã cho thấy họ thu được hơn 1 tỷ USD mỗi năm thông qua các hoạt động chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong những năm gần đây. - Phân công trách nhiệm ở các chức vụu cao hoặc trong một Ủy ban phù hợp để đảm bảo sự phù hợp của các chiến lược kinh doanh của công ty với chiến lược sáng chế. Đồng thời, nhân viên công ty cần phải được đào tạo về những rủi ro liên quan đến sở hữu trí tuệ và tránh được những nguy cơ trong quá trình sản xuất sản phẩm cũng như sở hữu trí tuệ toàn diện. - Nguồn kinh phí và nhân lực để thực hiện chương trình quản lý sáng chế. 2. Rủi ro về kiểu dáng công nghiệp - Giữ bí mật kiểu dáng công nghiệp cho tới khi đăng ký vả bảo hộ. Nếu như vô tình để người khác biết được kiểu dáng sáng tạo của sản phẩm của mình, việc lập ngay một hợp đồng văn bản, trong đó nên rõ kiểu dáng của sản phẩm đó là bí mất, cần phải được thực hiện ngay lập tức để tránh những hậu quả phát sinh sau này. - Công khai kiểu dáng của sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đồng thời tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp. - Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình. - Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Rủi ro về thiết kế bố trí - Đầu tư sáng tạo thiết kế bố trí mới, tăng tính phức tạp nhưng giảm kích thước của những mạch tích hợp hiện có, đồng thời cải thiện chức năng và phần nào đổi mới liên tục thiết kế để tránh bị sao chép lại. - Làm đơn xin cấp Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. 4. Rủi ro về nhãn hiệu - Làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu hàng hoá trong đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp. - Chia khách hàng thành các phân khúc có cùng quan điểm về cùng loại rủi ro. Nếu trong mỗi phân khúc có một lượng khách hàng đủ lớn và doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu đáp ứng nhu cầu của phân khúc đó thì các kế hoạch cũng nên được xem xét. - Mở rộng mạng lưới phân phối và tạo những rào cản chống xâm phạm thương hiệu. - Xây dựng cơ chế rà soát linh hoạt và năng động, đẩy mạnh việc nâng cao nhãn hiệu đến với khách hàng và chăm sóc thật tốt nhãn hiệu đó, về mặt chất lượng, số lượng cũng như độc quyền nhãn hiệu, để tránh nhầm lẫn, bị ảnh hưởng bởi các nhãn hiệu khác cùng ngành sản xuất. - Chấp nhận đầu tư tài chính với chiến lược và lộ trình thật đúng đắn và đa chiều nhằm giảm rủi ro cạnh tranh trên thị trường. 5. Rủi ro về tên thương mại - Tên gọi đó phải là tập hợp các chữ cái (có thể kèm theo chữ số) phát âm được; và có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. - Không được đặt tên gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó, hoặc thuộc các đối tượng không hộ, như tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 6. Rủi ro về chỉ dẫn địa lý - Chỉ dẫn địa lý (không bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) được bảo hộ mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Giấy chứng nhận đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn. 7. Rủi ro về bí mật kinh doanh - Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình một cách có hiệu quả : • Trang bị hệ thống an ninh và chương trình bảo vệ cho toàn doanh nghiệp. • Trang bị cho nhân viên các chính sách của công ty về việc bộc lộ các thông tin bí mật cũng như hướng dẫn rõ ràng về cách tiếp cận, quản lý, phân phối… thông tin bí mật bất kỳ. • Nhận dạng và đặt thứ tự ưu tiên các bí mật kinh doanh dựa trên giá trị và độ nhạy cảm của chúng. • Cân nhắc xem bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ bằng cách đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ chính thức, như sáng chế, và nếu có thể được thì đó có phải lả cách thức bảo hộ tốt hay không. • Chắc chắn rằng chỉ có một số người hạn chế biết được và tiếp cận thông tin bí mật bất kỳ của doanh nghiệp và tất cả họ đều phải giữ bí mật. • Đưa các điều khoản bảo mật vào hợp đồng lao động. • Ký các hợp đồng không bộc lộ bảo mật với đối tác kinh doanh bất cứ khi nào bộc lộ thông tin. • Thiết lập các hệ thống an ninh có hiệu quả để quản lý thông tin kỹ thuật số trên mạng nội bộ của công ty nhằm hạn chế tiếp cận và ngăn chặn theo dõi việc tiếp cận các thông tin bí mật.

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan