xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng

42 416 0
xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B. NỘI DUNG 3 I. Giới thiệu về khu dự trưc sinh quyển thế giới 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Các tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới 4 1.3. Chức năng của khu dự trữ sinh quyển thế giới 4 1.4. Đặc trưng 5 II. Các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam 6 2.1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giới 6 2.1.1. Vị trí địa lý 6 2.1.2. Sự hình thành 7 2.1.3. Hệ sinh thái 7 2.1.4. Các vùng của khu dự quyển 10 2.1.5. Du lịch sinh thái 12 2.2. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng 13 2.2.1. Tổng quan 13 2.2.2. Hệ sinh tháí 14 2.2.3. Các vùng của khu dự quyển 16 2.2.4. Tiềm năng du lịch 17 2.3. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An 18 2.3.1. Tổng quan 18 2.3.2. Đa dạng sinh học 19 2.4. Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Các Bà 20 2.4.1. Tổng quan 20 2.4.2. Đa dạng sinh học 21 1 2.4.3. Các vùng trong khu dữ trữ sinh quyển 24 2.4.4. Phát triển các loại hình du lịch 25 2.5. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm 26 2.5.1. Tổng quan 26 2.5.2. Đa dạng sinh học 27 2.5.3. Các vùng của khu dự trữ sinh quyển 28 2.5.4. Phát triển các loại hình du lịch 28 2.6. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang 30 2.6.1. Tổng quan 30 2.6.2. Đa dạng sinh học 30 2.7. Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên 33 2.7.1. Đa dạng sinh học 34 2.7.2. Các vùng trữ sinh quyển 35 2.7.3. Du lịch sinh thái 36 2.8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau 37 2.8.1. Tổng quan 37 2.8.2. Đa dạng sinh học 38 C. KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Ở đây tập trung nhiều loại động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Đứng trước nguy cơ đó thì việc xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng. Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Và ở nước ta đã xây dụng được một số khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận B. NỘI DUNG I. Giới thiệu về khu dự trưc sinh quyển thế giới 1.1. Khái niệm 3 Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận Khu dự trữ sinh quyển được tổ chức thành 3 vùng: - Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái. - Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi. - Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại. 1.2. Các tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới Gồm 7 tiêu chí: - Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người. - Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. - Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại khu vực. - Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển. - Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp. - Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những chức năng của khu dự trữ sinh quyển. - Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận. 1.3. Chức năng của khu dự trữ sinh quyển thế giới 4 Mỗi khu dự trữ sinh quyển có 3 chức năng: - Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan. - Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống. - Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững. 1.4. Đặc trưng Khu dự trữ sinh quyển thế giới có những nét giống và khác với một vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như sau: - Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ là một phần trong một khu dự trữ sinh quyển. Mỗi khu dự trữ sinh quyển có thể có nhiều vùng lõi là các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên, - Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu dự trữ sinh quyển, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu dự trữ sinh quyển, ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái ) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục - Khu dự trữ sinh quyển còn là một cách tiếp cận bảo tồn và phát triển bền vững tương đối mới (ra đời từ năm 1971) so với cách tiếp cận tập trung vào mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên - vốn xuất phát từ khái niệm khu bảo vệ, vốn đã có lịch sử hình thành và tiến hóa qua nhiều thế kỷ. • Các khu dự trữ sinh quyển thế giới được điều phối bởi Ủy ban MAB của UNESCO trong khi các khu bảo vệ (PA) được điều phối bởi IUCN. Danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam Miền Bắc Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà Miền Trung Khu dự trữ miền tây Nghệ An Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm 5 Miền Nam Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau Khu dự trũ ven biển và biển đảo Kiên Giang II. Các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam 2.1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tên chính thức: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh Tên ngắn gọn: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Ngày được UNESCO công nhận : 21/01/2000 2.1.1. Vị trí địa lý Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: Vùng lõi 4.721 ha Vùng đệm 41.139 ha Vùng chuyển tiếp 29.880 ha. 6 Hình 1: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 2.1.2. Sự hình thành Trước chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn . Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý. 2.1.3. Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật 7 nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác. * Hệ thực vật: Trước ngày 30/4/1975, rừng ngập mặn Cần Giờ có 40.000 ha; tán rừng dày, với cây rừng cao trên 25 m, đường kính 25-40 cm, Đước đôi (Rhizophora apiculata) là loài chiếm ưu thế, cùng với các quần xã khác như Bần đắng (Sonneratia alba), Mắm trắng (Avicennia alba), Đưng (R. mucronata), Vẹt (Bruguiera spp.), Xu (Xylocarpus spp), Cóc (Lumnitzera spp.), Chà là (Phoenix paludosa). Giá (Excoecaria agallocha) v.v Ngoài rừng ngập mặn, khu vực huyện Cần Giờ còn có các vùng đồi đất đỏ bazan như Giồng Chùa. Giồng Ao v.v có các loại cây cỏ, cây bụi và các loài cây tái sinh tự nhiên thuộc rừng mưa ẩm, nhiệt đới. Từ năm 1964 đến 1970, đế quốc Mỹ đã dùng chất độc hoá học rải dọc theo trục sông Lòng Tàu sâu vào rừng mỗi bên vài trăm mét. Các đợt rải được tiến hành nhiều lần bằng máy bay làm rừng ngập mặn Cần Giờ bị huỷ diệt hoàn toàn, hầu hết các loại cây rụng lá và chết. Các loài cây như Đước, Đưng gần như biến mất. Một số ít cây Dà (Ceriops spp), Giá (Excoecaria agallocha) ven bờ kênh rạch tái sinh theo từng cụm nhỏ, nơi đất ngập triều có Mắm, trên đất cao có Chà là nước (Phoenix paludosa) và các loài Ráng đại (Acrostichum aureum), Dây mủ (Gymnanthera mitida), Cóc kèn (Derris trifoliata), Chùm lé (Azima sarmentosa), Lức (Pluchea indica), Chùm gọng (Clerodendrum inerme)… Hình 2: Cây đước Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc địa phận huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai. Đến năm 1978, huyện Duyên Hải được giao lại cho thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích toàn huyện lúc đó là 71.361 ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn và đất lâm nghiệp là 34.468 ha. Lâm 8 trường Duyên Hải lúc đó trực thuộc Ty Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1978. Để bắt đầu công tác trồng rừng, trụ mầm Đước phải mua và vận chuyển từ tỉnh Minh Hải (Cà Mau) vì nguồn giống tại chỗ ỏ Cần Giờ không đủ cung cấp. Đến năm 1990 mới có nguồn giống Đước tại chỗ. Từ năm 1984 trở đi, một số loài cây khác như Gõ biển (Intsia bijuga), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (C. decandra), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Tra (Thespesia populnea). v v cũng được trồng để phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều. Hình 3: Cây chà là nước * Hệ động vật: Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (Gekko gekko), kỳ đà nước (Varanus salvator), trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python reticulatus), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa(Ophiophagus hannah), vích (Chelonia mydas), cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau 9 Hình 4: Hệ động vật cỉa khu dự trữ 2.1.4. Các vùng của khu dự quyển a) Vùng lõi (4.721 ha) Vùng này đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng trồng và đặc biệt là rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên dọc theo các kênh rạch và bìa rừng với đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật, vi sinh vật với cảnh quan rừng ngập mặn đa dạng và hấp dẫn. Các chức năng chính bao gồm: - Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên; - Bảo tồn cảnh quan rừng ngập mặn với các môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt là chim nước; - Bảo tồn hệ thống thuỷ vực, các bãi bồi dọc bờ sông và ven biển nơi kiếm ăn và sinh đẻ của các loài động vật vùng triều; - Tiến hành một số công trình nghiên cứu khoa học về sức bền hệ sinh thái và du lịch sinh thái có giới hạn. 10 [...]... biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học Các. .. đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích gần 3000 ha Các đầm lầy và các sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen kẽ rải rác trong các khu rừng tạo nên những khu cư trú thích hợp cho các loài động vật hoang dã Hệ thực vật: Ở khu DTSQ Kiên Giang, giá trị về bảo tồn nguồn gen là rất to lớn Riêng tại khu vực VQG U Minh Thượng,... Định) và Kim Sơn (Tỉnh Ninh Bình) Tên ngắn gọn: Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng Ngày được UNESCO công nhận : 02/12/2004 2.2.1 Tổng quan Đây là khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh bao gồm cả Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và các vùng phụ cận, Khu Ramsar Xuân Thuỷ cũng nằm trong khu dự trữ sinh quyển này Đây là khu Ramsar được công nhận vào năm 1989, là khu. .. người 2.3.1 Tổng quan Khu DTSQ này bao gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, suối Nậm Mọc, sông Giăng, đập Phà Lài, bản Cò Phạt Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha, là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo... nem,… là môi trường sống rất thuận lợi cho các loài động vật.Tại cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài lưỡng cư Trong đó có chim yến và khỉ đuôi dài là hai động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam Hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào... đệm Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư từ vùng lõi cũng như các nơi khác đến kiếm ăn và trú ngụ Việc quản lý đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan và chính quyền địa phương trong việc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn rừng ngập mặn vừa có tác dụng phòng hộ vừa góp phần tăng nguồn lợi thuỷ hải sản 2.2.4 Tiềm năng du lịch Cách Hà... dạng và phong phú, cảnh quan hoang sơ độc đáo, Cù lao Chàm còn được biết đến như một địa chỉ văn hóa lịch sử nổi tiếng với các di tích, công trình kiến trúc cổ thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt 28 Với đặc thù là khu dự trữ sinh quyển, các cơ quan chức năng ở Hội An và Quảng Nam xác định bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu hàng đầu ở Cù Lao Chàm Hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là. .. và nhẹ nhàng bơi quanh mạn thuyền du khách mỗi khi chiều xuống 15 Hình 7: Hệ động vật của khu dự trữ sinh quyển 2.2.3 Các vùng của khu dự quyển a) Vùng lõi Vùng lõi có diện tích 14.167 ha Mục tiêu quản lý vùng lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt động của con người Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có hai vùng lõi, là Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước... vùng lõi, vì vậy phải bảo đảm sự phát triển hạn định trong vùng này c) Vùng chuyển tiếp Là vùng ngoài cùng, các hoạt động kinh tế ở đây vẫn duy trì bình thưonừg, trong đó nhân dân địa phưonưg cùng với các nhà khoa học, bảo tồn, công ty tư nhân, các tổ chức xã hội thoả thuận để cùng quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại Khu dự trữ sinh quyển... lịch Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, tài nguyên thiên nhiên rừng và biển rất phong phú Những cánh rừng xanh nhiệt đới nằm giữa một vùng trời nước với hàng trăm đảo lớn, nhỏ làm nên vẻ đẹp của khu dự trữ sinh quyển Từ trung tâmVườn Quốc gia du khách có thể lựa chọn một trong 5 tuyến du lịch để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên những cánh rừng với các cây cổ thụ . chủng. Đứng trước nguy cơ đó thì việc xây dụng các khu bảo tồn thiên nhiên đẻ bảo vệ các nguồn tài nguyên đó là là rất cần thiết và quan trọng. Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển. hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Và ở nước ta đã xây dụng. lõi là các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên, - Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu dự trữ sinh quyển, đó là chức năng bảo tồn.

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mỗi khu dự trữ sinh quyển có 3 chức năng:

  • - Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và cảnh quan.

  • - Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan