khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở hàn quốc (1997 – 1998)

86 2.2K 36
khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở hàn quốc (1997 – 1998)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

AI HOĩC HU TRặèNG AI HOĩC KHOA HOĩC KHOA LậCH Sặ HUYèNH THậ Vậ KHUNG HOANG TAèI CHấNH - TIệN T HAèN QUC (1997 - 1998) KHOẽA LUN TT NGHIP Cặ NHN NG PHặNG HOĩC Huóỳ, 05/2014 AI HOĩC HU TRặèNG AI HOĩC KHOA HOĩC KHOA LậCH Sặ HUYèNH THậ Vậ KHUNG HOANG TAèI CHấNH - TIệN T HAèN QUC (1997 - 1998) KHOẽA LUN TT NGHIP Cặ NHN NG PHặNG HOĩC Caùn bọỹ hổồùng dỏựn: ThS. Nguyóựn Hoaỡng Linh Huóỳ, 05/2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6 4. Phương pháp nghiên cứu: 6 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; 6 6. Cấu trúc của khóa luận: 7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 8 1.1. Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993) 8 1.1.1. Về kinh tế (1979 – 1993) 8 1.1.2. Về xã hội (1979 - 1993) 14 1.2. Hàn Quốc trong những năm 1993 – 1997 18 1.2.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc (1993 – 1997) 18 1.2.2. Tình hình xã hội Hàn Quốc (1993 – 1997) 23 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997 – 1998 26 2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc 26 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong khủng hoảng 28 2.2.1. Về tình hình kinh tế 28 2.2.2. Về tình hình xã hội 32 2.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội của Hàn Quốc 39 2.4. Những biện pháp khắc phục và kết quả 42 2.4.1. Một số cải cách trong hệ thống kinh tế Hàn Quốc 42 2.4.1.1. Chương trình của IMF 42 2.4.1.2. Các đối sách của Chính phủ 43 2.4.2. Về xã hội 49 2.4.2.1. Cải cách thị trường lao động 49 2.4.2.2. Các biện pháp đối phó thất nghiệp 53 2.4.2.3. Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội 57 2.4.2.4. Xây dựng quan hệ quản lý - lao động mới 58 2.4.3. Kết quả đạt được 59 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở HÀN QUỐC 1997 – 1998 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 61 3.1. Một số nhận xét 61 3.1.1. Tính chất của cuộc khủng hoảng 61 3.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng 62 3.2. Những bài học kinh ngiệm rút ra 64 3.2.1. Đối với Hàn Quốc 64 3.2.2. Đối với Việt Nam 65 3.2.3. Đối với nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng 67 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Asia Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN: Association of South-east Asian Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOK: Bank of Korea Ngân hàng Hàn Quốc BOT: Bank of Thailand Ngân hàng Thái Lan EU: European Union Liên minh châu Âu FDI: Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài G7: Group of Seven Nhóm bảy nước công nghiệp hàng đầu GDP: General Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP: Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân HCI: Heavy and Chemical Industry Công nghiệp nặng và hóa chất HDI: Human Development Index Chỉ số phát triển con người IMF: International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế LG: Lucky – Gold Star Ngôi sao vàng may mắn NIC: Newly Industrialized Countries Nước công nghiệp mới ODA: Official Development Assistance Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế R&D: Research and Development Nghiên cứu và phát triển SMEs: Small and Medium Enterprise Các doanh nghiệp vừa và nhỏ USD: United Stated Dollar Đồng đô la Mỹ WB: The World Bank Ngân hàng Thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa thị trường tài chính đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích cực cải thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một phần trong guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ dàng tiếp cận và tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những nguồn vốn hỗ trợ lớn từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối mặt với những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau; khi xảy ra những rủi ro tài chính ở một quốc gia nào đó hậu quả của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với quốc gia đó. Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Và cho đến nay cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn đang ảnh hưởng nặng nề, nhất là khối thị trường chung Châu Âu, mà chưa một ai hiểu nguyên nhân sâu xa của nó. Cũng giống như các cuộc khủng hoảng năm 2008 và hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động ở khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu. Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động về mặt kinh tế, xã hội ở mỗi nước, ảnh hưởng đến các nước khác ở khu vực, mà tạo ra một chấn động về lý luận kinh tế. Là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng chỉ sau khoảng, nhưng chỉ sau khoảng 2 năm tiến hành khôi phục khủng hoảng, dân tộc Hàn Quốc lại đưa thế giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác – khôi phục hoàn toàn nền kinh tế với mức độ phục hồi nhanh nhất và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. 1 Việt Nam, Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa truyền thống. Việc hợp tác Việt – Hàn đã và đang mở ra những triển vọng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế và thương mại. Việt Nam là nước nằm trong vùng được coi là có cơ hội “hóa hổ”, “hóa rồng” và cũng được cảnh báo là có khả năng bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng. Việt Nam hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại hội VIII (1996) của Đảng ta đề ra – phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Để hoàn thành mục tiêu này, chúng ta phải rất nỗ lực, phải xác định, lựa chọn được những hướng đi đúng đắn, phù hợp, trong đó có việc tham khảo và học tập mô hình phát tiển kinh tế của các quốc gia phát triển (G7,OECD) cũng như các NIC Đông Á – điển hình là Hàn Quốc – đó cũng là điều hết sức và bổ ích. Cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này. Song, nó cũng là lời cảnh báo đối với tiến trình kinh tế của chúng ta trước thềm hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vậy “khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?” Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Những bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998, nền kinh tế được coi là “thần kỳ” đã phải lâm vào một tình trạng khủng hoảng và đã phục hồi được nền kinh tế trong 2 năm là một việc làm mang ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn rất quan trọng đối với Việt Nam. Nghiên cứu đề tài sẽ rút ra được những khái quát cần thiết về bức tranh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở 1997 – 1998, những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Hàn Quốc để thoát khỏi khủng hoảng , khôi phục và đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng cao. Khóa luận thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu bộ môn Đông phương học – kinh tế Đông Nam Á, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hàn Quốc. Góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay là Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998, 2 các nguyên nhân, biện pháp khắc phục cũng như những kinh nghiêm, bài học của Hàn Quốc cho Việt Nam. Chính những lý do trên cộng với sự gợi mở của thầy giáo hướng dẫn, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc (1997 – 1998) để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Đông phương học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á ở Hàn Quốc 1997 – 1998 trong thời gian đã được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên Hàn Quốc, tổng kết và bước đầu rút ra được nguyên nhân, tính chất, tác động và những bài học kinh nghiệm cụ thể. Đó là những công trình đã được công bố của Uỷ ban biên soạn lịch sử quốc gia, Viện Hàn Lâm nghiên cứu khoa học, Tổ chức nghiên cứu Hàn Quốc, Tổ chức hợp tác quốc tế…như: “Hàn Quốc (đất nước – con người)”, “sổ tay Hàn Quốc” đã trình bày một cách khá hệ thống, khoa học, tỉ mỉ và công phu về bức tranh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc hiện đại. Bên cạnh những công trình chung, một nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã có sự đầu tư nghiên cứu đi sâu về lĩnh vực kinh tế như: Song Byung Nak “Bàn về kinh tế Hàn Quốc” (1994)”, Ilsa-kong với “Hàn Quốc trong nền kinh tế thế giới”, Kim Iojure với “Kinh tế Hàn Quốc năm mươi năm sau giải phóng”, Lee Churl- hee với “ Lịch sử và văn hóa Hàn Quốc” (2007) … Các công trình nghiên cứu này đã có sự đầu tư nghiên cứu trên cả lĩnh vực kinh tế và xã hội, đã phản ánh quá trình quá trình phát triển đầy thăng trầm của quốc gia một cách sinh động và rõ nét về đất nước, con người và một số thành tựu văn hóa, xã hội của Hàn Quốc. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin cần thiết về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc kế hoạch hóa nền kinh tế thị trường quốc gia, trong việc sử dụng công cụ thị trường và những chính sách vĩ mô quan trọng của Nhà nước để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các tác giả đã viết theo cách cảm nhận của người Hàn Quốc về chính đất nước họ, cho nên có lúc cách giải thích có thể chưa thật sự khách quan. Do nhiều lý do, trong các nước phương Tây và Mỹ, Mỹ là nước là nước nghiên cứu về Hàn Quốc từ rất sớm, đặc biệt là về Hàn Quốc trong khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998 và có hệ thống với nhiều công trình, bài viết đáng chú ý của những nhà nghiên cứu tên tuổi. 3 Tiêu biểu cho quan điểm khẳng định “thần kỳ Đông Á” và “kỳ tích sông Hàn” có các công trình như “Người khổng lồ tiếp theo của châu Á – Hàn Quốc và công nghiệp hóa muộn” của A.Amsden (1989), “Bốn con rồng nhỏ. Trào lưu công nghiệp hóa ở Đông Á” của Ezra F. Vogel (1991), “Một cái nhìn khác về sự thần kỳ Đông Á” của Gusta Ranis (1996), “Đông Á con đường dẫn đến phục hồi” của Bottelier (1999), Ngân hàng Thế giới với Đông Á phục hồi và phát triển (1999) … Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận, nghiên cứu xã hội Hàn Quốc hiện đại trên rất nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, chính trị đến xã hội, văn hóa và giáo dục … để chứng minh cho những luận điểm của mình. Mặc dù họ cũng có những phê phán, chỉ trích nhưng họ vẫn đánh giá cao sự phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc đã góp phần quan trọng tạo nên mô hình phát triển Đông Á đầy năng động với sự tăng trưởng cao và bền vững. Trái với các quan điểm trên, những ý kiến bác bỏ, phủ định “sự thần kỳ Đông Á”, cho rằng “sự thần kỳ Đông Á sắp kết thúc” như M.Clifford với “Con hổ nổi loạn. Nhà kinh doanh, các quan chức và tướng lĩnh ở Hàn Quốc” (1994), Walden Bello và Stephanie Rosenfeld với “Mặt trái của những con rồng” (1993), Josephe Stiglitz với “Suy nghĩ lại sự thần kì Đông Á” (2002) … Các công trình này chủ yếu được nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ XX, khi kinh tế Hàn Quốc và Đông Á bắt đầu gặp những khó khăn sau một thời kỳ phát triển mạnh. Các học giả này đã lên tiếng về những mặt trái, những hạn chế của các con rồng, con hổ châu Á, đưa ra những kiến giải không dễ gì bác bỏ được để chứng minh cho nhận định của họ. Tình hình nghiên cứu Hàn Quốc ở Nhật Bản và Trung Quốc cũng không kém phần sôi nổi. Ở Trung Quốc, có các công trình nghiên cứu đến bí quyết thành công của NICs Đông Á như “ Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ” của Ngụy Kiệt và Hạ Diệu (1993) với những luận chứng đáng chú ý khi nghiên cứu bí quyết thành công của NICs Đông Á trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó các tác giả cũng rút ra các kinh nghiệm để áp dụng vào sự nghiệp cải cách kinh tế của Trung Quốc. Quách Diệu Bang với “Kinh nghiệm của tiến bộ khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài ở Nam Triều Tiên” (1993)”, xem như là tấm gương cho các nước đang phát triển ngày nay học tập để có bước phát triển dài và trong tương lai sẽ trở thành những quốc gia giàu sức sống nhất trong nền kinh tế thế giới. Tháng 1 – 1996, báo Thông tin Bắc Kinh phối hợp với hãng Xinhua và tạp chí Tin tức thị 4 [...]... cơ sở tài chính và các cơ sở khác mạnh” [43; 15] 2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong khủng hoảng Đây là thời kỳ nền kinh tế Hàn Quốc bị khủng hoảng nghiêm trọng trong bối cảnh chung của cơn lốc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á và cuộc khủng hoảng đó đã lan sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Tình trạng của Hàn Quốc trong nă 1997 là cực kỳ nghiêm trọng: Tỷ lệ tăng trưởng... đã đề ra 25 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997 – 1998 2.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc Thành công của sự phát triển ở Đông Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng thật là kỳ diệu Không có nhóm nước đang phát triển nào lại làm tốt được các công việc như tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, hòa nhập vào thị trường... qua khủng hoảng như Trần Lan Hương với “Một số giải pháp của các Chaebol Hàn Quốc trước cơn lốc khủng hoảng tài chính – tiền tệ (1998), Nguyễn Thiện Nhân với 5 Khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á 1997 – 1999, nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam”(2002), Ngọc Anh với “Kinh tế Hàn Quốc sau 10 năm”(2007) … 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính. .. “con rồng” Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và những “con hổ kinh tế” như Malaysia, Indonesia, Thái Lan [15; 29] Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đã ập đến Hàn Quốc vào tháng 11 1997 Với cuộc khủng hoảng này, một lần nữa Hàn Quốc lại làm cho thế giới bất ngờ Trong số các NIC Đông Á thì Hàn Quốc là nước bị khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất [41; 187] Cuộc khủng hoảng đã để lại nhiều “vết thương”... về cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998 và những bài học kinh nghiệm rút ra 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 1.1 Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993) 1.1.1 Về kinh tế (1979 – 1993) Từ năm 1979 đến đầu năm 1993, Hàn Quốc bắt... phát triển của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng cũng như những kinh nghiêm, bài học của Hàn Quốc cho Việt Nam 6 6 Cấu trúc của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát trình phát triển của Hàn Quốc trong hai thập niên trước khủng hoảng Chương 2 : Bức tranh kinh tế - xã hội Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998 Chương 3... biệt là vùng nông thôn Chính phủ Hàn Quốc với những nỗ lực cho chiến lược toàn cầu hóa của mình đang cố gắng để khắc phục được những hạn chế đó Tháng 11 - 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sau khi đã hoành hành ở một số nước Đông Nam Á đã thực sự bùng nổ ở Hàn Quốc Và một lần nữa Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc lại phải bước vào cuộc chiến mới - khắc phục cơn bão khủng hoảng để tiếp tục xây dựng... tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á ở Hàn Quốc 1997 – 1998 Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, khóa luận nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội 1997 – 1998 của một chủ thể chính trị - kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á: Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998 Về mặt thời gian, khóa luận dành trọng tâm nghiên cứu vào giai đoạn 1997 – 1998 Tuy nhiên các giai đoạn trước và sau đó... nền kinh tế - xã hội Hàn Quốc và làm cho khuynh hướng phủ định “sự thần kỳ Đông Á” được dịp bùng nổ 26 Về diễn biến, tháng 7 – 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ chính thức nổ ra ở Thái Lan với sự kiện Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) tuyên bố họ không có khả năng giữ giá đồng Bath theo đồng USD nữa (2 – 7 – 1997 [35; 20] Như một đợt dầu tràn trên biển gặp bão, cuộc khủng hoảng đã ngày một... rồi Đông Á đặc biệt ở Hàn Quốc Nếu như vào cuối năm 1997, Thái Lan là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng thì bước sang năm 1998, Thái Lan chỉ còn là nơi khởi đầu của cuộc khủng hoảng chứ không còn là điểm nóng duy nhất, mà đã có một số điểm nóng khác thậm chí còn nóng hơn với đồng tiền mất giá tới vài trăm phần trăm như ở Hàn Quốc Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng . HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997 – 1998 26 2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc 26 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc. đề tài Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc (1997 – 1998) để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Đông phương học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ. số giải pháp của các Chaebol Hàn Quốc trước cơn lốc khủng hoảng tài chính – tiền tệ (1998), Nguyễn Thiện Nhân với 5 Khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á 1997 – 1999, nguyên nhân, hậu quả

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan