nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa tại huyện giao thủy - tỉnh nam định

134 771 1
nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa tại huyện giao thủy - tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  ĐAN ANH QUÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  ĐAN ANH QUÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM TIẾN DŨNG HÀ NỘI – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đan Anh Quân - i - LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Nông học, Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp, các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nam Định; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Thống kê huyện Giao Thủy đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2011 Tác giả luận văn Đan Anh Quân - ii - MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 - iii - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT 7 CCCC NHH NSLT NSTT NNHC OM TGST VSV VSV ĐCN VSV BĐ VK VKTSHK VKTSYK Bắc thơm số 7 Chiều cao cuối cùng Nhánh hữu hiệu Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Nông nghiệp hữu cơ Hàm lượng chất hữu cơ tổng số Thời gian sinh trưởng Vi sinh vật Vi sinh vật đa chức năng Vi sinh vật bản địa Vi khuẩn Vi khuẩn tổng số hảo khí Vi khuẩn tổng số yếm khí - iv - DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh ở một số quốc gia Châu Á 18 Bảng 2.2. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật đối với một số cây trồng 20 Bảng 2.3. Tác dụng của phân vi sinh đến khả năng kháng bệnh ở khoai tây 22 Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm 41 Bảng 4.1. Thống kê các nhóm đất của huyện Giao Thủy 46 Bảng 4.5. Thực trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2010 53 Bảng 4.6. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 54 Bảng 4.7. Kết quả sản xuất nông nghiệp 5 năm (2006 - 2010) 58 Bảng 4.8. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính (2006 - 2010) 60 Bảng 4.9. Tình hình sản xuất chăn nuôi 62 Bảng 4.10. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 65 Bảng 4.11. Cơ cấu lúa lai và lúa thuần giai đoạn 2006 – 2010 70 Bảng 4.12. Thực trạng sử dụng giống lúa của nông hộ năm 2010 71 Bảng 4.13. Thực trạng sử dụng phân bón cho cây lúa của nông hộ năm 2010 72 Bảng 4.15. Tình hình sử dụng rơm rạ sau khi thu hoạch năm 2010 76 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến hàm lượng 78 chất hữu cơ trong rác thải trồng nấm 78 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến hàm lượng 79 vi sinh vật hữu ích trong rác thải trồng nấm 79 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm 7 82 - v - Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 84 Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến động thái đẻ nhánh của cây lúa 86 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến khả năng tích lũy chất khô 89 Bảng 4.22. Sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ 91 Bảng 4.23. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 93 Bảng 2.24. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng gạo giống BT7 96 Bảng 4.25. Hạch toán hiệu quả kinh tế đối với các công thức 98 - vi - PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực quan trọng đối với đời sống con người, bởi cây lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho hàng triệu người dân sống trên hành tinh. Ngoài sản phẩm chính là gạo, các sản phẩm phụ như rơm rạ, vỏ trấu cũng góp phần quan trọng vào chăn nuôi và một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc dân số trên thế giới ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì việc tăng sản lượng lương thực cũng như chất lượng lúa gạo càng trở nên cấp thiết. Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta có những bước tiến bộ phát triển vượt bậc, từ một nước còn thiếu thốn về lương thực nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Trong thời kỳ quá độ hiện nay, để theo kịp nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như tạo bước tiến cao hơn trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam phải bằng mọi cách thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân không có con đường nào khác là phải thúc đẩy sự phát triển Công nghiệp - Nông nghiệp đất nước. Nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam phải được khai thác triệt để khả năng tiềm tàng của nền nông nghiệp nhiệt đới đất nước. Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nằm ở rìa đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 23.823 ha, được bao bọc bởi sông và biển. Huyện có 32 km bờ biển, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Hồng và sông Sò, hàng năm 2 con sông này mang phù sa bồi đắp. Đất đai của huyện được chia làm 2 vùng: Vùng nội đồng 16.830 ha đã được ngọt hóa rất thuận lợi cho canh tác; vùng bãi bồi ven biển 6.969 ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản và rừng ngập mặn. Dân số 205.075 người, sản xuất - 1 - nông nghiệp là chính (chiếm 80% tổng số lao động). Lúa là cây lương thực chủ yếu của huyện, hàng năm gieo cấy trên 16.000 ha. Trong những năm gần đây, việc sản xuất lúa của huyện đã chuyển nhanh sang hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống, tăng tỷ trọng giống lúa có chất lượng cao, ổn định như giống lúa Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1 Với thực trạng sản xuất như hiện nay: Phân vô cơ bị lạm dụng nhiều, phân hữu cơ rất hạn chế (do chăn nuôi hộ gia đình ngày càng thu hẹp), thuốc BVTV sử dụng tràn lan làm suy thoái đất và ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo. Nguồn rác thải từ sản xuất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là rơm rạ. Trước đây nông dân tận dụng hết nguồn rác thải này để lợp nhà, làm thức ăn chăn nuôi, dùng để đun nấu nay những nhu cầu đó không còn nữa. Cho nên, khi thu hoạch rơm rạ một phần không được thu gom làm tắc nghẽn kênh mương, sông ngòi; một phần bị đốt gây lãng phí nguồn chất hữu cơ và tỏa một lượng khói gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe cộng đồng. Việc tận dụng nguồn rác thải này đã được huyện Giao Thủy phát triển thành nghề trồng nấm, đây là một sinh kế mới đã được người nông dân chấp nhận và đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc sử dụng lượng rác thải từ trồng nấm như thế nào mà vẫn đem lại hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết được các cấp các ngành ở địa phương quan tâm. Xuất phát từ những thực trạng đó, được sự đồng ý của Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Tiến Dũng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định”. - 2 - [...]... thuận lợi - khó khăn của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội chi phối sản xuất lúa - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất trồng lúa; bộ giống, năng suất và điều kiện thâm canh; hiệu quả kinh tế của việc sản xuất luá - Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ và phân đạm tới năng suất, chất lượng lúa - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa 1.3...1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn tác động đến sản xuất lúa của huyện Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá được... khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa - Việc thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trên giống lúa Bắc thơm số 7 là một trong những cơ sở quan trọng góp phần xác định biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Giao Thủy 1.3.2... 2.4 Nghiên cứu về chất lượng lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam Trong thập niên 1980 và 1990, nghiên cứu lúa gạo trên thế giới chủ yếu tập trung vào các giống có năng suất cao [52] Ngày nay, khi đời sống người dân ngày được nâng cao, nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng tăng thì việc nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng ngày càng được các nhà khoa học quan tâm 2.4.1 Đặc điểm các tính trạng chất. .. hoặc giảm 1/2 - 1/3 lượng lân vô cơ nhờ các vi sinh vật phân giải phốt phát Ngoài ra, thông qua hoạt động sống của vi sinh vật cây trồng nâng cao được khả năng trao đổi chất, khả năng chống chịu sâu bệnh và qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản [34] -9 - Từ lâu phân ủ đã được nông dân hầu hết các nước trên thế giới sử dụng phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm cung cấp chất dinh... nông dân nông vụ canh tác - Những thông tin cần thu thập: Hệ thống sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm, lịch sản xuất và lịch cung cấp lương thực, đất đai, lao động, kỹ thuật trồng trọt… Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu của hệ thống sẽ giúp đánh giá chính xác Thực trạng của vùng nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển vùng nghiên cứu một cách thích hợp và hiệu quả 2.1.2 Xu thế... * Chất lượng dinh dưỡng và nấu nướng Chất lượng dinh dưỡng và nấu nướng đánh giá dựa trên 5 chỉ tiêu: Hàm lượng amylose và protein, độ trở hoá hồ, độ bền thể gen và mùi thơm - 27 - - Hàm lượng amylose là tính trạng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cơm [48] Gạo nếp có hàm lượng amylose từ 1 - 2%, gạo dẻo từ 2 20%, gạo mềm từ 21 - 25% và gạo cứng trên 25% [15] Thành tựu có ý nghĩa trong nghiên cứu. .. (80 - 90% diện tích) và thời kỳ 1985 - 1990 sang xuân sớm (5 - 10%) và 70 - 80% là xuân muộn Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể Từ khi thực hiện đổi mới (năm... ở một số tỉnh, nhưng tính chung cả nước sản xuất lúa cả ba vụ đều được mùa Sản lượng lúa năm 2010 tăng khá so với năm 2009 do tăng cả năng suất và diện tích gieo trồng Diện - 14 - tích gieo cấy lúa cả năm đạt 7.513,7 nghìn ha; tăng 76,5 nghìn ha (+ 1,0%); năng suất lúa cả năm đạt 53,2 tạ/ha; tăng 0,8 tạ/ha (+ 1,6%) so với năm trước (Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và PTNT) Lúa. .. của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình Tuy nhiên năng suất chung cả nước vẫn tăng mạnh do lúa mùa của các tỉnh miền Nam được mùa lớn, năng suất đạt 42,2 tạ/ha; tăng 2,5 tạ/ha (+ 6,2%) Sản lượng lúa mùa đạt 9,17 triệu tấn; tăng 132,9 nghìn tấn (+ 1,5%), tăng đáng kể tại các tỉnh miền Nam với sản lượng đạt 3,4 triệu tấn; tăng 112,4 nghìn tấn (+ 3,4%) * Xuất khẩu Vào đầu thập niên 1990, đa số gạo xuất khẩu . tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định . - 2 - 1.2. Mục đích và yêu cầu của. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  ĐAN ANH QUÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  ĐAN ANH QUÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN

Ngày đăng: 10/11/2014, 01:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

      • 1.2.1. Mục đích

      • 1.2.2. Yêu cầu

      • 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

        • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học

        • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

        • PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

          • 2.1. Cơ sở lý luận

            • 2.1.1. Hệ thống và phương pháp tiếp cận nghiên cứu

              • 2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống

              • 2.1.1.2. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

              • 2.1.2. Xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

              • 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

                • 2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, thương mại lúa gạo trên thế giới

                • 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam

                • 2.3. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam

                  • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trên thế giới

                  • 2.3.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam

                  • 2.3.3. Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh

                  • 2.4. Nghiên cứu về chất lượng lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam

                    • 2.4.1. Đặc điểm các tính trạng chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng

                    • 2.4.2. Chọn tạo giống lúa chất lượng cao

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan