đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội giai đoạn 2005-2010

67 595 1
đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện gia lâm – thành phố hà nội giai đoạn 2005-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2010 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp : KINH TẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Khóa : 49 Hệ : CHÍNH QUY Giáo viên hướng dẫn : T.S. NGUYỄN HỮU ĐOÀN Cán bộ hướng dẫn : LƯƠNG VĂN THÀNH HÀ NỘI 5- 2011 SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chú và anh, chị trong phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS.Nguyễn Hữu Đoàn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Đoàn, chú Lương Văn Thành – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cùng tập thể các anh chị trong phòng đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Thảo SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Thảo SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân TN-MT Tài nguyên và môi trường SXKD Sản xuất kinh doanh CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa GTSX Giá trị sản xuất CN-XD Công nghiệp-xây dựng KH Kế hoạch NN Nông nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Dân số và lao động huyện Gia Lâm Error: Reference source not found Bảng 2.2: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm của huyện Gia Lâm giai đoạn 2006-2010 Error: Reference source not found Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.5: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 Error: Reference source not found Bảng 2.6: So sánh biến động đất đai năm 2006 với năm 2005 Error: Reference source not found Bảng 2.7: So sánh biến động sử dụng đất năm 2010 với năm 2005. Error: Reference source not found Bảng 2.8: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2007Error: Reference source not found Bảng 2.9: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010……… 44 SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, đất đai đã trở thành nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế, đô thị hóa có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế-xã hội, đặc biệt đến nhu cầu sử dụng đất đô thị. Vì thế việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là mục tiêu cho sự ổn định và phát triển xã hội. Hiện nay, với sức ép về dân số và tốc độ đô thị hoá nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng, mọi người ai cũng muốn sở hữu nó thế nhưng đất đai lại có hạn, nên xảy ra hiện tượng tranh giành, lấn chiếm ngày càng nhiều và việc quản lý, giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải. Để đảm bảo tính thống nhất, sử dụng có hiệu quả và khoa học trong công tác quản lý đất đai thì quy hoạch sử dụng đất được đặt ra là cần thiết. Quy hoạch sử dụng đất không chỉ góp phần giúp Nhà nước quản lý, sử dụng quỹ đất hiệu quả mà còn bảo đảm cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình…đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người sử dụng đất. Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất trong tình hình hiện nay. Nhà nước đã ban hành các văn bản, hướng dẫn việc quy hoạch sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện đã thu được một số kết quả nhất định song bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu những khó khăn đó, để tìm ra phương hướng giải quyết, nhằm mục đích hiện thực hóa quy hoạch, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội với hiệu quả cao nhất. Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, huyện Gia Lâm đang từng ngày thay da đổi thịt đi lên phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, yêu cầu quản lý hiệu quả đất đai đã được các cấp, các ngành quan tâm nhưng hiệu quả mang lại còn nhiều hạn chế. Từ những yêu cầu cấp thiết trên em đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội giai đoạn 2006- 2010”. SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 1 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở trình bày về đất đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006- 2010, trên cơ sở đó tìm ra được những kết quả đã đạt được, những khó khăn vướng mắc gặp phải cũng như các nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác này. - Đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quy hoạch hiệu quả hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống : Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp dựa trên các thông tin, số liệu thu thập được. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội giai đoạn 2006- 2010. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về quy hoạch sử dụng đất. Chương II: Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm-TP. Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Chương III: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất. SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 2 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Đất đô thị 1.1.1. Khái niệm Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh và các mục đích khác. Ngoài ra, theo quy định các loại đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính là đất đô thị. Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, đất đai đã trở thành nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế, đô thị hóa có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đến nhu cầu sử dụng đất đô thị. Vì thế việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là mục tiêu cho sự ổn định và phát triển xã hội. 1.1.2. Đặc điểm Đặc điểm của đất đai là tính cố hữu, tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người, ngoài ra đất đô thị còn có những đặc trưng chủ yếu sau: - Đất có giới hạn, không sinh sôi nảy nở nên phải sử dụng tiết kiệm có hiệu quả. Các chính sách sử dụng đất đai phải đặt hiệu quả và tiết kiệm lên hàng đầu. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi trong quá trình sử dụng, nó không bị hao mòn, nếu biết cách sử dụng hợp lý thì giá trị ngày càng tăng. - Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước có quyền giao quyền sử dụng cho các cá nhân, các tổ chức; Nhà nước có quyền định SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 3 Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đoạt và chiếm hữu để đảm bảo an ninh cho Quốc gia. Mặt khác, đất đai là thành quả của cách mạng nên cần công bằng trong việc sử dụng và công bằng trong việc hưởng các quyền lợi từ đất. - Đất đô thị có nguồn gốc từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng công cộng khi chuyển mục đích sử dụng. - Đất đô thị phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch, phải xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi xây dựng các công trình khác. - Từng lô đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng, không giống với bất kỳ vị trí nào. - Đất đô thị là tài sản đặc biệt có giá trị cao hơn so với các loại đất khác bởi vị trí và cơ sở hạ tầng trên đất. - Có sự mất cân đối giữa cung và cầu về đất đô thị, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho cầu về đất đô thị tăng nhanh nhưng cung đất lại bị hạn chế. - Phải tuân thủ 3 nguyên tắc: tiết kiệm, hiệu quả; Đúng quy hoạch, kế hoạch; Người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đất đai của mình với Nhà nước. 1.1.3. Phân loại đất đô thị *) Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đô thị được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau đây: - Đất dành cho các công trình công cộng: như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi; các công trình công cấp thoát nước, các đường dây truyền tải điện, thông tin liên lạc. - Đất dùng vào các mục đích an ninh quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt. - Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt, khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở. - Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa vui chơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 4 [...]... chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp giải đáp cho những vấn đề đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất đai; trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai; nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; thẩm quy n xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai * Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là... căn cứ để quy t định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quy n xét duyệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quy n xét duyệt” Tức là việc giao đất cho các đối tượng sử dụng là phải dựa trên quy hoạch và... với quy hoạch Do đó, để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất cần thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất * Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất: Điều 25 Luật đất đai 2003 quy định: - Chính phủ tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa. .. dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch kế hoạch của thị trấn thuộc huyện - Ủy ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy. .. thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương - Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất, trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân Kế hoạch sử dụng đất của xã,... và giao thông - Hiện trạng các loại đất theo từng mục đích sử dụng - Các loại đất theo quy hoạch: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng 1.2.4.5 Kế hoạch thực hiện sử dụng đất đai Đây là bước xây dựng, cụ thể hoá các nội dung của Đồ án quy hoạch sử dụng đất đưa vào thực tiễn Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được chia thành. .. cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Líp: Kinh tế và quản lý Đô thị 49 Đại học Kinh tế Quốc dân 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM-TP HÀ NỘI GIAI. .. tốt nghiệp Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quy n quy t định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: chuyển đất nông nghiệp trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm, chuyển đất chưa sử dụng sang đất trồng rừng… * Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Điều 23 Luật đất đai 2003... ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 điều 25 của Luật này 1.2.3.3 Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai và tiềm năng sử dụng đất đai Để quy hoạch sử dụng đất đạt tính hiệu quả cao, các nhà quy hoạch không chỉ căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất mà còn... cầu sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng; là căn cứ để các xã, thị trấn trên địa bàn sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch 2.2.2 Quản lý quy hoạch sử dụng đất: Thực trạng và những vấn đề đặt ra 2.2.2.1 Tổ chức thực hiện Khi kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2007-2010 của huyện Gia Lâm được UBND thành phố phê duyệt, UBND huyện cần chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn phải bám sát kế hoạch . quy hoạch sử dụng đất. Chương II: Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm- TP. Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Chương III: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý quy. của quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở trình bày về đất đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng. nhiều hạn chế. Từ những yêu cầu cấp thiết trên em đã chọn đề tài: Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội giai đoạn 2006- 2010”. SVTH: Nguyễn Thị Phương

Ngày đăng: 10/11/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan