Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên thực trạng và giải pháp

96 646 1
Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH _____________________ TRẦN QUỐC HOÀN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên nghành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới dự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Anh Tài. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thái Nguyên, ngày 21 tháng 11 năm 2012 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Quốc Hoàn ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU i 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp mới của luận văn 4 7. Kết cấu của luận văn 4 Chƣơng 1 CÁN BỘ CẤP XÃ VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5 1.1. Cấp xã và cán bộ cấp xã 5 1.1.1. Cấp xã và vai trò của cấp xã 5 1.1.2. Cán bộ cấp xã và vai trò của cán bộ cấp xã 9 1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã 14 1 2. 1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 14 1.2.2. Yêu cầu về chất lượng của cán bộ cấp xã trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 18 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 28 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 35 3.1. Khái quát về tình hình nông nghiệp, nông thôn và thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên…………………… 35 iii 3.1.1. Khái quát tình hình nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên………………………………………………………… 35 3.1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay và những nguyên nhân……………………………………………31 3.1.2.1. Chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền xã…………………31 3.1.2.2. Chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã………44 3.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với chất lượng đội ngũ CB cấp xã 51 3.2.1. Khái quát về chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên 51 3.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên 54 3.3. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức của các nước trên thế giới…………………………………………………………….65 3.3.1. Kinh nghiệm về tiền lương…………………………………… 65 3.3.2. Kinh nghiệm về các biện pháp khuyến khích………………… 68 3.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam…………………………………….70 Chƣơng 4 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 67 4.1. Các quan điểm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 67 4.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã phải theo quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị 67 iv 4.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã phải bảo đảm vừa nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, vừa nâng cao trình độ chuyên môn 69 4.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã phải xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 70 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 71 4.2.1. Xây dựng chiến lược cán bộ đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, đặc biệt là công tác quy hoạch cán bộ 71 4.2.2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, đánh giá và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ cấp xã 73 4.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, bảo đảm đội ngũ cán bộ cấp xã vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, vừa có trình độ chuyên môn 76 4.2.4. Tăng cường cán bộ có chất lượng cao cho cấp xã, trẻ hoá đội ngũ cán bộ cấp xã 78 4.2.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cấp xã 79 4.2.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tổ chức quản lý của chính quyền cấp trên đối với đội ngũ cán bộ cấp xã 81 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ cấp xã là cầu nối chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, của Nhà nước cho nhân dân, tổ chức và chỉ đạo nhân dân địa phương tiến hành thực hiện chủ trương đó. Cán bộ xã còn là những người trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng trực tiếp của nhân dân về những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất lên các cơ quan nhà nước cấp trên thực hiện việc điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Như vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã là lực lượng có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, kết quả của quá trình này phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Thực tế quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong toàn tỉnh Thái Nguyên những năm qua của đội ngũ cán bộ cấp xã đã xuất hiện nhiều hạn chế mà nguyên nhân do chất lượng, năng lực của đội ngũ này còn thấp. Từ thực tế đó đặt ra nhiệm vụ là trong những năm tới, để tiếp tục thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong toàn tỉnh đạt kết quả cao, hoàn thành các mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII, tỉnh Thái Nguyên cần phải nhận thức và tìm ra nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục xây dựng một đội ngũ cán bộ cấp xã có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ công chức chính quyền cấp xã có các công trình, các bài viết của các tác giả: 2 PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999. GS.TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002. Những công trình nói trên mới đề cập tới những vấn đề chung về cán bộ, công chức cấp xã. Trong khi đó, đối với tỉnh miền núi và trung du như Thái Nguyên, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vẫn chưa có tác giả nào đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên của vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Thái Nguyên,tôi đã chọn đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên - thực trạng và giải pháp" làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực cơ sở, nguồn nhân lực quản lý trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay yêu cầu cán bộ xã đạt chuẩn chất lượng cán bộ Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo, vấn đề tuyển dụng, tổ chức, sắp xếp, bố trí bố trí công việc, vấn đề bổ nhiệm chức vụ, tăng lương, chuyển ngạch bậc cho cán bộ hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng. Thực trạng chất lượng cán bộ cơ sở, cụ thể là cán bộ xã trong tỉnh Thái Nguyên về cơ cấu về độ tuổi, tôn giáo, giới tính, trình độ…còn nhiều bất cập. 3 Hiện nay chưa được tập trung đi sâu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, đề ra giải pháp nhằm nâng cao vai trò chất lượng cán bộ xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên. Do đó, có thể khẳng định đây là vấn đề hoàn toàn mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn: Làm rõ yêu cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay của tỉnh Thái Nguyên. * Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Đánh giá vai trò và yêu cầu chất lượng của cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Phân tích làm rõ những vấn đề đặt ra về chất lượng cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong nông nghiệp nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012. Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung thu thập tư liệu ở một số xã điển hình. Nội dung tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận : luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề cán bộ. 4 * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê; Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến qua phiếu thăm dò. 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ yêu cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Luận văn cùng góp phần phân tích rõ thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở nông nghiệp, nông thôn hiện nay và những vấn đề đặt ra về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thái Nguyên. - Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bao gồm 4 chương: Chƣơng 1. Cán bộ cấp xã và yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Chƣơng 2. Phương pháp Nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đặt ra. Chƣơng 4. Các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông ở tỉnh Thái Nguyên. 5 Chƣơng 1 CÁN BỘ CẤP XÃ VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Cấp xã và cán bộ cấp xã 1.1.1. Cấp xã và vai trò của cấp xã Cấp xã là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống cơ quan Nhà nước bốn cấp ở nước ta, là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước. Cấp xã bao gồm: chính quyền cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, trong đó chính quyền cơ sở gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, do nhân dân bầu ra theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan Nhà nước ở nước ta, là cấp có bộ máy đơn giản nhất, nhưng lại có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vai trò, vị trí của cấp xã thể hiện ở chỗ cấp xã là cấp thấp nhất, nhưng lại là cấp quản lý gần dân nhất, sát dân nhất, có quan hệ trực tiếp, thường xuyên với nhân dân mà các cấp khác không có được. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan cấp xã có vai trò và vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, bảo đảm cho hiến pháp và pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương. Cấp xã là cấp trực tiếp đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện vào trong đời sống nhân dân địa phương và bảo đảm việc thực hiện các chính sách đó một cách có hiệu quả tại địa phương. Cấp xã còn là nơi bảo đảm việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, là nơi động viên nhân dân và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nói về vai trò, vị trí của cấp xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá vai trò cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng hành chính, Người cho rằng: cấp xã làm được thì mọi việc đều xong. Cấp xã là một cấp hành chính có vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống cơ quan nhà nước 4 cấp ở nước ta, chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế, đối với xã hội [...]... sự nghiệp cách mạng - Vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ cấp xã đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trong quá trình tiến hành các nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã được thể 12 hiện rõ hơn Cán bộ xã có vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, ... hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng, họ là lực lượng lãnh đạo đã góp phần quan trọng vào kết quả đã đạt được của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Để tiếp tục thực hiện vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời gian mới, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã nhằm đáp... cầu đội ngũ cán bộ cấp xã phải được trẻ hoá Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã phải từng bước hiện 23 đại hoá bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ tin học vào công tác quản lý, điều hành nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện. .. chất lượng cán bộ và công tác cán bộ Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò của đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng, họ phải là những người đề ra kế hoạch để thực 20 hiện từng mục tiêu, đồng thời lại là người tổ chức, quản lý quá trình thực hiện và gương mẫu thực hiện những mục tiêu Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ công chức xã nói riêng càng... chất lượng nguồn lao động sản xuất nông nghiệp, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo trong nông nghiệp và nông thôn Từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp và nông thôn theo hướng ngày càng hiện đại, nâng cao trình độ văn minh của xã hội nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, ... không chỉ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ xã đáp ứng nhiệm vụ mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà còn là yêu cầu đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung ở nước ta Tóm lại: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính... Uỷ ban nhân dân xã Đội ngũ cán bộ xã được phân chia làm hai nhóm đó là cán bộ xã (cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách) và công chức xã - Vị trí, vai trò của cán bộ cấp xã Đội ngũ cán bộ cấp xã được xác định là chủ thể của hệ thống chính trị cơ sở, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp xã Chủ tịch Hồ... nông thôn phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, xây dựng đời sống nông thôn ngày càng văn minh và hiện đại Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình cùng lúc thực hiện bốn nhiệm vụ lớn, đó là: Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá nông nghiệp và Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hóa nông thôn với mục tiêu tổng quát và lâu dài là xây dựng một nền nông. .. cán bộ xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở chỗ: Đội ngũ cán bộ cấp xã là những người trực tiếp cùng gia đình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tại địa phương, cho nên cán bộ xã trở thành lực lượng đi tiên phong trong việc thực hiện các nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng đời sống nông thôn. .. cao chất lượng cán bộ cấp xã trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên Hệ thống các chỉ tiêu cần phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, các yếu tố và những phương pháp đánh giá chất lượng cán bộ được đề cập tại Chương 2 với mục đích định hướng cho việc nghiên cứu đề tài luôn được đi vào trọng tâm 31 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ Ở TỈNH THÁI . BỘ CẤP XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5 1.1. Cấp xã và cán bộ cấp xã 5 1.1.1. Cấp xã và vai trò của cấp xã 5 1.1.2. Cán bộ cấp xã và vai trò của cán. cầu về chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay của tỉnh Thái Nguyên. . hoá, hiện đại hoá nông ở tỉnh Thái Nguyên. 5 Chƣơng 1 CÁN BỘ CẤP XÃ VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan