QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNVN

33 1.2K 14
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH 1.1. Khái niêm rủi ro Rủi ro là một khái niệm hết sức quen thuộc, đến mức mà người ta có thể hiểu ngay mà chẳng cần biết đến định nghĩa của nó. Tuy nhiên, rủi ro lại là một trong số những thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và các cách này lại không hoàn toàn nhất trí với nhau. Nhưng có lẽ cách định nghĩa sau của quan điểm hiện đại là được chấp nhận rỗng rãi nhất: Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so vởi kết quả được dự tính hay mong chờ. Từ khái niệm nói trên, chúng ta có thề rút ra những điểm cơ bàn sau đây: Trước tiên, với việc định nghĩa rủi ro là “một tình huống của thế giới khách quan”, định nghĩa đã khẳng định tính chất khách quan của rủi ro. Rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các nhân tổ từ môi trường khách quan gắn với sự kiện chứ không chịu tác động bởi nhận thức chủ quan của con người về sự kiện đó. Thứ hai, với quan niệm kết quả không mong muốn của rủi ro chính là sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hoặc mong chờ, định nghĩa bao hàm cả những rủi ro gắn với các tổn thất và những rủi ro gắn với sự sai lệch so với dự tính. Thứ ba, định nghĩa này tạo ra sự linh hoạt trong ứng dụng các công cụ lượng hóa trong từng tình huống cụ thể. Điểm mấu chốt cho sự linh hoạt là thừa nhận “dự tính của con người”, là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro. Mọi sự sai lệch bất lợi so với dự tính đều coi là rủi ro.

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNVN DOANH CỦA DNVN I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH 1.1. Khái niêm rủi ro Rủi ro là một khái niệm hết sức quen thuộc, đến mức mà người ta có thể hiểu ngay mà chẳng cần biết đến định nghĩa của nó. Tuy nhiên, rủi ro lại là một trong số những thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và các cách này lại không hoàn toàn nhất trí với nhau. Nhưng có lẽ cách định nghĩa sau của quan điểm hiện đại là được chấp nhận rỗng rãi nhất: Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so vởi kết quả được dự tính hay mong chờ. Từ khái niệm nói trên, chúng ta có thề rút ra những điểm cơ bàn sau đây: Trước tiên, với việc định nghĩa rủi ro là “một tình huống của thế giới khách quan”, định nghĩa đã khẳng định tính chất khách quan của rủi ro. Rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các nhân tổ từ môi trường khách quan gắn với sự kiện chứ không chịu tác động bởi nhận thức chủ quan của con người về sự kiện đó. Thứ hai, với quan niệm kết quả không mong muốn của rủi ro chính là sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hoặc mong chờ, định nghĩa bao hàm cả những rủi ro gắn với các tổn thất và những rủi ro gắn với sự sai lệch so với dự tính. Thứ ba, định nghĩa này tạo ra sự linh hoạt trong ứng dụng các công cụ lượng hóa trong từng tình huống cụ thể. Điểm mấu chốt cho sự linh hoạt là thừa nhận “dự tính của con người”, là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro. Mọi sự sai lệch bất lợi so với dự tính đều coi là rủi ro. 1.2. Rủi ro trong kinh doanh Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy và được con người quan tâm nhiều nhất. Bởi vì, trước hết kinh doanh là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân và lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, hoạt động kinh doanh thường có nhiều nhân tổ tác động, ảnh hưởng và làm gia tăng bất trắc. Những bất trắc thường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh dẫn đến “những sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp. Khác với một số rủi ro thông thường khác, rủi ro kinh doanh thường rất cụ thể và có thể đo lường được. Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm rủi ro kinh doanh thường gắn với lợi nhuận và nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận sự mạo hiểm cùng với khả năng xảy ra rủi ro cao để có lợi nhuận kỳ vọng lớn. Rủi ro kinh doanh đồng thời cũng rất đa dạng và phức tạp bởi nó chịu nhỉều tác động, không những từ nhân tố khách quan bên ngoài mà còn chính từ nội bộ doanh nghiệp, từ chính nền kinh tế trong nước. 1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro Thuật ngữ “quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào năm 1916 trong tác phẩm của Henri Fayol. Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay quan niệm về quản trị rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Đó là bời vì bản thân quản trị rủi ro là một khái niệm rộng và có những chức năng gần tương tự quản trị nói chung. Trong kinh doanh, mọi quyết định quản trị đều được đặt trong điều kiện tồn tại rủi ro và do vậy mỗi quyết định quản trị nói chung cũng phải tính đến việc quản trị các rủi ro liên quan đến quyết định đó. Ranh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị nói chung chính vì vậy không rõ ràng, gây khó khăn cho việc phân biệt chức nảng quản trị rủi ro và quản trị nói chung trong doanh nghiệp. Quản trị học hiện đại phân biệt quàn trị nói chung và quàn trị rủi ro ở phạm vi xử lý rủi ro. Nếu như quản trị nói chung phải xử lý mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải bao gồm cả những rủi ro thuần tuý lẫn rủi ro đầu cơ thì quản trị rủi ro chỉ giới hạn ở các rủi ro thuần tuý. Hơn nữa, việc sử dụng phổ biến các hợp đồng bảo hiểm để đối phó với rủi ro trong các doanh nghiệp hiện đại đã đưa đến những quan niệm coi quản trị rủi ro chi giới hạn ở các rủi ro có thể bảo hiểm. Nói cách khác là hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp thực chất là xác định các rủi ro cần bảo hiểm và lựa chọn hợp đồng bào hiểm thích hợp. Thực tế, hoạt động quản trị rủi ro không chỉ giới hạn ở các hoạt động mua bảo hiểm mà còn bao gồm cả các biện pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và trong nhiều tình huống phải chuẩn bị cho doanh nghiệp gánh chịu những tổn thất cùa những rủi ro không thể tránh khỏi. Quan điểm trên đã đưa đến một định nghĩa đầy đủ về quản trị rủi ro như sau: “Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần tuý một cách có hệ thống, khoa học toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủiro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.” 1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro Hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức khác nhau tuỳ vào tiềm lực tài chinh của doanh nghiệp cũng như việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp cho công tác quản trị rủi ro, tuỳ theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản cũng như mức độ coi trọng công tác quản trị rủi ro của ban lãnh đạo Tuy nhiên, dù mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, hoạt động quản trị rủi ro vẫn phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1) Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro a. Nhận dạng và phân tích rủi ro Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận dạng (hay phát hiện) được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây cho doanh nghiệp. Hoạt động nhận dạng rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem xét môi trường xung quanh doanh nghiệp (vi mô và vĩ mô), toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác đinh nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro chodoanh nghiệp. b. Đo lường rủi ro Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro có rất nhiều loại, một doanh nghiệp không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi loại rủi ro, bởi lẽ khả nảng của mỗi doanh nghiệp đều có hạn. Từ đó cần phân loại các rủi ro, cần biết được đối với doanh nghiệp loại rủi ro nào có tần suất xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại rủi ro nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, loại nào ít nghiêm trọng hơn từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tiến hành việc đo lường các rủi ro. 2) Kiểm soát rủi ro (Risk control) Kiểm soát rủi ro là một trong hai nội đung trọng tâm của quản trị rủi ro hiện đại. Kiểm soát rủi ro ỉà việc sử dụng cấc chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, nhũng ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp. Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể chia thành ba nhómcơ bản sau:  Né tránh rủi ro (Risk avoidance): Đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy ca xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro.  Ngân ngừa và giảm thiểu rủi ro (Risk prevention): Đây là nhóm các giải pháp nhằm giảm đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với doanh nghiệp, chúng bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiều các rủi ro. Ngăn ngừa rủi ro (Risk prevention) Đây là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý là các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm tại thị trường đó trong thời gian thăm dò thị trường thay vì trực tiếp bán. Giảm thiếu rủi ro (Risk reduction) Một khi không thể né tránh rủi ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ: để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để nắm rõ về đổi tác. Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra (Loss reduction): Đây là các biện pháp nhằm kiểm soát giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: đề hạn chế thiệt hại do rủi ro bị nhà cung cấp ép giá hoặc từ chối cung cấp hàng gây ra, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn cung cấp của mình. 3) Tài trơ rủi ro (Risk Financing) Hoạt động kiểm soát rủi ro không thể giúp doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro. Một khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng cho các tổn thất, không để ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Tài trợ rủi ro chính là nội dung quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho doanh nghiệp trước những tồn thất xảy ra. Tài trợ rủi ro chia làm hai nhóm biện pháp cơ bản: a. Chấp nhận rủi ro (Risk retention) và lập quỹ dự phòng để bù đắp tồn thất do rủi ro xảy ra Chấp nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải dự phòng các nguồn lực tài chính để kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp. b. Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro (Risk transfer or sharing) Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ: để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Để chuyên giao rủi ro, doanh nghiệp cũng bị đòi hỏi phải tham gia vào các hợp đồng đặc biệt nhằm chuyển giao phần rủi ro mà mình không muốn gánh chịu sang những chủ thể sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập. 1.3.3. Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp Quản trị rủi ro có vai trò vô cùng to lớn và có thể có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp: Trước tiên, hoạt động quản trị rủi ro sẽgiúp cho doanh nghiệp tránh khỏinguy cơ phá sản. Có thể nói đảm bảo sự tồn tại cửa doanh nghiệp là lý do quan trọng nhất cho sự tồn tại cùa hoạt động quản trị rủi ro. Nói một cách khác, hoạt động quản trị rủi ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu cùa mình (tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị cùa doanh nghiệp ) mà không bị phá sản bởi những rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đó. Thứ hai, hoạt động quản trị rủi ro có đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp. Đó là vì lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. Khi hoạt động quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên. Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro còn giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản. Bằng việc phát hiện các rủiro trong các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản trị rùi ro có khả năng ngăn chặn kịp thời các tổn thất qua đó tránh được hoặc giảm thiểu những thiệt hại về thu nhập hoặc tài sản cho doanh nghiệp. Thứ tư do hoạt động quản trị rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nên nó có thể giúp cho doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinhlời cao. Chẳng hạn, giám đốc một doanh nghiệp quyết định thành lập một chi nhánh ở nước ngoài nhưng e ngại những rủi ro về chính trị tại nước đó. Nhưng với báo cáo của bộ phận quản trị rủi ro là có thể bảo hiểm rủi ro chính trị với mức phí chấp nhận được, giám đốc doanh nghiệp có thể mạnh dạn đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài. II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC DNVN HIỆN NAY 2.1. Rủi ro về giá cả Rủi ro do giá cả biến động là loại rủi ro hay gặp nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình kinh doanh quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá không nhung là thước đo phản ánh giá trị hàng hoá đồng thời còn chịu tác động của quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy những thay đồi thất thường về quan hệ cung cầu thì không thể tránh khỏi những biến động về giá cả hàng hoá. Tùy theo từng loại hàng mà sự biến động cùa giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ khác nhau. Quan sát về giá cả bình quân/năm của một số hàng hóa ứên thị trường thế giới những năm gần đây cho thấy: Giá cả nhiều mặt hàng biến động khá thất thường, trong đó đặc biệt là giá cả những hàng hóa là nguyên, nhiên, vật liệu. Đây chính là một nguy cơ rủi ro lớn nhất cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng hoặc chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt khi các mặt hàng xuất khẩu chù lực của Việt Nam là nông lâm thuỷ sản và nguyên liệu, vốn là những mặt hàng rất nhạy cảm về giá, thì những biến động về giá càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2. Rủi ro về tỷ giá hối đoái Thực tế buôn bán quốc tế ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn đồng USD là đồng tiền tính toán và thanh toán. Việc các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ đã tiềm ẩn một nguy cơ rủi ro cao. Mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của đồng USD. Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD mất giá sẽ làm tác động mạnh đến các hoạt động kinh doanh quốc tế cùa Việt Nam cũng như giới kinh doanh toàn cầu. Hiện nay, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, số lượng các doanh nghiệp chủ động được nguồn ngoại tệ là không nhiều, do đó, việc kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. 2.3. Rủi ro về chính sách Rủi ro chính sách là loại rủi ro đứng thứ 2 trong số các rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt những thay đổi trong chính sách của Việt Nam lẫn những thay đổi trong chính sách của nước đối tác. Chính phủ Việt Nam hiện nay đang theo đuổi một chính sách quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống chính sách, công cụ pháp luật, cơ chế điều hành. Để xây dựng được một hệ thống chính sách vĩ mô, thiết lập một cơ chế điều hành kinh tế hoàn hảo cần phải có thời gian dài không ngừng nghiên cứu hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng, hiệu chỉnh Tuy vậy, hoạt động kinh doanh thường ngày không thể chờ đợi một hệ thống chính sách và cơ chế điều hành hoàn hảo được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp qui, hướng dẫn thi hành mới thực hiện. Nền kinh tế buộc phải chấp nhận một thực tế là chính sách kinh tế có thể chưa đáp ứng, chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh cho nên vừa ban hành vừa sửa chữa gây trở ngại rất lớn đến hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải đổi mãi với nguy cơ: sự bất định của chính sách, sự phức tạp của cơ chế điều hành, chính sách không phù hợp, không theo kịp với biến động và yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện nay. Thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phàn nàn về những chính sách không hợp lý, những thay đổi quá thường xuyên không báo trước trong các quy định của chính phù. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ rất khó lên kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp vì không hề lường trước được những thay đồi trong chính sách của nhà nước. 2.4. Rủi ro về pháp lý Cũng như loại rủi ro về chính sách, rủi ro về pháp lý là những loại rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhất khi họ tham gia sâu rộng vào hoạt lộng kinh doanh quốc tế. Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế đã không nghiên cứu kỹ hợp đồng, chấp nhận ngay những hợp đồng mẫu mà phía mua/bán đưa cho với những điều khoản bất lợi cho phía Việt Nam, để rồi khi tranh chấp phát sinh, các doanh nghiệp Việt Nam thường là những bên thua thiệt. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc tự tạo mẫu hợp đồng cho mình, tuy nhiên những hợp đồng này vẫn còn có nhiều lỗ hổng để bên nước ngoài lợi dụng. Ngoài những rủi ro liên quan đến hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đồi mặt với nhiều rủi ro pháp lý khác do không am hiểu hệ thống luật, quy định của các nước đối tác về đầu tư, xuất nhập khẩu, chống độc quyền, bản quyền, thương hiệu 2.5. Rủi ro về thanh toán Rủi ro thanh toán cũng là một trong những rủi ro thường gặp của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế. Trong hoạt động kinh doanh quốc tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế như: trà tiền mặt trực tiếp, chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng, hàng đổi hàng trong đó thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là phương thức được lựa chọn nhiều nhất bởi nó an toàn nhất trong buôn bán quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả phương thức này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro do tính chất phức tạp của nó. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quy định chứng từ, hàng hoá quá sơ sài trong L/C, tạo điều kiện cho người bán giao hàng khác với hợp đồng nhưng vẫn có thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C và lấy được tiền thanh toán. Có những doanh nghiệp ra ngân hàng xin mở L/C, trong phần mô tả hàng hoá chỉ yêu càu ghi “Commodities, unit prices, detail description as per sales contract N o . . K h i ngân hàng tư vấn nên quy định chi tiết về hàng hoá ngay trong L/C thì doanh nghiệp từ chối, với lý do để cả hai bên chủ động trong việc giao nhận hàng khi giá cả và cung cầu biến động. Hay có những trường hợp, các doanh nghiệp Việt Nam, do thiếu kinh nghiệm đã bị phía nước ngoài ép đưa vào L/C những quy định về chứng từ không rõ ràng hoặc quá phức tạp dẫn đến việc hàng đã chuyển sang nước người mua rồi nhưng do lỗi chứng từ nên không được thanh toán. 2.6. Rủi ro, tổn thất do lừa đảo (rủi ro đạo đức) Rủi ro lừa đảo chính là hậu quả của các hành vi vô đạo đức của con người, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tin người và sự phức tạp trong các tình huống kinh doanh. Lừa đảo trong kinh doanh hết sức đa dạng, mỗi một lĩnh vực khác nhau lại có những thủ đoạn lừa đảo khác nhau. Ngày nay thường gặp những dạng lừa đảo phổ biến trong buôn bán quốc tế như lừa đảo về chứng từ, lừa đảo không thực hiện hợp đồng thuê tàu, đánh chìm tàu, lừa đảo bằng tàu ma, địa chỉ ma, mạo danh, mua để bán, lừa đảo trang khi ký kết hợp đồng, thanh toán Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lừa đảo kinh tế ở Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Theo báo cáo tồng kết của lực lượng cánh sát kinh tế (Bộ Công an) từ năm 1989 đến năm 2000 thì ứong vòng hơn 10 năm đã có hơn 1655 vụ lừa đảo kinh tế ưong và ngoài nước với mức thiệt hại là han 2468 tỷ đồng, trong đó có 108 vụ lừa đảo quốc tế với mức thiệt hại khoảng gần 227 tỷ đồng. Tuy các vụ lừa đảo quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tồng số các vụ lừa đảo (khoảng 6,5%) nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn các vụ lừa đảo kinh tếtrong nước. Nạn nhân thường là những thương nhân Việt Nam. Các vụ lừa đảo chủ yếu xảy ra trong quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại giữa các bên với nội dung không chặt chẽ, không đảm bảo nguyên tắc, không tuân thủ nghiêm các qui định của Nhà nước, không có biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. 2.7. Rủi ro chuyên chở hàng hoá Các rủi ro liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá bao gồm từ những rủi ro liên quan đến việc thuê phương tiện chuyên chở, cho đến những rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hoá đến với người mua (nhưng bị lừa đảo, trộm cướp ). Do năng lực chuyên chở lớn chi phí chuyên chở thấp nên vận tải bằng đường biển chiếm đến gần 90% [...]... làm tăng chi phí kinh doanh trong thương mại quốc tế Ngành hàng hải Việt Nam cũng luôn phải đối mặt với những rủi ro, tai nạn trong quá trình chuyên chở hàng hóa Đây cũng chính là nguy cơ đe dọa, là nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất trong các hoạt động kinh doanh chuyên chở, bảo hiểm, thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam III NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA DNVN 3.1 Nhóm các... khảo từ một số nguồn sau: 1 Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Đoàn Thị Hồng Vân, 2013, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 2 Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nghiên cứu, phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các DNVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, ĐH.Ngoại thương Hà Nội, 1/2007 3 Quản trị rủi ro trong ngân hàng, JoelBessis, nhiều dịch giả, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2009 4 Thông báo... lược kinh doanh hoàn chỉnh cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém so với việc lựa chọn sai lầm chiến lược kinh doanh Do không có chiến lược nên hoạt động kinh doanh mang nặng tính "tình thế”, "chộp giựt”, khi gặp phải rủi ro bất ngờ, thất bại là không thể tránh khỏi 3.2.2 Sự thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quvết định sai lầm gây ra rủi ro trong kinh doanh Có thể nói trong nền kinh. .. trong kinh doanh của các doanh nghiệp 3.2.4 Sự yếu kém trong trình đ quản trị doanh nghiệp Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp thể hiện ở sự thiếu kiến thức trong kinh doanh; trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao; sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu ăn khớp, nhịp nhàng; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải người lao động không phù... doanh nghiệp trong một thời kỳ tương đối dài Chiến lược kinh doanh do lãnh đạo doanh nghiệp đề ra trên cơ sở khảo sát, phân tích các điều kiện môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp.” Việc xác định đúng đắn chiến lựợc kinh doanh sẽ có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển thuận lợi của doanh nghiệp; nâng cao tính mục đích của sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thích nghi của doanh nghiệp trong. .. định rõ sức mạnh của đối thú cạnh tranh, thị trường phù hợp Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong kinh doanh 3.2.3 Sư yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt: quy mô về lao động và vốn, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Sự... nhân có liên quan đến sự phát triển của kĩ thuật công nghệ Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ luôn là động lực cho sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định chúng cũng tạo ra những rủi ro mới cho xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng Chúng có thể là sự phát triển quá nhanh của công nghệ khiến cho các doanh nghiệp chịu lãng phí khi phải... cơ chế điều hành mâu thuẫn thậm chí trái ngược với chính sách kinh tế chung của Nhà nước Sự thay đổi và tính không ổn định của các chính sách kinh tế và hệ thống các văn bản pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp thường gặp phải Kinh nghiệm cùa các doanh nghiệp cho thấy: khi kinh doanh với các đối tác ở một số nước đang phát triển thuộc Châu... cho ACB  Giúp ngân hàng có đánh giá đúng về rủi ro Mặc dù trải qua chấn động lớn như vậy, nhưng ACB thừa nhận rằng họ không cho đây là “hạn” Vì phàm đã làm trong ngành tài chính, dù nhỏ hay lớn, các ngân hàng đều phải sẵn sàng đương đầu với các tình huống Rủi ro luôn tồn tại xung quanh mọi hoạt động kinh doanh, hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro Các ngân hàng chỉ có thể phòng ngừa, và... doanh, những rủi ro, tổn thất có nguyên nhân chủ quan chiếm đa số về cả tần số và cả mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất PHẦN IV: CASE STUDY “QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG ACB” GIỚI THIỆU Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh sau ngày 4 tháng 6 năm 1993 Đây là một trong những

Ngày đăng: 08/11/2014, 11:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH

  • 1.1. Khái niêm rủi ro

  • 1.2. Rủi ro trong kinh doanh

  • 1) Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro

  • 2) Kiểm soát rủi ro (Risk control)

  • 3) Tài trơ rủi ro (Risk Financing)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan