Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây độc đường ruột nhóm B trong thịt lợn bán tại Thái Nguyên

57 1.1K 2
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây độc đường ruột nhóm B trong thịt lợn bán tại Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN Staphylococcus aureus GÂY ĐỘC ĐƢỜNG RUỘT NHÓM B TRONG THỊT LỢN BÁN TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở hầu hết các nước phát triển và ở cả các nước đang phát triển. Trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày thì thịt lợn là loại thực phẩm thông dụng thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có rất nhiều bệnh dịch liên quan đến thịt lợn mà vì lợi ích trước mắt con người vẫn sử dụng và bỏ qua các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đã - đang - và sẽ đe dọa sức khỏe của con người. Các vụ ngộ độc có thể có nhiều nguyên nhân như do: hóa chất, bản thân thực phẩm chứa sẵn một số chất độc, thực phẩm chứa vi sinh vật gây bệnh,…Trong đó, các vụ ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật gây ra phát triển nhanh chóng với các hậu quả nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm là một bệnh cấp tính xảy ra khi ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc có chứa các chất có tính chất độc hại đối với con người. Trong số các vi sinh vật sinh độc tố gây bệnh đó có tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng có thể do ăn, uống phải độc tố ruột của tụ cầu vàng vốn cư trú ở đường ruột chiếm ưu thế về số lượng. Điều đáng chú ý ở đây là một số độc tố của chúng bền với nhiệt và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao, một trong số đó là độc tố ruột staphylococcal enterotoxin B (SEB). SEB cũng là tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất ở S. aureus. Hơn nữa chúng lại có khả năng kháng methiciline, penicillin, khi gặp điều kiện thuận lợi còn có thể lây lan và gây những căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho nhiễm độc các độc tố nhóm này, phương pháp phòng ngừa đặc hiệu cũng không có, việc phòng bệnh và điều trị bệnh ngộ độc do tụ cầu gặp rất nhiều khó khăn vì không phát hiện kịp thời tác nhân gây bệnh. Vì vậy, việc xác định sự có mặt SEB trong mẫu bệnh phẩm và thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Mặt khác, việc giết mổ và bán thịt lợn chủ yếu do tư nhân thực hiện, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bán thịt chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Việc kiểm tra vệ sinh thú y của cán bộ kiểm dịch còn gặp nhiều khó khăn hiện chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra cảm quan thịt được bán tại chợ. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây độc tố đường ruột nhóm B trong thịt lợn ở Thái Nguyên.” 2.Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm và đặc tính của độc tố nhóm B ở vi khuẩn Staphylococcus aureus trên thịt lợn, từ đó làm cơ sở để các nhà dịch tễ học có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ngộ độc thực phẩm. 3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát tình hình giết mổ và xác định tỉ lệ nhiễm Staphylococcus aureus - Xác định các đặc tính sinh hoá của các chủng Staphylococcus aureus đã phân lập được - Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus phân lập được trên chuột bạch khoẻ - Phân lập và xác định trình tự gen độc tố đường ruột Enterotoxin nhóm B của chủng Staphylococcus aureus - Xác định tính mẫn cảm của các chủng Staphylococcus aureus đã phân lập được đối với một số loại kháng sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Staphylococcus aureus và độc tố ruột staphylococcal enterotoxin B trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1. Tình hình nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm là một bệnh cấp tính xảy ra khi ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất độc hại đối với người ăn. Bệnh có tính chất đột ngột, có thể nhiễm độc cho nhiều người tại cùng một thời điểm khi họ tiêu thụ cùng một loại thức ăn. Ngộ độc thực phẩm có những triệu chứng của một bệnh cấp tính như nôn mửa, tiêu chảy .v.v hoặc kèm theo các triệu chứng khác tùy theo từng loại tác nhân gây ngộ độc [34]. Thực phẩm ô nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến trên toàn cầu, xảy ra ở cả các nước có nền khoa học và y học phát triển cũng như các nước lạc hậu kém phát triển [31]. Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm hơn 200 bệnh truyền nhiễm thông qua thực phẩm. Các triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, từ mức viêm dạ dày, ruột nhẹ cho tới nhiễm trùng, nhiễm độc nặng với nguy cơ tử vong cao, hoặc dẫn tới các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng tới đời sống của bệnh nhân. Hậu quả và thiệt hại kinh tế do các bệnh lây truyền qua thực phẩm rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ, mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 76 triệu ca mắc bệnh các loại do thực phẩm ô nhiễm, 325 nghìn ca nhập viện và 5 nghìn ca tử vong [23]. Các chi phí điều trị cho các bệnh nhân khoảng 6,5 tỷ đô la, thiệt hại do nghỉ điều trị khoảng 34,9 tỷ đô la/năm. Các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm: Người tiêu dùng có thể mắc bệnh khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm các mầm bệnh vi sinh vật, độc tố của vi sinh vật hoặc một số kim loại độc. Trong số hơn 200 bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm có khoảng 40 mầm bệnh vi sinh vật đã được xác định vai trò gây bệnh [15]. Các mầm bệnh vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus, trong đó các loại vi khuẩn gây ra tới 90% số ca bệnh tử vong ở người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Thế giới đang trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, việc sản xuất và phân phối một sản phẩm thực phẩm không bị bó hẹp trong không gian địa lý dẫn đến khả năng lan tràn khắp thế giới các bệnh do thực phẩm ô nhiễm. Đồng thời, trong quá trình công nghiệp hóa, thực phẩm được sản xuất hàng loạt đã làm khả năng nhiều người tiêu dùng mắc bệnh tăng cao. Số ca mắc các bệnh do thực phẩm ô nhiễm tăng đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây [23] Mặc dù y học hiện nay đã khá phát triển, song các tác nhân gây bệnh trực tiếp từ thực phẩm vẫn còn chưa được phát hiện đầy đủ. Tại Hoa Kỳ, chỉ có 14/76 triệu ca mắc, 60/325 nghìn ca nhập viện và 1,8/5 nghìn ca tử vong do nhiễm trùng độc thực phẩm là chẩn đoán được chính xác nguyên nhân [23]. Trong số các nguyên nhân đã được xác định, có một số mầm bệnh có khả năng gây nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm cấp tính nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao như: Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio cholera, Salmonella, Campylobacterer, Yersinia enterocolitica.v.v [15]. Listeria monocytogenes thường gặp ở sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và rau. Vi khuẩn này có thể gây viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và tử vong, đặc biệt nguy hiểm với người suy giảm miễn dịch có khả năng lây nhiễm cao như: ung thư, AIDS, nghiện rượu, đái tháo đường. Escherichia coli có mặt trong tất cả các loại thực phẩm chết biến không vệ sinh, có nhiều chủng với các khả năng gây bệnh khác nhau như chủng gây ỉa chảy (EPEC); chủng sinh độc tố ruột (ETEC) gây ỉa chảy ở trẻ em và khách du lịch.v.v…[28] Ở các nước châu Á, tụ cầu vàng (S. aureus) là nguyên nhân hàng đầu gây ra ngộ độc [3] . 1.1.2. Tình hình dịch bệnh ngộ độc thực phẩm do Staphylococcus aureus và độc tố ruột staphylococcal enterotoxin B Tụ cầu S. aureus là một trong những loài vi khuẩn gây bệnh được ghi nhận sớm nhất vào đầu những năm 1880. Sự liên quan của tụ cầu tới nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn được biết đến từ năm 1914, nhưng mãi tới năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1930, Dack và cs mới xác định được nhiễm trùng, nhiễm độc tụ cầu có thể gây ra bởi các độc tố ruột có trong dịch nuôi cấy tụ cầu vàng [5]. Từ giữa những năm 1969 và 1990, tại Anh, 53% trường hợp ngộ độc thực phẩm do S. aureus được ghi nhận là do tiêu thụ các sản phẩm từ thịt (đặc biệt là ruốc); 22% các trường hợp từ thịt gia cầm, 8% từ các sản phẩm liên quan sữa, 7% từ cá, sò, ốc .v.v… và 3,5% từ trứng [30]. Tại Pháp, trong số các thực phẩm nhiễm S. aureus được ghi nhận trong hai năm (1999-2000) có các sản phẩm từ sữa (đặc biệt là pho-mát) (32%), thịt (22%), xúc xích (15%), cá và hải sản (11%), trứng và các sản phẩm từ trứng (11%) hoặc các sản phẩm khác từ gia cầm (9,5%) [19]. Tại Hoa Kỳ, trong số các trường hợp ngộ độc thực phẩm do S. aureus được báo cáo giữa các năm 1975 và 1982 thì 36% là do tiêu thụ thịt đỏ nhiễm khuẩn, 12,3% từ sa lát, 11,3% từ gia cầm, từ bánh ngọt: 5,1% đến 1,4%, còn lại là từ các sản phẩm liên quan tới sữa và hải sản [33]. Ở châu Á các vụ nhiễm S. aureus chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc và trong khu vực Đông Nam Á. Ở Trung Quốc trong năm 2008 đã xảy ra 1 vụ ngộ độc S. aureus ở trẻ em vì uống sữa bị nhiễm S. aureus. Còn ở Nhật cũng đã có 2 vụ ngộ độc S. aureus lớn vào tháng 8 năm 1955 làm ngộ độc hơn 1936 em học sinh tại 5 trường tiểu học ở Tokyo và tháng 6 năm 2006 làm 14780 người bị ngộ độc ở vùng Kansai. Nguyên nhân của 2 vụ ngộ độc này đều do họ đã uống sữa có nhiễm S. aureus của tập đoàn Snow. Trong khu vực Đông Nam Á, hai quốc gia có tỷ lệ ngộ độc S. aureus cao là Indonesia và Philippines. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm S. aureus cao ở trong khu vực châu Á. Như vậy, giữa các nước khác nhau loại thực phẩm dễ nhiễm tụ cầu nhất cũng khác nhau. Tại Việt Nam, thực phẩm nhiễm khuẩn và các độc tố của chúng rất đa dạng, thường gặp nhất là các thực phẩm đường phố ăn ngay (46,6%), xúc xích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 (96,6%), bánh gato (85%), Patê (83,3%) v.v. Đáng chú ý là vi khuẩn S. aureus thường được tìm thấy trong các thực phẩm bị nhiễm khuẩn [7]. Tình trạng ngộ độc thực phẩm không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn mà tình trạng nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm còn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương khác trên cả nước [30]. Tuy nhiên, cho tới nay tại Việt Nam thực tế chưa có những thống kê cụ thể về số ca mắc hay tử vong do ngộ độc thực phẩm liên quan đến SEB. Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình thống kê tình hình dịch bệnh ngộ độc thực phẩm do SEB: - Bệnh nhẹ nên người bệnh không chủ động tìm kiếm sự điều trị tại các cơ sở chuyên khoa. - Chẩn đoán tại khoa cấp cứu các bệnh viện thường có nhiều bệnh có biểu hiện gần giống bệnh do SEB gây ra, nên chưa kết luận đúng bệnh. - Việc tiến hành các nghiên cứu phục vụ cho chẩn đoán nhanh ngộ độc thực phẩm do độc tố ruột SEB của tụ cầu vàng ở Việt Nam hiện nay còn khá mới mẻ, chủ yếu vẫn dựa vào các phương pháp truyền thống nên tốn nhiều công sức và thời gian kéo dài. Do đó, khi bệnh nhân nhiễm độc tụ cầu và các nội độc tố như SEB sẽ gặp nguy hiểm gấp bội vì SEB là một siêu kháng nguyên có độc tính mạnh, tác động nhanh , có thể dẫn tới tử vong ở người. Dựa theo bảng 1.1 dưới đây, chúng ta nhận thấy tình trạng xuất hiện vi sinh vật S. aureus ở các loại thực phẩm diễn ra khá phổ biến trong cả nước. Vi khuẩn có thể gây ngộ độc cấp tính cho nhiều người trong cùng một thời điểm khi họ cùng tiêu thụ một loại thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm do S. aureus có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên, người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ mắc và biểu hiện triệu chứng nhiễm độc nặng nề hơn [4]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Bảng 1.1. Sơ bộ tình hình nhiễm độc tụ cầu vàng trên toàn quốc từ 2007 – 2012. STT Địa điểm Thời gian Số ngƣời mắc bệnh Đặc điểm bệnh nhân 1 Mầm non bán công Vĩnh Thọ - Phú Thọ 9/2007 100 Học sinh 2 Mầm non Vườn Hồng, P9 – Tân Bình; Tiểu học Âu Cơ, Q11 – TP HCM 12/2007 65 Trẻ em (từ 2-5 tuổi) 3 Minh Long – Quảng Ngãi 2/2008 53 Người dân 4 Hà Nội 5/2008 122 Khách dự đám cưới 5 Cty TNHH Alliace One, KCN Giao Long, Bến Tre 6/2008 100 Công nhân 6 Sơn La 9/2008 581 Người dân 7 Tiểu học Tam Bình, Q.Thủ Đức – TP HCM 11/2008 51 Học sinh và phụ huynh 8 Cty Phú Nguyên, KCN An Đồng, Hải Dương 8/2009 160 Công nhân 9 Bản Hùn xã Chiềng Cọ Sơn La 4/2012 300 Khách dự đám cưới Việc tìm ra phương pháp phát hiện sớm S. aureus và độc tố SEB của nó gây nhiễm trùng, nhiễm độc trực tiếp trên thực phẩm mang ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, nhằm loại bỏ và có biện pháp xử lý sớm đối với các thực phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 đang nhiễm độc nhiễm trùng. Nhưng trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về đặc tính sinh hoá và nghiên cứu ở mức độ phân tử làm nền tảng. Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài này sẽ là một nhu cầu thực tiễn và cấp bách. 1.2. Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus 1.2.1. Lịch sử phát hiện Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện năm 1878 sau khi thực hiện phân lập từ mủ ung nhọt. Năm 1880 Louis Paster cũng đã tiến hành phân lập và nghiên cứu về Staphylococcus aureus. Ngày 09/04/1880 bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 hội phẫu thuật Đức một báo cáo khoa học, trong đó ông sử dụng khái niệm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ lâm sàng. Đến năm 1881 Ogston đã thành công trong việc gây bệnh thực nghiệm, đây là tiền đề cho những nghiên cứu về S. aureus sau này. Đến năm 1884 Rosenbach đã thực hiện một loạt các nghiên cứu tỉ mỉ hơn về vi khuẩn này. Và ông đã đặt tên cho vi khuẩn này là Staphylococcus aureus. Năm 1926 Julius von Daranyi là người đầu tiên phát hiện mối tương quan giữa sự hiện diện hoạt động men coagulase huyết tương của vi khuẩn với khả năng gây bệnh của nó. Tuy nhiên mãi đến năm 1948 phát hiện này mới được chấp nhận rộng rãi. 1.2.2. Đặc điểm phân loại Vi khuẩn tụ cầu vàng thuộc giới Eubacteria, ngành Firmicutes, lớp Cocci, bộ Bacillales, họ Staphylococcaceae, giống Staphylococcus, loài Staphylococcus aureus. Tên khoa học: Staphylococcus aureus [12] . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm chính: tụ cầu có coagulase và tụ cầu không có coagulase. S. aureus gây bệnh ngộ độc thực phẩm là tụ cầu có coagulase. Nhờ enzyme này mà trên môi trường nuôi cấy có máu, vi khuẩn tạo nên các khuẩn lạc màu vàng nên còn được gọi là tụ cầu vàng. Phân loại tụ cầu dựa trên kháng nguyên: Các tụ cầu có nhiều loại kháng nguyên: protein, polysaccharid, acid teichoic của vách tế bào vi khuẩn. Nhưng dựa vào kháng nguyên, việc định loại vi khuẩn rất khó khăn. Phân loại tụ cầu dựa trên phage (phage type): tụ cầu được phân vào các nhóm I, II, III, IV. Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong phân loại S. aureus [5]. 1.2.3. Đặc điểm vi khuẩn học 1.2.3.1. Hình dạng và kích thƣớc Tụ cầu (“Staphylococcus” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với “staphyle” có nghĩa chùm nho) Tế bào tụ cầu khuẩn S. aureus hình tròn, đường kính 0,5- 1m, không di động, không sinh nha bào, không có vỏ capsule (giáp mô), không có lông, bắt màu Gram dương. Trong bệnh phẩm tụ cầu thường tụ tập thành đám nhỏ như những chùm nho. Trong môi trường canh khuẩn xếp thành những đám lớn (Hình 1.1). Hình 1.1. Hình ảnh vi khuẩn S. aureus dưới kính hiển vi điện tử. [...]... xác định b ng các kỹ thuật miễn dịch [3] Trong các dạng độc < /b> tố ruột < /b> do S aureus < /b> sinh < /b> ra thì các độc < /b> tố SEA, B, C và D là những độc < /b> tố thường gặp nhất trong các vụ ngộ độc < /b> thực phẩm do độc < /b> tố của < /b> tụ cầu Ngoài ra SEB còn là một < /b> trong Số < /b> hóa b i Trung tâm Học < /b> liệu – Đại học < /b> Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn những nhóm < /b> độc < /b> tố do vi < /b> sinh < /b> vật sản sinh < /b> ra được liệt kê trong danh mục vũ khí sinh < /b> học < /b> dùng... vật trong thịt lợn tƣơi Quy định kỹ thuật áp dụng đối với chỉ tiêu vi < /b> sinh < /b> vật trong thịt lợn tươi được áp dụng theo TCVN 7046:2002 B ng 2.2: Tiêu chuẩn vi < /b> sinh < /b> vật của < /b> thịt tươi (TCVN 7046: 2002) Tên chỉ tiêu STT 1 2 Giới hạn tối đa Tổng số < /b> vi < /b> khuẩn < /b> hiếu khí, số < /b> khuẩn < /b> lạc trong 1 gram sản phẩm Staphylococcus,< /b> số < /b> vi < /b> khuẩn < /b> trong 1 gram sản phẩm Số < /b> hóa b i Trung tâm Học < /b> liệu – Đại học < /b> Thái Nguyên 27... quản trong môi trường đông lạnh khô, SEB có thể được lưu trữ trong hơn một < /b> năm [14] Số < /b> hóa b i Trung tâm Học < /b> liệu – Đại học < /b> Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên < /b> cứu < /b> Các chủng Staphylococcus < /b> aureus < /b> gây < /b> ngộ độc < /b> thực phẩm có trong thịt lợn tươi 2.2 Vật liệu nghiên < /b> cứu < /b> - Các mẫu thịt lợn tươi lấy tại các chợ trung tâm thành phố Thái Nguyên. .. dùng để tấn công khủng b sinh < /b> học < /b> và chiến tranh sinh < /b> học < /b> [18] - Cơ chế gây < /b> b nh Vi< /b> c tìm hiểu các cơ chế mà vi < /b> khuẩn < /b> sử dụng để xâm nhập và gây < /b> b nh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phòng chống b nh B ớc quan trọng đầu tiên trong quá trình tương tác giữa tác nhân gây < /b> b nh và vật chủ là sự b m dính (adherence) của < /b> tác nhân gây < /b> b nh vào các b mặt của < /b> vật chủ Các b mặt này bao gồm da, niêm mạc... các nhóm < /b> vi < /b> khuẩn < /b> khác; thần kinh người b nh b nh thường Phần lớn trường hợp b nh tự khỏi và hồi phục trong vòng 8-24 giờ sau khởi phát nhưng trường hợp nặng có thể b tụt huyết áp và gây < /b> tử vong B nh nhân ngoài ra có thể b sốc do mất nhiều nước và chất điện giải Khác với ngộ độc < /b> thực phẩm do vi < /b> khuẩn < /b> thông thường không gây < /b> sốt hoặc sốt nhẹ, b nh nhân mắc ngộ độc < /b> do độc < /b> tố SEB của < /b> S aureus < /b> sẽ b sốt... định các đặc < /b> tính sinh < /b> vật, hoá học < /b> của < /b> các chủng S aureus < /b> đã phân lập được 3.2 Giám định đặc < /b> tính sinh < /b> học < /b> của < /b> các chủng vi < /b> khuẩn < /b> Staphylococcus < /b> aureus < /b> phân lập đƣợc Chúng tôi đã tiến hành giám định đặc < /b> tính sinh < /b> học < /b> của < /b> các chủng S aureus < /b> phân lập được, kết quả thu được trình b y ở b ng 3.5 B ng 3.5: Kêt qua giam đị nh môt sô đăc tí nh sinh < /b> học < /b> của < /b> ́ ̉ ́ ̣ ́ ̣ vi < /b> khuân Staphylococcus < /b> aureus < /b> phân lâp... (b ng 3.6), 4 chủng vi < /b> khuẩn < /b> S aureus < /b> này đều đủ điều kiện để nhân dòng đoạn gen SEB b ng kĩ thuật PCR 3.4.2 Kêt quả nhân gen SEB từ các chủng vi < /b> khuẩn < /b> Staphylococcus < /b> aureus < /b> Sau khi tách DNA tổng số < /b> của < /b> các chủng vi < /b> khuẩn < /b> Staphylococcus < /b> aureus,< /b> chúng tôi sử dụng kỹ thuật PCR để nhân đoạn gen SEB với cặp mồi đặc < /b> hiệu là P-SEB-F và P-SEB-R Số < /b> hóa b i Trung tâm Học < /b> liệu – Đại học < /b> Thái Nguyên 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn... tổng số < /b> Giếng số < /b> 1: DNA tổng số < /b> của < /b> chủng M5 Giếng số < /b> 2: DNA tổng số < /b> của < /b> chủng M38 Giếng số < /b> 3: DNA tổng số < /b> của < /b> chủng M62 Giếng số < /b> 4: DNA tổng số < /b> của < /b> chủng M99 Kết quả điện di đồ trên hình 3.6 cho thấy DNA tổng số < /b> của < /b> 4 chủng vi < /b> khuẩn < /b> Staphylococcus < /b> aureus < /b> nghiên < /b> cứu < /b> đều rõ nét, không có vạch phụ kèm theo và kết quả đo OD của < /b> 3 mẫu DNA tổng số < /b> có tỉ lệ A260nm / A280nm nằm trong khoảng 1,8-2,0 (b ng... trong các nội độc < /b> tố được sinh < /b> ra b i vi < /b> khuẩn < /b> S aureus < /b> Thông thường khi b lây nhiễm vào cơ thể, SEB sẽ tác động chủ yếu lên các hệ thống vận chuyển ion và nước của < /b> ruột,< /b> do đó được gọi là enterotoxin (độc < /b> tố ruột)< /b> [14] Độc tố ruột < /b> SEB b n với nhiệt là tác nhân chính thường gặp nhất trong các vụ ngộ độc < /b> thực phẩm do S aureus < /b> [14] Độc tố ruột < /b> SEB được hình thành khi tụ cầu S aureus < /b> sống trong điều kiện... phân lập được trên chuột b ch khoẻ mạnh 3.3 Kết quả xác định độc < /b> tính của < /b> các chủng vi < /b> khuẩn < /b> Staphylococcus < /b> aureus < /b> phân lập đƣợc Chúng tôi đã sử dụng chuột b ch để thử độc < /b> lực xác định tính gây < /b> b nh của < /b> các chủng vi < /b> khuẩn < /b> S aureus < /b> phân lập được tai phòng thí nghiệm của < /b> Học < /b> vi< /b> n Quân Y Kết quả thu được cho thấy: Sau 48h kể tỷ lệ khi công Số < /b> hóa b i Trung tâm Học < /b> liệu – Đại học < /b> Thái Nguyên 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn . MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN Staphylococcus aureus GÂY ĐỘC ĐƢỜNG RUỘT NHÓM B TRONG THỊT LỢN B N TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thái. tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây độc tố đường ruột nhóm B trong thịt lợn ở Thái Nguyên. ” 2.Mục tiêu nghiên cứu: Xác. vai trò gây b nh [15]. Các mầm b nh vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus, trong đó các loại vi khuẩn gây ra tới 90% số ca b nh tử vong ở người. Số hóa b i Trung tâm Học liệu

Ngày đăng: 07/11/2014, 18:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan