đề thi thử đại học môn văn năm 2010 có hướng dẫn trường chuyên lqd khối c

3 661 1
đề thi thử đại học môn văn năm 2010 có hướng dẫn trường chuyên lqd khối c

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III (07/5/2010) CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: NGỮ VĂN - Khối C Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) A. PHẦN CHUNG: Câu 1 (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của nhà thơ Thanh Thảo. Câu 2 (3 điểm): Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) bình luận câu nói của thi hào Gớt-tơ: “ Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất” B. PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3a (Dành cho chương trình cơ bản): Đều là những nghệ sĩ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp ấy trong sáng tác của mỗi nhà văn lại không giống nhau. Qua tác phâm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/chị hãy chứng minh. Câu 3b (Dành cho chương trình nâng cao): Phân tích vẻ đẹp tính cách của người Hà Nội được thể hiện trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. Hết. 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III (07/5/2010) LÊ QUÝ ĐÔN Môn: NGỮ VĂN - Khối C Thời gian: 180 phút CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I Những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ Đàn ghi ta của Lorca 2 1 - Thể thơ tự do, cấu trúc thơ giàu nhạc tính, không sử dụng dấu câu, không viết hoa đầu dòng 0,75 2 - Hệ thống hình ảnh trùng phức, đa nghĩa, kết hợp từ độc đáo… 0,75 3 Những sáng tạo về mặt nghệ thuật đã góp phần thể hiện rõ sự ngưỡng mộ, tiếc thương, mối đồng cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bi thảm và vẻ đẹp tài hoa, nhân cách của Lorca 0,5 II Bình luận câu nói của Gơt:” Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình,kẻ ấy là người sung sướng nhất” 3 1 Từ việc giải thích từ ngữ , hiểu được ý nghĩa câu nói: Con người chỉ thực sung sướng khi có một mái ấm gia đình hạnh phúc 0,5 2 Phân tích tính đúng đắn của câu nói: - Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi góp phần hình thành nhân cách của mỗi con người. - Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người giữa cuộc đời đầy sóng gió, bão dông với những toan tính, lọc lừa, cạm bẫy… - Sự bình an trong cuộc sống gia đình sẽ giúp con người tránh khỏi những ưu phiền, lo toan, giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi mà họ phải đối mặt … 1,5 2 Bàn luận – Rút ra bài học: - Gia đình là tổ ấm của mỗi người và là nền tảng của xã hội. Muốn xã hội văn minh, hạnh phúc trước hết hãy bắt đầu từ nền tảng gia đình.Phải biết chắt chiu, trân trọng và có ý thức trong việc xây dựng bảo vệ sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình - Phê phán những quan niệm sai lầm, những người sống chạy theo danh lợi mà xem nhẹ cuộc sống gia đình, bỏ bê trách nhiệm với gia đình… 1 Câu IIIa Sự khác nhau trong cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương trong hai tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường 5 1 Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận 0,5 2 Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Đà của Nguyễn Tuân: - Sông Đà mang vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình (dẫn chứng). Nó hiện lên với bản chất nham hiểm của thứ kẻ thù số 1 của con người và nét duyên dáng gợi cảm của một người tình nhân chưa quen biết. - Sông Đà tượng trưng cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc. Qua sông Đà, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc - Để thể hiện vẻ đẹp SĐ, Nguyễn Tuân đã kết hợp giữa kể, 2 2 tả, biểu cảm; lựa chon những chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ (bờ đá, bãi đá, hút nước, tiếng thác, màu sắc…), vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa) và những liên tưởng bất ngờ, táo bạo; vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực (điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật, thơ ca); từ ngữ phong phú, sáng tạo … 3 Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Hương của HPNT: - Sông Hương hiện lên với vẻ đẹp phong phú, đa dạng: vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử… (dẫn chứng) - Vẻ đẹp của Sông Hương gợi liên tưởng đến nét dịu dàng, cổ kính của vùng đất cố đô, vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế. - Nhà văn đã qua sát con sông từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ: không gian, thời gian; địa lí, văn hóa, lịch sử… Giọng văn mang đậm chất trữ tình hướng nội… 2 4 Sự độc đáo trong cách khám phá, thể hiện đối tượng đã giúp các tác giả gợi lên được những vẻ đẹp khác nhau của cảnh sắc quê hương. Qua đó thấy được phong cách riêng độc đáo và tình yêu tha thiết của mỗi nhà văn đối với quê hương đất nước. 0,5 Câu IIIb Phân tích vẻ đẹp tính cách của người Hà Nội được thể hiện trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải 5 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận… 0,5 2 Phân tích vẻ đẹp tính cách của người Hà Nội (qua hình tượng nhân vật bà Hiền, Dũng, người mẹ của Tuất…) - Tinh tế, lịch lãm (Cách ăn mặc, nếp sinh hoạt, thú chơi hoa thủy tiên…của bà Hiền và những người bạn) - Sáng suốt, thức thời (sự tính toán, sắp xếp việc nhà của bà Hiền) - Sống có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng (suy nghĩ, lời nói của bà Hiền, hành động của Dũng, của bà mẹ Tuất…) - Tình cảm gắn bó và ý thức trân trọng, gìn giữ, bảo vệ những giá trị văn hóa Hà Nội (bà Hiền dạy dỗ, nhắc nhở con cháu; hình ảnh bà ngồi lau bát hoa thủy tiên, chuyện về cây si cổ…) 4 3 Vẻ đẹp tính cách người Hà Nội đã góp phần tạo nên vẻ đẹp của Hà Nội – mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam 0,5 *Lưu ý: 1) HS có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải đáp ứng được những nội dung trên. 2) Giám khảo chỉ cho điểm tối đa đối với những bài trình bày sáng, rõ, sạch, đẹp; hành văn lưu loát chặt chẽ. 3 . TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THỬ ĐẠI H C LẦN III (07/5 /2010) CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: NGỮ VĂN - Khối C Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) A. PHẦN CHUNG: C u 1 (2 điểm): Nhận. (Dành cho chương trình nâng cao): Phân tích vẻ đẹp tính c ch c a người Hà Nội đư c thể hiện trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” c a Nguyễn Khải. Hết. 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI H C. đẹp kh c nhau c a c nh s c quê hương. Qua đó thấy đư c phong c ch riêng đ c đáo và tình yêu tha thi t c a mỗi nhà văn đối với quê hương đất nư c. 0,5 C u IIIb Phân tích vẻ đẹp tính c ch c a người

Ngày đăng: 07/11/2014, 16:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan