Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (tt)

26 2.8K 16
Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững (tt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trung du miền núi phía Bắc là vùng có núi non hùng vĩ nhất Việt Nam, là nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhất đất nước (35/54 dân tộc) và cũng là nơi có đường biên giới trên bộ rất dài với hai nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (trên 1500 km) và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (560 km). Chính vì vậy, Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, gìn giữ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Thấy rõ vị trí quan trọng của vùng trung du miền núi phía Bắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển mọi mặt đối với vùng này. Nhờ đó, kinh tế của toàn vùng đã có sự phát triển khá nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là các mặt: ăn, ở, đi lại, học tập, điện, nước sinh hoạt và nghe nhìn; an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ bản được giữ vững. Song do là vùng núi cao, địa hình bị chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân cư sống phân tán và trình độ dân trí còn quá thấp, nên kinh tế của vùng mặc dù đã có bước phát triển khá, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới được hình thành và phát triển; đáng chú ý là các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhưng ngành sản xuất rộng lớn nhất, quan trọng nhất vẫn là ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp vẫn là lĩnh vực chính giải quyết việc làm, thu nhập và bảo đảm đời sống cho đại bộ phận lao động và dân cư trong vùng. Tuy nhiên, hiện tại sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc đang đứng trước những thách thức hết sức nghiêm trọng trong sự phát triển, đó là: - Thứ nhất, đất sản xuất nông nghiệp ít, chỉ có 1.571.100 ha, chiếm 14,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng phân bố rất phân tán trên nhiều cấp độ địa hình khác nhau và độ màu mỡ của đất khá thấp. Điều đáng nói là diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng không ngừng bị suy giảm về số lượng do việc chuyển đổi mục đích sử dụng (phát triển công nghiệp, nhất là thuỷ điện, khai thác hầm mỏ; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị), và suy giảm về chất lượng do bị xói mòn và rửa trôi vì mưa lũ tác động. - Thứ hai, vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước (5.662.700 ha, chiếm 34,79% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước). Rừng của vùng trung du miền núi phía Bắc không chỉ là nơi bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, điều hoà khí hậu cho vùng này, mà còn cho cả vùng Đồng bằng Bắc bộ. Thế nhưng, điều hết sức đáng quan ngại là diện tích rừng của vùng bị giảm nhanh trong những năm gần đây, có tỉnh như Sơn La độ che phủ của rừng chỉ còn trên 10%. - Thứ ba, Trung du miền núi phía Bắc là vùng có nguồn tài nguyên nước rất phong phú (sông, suối, ao, hồ nhiều), song do việc sử dụng không hợp lý nên hiện nay nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đang hết sức khó khăn. Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nặng. - Thứ tư, do nhiều lý do khách quan và chủ quan mang lại, như: phát triển theo chiều rộng, chạy theo lợi ích trước mắt, hiểu biết hạn chế .v.v. nên trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã dùng các loại phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật cho các loại cây 2 trồng, các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh cho các loài vật nuôi, các loại hoá chất trong bảo vệ, cất trữ nông sản.v.v. không đúng quy định đã làm cho đất đai, nguồn nước của vùng bị ô nhiễm và huỷ hoại khá nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng trong tương lai. - Thứ năm, cùng với sự thấp kém, sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội toàn vùng nói chung, có sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng nói riêng, thì điều hết sức đáng lo ngại của nông nghiệp vùng này là phương thức sản xuất còn hết sức lạc hậu. Tổ chức theo hộ gia đình và dựa trên phương thức quảng canh là chính. - Thứ sáu, hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng dựa vào sức lao động của con người là chính, song người lao động ở trình độ mọi mặt, nhất là trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật nông nghiệp khá hạn chế, thu nhập và đời sống tuy có khá hơn trước, những vẫn thuộc loại thấp nhất trong cả nước. - Thứ bảy, vùng có biên giới chung với Trung Quốc trên 1500 km, một thị trường có trên 1,3 tỷ người là một lợi thế không nhỏ trong việc tiêu thụ nông sản sản xuất ra. Tuy nhiên, Trung Quốc là một thị trường hết sức phức tạp, sức ép của họ đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng là hoàn toàn không nhỏ, nhất là trong mối quan hệ diễn biến rất phức tạp. Những khó khăn, thách thức nêu trên cho thấy nếu cứ tiếp tục duy trì phương thức phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc như hiện nay chắc chắn sẽ mang lại cho vùng nói riêng và đất nước nói chung những hậu quả hết sức nghiêm trọng về nhiều mặt. Xuất phát từ đó, NCS chọn vấn đề “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” làm đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế của mình. 2- Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng, luận án vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững trong những năm đã qua và đề xuất giải pháp thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển nhanh theo hướng bền vững giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mục tiêu cụ thể: - Trình bày rõ lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam thời gian qua. - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam phát triển theo hướng bền vững tới năm 2020. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên, do điều kiện của vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam diện tích mặt nước không nhiều, ngành thuỷ sản có vị trí khá hạn chế, nên luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp là chính. Phát triển bền vững bao gồm cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, do những hạn chế về tài liệu, nên mảng xã hội và môi trường luận án cũng chỉ có thể đề cập được ở một mức độ nhất định, không thể bảo đảm như những gì lý luận đã nêu ra. 3 Về phạm vi không gian: luận án tiến hành nghiên cứu ở 14 tỉnh của vùng (có so sánh với các vùng khác trong nước). Về phạm vi thời gian: luận án tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2000-2012 và về đề xuất các giải pháp nâng cao tính bền vững của nông nghiệp trong tương lai từ năm 2013 đến năm 2020. 4- Về cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu. *Cách tiếp cận nghiên cứu: Để giải quyết thành công các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, NCS sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu sau đây: - Thứ nhất, đi từ lý luận đến thực tiễn. Tức là từ khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững đã được các nhà khoa học đúc kết và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, rút ra những mặt thành công cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó. Từ đó có được những đề xuất có cơ sở khoa học, có tính khả thi cho việc phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng bền vững trong giai đoạn tới. - Thứ hai, đi từ vĩ mô đến vi mô. Tức là xuất phát từ các chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để xem xét, đánh giá việc triển khai thực hiện của các địa phương, các cơ sở sản xuất và người dân như thế nào. - Thứ ba, đi từ thực tiễn tới lý luận, từ vi mô đến vĩ mô. Tức là từ thực tiễn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam có thể đúc kết thành một số vấn đề để bổ sung cho lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp nói chung, cũng như bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đối với vấn đề này. - Thứ tư, tiếp cận theo hướng liên ngành và liên vùng. Tức là nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, các lĩnh vực khác trên địa bàn, cũng như với các vùng khác trong cả nước. Thứ năm, tiếp cận theo hướng hệ thống là cách nhìn nhận vấn đề qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng, đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này giúp cho việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố trong phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. - Thứ sáu, tiếp cận thể chế là cách tiếp cận giúp cho việc phân tích việc thực thi các chính sách, quy định của Chính phủ từ đó xác định được các giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của vùng trung du miền núi phía Bắc, tạo được động lực cho phát triển. *Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án bao gồm: - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo: Đây là các số liệu được thu thập qua các niêm giám thống kê, các báo cáo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đã được triển khai trên địa bàn. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Để có cơ sở vững chắc cho việc phân tích, 4 đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc , từ đó có thể đề xuất được một số kiến nghị có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển này trong tương lai, NCS đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa bàn trong vùng có sự nổi trội trong phát triển nông nghiệp. + Phương pháp chuyên gia: Đây là hình thức thu thập thông tin thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu về vấn nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Luận án đã tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Việc tổng hợp các tư liệu được triển khai theo nhiều bước: + Tìm kiếm, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trên thế giới nói về phát triển bền vững đối với một quốc gia, một vùng lãnh thổ, hoặc một ngành, một lĩnh vực kinh tế cụ thể. + Sưu tầm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các Viện nghiên cứu, các trường đại học ở Việt Nam đã được xuất bản nói về phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung hoặc phát triển bền vững đối với một vùng, một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó nói riêng. + Sưu tầm các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc (phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có ưu thế, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân. v.v.) + Tập hợp số liệu thống kê về phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung của từng tỉnh trên địa bàn vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Ngoài ra, NCS cũng đã cố gắng đến một số huyện trong vùng để thu thập một số tư liệu về phát triển nông nghiệp để phục vụ cho việc nghiên cứu, viết luận án. -Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp biện chứng: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án, đặc biệt khi phân tích về tác động qua lại giữa lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như tác động của việc đầu tư các nguồn lực đến quá trình phát triển đó.v.v. - Phương pháp tổng hợp: Luận án sử dụng tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng để nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thục tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp so sánh, lịch sử: Quá trình phát triển nông nghiệp của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững không chỉ được phân tích, so sánh, đối chiếu qua từng giai đoạn phát triển của bản thân vùng này, mà còn được so sánh với các địa phương, các vùng khác trong cả nước. 5- Những đóng góp chủ yếu của luận án - Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm có liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp, đặc biệt là khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá. Trên cơ sở đó 5 đã xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. - Đã vận dụng khung lý luận được xây dựng đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay. - Trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể tác động đến phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững giai đoạn từ nay đến năm 2020, luận án đã đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp vùng này. 6- Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Chương 4: Giải pháp nâng cao tính bền vững đối với phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đến năm 2020. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Luận án đã đề cập đến 6 công trình nghiên cứu của nước ngoài và 21 công trình ở trong nước: Từ các công trình nghiên cứu được trình bày ở trên có thể thấy rõ một số vấn đề sau đây: - Thứ nhất; có thể khẳng định rằng các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã trình bày rất rõ về phát triển bền vững, từ khái niệm cho đến nội dung và các tiêu chí đánh giá. Ngày nay, cơ bản các nước trên thế giới đều thống nhất sử dụng như vậy. Tất nhiên, vì điều kiện cụ thể của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà người ta nhấn mạnh điểm này hoặc điểm khác. - Thứ hai,về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cũng đã có một số công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến, tuy nhiên chỉ trong phạm vi một hoặc một vài nông sản và trên một tỉnh hoặc một huyện mà thôi. - Thứ ba, riêng đối với vùng trung du miền núi phía Bắc cũng đã có một số công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, song phạm vi nghiên cứu cũng giới hạn ở một sản phẩm cụ thể, tại một địa phương cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp của toàn vùng theo hướng bền vững. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là một vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối giống nhau, lại có mối quan hệ rất mật thiết với vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là về thời tiết, khí hậu, nguồn nước và lại có vị trí rất đặc biệt về an ninh quốc phòng, vì vậy trên bình diện toàn vùng rất cần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nhằm bảo đảm sự cân bằng sinh thái chung cho toàn vùng và vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là khoảng trống mà các công trình nghiên cứu đã có chưa thực hiện. Luận án của NCS cố gắng giải quyết khoảng trống đó. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nữa có liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp. Phải nói rằng, các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, các công trình đã có, hoặc là nghiên cứu phát triển bền vững nói chung, hay phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng ở tầm vĩ mô, hoặc ở một ngành, một địa phương cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 2.1-Những nhận thức cơ bản về phát triển bền vững Nội dung phát triển bền vững được xác định bao gồm ba trụ cột 1 : (i) Bền vững về kinh tế: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, lâu dài và hiệu quả; (ii) Bền vững về mặt xã hội: Đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người (iii) Bền vững về môi trường: là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường sạch, lành mạnh và an toàn, hài hoà trong mối liên hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên. Hình 2.1: Ba trụ cột của phát triển bền vững Ba trụ cột của phát triển bền vững nêu trên là các mục tiêu cần đạt được trong quá trình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình phát triển trong điều kiện hiện đại. 2.2-Phát triển bền vững nông nghiệp 2.2.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp nó chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ nông thôn (dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp). Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp nữa. Trong luận án này, NCS sẽ nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa rộng. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất khác, đó là: a- Nếu như ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì ở sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. b- Ở các ngành sản xuất khác, thời gian sản xuất gần như trùng khớp với thời gian lao 1 PGS. TS Nguyễn Ngọc Sơn, TS. Bùi Đức Tuân, Giáo trình Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. PTBV Mục tiêu Môi trường Mục tiêu Xã hội Mục tiêu Kinh tế Kinh tế Xã hội Môi trường PTBV 8 động, nhưng sản xuất nông nghiệp thì không như vậy. Sản xuất nông nghiệp, nhất là trong ngành trồng trọt, thời gian sản xuất và thời gian lao động có sự khác biệt nhau khá lớn. Sở dĩ như vậy vì các loại cây trồng, các con vật nuôi, ngoài thời gian con người tác động, còn có thời gian các yếu tố tự nhiên thông qua tính chất lý học, hoá học, sinh học tác động lên chúng nữa. Từ hai loại tác động ấy, các loại cây trồng, các con vật nuôi mới tồn tại, phát triển và cho con ngươì những sản phẩm quý giá. Do đó, thời gian lao động trong nông nghiệp luôn xen kẽ với thời gian sản xuất, đây chính là điều làm cho lao động trong nông nghiệp luôn có tính thời vụ. Vì thế, khắc phục tính thời vụ là một yêu cầu quan trọng của phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp của tất cả các nước. c- Đối tượng sản xuất của các ngành khác là những vật vô tri, vô giác, còn đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các loại cây trồng và các con vật nuôi, chúng là những cơ thể sống, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Vì thế, nếu nắm được quy luật sinh trưởng và phát triển của chúng và có tác động đúng thì chúng sẽ phát triển tốt, cho nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm tính bền vững, còn ngược lại con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường. 2.2.2- Phát triển nông nghiệp bền vững và các chỉ tiêu đánh giá. Về mặt tổng quát, phát triển nông nghiệp bền vững cũng giống như phát triển kinh tế bền vững là phải bảo đảm tốt ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 đã đưa ra định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững như sau: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội.” Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp như đã trình bày ở phần trên, nên nội dung bền vững của từng vấn đề cũng có những nét đặc thù riêng biệt. Bền vững về kinh tế: Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được hiểu là: Sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định. Để đánh giá tính bền vững về kinh tế trong phát triển nông nghiệp, có thể dùng nhiều chỉ tiêu, song theo chúng tôi những chỉ tiêu sau đây là quan trọng nhất: - Năng suất các loại cây trồng (đơn vị tính là tạ/ha). -Năng suất các loại vật nuôi( đơn vị tính có thể là kg/con, sữa tính bằng lít/con/năm ). - Giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và của từng ngành riêng biệt (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản). - Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung, của từng ngành riêng biệt, hoặc của từng sản phẩm cụ thể nói riêng (chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị %). - Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp-đơn vị tính là triệu VNĐ/ha (do đặc điểm 9 của sản xuất nông nghiệp, nên diện tích đất sản xuất được chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp, đất canh tác, đất gieo trồng). - Giá trị sản xuất do 1 lao động nông nghiệp tạo ra (đơn vị tính là triệu VNĐ/LĐ). Chỉ tiêu này cũng có thể tính cho từng ngành, từng sản phẩm riêng biệt, tuỳ mục đích của sự tính toán. - Cơ cấu giữa các ngành của sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cũng như giữa các phân ngành trong nội bộ từng ngành (trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp là giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Chỉ tiêu này được tính theo giá trị phần trăm mà từng ngành, lĩnh vực chiếm giữ. - Sản lượng lương thực có hạt sản xuất được tính bình quân đầu người. Đơn vị tính là kg/người/năm. Bền vững về xã hội: Có nhiều yêu cầu về mặt xã hội đối với phát triển bền vững nông nghiệp, song quan trọng nhất là nâng cao nhanh thu nhập cho người dân và bảo đảm tính công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại. Có nhiều chỉ tiêu xác định tính bền vững về mặt xã hội trong phát triển nông nghiệp, song các chỉ tiêu sau đây theo chúng tôi là rất quan trọng : - Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng (1000 VNĐ/ người/tháng). - Tỷ lệ người nghèo( là số %). - Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành. Bền vững về mặt môi trường: Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh tính bền vững về môi trường trong phát triển sản xuất thường được sử dụng: - Diện tích đất bị thoái hoá. - Diện tích đất không được tưới tiêu hợp lý. - Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ của rừng - Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá. 2.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, song quy tụ lại, có 3 nhóm nhân tố sau đây: -Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp. -Thứ hai, các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế: có nhiều nhân tố thuộc nhóm này, trong đó quan trọng như: kết cấu hạ tầng,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống chính sách,sự phát triển của hệ thống thị trường -Thứ ba, các nhân tố thuộc điều kiện xã hội:có tác động khá nhiều đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững son đáng quan tâm là các nhân tố: trình độ dân trí, sự phân bố dân cư. 10 2.4- Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới 2.4.1- Kinh nghiệm của Hà Lan 2.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc 2.4.3- Kinh nghiệm của Thái Lan 2.4.4-Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.4.5-Những bài học có thể rút ra cho Việt Nam nói chung, cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói riêng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. -Thứ nhất, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, yếu tố quyết định là phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ của Nhà nước phải được thực hiện trên nhiều phương diện, thực hiện trong một thời gian hợp lý và tốt nhất là thực hiện thông qua các chương trình quốc gia. Nhà nước phải đưa ra được một hệ thống chính sách thực sự có tác động khuyến khích để huy động mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. -Thứ hai, muốn đạt được thành công trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm: “kết hợp giữa Nhà nước và Nhân dân”. Nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, song Nhà nước không làm thay, làm hộ nông dân. Nhà nước chỉ là người tạo ra môi trường thuận lợi để cho người nông dân phát huy năng lực của mình trong phát triển nông nghiệp, cũng như tạo ra cú hích ban đầu để tạo động lực cho người nông dân đi tiếp chặn đường còn lại (tất nhiên, Nhà nước vẫn luôn theo dõi, hỗ trợ người nông dân trong chặn đường đó mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại). Cụ thể là Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách giá cả, thuế cũng như hỗ trợ một phần các nguồn lực vật chất (giống cây trồng, con vật nuôi, vật tư, máy móc, thiết bị, tài chính ) để người nông dân tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất-kinh doanh. -Thứ ba, kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Nhà nước và người dân phải tập trung giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về kinh tế-kỹ thuật và quản lý, song quan trọng nhất vẫn là: Phải tạo dựng nhanh cho nông nghiệp một cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại; phải ứng dụng kịp thời các tiến bộ mới của khoa học-công nghệ vào các hoạt động sản xuất-kinh doanh; và phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng cho nông nghiệp một nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển. [...]... trình phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc trong những năm tới 4.2- Những quan điểm chủ yếu cần được quán triệt trong phát triển nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020 Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc thời gian vừa qua, cũng như xuất phát. .. TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000- 2012 3.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp 3.1.1- Đặc điểm tự nhiên Bảng 3.1: Khái quát tình hình cơ bản của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012 STT Diện tích Đất SX Đất Dân số Tỉnh. .. đến phát triển bền vững nông nghiệp của vùng thời gian tới, chúng tôi cho rằng, để đạt được thành công, các tỉnh trong vùng cần quán triệt các quan điểm chủ đạo sau đây: - Quan điểm thứ nhất, phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững tới năm 2020 phải được tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt - Quan điểm thứ hai, phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía. .. núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020 phải dựa trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế của vùng 4.3-Những định hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020 Định hướng chung là phát triển mạnh mẽ cả nông nghiệp- lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng hàng hoá, thâm canh và bền vững, dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả các lợi... luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói riêng Đặc biệt đã đi sâu làm rõ nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (về kinh tế-xã hội-môi trường) và các tiêu chí đánh giá tính bền vững đó Luận án cũng đã tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và rút... đáng khích lệ của các địa phương trong vùng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém cần khắc phục và các nhân tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trong giai đoạn này Từ thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trung du miền núi phía Bắc thời gian qua,... vật chất-kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, cũng như đối với việc đưa nhanh các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp Khó khăn này là lực cản không nhỏ đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng thời gian qua 21 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020 4.1-Dự báo... phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng đến năm 2020, luận án đã nêu lên quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng này đến năm 2020 và một số giải pháp nhằm thực hiện thành công định hướng đó NCS hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc tham khảo trong việc phát triển nông nghiệp. .. sở các tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng, tỷ lệ hộ nghèo, sự phát triển của cơ sở hạ tầng NCS cho rằng về mặt xã hội bước đầu nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã phát triển theo hướng bền vững Tuy nhiên lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, cụ thể: - Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2012 của vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt 1.285.000 đồng, trong khi Bắc Trung. .. và rút ra được những bài học bổ ích cho Việt Nam nói chung, cho vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đã tổng kết, luận án đã vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 trên cả ba phương diện: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường . lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam thời gian. triển bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng. Phương. đến phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng để nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đối với các tỉnh vùng trung du miền núi

Ngày đăng: 06/11/2014, 10:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan