bài chuẩn.quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa

94 276 0
bài chuẩn.quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ  BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HÓA GIẢNG VIÊN HD : TH.S. LÊ ĐỨC THIỆN SINH VIÊN TH : VŨ THỊ THANH HUYỀN MSSV : 11026823 LỚP : CDTN13TH THANH HÓA, THÁNG 03 NĂM 2014 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện LỜI NÓI ĐẦU Lời đầu tiên vào bài báo cáo này, cho phép em được gửi lời cảm ơn tới toàn thể Qúy thầy cô Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở Thanh Hóa đã dạy dỗ chúng em, tạo môi trường học tập tốt nhất cho chúng em để chúng em có được những kiến thức như ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Lê Đức Thiện cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần may Thanh Hóa đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp được thưc hiện tại Công ty Cổ phần may Thanh Hóa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Do trình độ và thời gian thực tập, nghiên cứu còn hạn chế, nên trong báo cáo của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cùng cô chú và anh chị trong phòng Kế toán tài chính để đề tài của em thêm hoàn thiện và mang tính thiết thực hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 17 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thanh Huyền Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 i Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thanh Hóa, ngày …. tháng …. năm 2014 Giảng viên Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 iii Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Thanh Hóa, ngày …. tháng …. năm 2014 Giảng viên Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 iv Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ThS : Thạc sĩ VCĐ : Vốn cố định TSDH : Tài sản dài hạn VLĐ : Vốn lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn TSCĐ : Tài sản cố định LNST : Lợi nhuận sau thuế QH : Quy hoạch QH KCN : Quy hoạch Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 v Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện MỤC LỤC Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 vi Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 vii Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp. Đó là sự chuyển dịch nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước tiếp đó là việc Cổ phần hoá các doanh nghiệp. Đây là hình thức thúc đẩy sự đổi mới về mọi mặt của các doanh nghiệp từ đó đưa nền kinh tế nước ta theo kịp với nền kinh tế của khu vực vè nền kinh tế thế giới . Trong công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý vốn là một trong những yếu tố quan trọng, giữ vai trò then chốt trong việc tái mở rộng sản xuất. Vốn sản xuất được quản lý và đảm bảo có hiệu quả sinh lời đó là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như đời sống cán bộ công nhân viên. Xuất phát từ những ý nghĩa về tầm quan trọng của vốn sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần may Thanh Hóa em đã chọn đề tài "Quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần may Thanh Hóa" để nghiên cứu mong góp phần nhỏ vào công tác quản lý vốn sản xuất của Công ty. Nội dung chính bài báo cáo gồm : Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần may Thanh Hóa Chương 3: Những kiến nghị về công tác quản lý vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần may Thanh Hóa. Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 Trang 1 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. VỐN DOANH NGHIỆP 1.1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Khi vay vốn chúng ta chỉ có quyền sử dụng vốn còn quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó. Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chính vì vậy, giá trị của vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ ra để mua vay vốn và có lợi nhuận tối đa. Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành liên tục do vậy vốn của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, vốn thay đổi cả về hình thái và lượng giá trị. Vốn trong các doanh nghiệp sản xuất được vận động như sau: T – H ( TLSX, TLLĐ )… S X … H’ …T’ 1.1.1.2 Phân loại vốn Như đã trình bày ở trên, vốn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phân loại vốn theo các Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 Trang 2 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S. Lê Đức Thiện cách thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các giải pháp quản lí và sử dụng sao cho có hiệu quả. Có nhiều cách phân loại vốn doanh nghiệp theo các giác độ khác nhau. a. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Dựa vào căn cứ này có thể chia vốn thành hai loại Vốn cố định và Vốn lưu động * Vốn cố định: Là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Khi xem xét những hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang nằm trong vốn cố định, không chỉ xét về mặt hiện vật mà quan trọng là phải xem xét tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với tất cả các tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất đều là vốn cố định, tuỳ theo tình hình thực tế, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể khác nhau. Hiện tại Nhà nước quy định các tư liêu sản xuất có đủ hai điều kiện thời gian sử dụng lớn hơn một năm và giá trị tài sản lớn hơn 5 triệu đồng thì được coi là tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định tham gia nhiều lần vào sản xuất, giá trị của tài sản cố định giảm dần, theo đó nó được tách ra làm hai phần: Một phần gia nhập vào chi phí sản phẩm dưới hình thức khấu hao tương ứng với sự giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn lưu chuyển dần tăng lên thì phần vốn cố định giảm đi tương ứng với mức suy giảm giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn cố định là phần vốn đầu tư mua sắm các loại tài sản cố định dưới hai hình thức: Ngân sách cấp phát và vay ngân hàng ( một phần được trích từ quĩ phát triển sản xuất). Vốn cố định giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quyết định việc ứng dụng các thành tựu khoa Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 Trang 3 [...]... chuyển vốn, làm tốc độ quay vòng vốn giảm, hiệu quả sử dụng vốn thấp Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 Trang 22 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Đức Thiện CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HÓA 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HÓA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần may Thanh Hóa: Công ty Cổ phần may Thanh. .. UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép đổi tên Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Hóa thành Công ty may xuất khẩu Thanh Hóa Cho đến tháng 12/2010 thực hiện Nghị định 44CP của Chính phủ về chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần Từ ngày 1/1/2011 Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần may Thanh Hóa với ngành nghề kinh doanh hàng bông vải sợi, may mặc nội địa và xuất khẩu cũng như kinh doanh dịch... kinh doanh Với doanh nghiệp tư nhân thì nó là phần vốn của chủ doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, còn với công ty cổ phần thì do các cổ đông đóng góp thông qua việc nắm giữ cổ phiếu của công ty Ngoài ra phần lợi nhuận không chia dùng để tái đầu tư cũng bổ sung vào vốn tự có của doanh nghiệp Vốn huy động bên ngoài Vốn huy động bên ngoài có thể là vốn vay, vốn liên doanh liên kết Do nhu cầu sản xuất kinh. .. người công nhân sản xuất Chính vì vậy mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất cũng như uy tín của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của đối tượng này nên hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng theo Bốn là:Tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để thích ứng với thị trường thì việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản, sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất bao nhiêu và sản xuất. .. ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bốn là: Tính chất ổn định của môi trường Kết quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp tốt hay xấu không những chỉ phụ thuộc vào trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo công ty mà còn phụ thuộc vào tính chất của môi trường kinh doanh Một môi trường kinh doanh tốt được... thức của công nhân đã được nâng cao các tiến bộ khoa học được áp dụng cho nên công ty đã mang lại uy tín với khách hàng, Công ty đã đứng vững được trong nền kinh tế có nhiều biến đổi như hiện nay Tên chính thức: Công ty Cổ phần may Thanh Hóa Địa chỉ: 119 Tống Duy Tân - P Lam Sơn - Tp Thanh Hóa Người đại diện: Lưu Trọng Mạnh (Giám đốc) Số điện thoại: 0913526955 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Ngành... liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau Các mặt hàng mà công ty sản xuất có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn cắt, là may, đóng gói riêng với mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ Ta có thể thấy được quy trình công nghệ sản suất sản phẩm ở Công ty Cổ phần May Thanh Hóa qua... lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh. .. những yêu cầu ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Huyền – MSSV: 11026823 Trang 17 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Đức Thiện quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đầu tư vốn đổi mới công nghệ sản xuất Rõ ràng là dưới sức ép của thị trường doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng... Cổ phần may Thanh Hóa xuất phát từ Xí nghiệp may Thanh Hóa, năm 1969 hình thành trên cơ sở các trạm may cắt gia công Nhiệm vụ chủ yếu là làm hàng phục vụ cho ngành thương nghiệp và tiêu dùng nội địa Đến năm 1991 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 155/QĐUB thành lập Xí nghiệp may Thanh Hóa với chức năng sản xuất, kinh doanh mặt hàng bông vải sợi, may mặc nội địa và xuất khẩu Để đáp ứng . vốn sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần may Thanh Hóa Chương 3: Những kiến nghị về công tác quản lý vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần may. của vốn sản xuất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần may Thanh Hóa em đã chọn đề tài " ;Quản lý vốn sản xuất kinh doanh tại Công. ty Cổ phần may Thanh Hóa& quot; để nghiên cứu mong góp phần nhỏ vào công tác quản lý vốn sản xuất của Công ty. Nội dung chính bài báo cáo gồm : Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn

Ngày đăng: 05/11/2014, 22:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan