trò chơi toán học lớp 1

30 2.9K 4
trò chơi toán học lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIẾP THU NHANH VỚI TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 1 1.1. Trò chơi toán lớp 1 1.Trò chơi "Chọn đúng đồ vật" - Mục đích: Nhận biết các số 1; 2; 3; 4; 5 tương ứng với các nhóm đồ vật… - Chuẩn bị: Các thẻ có hình vẽ các nhóm đồ vật,con vật: nhóm cái bút chì, nhóm con mèo, nhóm các chiếc kéo, (mỗi nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật,con vật). Hai miếng bìa lớn hình chữ nhật chia thành 5 ô có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo thứ tự và có que gài (hoặc nam châm).      2 5 3 1 4 - Tổ chức chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn, mỗi đội nhận một chiếc hộp có chứa các thẻ đồ vật, con vật. Hai tấm bìa đã chuẩn bị được gắn lên bảng. Các đội sẽ lựa chọn các thẻ đồ vật, con vật có trong hộp để cài vào các ô có số tương ứng trên miếng bìa chữ nhật. Nhóm nào gài đúng và hoàn thành trước sẽ thắng cuộc. *Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức trong các bài dạy từ số 1 đến 10 và nâng dần mức độ ở các bài tiếp theo bằng cách thay đổi số, các thẻ đồ vật có thể nhiều hơn các số đã cho để học sinh phải lựa chọn khó hơn. 2. Trò chơi "Tạo cho đủ 10" - Mục đích: ĐÕm các số trong phạm vi 10, nắm được 10 đơn vị bằng một chục, rèn kĩ năng đọc sè; phát triển kĩ năng nhận biết số (đọc số). 1 que gµi - Chuẩn bị (cho một nhóm) : Một xúc xắc 6 mặt ghi các số từ 0 đến 5, các thanh chục và các ô vuông đơn vị (như hình vẽ). - Tổ chức chơi: - Chơi theo nhóm 4 người. - Mỗi bạn trong nhóm sẽ gieo xúc xắc một lần để xác định thứ tự chơi, bạn náo gieo được xúc xắc có mặt 0 thì được chơi đầu tiên, các bạn còn lại sẽ chơi theo thứ tự tiếp theo căn cứ vào con số ở mặt xúc xắc mà bạn đó gieo được. Ví dụ : bạn A tung được mặt xúc xắc 3; bạn B tung được mặt xúc xắc 5 ; bạn C tung được mặt xúc xắc 4.Thứ tự tiếp theo được xác định lần lượt như sau :bạn A, bạn C, bạn B. - Người chơi lần lượt gieo xúc xắc và đọc to con sè tung được ở mặt xúc xắc rồi nhặt đủ số ô vuông tương ứng . Hết lượt 1 đến lượt 2 và cứ thế chơi cho đến khi nào có một người trong nhóm tạo được số 10 đầu tiên( gộp được 10 ô vuông ) thì trò chơi dừng lại và người đó sẽ được nhận một thanh chục tương ứng với 10 đơn vị. Lưu ý:người chơi nào từ lượt 2 mà đổ được một số khi thêm vào với số đổ ở lượt trước quá 10 thì sẽ bị loại khỏi trò chơi. *Phát triển trò chơi: Vạt liệu chơi có thể thay đổi các ô vuông đơn vị bằng các viên sỏi, hạt na, hạt bí , các thanh chục thay đổi bằng các đoạn que có độ dài bằng nhau. 3. Trò chơi "Kết nhóm" 2 -Mục đích: Củng cố kiến thức về nhận biết sè; đọc, viết các số trong phạm vi 10; rèn phản xạ nhanh nhạy. - Chuẩn bị: a/ Các thẻ số: từ 1 đến 10 có dây đeo. b/ Các thẻ trên đó có ghi các từ : “mét”, “hai”, “ba”,… “mười” có dây đeo. c/ Các thẻ có vẽ các nhóm đối tượng có số lượng tương ứng từ 1 đến 10. VÝ dô: - Tổ chức chơi: Tổ chức nhóm chơi 15 người, mỗi bạn sẽ nhận một trong các thẻ trên để đeo vào cổ mình. Các em đọc kĩ thẻ đã nhận. Khi giáo viên hô "kết nhóm" thì những bạn có thẻ số, thẻ từ hoặc thẻ hình tương ứng sẽ kết lại một nhóm. Những bạn tìm đúng nhóm của mình thì sẽ được khen. Bạn nào bị "lạc nhóm" sẽ bị nhảy lò cò một vòng. Cả lớp vỗ tay kết thúc lượt chơi. Giáo viên cho tiếp nhóm khác lên chơi tiếp tục với cách chơi như vậy và có thể đổi hiệu lệnh là "nhóm bèn" hoặc "nhóm bảy",… các em đeo thẻ thuộc nhóm được hô phải nhanh nhẹn chạy lại kết nhóm với nhau. Cả lớp cùng vui. - Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức khi dạy các số tròn chục bằng cách thay các tấm thẻ bằng các số 10,20, 30,….; một chục, hai chục, ba chục,…; mười, hai mươi, ba mươi,… 4. Trò chơi "Bingo" - Mục đích: Củng cố kiến thức về các số từ 1 đến 10. - Chuẩn bị: Các tấm thẻ bingo từ 0 đến 10 được trình bày dưới dạng số, từ, hay hình (như hình vẽ) – số thẻ bingo được chuẩn bị theo sĩ số học sinh. 3 2 4 Bèn Hai S¸uS¸u 6 Một bộ thẻ số từ 0 đến 10. - Các viên sỏi, chấm tròn, ngôi sao, để đặt trên các ô của tấm thẻ bingo. -Tổ chức chơi: phát cho HS trong lớp mỗi em mét tấm thẻ bingo. Giáo viên trộn đều các thẻ số từ 0 đến 10 và đặt rời từng thẻ trên bàn giáo viên, sau đó lấy thẻ bất kỳ và đọc to con sè ghi trên thẻ. Học sinh tìm con số này trong thẻ bingo của mình các số ( từ hoặc hình) phù hợp để đặt vào ô đó một viên sỏi (chấm tròn , ngôi sao).Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có một em đặt được 3 viên sỏi (dấu chấm tròn, …) cùng nằm trên một đường thẳng và hô to "bingo"thì dừng lại, bạn gần bên cạnh bạn đó sẽ kiểm tra và lượt chơi khác được tiếp tục. 4 5 2 6 4 B¶y chÝn B¶y 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chó ý: mỗi lần giáo viên đọc số, học sinh chỉ được để một viên sỏi vào ô trong thẻ bingo nếu trong thẻ của mình có cả số và từ như vậy. - Phát triển trò chơi: để tăng độ khó và độ hấp dẫn, các tấm thẻ bingo được chuẩn bị sẽ có số ô lớn hơn tấm thẻ bingo mẫu ( 5 5 = 25 ô) 5. Trò chơi "Ai có số lớn nhất" - Mục đích: giúp học sinh nhận biết về số chục và số đơn vị; biết lập các số và so sánh số có 2 chữ số. - Chuẩn bị: (cho một nhóm) Các thanh chục và que tính rời( có ở bộ đồ dùng toán lớp 1) Mọt xúc xắc 6 mặt có ghi số từ 1 đến6 4 bảng con, phấn, các bông hoa - Tổ chức chơi: chơi theo nhóm 4 người, thời gian khoảng 5 phót. Mỗi học sinh lần lượt đổ 2 lần xúc xắc, lần đổ đầu tiên được số chỉ số chục, lần đổ thứ hai được số chỉ số đơn vị. Sau mỗi lần đổ xúc xắc, học sinh nhặt các bó chục chỉ số chục và các que tính chỉ số đơn vị tương ứng lên bảng con rồi viết lại số lập được dưới các bó chục và que tính. Sau lượt chơi 1, nhóm chơi tìm ra người có số lớn nhất ghi trên bảng con và tặng cho một bông hoa.Trò chơi cứ tiếp tục như vậy với các lượt chơi tiếp theo.Kết thúc trò chơi, người chơi cùng đếm số hoa của mình để phân định thứ tự nhất, nhì… - Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức ở lớp 2chỉ việc mở rộng vòng số với cách chơi tương tự. 6. Trò chơi "Hãy kết đôi với mình" - Mục đích: luyện tập phép cộng trong phạm vi 7. - Chuẩn bị: một số lá cờ đỏ và cờ xanh. 5 Ba trêng hîp th¾ng cuéc víi c¸c viªn sái cïng n»m trªn mét ®êng th¼ng - Tổ chức chơi: giáo viên chọn 2 nhóm chơi và phát cờ xanh cho nhóm 1, cờ đỏ cho nhóm 2. Số cờ trong tay mỗi học sinh trong nhóm không giống nhau và có số lượng nhỏ hơn 7. Hai nhóm chơi đứng thành hàng quay mặt vào nhau. Theo hiệu lệnh của giáo viên: "kết đôi" thì các học sinh cầm cờ xanh phải tìm được bạn cầm cờ đỏ tạo cặp với mình sao cho số lượng cờ đỏ cộng với cờ xanh phải có tổng bằng 7. Học sinh nào tìm được cặp của mình trước thì thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ phải nhảy lò cò. - Phát triển trò chơi: trò chơi có thể thực hiện tương tự với các bảng cộng khác trong phạm vi 10, phạm vi 20 (ở lớp 2). Vật liệu chuẩn bị có thể thay đổi bằng mũ có gắn số hoặc những bông hoa có ghi số ở nhị hoa 7. Trò chơi "Tôi đã nghĩ về con số nào" - Mục đích: tập khả năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học. - Chuẩn bị: Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 em lên bảng đứng thành hàng quay mặt vào nhau. - Tổ chức chơi: Hai đội chơi bốc thăm giành quyền đi trước. Đội giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố. Chẳng hạn: "Tôi nghĩ về một con số, nếu lấy đi 3, còn lại sau đó lại lấy đi 2 thì ta nhận được số 10. Vậy tôi đã nghĩ về con số nào?". Đội đối phương sẽ nhanh chóng hội ý và đưa ra con số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì được giành quyền ra câu đố tiếp theo. Nếu trả lời không đúng số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì không được giành quyền ra câu đố và đội bạn tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật có nghĩa là nghĩ ra một số và phép tính không trong phạm vi đã học thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gian đội nào giành quyền ra câu đố nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc 6 - Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức được ở các lớp 2,3 với các vòng số được mở rộng. 8. Trò chơi "Còn thiếu bao nhiêu nữa để được 10" - Mục đích: củng cố phép cộng trong phạm vi 10. - Chuẩn bị: (cho mỗi đội)1 chiếc bút dạ; 1 mảnh bìa cứng (20x10 cm 2 ), được chia thành hai hàng với các ô nhỏ. Trong đó các ô của hàng trên miếng cứng được viết các số từ 1 đến 9 nhưng không theo thứ tự liên tiếp của dãy số. Các ô của hàng dưới là các ô trống như hình vẽ sau: 4 7 9 5 1 3 6 2 8 - Tổ chức chơi: tổ chức hai đội chơi cùng một lúc, mỗi đội 5 người. Nhiệm vụ của các đội là phải chuyền tay nhau chiếc bút dạ để điền các số vào ô trống sao cho các sè được điền vào ô trống cộng với các sè đã có ở hàng trên sẽ có tổng bằng 10. Đội nào điền nhanh và đúng là đội thắng cuộc. Kết thúc trò chơi cả lớp vỗ tay khen thưởng đội thắng cuộc, những bạn điền sai sẽ hát một bài. -Phát triển trò chơi: đối với lớp 2,3 trò chơi được tiến hành tương tự chỉ cần giáo viên thay đổi vòng số. 9. Trò chơi "Ngày nào trong tuần bị thiếu" - Mục đích: Nhớ tên các ngày trong tuần và thứ tự của chúng. - Chuẩn bị(cho một nhóm):7 tấm thẻ bằng bìa(10 x 7 cm) trong đó một số thẻ ghi tên ngày trong tuần một số thẻ còn để trống; bút dạ; nam châm. - Tổ chức chơi: Tổ chức cho 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, trong khoảng thời gian 5 phót. 7 10 Giáo viên phát cho mỗi đội một bộ thẻ đã chuẩn bị và mét bút dạ. Học sinh trong đội có nhiệm vụ kiểm tra trong bé thẻ của mình ngày nào trong tuần còn bị thiếu thì dùng bút dạ viết bổ sung ngày đó vào thẻ còn bỏ trống rồi nhanh chóng cùng nhau gắn lên bảng từ theo đúng thứ tự các ngày trong tuần. Hết thời gian đội nào hoàn thành và xếp đúng thứ tự sẽ thắng cuộc. -Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức ở các bài dạy các tháng trong một năm, các ngày trong một tháng giáo viên chỉ cần thay đổi nội dung trong các thẻ cho phù hợp. 10. Trò chơi "Xem đồng hồ" - Mục đích: tập xem đồng hồ giờ đúng. - Chuẩn bị(cho một nhóm) Tờ giấy khổ lớn có vẽ các mô hình đồng hồ với các giờ đúng. -Tổ chức chơi: Giáo viên cho hai đội chơi lên bảng và phát cho mỗi đội một giấy tờ giấy khổ lớn đã vẽ sẵn các mô hình đồng hồ với các giờ đúng. Học sinh mỗi đội chơi có nhiệm vụ xem giờ trên các mô hình đồng hồ và đọc cho bạn của mình viết vào bảng lớp số giờ mà mô hình đồng hồ đã chỉ sao cho nhanh và đúng nhất trong vòng hai phót. Hết thời gian, đội nào viết đủ và đúng theo các giờ trong mô hình đã vẽ thì thắng cuộc. Kết thúc trò chơi cả lớp đọc bài thơ "Đồng hồ quả lắc". - Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức ở líp 2,3 trong các bài dạy HS tập xem giê. 11. Trò chơi "Mấy giờ rồi?" 8 - Mục đích: Tập xem giờ đúng. - Chuẩn bị: Hai mô hình đồng hồ có kim phút cố định, kim giê xoay quanh trục (trong bộ đồ dùng toán lớp 1). -Tổ chức chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử ra 10 em lên để thực hiện trò chơi. Hai nhóm chơi quay mặt vào nhau, mỗi nhóm cần một mô hình đồng hồ trên tay. Hai nhóm bốc thăm để giành quyền đi trước. Trò chơi bắt đầu, một bạn trong đội đi trước dùng tay xoay kim giờ vào một số bất kỳ trên mặt đồng hồ và giơ cho đội bạn xem rồi hỏi "mấy giờ rồi?" đội bạn có nhiệm vụ đọc đúng số giờ trên đồng hồ nếu trả lời sai sẽ bị mất lượt, nếu trả lời đúng sẽ được 1 bông hoa và được quyền xoay kim giờ để hỏi lại đội bạn. Trò chơi được lặp lại 10 lần. Trò chơi kết thúc, đội nào nhiều bông hoa hơn sẽ là đội vô địch. Trọng tài là các bạn còn lại ở dưới lớp. *Chó ý cần để các bạn trong nhóm lần lượt xoay kim đồng hồ. - Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức ở các lớp 2, 3 trong các bài tập xem đồng hồ . 1.2. Trò chơi toán lớp 2 1. Trò chơi"Gắn tên cho bạn" - Mục đích: nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. - Chuẩn bị: 9 thẻ số, 3 thẻ dấu cộng, 3 thẻ dấu bằng (có dây đeo); 6 mò mang tên "số hạng", 3 mò mang tên "tổng". - Tổ chức chơi: GV chọn 15 bạn tham gia chơi rồi chia thành 3 nhóm và phát cho mỗi bạn một thẻ đã chuẩn bị, . Các mũ “số hạng” và mũ “tổng” để ở bàn giáo viên. Các nhóm chơi "oản tù tì" để chọn ra thứ tự chơi của các tổ. Khi có lệnh phát ra "Tổ 1 xếp hàng theo thứ tự" thì phép tính thứ nhất (tổ 1) sẽ 9 chạy lên xếp theo hàng ngang trước lớp theo đúng thứ tự của mình. Khi nghe dưới lớp đồng thanh gọi tên "số hạng! số hạng!" thì những bạn mang thẻ số đang đứng ở vị trí "số hạng” sẽ tách hàng đứng lên phía trước, miệng nói to "có tôi! có tôi". Lớp lại tiếp tục gọi tên "tổng đâu? tổng đâu?" thì người đứng ở vị trí tổng lại tiếp tục tách hàng đi lên và nói to "tôi đây! tôi đây!" cuối cùng còn lại hai người mang thẻ dấu sẽ đứng xen kẽ giữa ba bạn để tạo thành phép tính cộng. Khi tổ 1 đứng ổn định thì 2 bạn ở dưới lớp chạy lên bàn giáo viên chọn mũ và gắn tên cho đúng bạn của mình là "số hạng" và "tổng". Tổ 1 lùi về phía sau để tổ 2, tổ 3 tiếp tục cuộc chơi với cách tiến hành tương tự. Sau mỗi lượt chơi, cần đánh giá kết quả để tìm ra người nhận tên hoặc gắn tên sai và để loại người đó ra khỏi cuộc chơi. Trò chơi kết thúc, ai sai sẽ bị làm "người lùn", cả lớp cùng vui. -Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể thực hiện ở bài dạy: Số bị trừ - hiệu; thừa số – tích; số bị chia - sè chia - thương. Giáo viên thay đổi các thẻ dấu, thẻ số và mò. 2. Trò chơi "Làm tính với các con xúc xắc" - Mục đích: Tạo lập được phép tính cộng và tính tổng ở dạng 9 cộng với một số. - Chuẩn bị: Hai xúc xắc 6 mặt, xúc xắc thứ nhất ghi các số: 9; 8; 7; 6; 5; 4 và xúc xắc thứ hai ghi các số 9; 19; 29; 39; 49; 59. Giấy A 4 và bút dạ. - Tổ chức chơi: Chia lớp thành 4 nhóm chơi, mỗi nhóm nhận 2 viên xúc xắc. Thành viên trong nhóm lần lượt tung 2 viên xúc xắc và ghi lại sè sau mỗi lần tung rồi đặt thành các phép tính cộng vào giấy A 4 . Đến lượt bạn nào thì bạn đó sẽ tự đặt tính và tìm kết quả của lần tung đó. Sau 5 phút, đại diện của nhóm sẽ chạy nhanh lên gắn tờ giấy đã ghi các phép tính của nhóm vừa lập được lên bảng. Giáo viên cùng cả lớp sẽ rà soát cách đặt tính và kết quả của từng nhóm. Mỗi phép tính đúng sẽ được 10 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội vô địch, các nhóm còn lại sẽ xếp theo thứ tự tiếp theo. 10 [...]... hơn 13 Trò chơi "Giải toán vòng tròn" - Mục đích: Rèn kĩ năng về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia - Chuẩn bị : 2 bộ thẻ (mỗi bộ 10 chiếc) có dây đeo Ví dụ các thẻ viết các phép tính sau: Bộ thẻ 1: 12 + 18 30 : 3 10 x 5 15 50 - 26 24 + 8 32 : 4 8x5 40 - 20 20 +11 31 - 19 50 : 5 10 + 22 22 - 6 16 : 4 4x7 29 - 9 19 + 65 84 - 59 25 : 5 5 x 10 Bộ thẻ 2: Vẽ sẵn 2 vòng tròn dưới sàn lớp có đánh số từ 1 đến... mình - Phát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức ở bài dạy về đổi số đo diện tích 10 Trò chơi "Tô màu các bài toán có đáp số giống nhau" - Mục đích: Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức số - Chuẩn bị: • Các biểu thức số được viết trên giấy gắn trên bảng chẳng hạn nh: 253 +10 x4 506:2+40 82 +11 5:2 30x8+50 69+20x4 378-8x 11 41x5 -10 0 13 x3 +11 0 • Bút màu - Tổ chức chơi: Có 3 đội tham gia chơi, mỗi đội 3 em... trong trò chơi - hát triển trò chơi: trò chơi được mở rộng theo các vòng số để tổ chức ở các lớp 3,4,5 16 Trò chơi "Ai nhớ bảng chia” - Mục đích: Củng cố ôn tập về bảng chia trong phạm vi đã học ở lớp 2: Bảng chia 2, 3, 4, 5 - Chuẩn bị: Viên xúc xắc 6 mặt ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5; những ngôi sao nhá với 4 màu khác nhau; một bảng số gồm 36 ô vuông như sau: 19 4 16 6 25 24 50 9 3 10 30 36 15 8 34 15 21. .. sau: 22- 6 50:5 16 : 4 5 X10 10 +22 4 x7 10 +22 25 :5 50 :5 28 -9 22-6 84-59 5 x 10 19 + 65 19 +65 16 : 4 16 25 :5 28-9 84 -59 4X7 -Phát triển trò chơi :trò chơi được tổ chức tương tự ở lớp 3 với vòng số lớn hơn 14 Trò chơi "Tìm hình đúng, tô màu tài" - Mục đích: Giúp học sinh nhận biết “một phần hai”; viết và đọc một phần hai - Chuẩn bị: Một số hình vẽ trên tờ giấy: hình vuông, hình tròn, hình tam giác,... tính có ghi trong thẻ đang có để cả lớp tiếp tục trò chơi Trò chơi cứ diễn ra như vậy cho đến hết thời gian quy định (khoảng từ 4 đến 5 phút) Kết thúc trò chơi giáo viên viết bảng trừ: 11 trừ đi một số lên bảng, cả lớp đọc vài lượt -Phát triển trò chơi :trò chơi được tổ chức ở các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 0,GV thay các số trên tấm thẻ cho phù hợp với bài dạy 9 Trò chơi "Con tàu số" - Mục đích: Củng... số tròn chục 11 Trò chơi "Đô mi nô thực hiện dãy tính" - Mục đích: Củng cố về kĩ năng thực hiện dãy tính - Chuẩn bị: Số thẻ bằng một nửa sĩ số lớp Mỗi thẻ được chia làm 2 phần: một phần ghi đáp số ở bên trái, phần còn lại ghi phép tính ở bên phải Ví dô: 1 10: 2+ 18 54 50:5+ 44 23 2x5 +12 62 35:5-7 10 0 4x3 +18 0 30 3x6 -17 5 x 9+55 - Tổ chức chơi: Giáo viên phát thẻ cho học sinh, 2 em chung 1 thẻ Cặp học. .. tự theo sè hoa các bạn nhận được -Phát triển trò chơi :trò chơi tổ chức được ở các bài dạy trừ các số trong phạm vi 10 0; cộng, trừ các số tròn trăm, tròn nghìn 8 Trò chơi ”Tính quay vòng" - Mục đích: Thực hành luyện tập phép trừ: 11 trừ đi một số - Chuẩn bị: mét số mảnh bìa cứng, một mặt ghi những phép tính trừ dạng: 11 trừ đi một số (chẳng hạn 11 - 5; 11 - 7 ), mặt bìa còn lại được viết đáp số của... hoặc 32 quân).Ví dô: 22 11 giê 20 phót 6 giê 10 phót 6 giê 12 phót 7 giê kÐm 5 phót 2 giê 10 phót 11 giê kÐm 20 phót 4 giê 38 phót 5 giê kÐm 23 phót 10 giê 8 phót 12 giê 30 phót 3 giê 27 phót 1 giê kÐm 15 phót 9 giê 55 phót 4 giê ®óng 3 giê kÐm 18 phót 10 giê 8 phót 23 - Tổ chức chơi Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ đô mi nô, các nhóm chơi sẽ chia đều quân đô mi nô cho mỗi người chơi, các quân được chia... cầm thẻ có đáp số là 1 sẽ hô "về đích" và kết thúc trò chơi trong quá trình chơi em nào nêu sai kết quả sẽ bị loại và phải nhường quyền chơi cho bạn cùng cặp của mình 14 -Phát triển trò chơi :trò chơi có thể tổ chức ở các lớp 3,4,5 bằng cách mở rộng vòng số 12 Trò chơi "Cửa hàng tạp hóa" - Mục đích: Củng cố về tiền Việt Nam mệnh giá 10 0đ; 200đ; 500đ; 10 00đ; tập đổi tiền, trả lại tiền thừa khi mua bán... đoàn tàu số 7 Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến đoàn tàu cuối cùng Khi các đoàn tàu chạy cả về cuối lớp thì bắt đầu quay mặt lại phía bảng lớp để các bạn trong lớp kiểm tra bạn chơi đã đứng đúng số tàu của mình chưa Ai 12 đứng sai sẽ bị loại ra khỏi đoàn tàu và phải nhảy lò cò Cả lớp cùng hát bài hát "Một đoàn tàu nhỏ xíu " Trò chơi kết thúc trong 7 phót - hát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức . TIẾP THU NHANH VỚI TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 1 1 .1. Trò chơi toán lớp 1 1 .Trò chơi "Chọn đúng đồ vật" - Mục đích: Nhận biết các số 1; 2; 3; 4; 5 tương ứng với các nhóm đồ. vuông như sau: 19 4 16 6 25 24 50 9 3 10 30 36 15 8 34 15 21 31 27 14 20 32 12 45 26 24 28 18 35 19 16 18 19 7 5 8 40 - Tổ chức chơi: Giáo viên chia ra các nhóm chơi, mỗi nhóm 4 người. Từng người. xếp theo thứ tự tiếp theo. 10 Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức ở các tiết học: 8 cộng với 1 sè; 7 cộng với 1 số bằng cách thay đổi các số trên các viên xúc xắc. 3. Trò chơi "Thêm

Ngày đăng: 05/11/2014, 14:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan