BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

38 5.2K 47
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp, đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phần tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra nhận xét về những mặt còn hạn chế và đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp của em.Em chọn Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long làm địa điểm thực tập vì những lý do sau:Đây là công ty em đã từng làm việc với chức vụ phụ trách mảng kỹ thuật điện của công ty, do vậy điệu kiện thu thập số liệu rất thuận lợi.Sản phẩm kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng.Lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại và sản xuất thương mại.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Khoa Kinh tế và Quản lý 0 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long Họ và tên sinh viên : Lớp : QTDN Người hướng dẫn : HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần 1. Giới thiệu chung về công ty 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3 1.3. Công nghệ sản xuất dịch vụ chủ yếu 4 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty 4 1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty 6 Phần 2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty 8 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 8 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương 14 2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 20 2.4 Phân tích chi phí và giá thành 24 2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty 29 Phần 3. Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp 34 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty 34 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 35 Phần 4. Tài liệu tham khảo 36 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp, đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phần tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra nhận xét về những mặt còn hạn chế và đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp của em. Em chọn Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long làm địa điểm thực tập vì những lý do sau: - Đây là công ty em đã từng làm việc với chức vụ phụ trách mảng kỹ thuật điện của công ty, do vậy điệu kiện thu thập số liệu rất thuận lợi. - Sản phẩm kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng. - Lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại và sản xuất thương mại. Sau 2 tháng tìm hiểu tình hình kinh doanh cụ thể tại Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long, cộng với những kiến thức đã tích lũy được trong gần 2 năm học tại khoa Kinh Tế và Quản Lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cho em một cái nhìn tổng thể và trực quan về lĩnh vực quản trị kinh doanh nói chung và mô hình tổ chức của công ty nói riêng. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Tiên Phong, giảng viên khoa Kinh Tế và Quản Lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng các tập thể của công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Báo cáo của em gồm có 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phần 3: Nêu nhận xét chung và đưa ra hướng làm đề tài tốt nghiệp Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô giáo để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn, từ đó em có thể chọn được hướng làm đề tài tốt nghiệp hợp lý nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày… tháng… năm 2010 Sinh viên 2 Phần 1. Giới thiệu chung về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN IN CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG Tên giao dịch: THANG LONG JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: THANG LONG. ,JS Địa chỉ trụ sở chính: Số 31 - Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng – Hà Nội. Chi nhánh hải phòng: Số 200 Lê Lợi -TP Hải Phòng Điện thoại: 04.3974.0635 – FAX: 04.3974.7550 Số đăng ký kinh doanh: 0103010265 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26 tháng 12 năm 2005. Quy mô của công ty: Quy mô nhỏ 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long với tiền thân từ những năm 1998 là Cửa hàng in Nguyễn Hiệp tại số 31 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng - Hà Nội, gần trung tâm thương mại Vincom. Năm 2005, công ty chuyển hóa thành mô hình công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần in công nghiệp Thăng long và là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, uy tín trong lĩnh vực in và thiết kế tại Việt Nam hiện nay. Trong thời gian hoạt động, Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nguồn tài chính vững mạnh, đảm bảo cho đầu tư và phát triển. Ngoài vấn đề trực tiếp sản xuất, công ty còn có nhiều đối tác Thương mại lớn trong lĩnh vực in có uy tín tại Việt Nam. Sau gần 5 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay Công ty Cổ phần in công nghiệp Thăng Long đã và đang khẳng định mình trên con đường kinh doanh. Quá trình không ngừng lớn mạnh của công ty được thể hiện qua doanh thu năm sau cao hơn năm trước, là một trong những minh chứng quan trọng đánh giá sự thành công của Công ty. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh về in và thiết kế công ty còn kết hợp kinh doanh theo phương thức đa lĩnh vực để tăng thu nhập và đa dạng hóa lĩnh vực, dịch vụ hoạt động như: cho thuê xe du lịch, ôtô tự lái, tổ chức các sự kiện…v.v… Chiến lược phát triển của công ty là xây dựng hệ thống quản lý nhân sự phát triển bền vững song hành cùng mục tiêu phát triển kinh doanh không ngừng. Đó là 3 hướng đi đúng đắn, nhất là trong thời điểm cơ chế thị trường biến động như hiện nay. Hiện tại song hành cùng in và thiết kế công ty đang từng bước khẳng định giá trị và nâng tầm cao mới với bước khởi đầu tư vấn thiết kế. Mục tiêu trong những năm tới công ty sẽ mở các chi nhánh để có thể phục vụ Quý khách hàng ngày càng tận tình, chu đáo. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh - Thiết kế đồ họa (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); - In và các dịch vụ liên quan đến in (được nhà nước bảo hộ và cấp phép); - Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; - Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in; - Kinh doanh các loại văn phòng phẩm; - Buôn bán các loại điện thoại cố định, di động, máy photocopy, máy in, máy vi tính và linh kiện kèm theo; - Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường); - Trang trí nội ngoại thất; - Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất; - Sản xuất và buôn bán các loại bao bì; - Xuất nhập khẩu các hàng hóa, sản phẩm Công ty kinh doanh; - Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng; - Thuê và cho thuê xe du lịch, xe tự lái; - Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm thương mại trong và ngoài nước, trình diễn thời trang, giao lưu văn hóa nghệ thuật (được nhà nước bảo hộ và cho phép); - Thiết kế tạo mẫu, trang trí, lắp đặt gian hàng, sân khấu (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); - Cho thuê thiết bị âm thanh ánh sáng, đạo cụ phục vụ biểu diễn; - Sản xuất, buôn bán quần áo trang phục biểu diễn. 1.2.2. Các hàng hóa dịch vụ hiện tại Với tiền thân hoạt động trong ngành in từ những năm 1998, hiện nay Công ty cổ phần in công nghiệp Thăng Long có những nhóm sản phẩm chủ đạo sau: thiết kế; 4 Nhận đơn hàng Báo giá Thiết kế Trình duyệt mẫu thiết kế Sản xuất KCS Đóng gói sản phẩm Giao hàng Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng catalogue – brochure; sách – tạp chí; tờ rơi – kẹp file; lịch; bộ nhận diện thương hiệu; bao bì – tem nhãn; name card; ấn phẩm quảng cáo; … Các mặt hàng công ty đầu tư sản xuất và buôn bán: vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, bao bì, quần áo trang phục biểu diễn… Kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in, các loại văn phòng phẩm… 1.3. Công nghệ sản xuất dịch vụ chủ yếu Áp dụng dây truyền công nghệ của Nhật Bản cùng với quy trình sản xuất ISO 9001 - 2000. Tất cả các sản phẩm của In công nghiệp Thăng Long được sản xuất trên dây truyền hiện đại, sử dụng “Công nghệ hiện đại”, luôn hướng tới đảm bảo chất lượng hàng hóa và đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Trong một thế giới phát triển, môi trường đã trở thành một tiêu chí quan trọng của nhiều ngành công nghiệp. Quy trình quản lý sản xuất khép kín, tinh gọn và hiệu quả cao: Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Phương châm của công ty là thực hiện quản lý sản xuất gắn liền với trách nhiệm trong sản xuất, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty Hình thức tổ chức sản xuất theo sản phẩm. Các sản phẩm của công ty mang tính đặc thù cao, muốn hoàn thành sản phẩm phải trải nhiều công đoạn khác nhau, do đó chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật công nghệ. Giữa các bộ phận luôn có quan hệ tác động qua lại hết sức mật thiết và liên tục với nhau và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Giới thiệu mô hình hoạt động thiết kế của công ty a. Quản lý thiết kế: Thực hiện quản lý chung bao gồm nhân sự và mẫu thiết kế, hình ảnh, các thông số kỹ thuật trong thiết kế, quản lý và bảo mật FILE, mẫu thiết kế, người quản lý thiết kế chịu trách nhiệm cao nhất với nhiệm vụ và công việc được giao. 5 b. Kiểm định và duyệt mẫu thiết kế: Đảm bảo các thông số kỹ thuật trong thiết kế trước khi giao cho khách hàng duyệt mẫu thiết kế; Quy trình kiểm định và duyệt mẫu đảm bảo tính khách quan trong kiểm duyệt mẫu, trước khi khách duyệt và cho tiến hành sản xuất. c. Thiết kế: Có trách nhiệm thiết kế mẫu mã sản phẩm khi khách hàng có yêu cầu, hoàn thiện mẫu thiết kế sẽ tiến hành kiểm định và duyệt mẫu trước khi cho tiến hành sản xuất. Giới thiệu mô hình hoạt động in của công ty a. Quản lý in: Thực hiện quản lý nhân sự in, hoạt động liên quan đến in như; pha chế mực hiên, cắt bản in, gia công in, in và đóng gói sản phẩm, người quản lý in chịu trách nhiệm cao nhất với nhiệm vụ và công việc được giao. b. Kiểm định trước khi in: Sản phẩm khi tiến hành in hàng loạt sẽ được tiến hành in thử để xem màu sắc in có đúng với mẫu thiết kế không, quy cách đã chính xác chưa…v.v nếu chưa đảm bảo sẽ làm lại nếu đảm bảo sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt. c. Kiểm định sau khi in: Hàng hoá, sản phẩm sau khi in xong sẽ được kiểm tra lại, loại bỏ những sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu trước khi cho đóng gói thành phẩm để giao hàng cho khách. Hồ sơ năng lực máy móc của công ty: 6 1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty 1.5.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận Tiêu chuẩn quản lý của công ty là tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật cho loại hình công ty cổ phần và điều lệ của loại hình công ty cổ phần, thể hiện rõ tinh thần của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cụ thể như sau: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông sáng lập và cổ đông chiến lược có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty. MÁY 4 MÁY 8 GIA CÔNG GIA PHIM KCS THIẾT KẾ MÁY 6 KHO XƯỞNG SẢN XUẤT TƯ VẤN PHÒNG THIẾT KẾ GIAO NHẬN PR &MK SALES PHÒNG KINH DOANH KHO VẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG HC - NS CÔNG NỢ THỦ KHO TỔNG HỢP PHÒNG TÀI CHÍNH QUỸ THANH TOÁN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TỔNG GIÁM ĐỐC 7 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, các thành viên của hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bổ nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu ra. Chủ tịch hội đồng quản trị điều hành các hoạt động của hội đồng quản trị và là chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông. Tổng Giám đốc do HĐQT bầu ra, Tổng Giám đốc là người điều hành các hoạt động SXKD hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát cuả HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc không quá 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng Giám đốc không được đồng thời làm Giám Đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác. Bộ phận sản xuất là một quy trình sản xuất khép kín, bắt buộc thực hiện qua các giai đoạn như: Thiết kế; Gia phim; Tesh màu; in; Gia công; Giao nhận. Xây dựng chiến lược chất lượng và dịch vụ được đặt lên hàng đầu. Công ty in Thăng Long luôn mang đến cho khách hàng và người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất và dịch vụ hoàn hảo nhất. Với phương châm của sản phẩm “ Gia tăng giá trị - Tích lũy niềm tin”. Lắp đặt mạng Internet và mạng nội bộ đến từng phòng ban, để đảm bảo thông suốt giữa các bộ phận với nhau. Hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị luôn được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, vận hành sản xuất theo đúng quy trình ISO 9001 – 2000. Ban ISO của In công nghiệp Thăng Long luôn bám sát quy trình sản xuất, hoạt động của tất cả các bộ phận. In công nghiệp Thăng Long đã ứng dụng quy trình sản xuất và hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng quản lý ISO 9001 – 2000 từ năm 2006. Do vậy chất lượng của sản phẩm luôn được kiểm soát theo quy trình nghiêm ngặt. 8 Phần 2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây Cửa hàng in Nguyễn Hiệp đã được người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng ngay từ những ngày đầu năm 1998. Đến ngày 26 tháng 12 năm 2005 cửa hàng in Nguyễn Hiệp chuyển đổi thành Công ty cổ phần In công nghiệp Thăng Long và nâng nên tầm cao mới, khẳng định giá trị giá trị niềm tin của khách hàng . Thị trường của công ty tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay công ty đang cố gắng mở rộng thị trường, dự kiến năm 2010 sẽ đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại. Với những nỗ lực lớn lao như vậy công ty liên tục nhiều năm làm ăn có lãi, đóng góp vào ngân sách nhà nước, thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, dần khẳng định và vươn mình trong nền kinh tế thị trường. Bảng 2.1 Thống kê doanh thu theo các năm của công ty Đơn vị: 1000đ TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu dự kiến 14.500.000 14.000.000 2 Tổng doanh thu thực tế 15.091.367 14.163.281 3 Lợi nhuận sau thuế 472.200 206.639 (Nguồn: Thống kê doanh thu của công ty) 2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường Công ty luôn có mối quan hệ tốt với khách hàng, với phương châm không ngừng vươn xa và củng cố hơn nữa các mối quan hệ với khách hàng, đó là thành công của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho đến nay Công ty đã có nhiều khách hàng tìm đến đặt hàng của công ty, khách hàng của công ty ngày càng đa dạng đặc biệt là các đơn hàng với giá trị lớn không ngừng được tăng nhanh. [...]... hàng 10 2.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng o Quản cáo qua báo chí: là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm vi rộng, nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽ quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh Chi phí này chiếm khoảng 3% doanh thu hàng năm o Quảng cáo qua truyền hình: là phương tiện quảng cáo thông dụng nhất hiện nay, thông qua hình ảnh sản... hành sản phẩm - Chi phí quản lý doanh nghiệp : Bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : Chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, chi phí mua ngoài,... thưởng phạt chưa được tốt nên chưa taọ được sự thi đua cạnh tranh nhau trong công ty 2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kê toán của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với... lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp và chú trọng đến ngân quĩ dành cho sản phẩm hàng năm, do bản thân khách hàng hay thay đổi về hành vi mua o Thứ ba: là các doanh nghiệp nên có chú trọng đến các chính sách trong kinh doanh, vì trước hết, muốn quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tốt với công chúng và có các chính sách đúng đắn về sản phẩm thì bản thân doanh nghiệp phải tạo ra hình ảnh tốt đẹp trong... Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường Đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường Phương pháp định giá của doanh nghiệp:  Với... in…) biến động liên tục - Kinh tế suy giảm, kinh doanh bất động sản và nhà ở giảm, các công trình giảm đi rõ rệt, các doanh nghiệp hạn chế đầu tư Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó công ty chỉ tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm trang trí nội thất, quảng cáo, in ấn do vậy doanh thu công ty bị giảm 2.4.6 Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của công ty Công ty tập hợp chi phí sản xuất... hao phí lao động sống mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ nhất định - Giá thành sản phẩm tiêu thụ bao gồm: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ Giá thành toàn bộ dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 26 2.4.4 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế o Giá thành sản... là vấn đề có tính chất chiến lược, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình 2.3.3 Tình hình sử dụng, dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu Do đặc điểm, ý nghĩa của nguyên vật liệu (NVL) trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi công tác quản lý cần phải thực hiện chặt chẽ ở các khâu sau: a Khâu thu mua: Quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách,... xuất, kinh doanh của doanh nghiệp b Khâu bảo quản: Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật tư, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt, bảo đảm an toàn c Khâu sử dụng: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở xác định mức dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao NVL trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp. .. này càng lớn càng tốt, khả năng sinh lời cao Qua bảng trên thấy rằng công ty có tỷ số về khả năng sinh lời ROA năm 2009 và 2008 đều lớn hơn 0, chứng tỏ có hiệu quả kinh doanh 33 Phần 3 Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty Trước những phân tích trên, chúng ta nhận thấy Công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long là một doanh nghiệp có truyền . TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Khoa Kinh tế và Quản lý 0 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần In công nghiệp Thăng Long Họ và tên. nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽ quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh. Chi phí này chiếm khoảng 3% doanh thu hàng năm. o Quảng cáo qua. - Sản phẩm kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng. - Lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại và sản xuất thương mại. Sau 2 tháng tìm hiểu tình hình kinh doanh cụ thể

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan