nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

77 305 0
nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng cũng phát triền đồng bộ. Đặc biệt là nguồn điện, sự cung cấp đầy đủ và kịp thời của ngành điện tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu đời sống nhân dân. Do vậy việc đầu tư phát triển ngành điện là việc hết sức quan trọng. Nhưng vì đặc thù của ngành điện, các công trình, dự án đòi hỏi lượng vốn rất lớn, nên rất cần sự tài trợ về vốn từ các Ngân hàng. Bộ Công Thương cho biết, tổng vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2006 – 2025 lên đến 80 tỷ đô la Mỹ, dùng để phát triển nguồn điện và lưới điện. Khi cho vay những dự án cần một lượng vốn lớn và trong khoảng thời gian tương đối dài như vậy thì mức độ rủi ro cũng cao hơn. Công tác thẩm định dự án giúp Ngân hàng lựa chọn được dự án thực sự có hiệu quả để cho vay, giảm rủi ro đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chung của nền kinh tế. Điều này đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần : CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của NHTM Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với nhiều công đoạn và có những đặc điểm kinh tế đa dạng, thường được thực hiện dưới dạng một hay nhiều dự án đầu tư. Một số dự án đòi hỏi nguồn lực cần huy động lớn, thời gian thực hiện dài, việc quản lý vận hành dự án thường phức tạp. Một số dự án đầu tư khác lại tập trung vốn vào một thời điểm nhất định, do vậy, hoạt động đầu tư cần có quá trình chuẩn bị nghiêm túc và phải thực hiện theo dự án mới đạt kết quả mong muốn. Có thể xem xét dự án đầu tư dưới nhiều góc độ khác nhau: Về mặt nội dung: theo góc độ này thì có bốn vấn đề quan trọng của một dự án đầu tư: Mục tiêu của dự án: được thể hiện ở hai mức: mục tiêu phát triển (những lợi ích kinh tế-xã hội do việc thực hiện dự án đem lại) và mục tiêu trước mắt (các mục đích cụ thể cần đạt được). Kết quả của dự án: là những kết quả cụ thể, có thể định lượng và được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Các nguồn lực: là những nguồn vật chất, tài chính, con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Đối với các NHTM, dự án đầu tư là dự án được tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác đó chính là khoản tiền mà NHTM cho các doanh nghiệp hay chủ đầu tư vay theo những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận nhằm thực hiện một dự án đầu tư nào đó của chủ đầu tư. 1.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay dự án đầu tư ngành điện của NHTM Trong quá trình quản lý và khai thác các công trình điện, hiện có rất nhiều các vấn đề cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Do đó thẩm định dự án đầu tư ngành điện có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển hệ thống điện lực quốc gia. Trong quá trình thẩm định cần quan tâm đến các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, tổng chi phí của dự án trong cả đời kinh tế của dự án bao gồm vốn đầu tư ban đầu của dự án, chi phí quản lý vận hành hằng năm, chi phí thay thế trong vòng đời của dự án. Thứ hai, các dự án điện thường có tổng mức đầu tư lớn nên cần lưu ý về khả năng tài chính của chủ đầu tư và các nguồn huy động khác trong giai đoạn đầu tư nhằm đảm bảo đủ vốn và đúng theo tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá, dự báo các hạng mục công trình phát sinh ngoài dự kiến, biến động về giá vật tư, thiết bị, thuế sử dụng tài nguyên … làm tăng tổng vốn đầu tư dự án, tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả dự án. Thứ ba, cần tìm hiểu kỹ các phê duyệt về nguồn, lưới điện, đường dây đấu nối với hệ thống điện quốc gia … Bám sát các qui hoạch, định hướng phát triển, tỷ lệ của các hình thức nguồn điện (BOT, BOO), các vấn đề về công nghệ, thiết bị, tiến độ triển khai thị trường điện để có định hướng đầu tư phù hợp. Thứ tư, kiểm tra kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công để tránh rủi ro chậm tiến độ do năng lực thi công không đáp ứng được khối lượng công việc. Thứ năm, các công trình điện (đặc biệt là thủy điện) thường có diện tích đất Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng sử dụng lớn, thuộc nhiều địa bàn khác nhau nên công tác giải phóng mặt bằng có thể kéo dài trong nhiều năm dẫn đến phát sinh chi phí, kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Thứ sáu, đối với đầu ra của dự án do chưa có thị trường bán buôn cạnh tranh nên khi thẩm định cần quan tâm đến giá bán điện của các dự án, so sánh với giá bán điện bình quân của các dự án điện khác có cùng đặc điểm, qui mô. Đồng thời cần theo dõi các quyết định điều hành giá bán điện của Chính phủ để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các dự án. Thứ bảy, đối với các dự án lưới điện khi thẩm định cần tính toán, cân đối công suất nguồn điện và phụ tải điện trong khu vực, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp của lưới điện. 1.1.3. Quy trình cho vay theo dự án đầu tư ngành điện của các NHTM Việc cho vay theo dự án đầu tư ngành điện của các NHTM thông thường gồm 3 giai đoạn: thẩm định dự án, giải ngân và cuối cùng là thu nợ. a. Thẩm định dự án đầu tư: Khách hàng có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ đến ngân hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tình hình tài chính, hồ sơ về dự án và các hồ sơ khác. Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng gửi, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án trên ba mặt là các phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế - xã hội và phương diện tài chính để xem xét tính khả thi của dự án đầu tư. Nếu dự án không khả thi, NHTM sẽ trả lời khách hàng bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng. Còn nếu dự án có tính khả thi thì NHTM sẽ nhận hồ sơ và tiến hành ký kết hợp đồng cho vay. b. Thực hiện cho vay: Sau khi ký kết hợp đồng và công bố khoản đầu tư, NHTM phải chuẩn bị sẵn sàng các khoản vốn để giải ngân theo đúng tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện đầu tư, NHTM phải luôn giám sát việc triển khai dự án của chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra điều bất trắc. c. Thu nợ: Trước khi đến hạn thanh toán 10 ngày làm việc, NHTM phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết số tiền phải trả cả gốc, lãi, phí (nếu có). Căn cứ vào Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng thông báo của Ngân hàng chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và NHTM thực hiện thu nợ ngay, còn nếu có vấn đề sai lệch với thỏa thuận trong hợp đồng thì hai bên phải tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nhanh chóng. Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn thẩm định dự án đầu tư được coi là giai đoạn quan trọng nhất và là nền tảng của quá trình đầu tư cho vay đặc biệt là việc thẩm định tài chính của dự án. 1.2. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Theo quan niệm thông thường, thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của một dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Theo quan điểm của các NHTM, thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn đầu tư dự án hay không. 1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư ngành điện của NHTM Thẩm định dự án đầu tư được xem xét trên các phương diện khác nhau nhằm đảm bảo dự án có đủ độ tin cậy và tính thuyết phục cao. Muốn vậy quá trình thẩm định phải xem xét đầy đủ, chính xác các nội dung của dự án đầu tư. Quá trình đó thường bao gồm các nội dung chính như sau: 1.2.2.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư Tính pháp lý của dự án là yếu tố quan trọng để dự án được triển khai và vận hành thông suốt. Yêu cầu về mặt pháp lý nhằm đảm bảo dự án không trái với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung có liên quan đến đối tượng của dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển theo ngành, vùng, lãnh thổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đối tượng mà dự án hướng tới sản xuất kinh doanh không thuộc danh mục hàng hóa cấm mà pháp luật qui định. Khi tiến hành thẩm định cần xem xét các yếu tố pháp lý thông qua các văn bản của các cơ quan nhà nước như quyết Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng định thành lập, giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện dự án như kết quả thăm dò địa chất, môi trường, giấy phép khai thác tài nguyên… 1.2.2.2. Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư Thẩm định kỹ thuật là việc thẩm định các mặt của dự án bao gồm: - Thẩm định sự cần thiết của dự án: Xác định mức độ cần thiết của dự án đối với doanh nghiệp, với ngành và nền kinh tế, xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị … - Thẩm định quy mô của dự án: Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô, công suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường, với khả năng đáp ứng vốn, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cũng như khả năng quản lý dự án của các nhà quản lý. - Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: Thiết bị là bộ phận chủ lực của tài sản cố định, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, dự án cần xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ, máy móc, thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ … - Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: Đây là yếu tố quan trọng nhất của dự án, quyết định đến hiệu quả đầu tư của dự án, do vậy cần có sự nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng và đầy đủ. - Thẩm định phương án địa điểm xây dựng: thẩm định tính hợp lý của địa điểm xây dựng dựa trên phân tích cơ bản về điều kiện tự nhiên, xã hội, qui hoạch ngành, vùng. Kiểm tra mức độ thuận tiện về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường, phương án xử lý chất thải, yêu cầu về đền bù giải phóng mặt bằng … - Thẩm định phương án kiến trúc: mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, việc áp dụng các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng … 1.2.2.3. Thẩm định về mặt kinh tế - xã hội của dự án đầu tư Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án về các mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu kinh tế của dự án chính là lợi ích trực tiếp cần đạt được của chủ đầu tư. Mục tiêu xã hội chính là lợi ích xã hội có được do thực hiện dự án. Một dự Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 6 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng án thành công phải đảm bảo hài hòa lợi ích chung và lợi ích chính đáng của chủ đầu tư trên cơ sở pháp luật. Đối với NHTM việc thẩm định kinh tế - xã hội của dự án là một căn cứ để quyết định có tài trợ vốn hay không. Nếu dự án không chứng minh được các lợi ích kinh tế - xã hội thì rất khó nhận được giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và tài trợ của ngân hàng. 1.2.2.4.Thẩm định tài chính của dự án Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM là việc tổ chức một cách khoa học, hợp lý và tiến hành xem xét khách quan, toàn diện mọi khía cạnh về tài chính liên quan đến tính khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với chủ đầu tư dự án đó. Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau trong đó thường chú trọng vào các nội dung chủ yếu sau: - Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tiến độ sử dụng vốn. Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Đây là giá trị của toàn bộ tài sản cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động và là số vốn cần thiết để thực hiện dự án. Trên cơ sở tính toán tổng mức vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu và vốn từ các nguồn khác tham gia vào dự án cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ xác định lại nhu cầu vốn vay để thực hiện dự án. Vốn vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn chủ sở hữu – Vốn khác Việc xem xét tính khả thi của các nguồn tài trợ là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cũng như khả năng trả nợ Ngân hàng của dự án. - Thẩm định dòng tiền của dự án Dòng tiền của dự án được hiểu là chênh lệch giữa dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của dự án. Dòng tiền thuần của dự án = Dòng tiền vào của dự án – Dòng tiền ra của dự án. Dòng tiền thu vào của dự án bao gồm doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm, dịch Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 7 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính, thu hồi thanh lý TSCĐ và thu hồi vốn lưu động ban đầu. Dòng tiền ra của dự án bao gồm chi phí bỏ ra để đầu tư dự án và chi phí thực hiện dự án và chi phí vận hành hàng năm. Hầu hết các doanh nghiệp đi vay để đầu tư sản xuất kinh doanh và dòng tiền của dự án đó là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Khi đó dòng tiền được xác định như sau: Dòng tiền hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế năm t + Khấu hao TSCĐ + Lãi vay – Vốn đầu tư ban đầu. Về mặt lý thuyết, thẩm định các tiêu chuẩn tài chính là dễ dàng, tuy nhiên trên thực tế việc xác định các chỉ tiêu này không đơn giản. Việc xác định doanh thu qua các năm khi dự án đi vào hoạt động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, giá cả, thái độ của người tiêu dùng, phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Sai lầm trong xác định dòng tiền cụ thể sẽ dẫn đến những kết luận sai về chất lượng tài chính dự án đầu tư và hậu quả là một quyết định đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, để công tác thẩm định chất lượng tài chính dự án đầu tư có hiệu quả, cán bộ thẩm định không chỉ đơn thuần xem xét đánh giá và tính toán các chỉ tiêu trên phương diện tài chính mà còn tiến hành xem xét, đánh giá các yếu tố thuộc phương diện thị trường, kỹ thuật có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án. - Thẩm định tỷ lệ chiết khấu (DR – Discount Rate): Tỷ lệ chiết khấu là lãi suất sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với dự án, nó cũng là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền của dự án trong việc tính giá trị hiện tại. Nếu dự án được tài trợ từ nhiều nguồn vốn, tỷ lệ chiết khấu được chọn là lãi suất trung bình rWACC: rWACC = ∑ = m t ft 0 x r t ƒt: Tỷ trọng nguồn vốn t trong tổng vốn đầu tư r t : Chi phí sử dụng nguồn vốn t m: Số nguồn vốn được sử dụng - Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Việc quyết định đầu tư một dự án đòi hỏi phải cân nhắc trên nhiều mặt. Để xem xét hiệu quả kinh tế của dự án có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để đánh giá. Thông thường khi thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây: + Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value) Giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thuần do đầu tư đưa lại trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra và được xác định theo công thức sau : NPV = ∑ = n t 0 t r CtBt )1( )( + − Bt: Thu nhập của DA năm t Ct: Chi phí của DA năm t (bao gồm cả chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thuế TNDN) n: Số năm hoạt động của DA r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn Dự án được chấp nhận khi NPV ≥ 0, khi đó tổng các khoản thu của dự án ≥ tổng các khoản chi phí sau khi đã qui đổi về mặt bằng hiện tại. NPV càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn. Dự án không được chấp thuận khi NPV < 0, khi đó tổng thu nhập của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Trường hợp NPV ≥ 0 cần xem xét nếu các dự án độc lập, tức là các dự án được lập ra để thực hiện các công việc khác nhau, do đó khi lựa chọn dự án này sẽ không ảnh hưởng đến dự án kia thì đều có thể chấp nhận được. Trong trường hợp các dự án thuộc loại loại trừ nhau và đều có thời gian hoạt động như nhau thì dự án nào có NPV dương lớn nhất là dự án được lựa chọn. + Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư đưa lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Như vậy, tỷ suất hoàn vốn nội bộ cũng chính là một tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất chiết khấu đó làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không. Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 9 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng + Chỉ số doanh lợi (PI – Profit Index) Chỉ số sinh lời PI cho biết thu nhập được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư, do đó dự án chỉ được chấp nhận khi PI ≥ 1. Đây là một thước đo khả năng sinh lợi của dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. PI được tính bằng tỷ lệ giá trị hiện tại của các khoản thu nhập do đầu tư mang lại với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Tỷ số này được tính như sau: PI = K OCB PV PVPV − = ( ) ( ) ( ) ∑ ∑ + + − t i t tt r K r OCB 1 1 PV B : Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm thu nhập ở các năm của đời DA PV OC : Giá trị hiện tại của các khoản chi. B t : Thu nhập của DA năm t OC t : Chi phí vận hành ( ) t i t K + 1 : Giá trị hiện tại của vốn đầu tư r: Tỷ lệ chiết khấu của DA + Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (Tp – The Payback period) Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết để dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thu nhập bằng chính số vốn đầu tư để thực hiện dự án. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn vốn đầu tư ban đầu bằng khoản lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Nếu lợi nhuận và khấu hao hàng năm như nhau thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định như sau: T = DP K + T: Thời gian thu hồi vốn đầu tư K: Vốn đầu tư ban đầu P: Lợi nhuận thu được bình quân năm D: Khấu hao hàng năm + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư là mối quan hệ giữa số lợi nhuận Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 10 [...]... thẩm định các dự án đầu tư ngành điện trên quan điểm của các ngân hàng thương mại và đặc trưng của hoạt động cho vay dự án đầu tư ngành điện Ngoài ra, trong chuyên đề cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện; từ đó làm cơ sở để đối chiếu với thực tế thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG... dự án của khách hàng là căn cứ quan trọng để Ngân hàng tiến hành thẩm định lại Nếu dự án đầu tư có chất lượng cao, cơ hội đầu tư rõ ràng, các căn cứ lập dự án xác đáng thì ngân hàng sẽ có kết luận về tính khả thi, hiệu quả của dự án chính xác, dễ dàng và có chất lượng cao Hai là, tính phức tạp, mới mẻ của dự án đầu tư Thông thường khi thẩm định các dự án đầu tư để ra quyết định cho vay cán bộ thẩm định. .. cho dự án - Thẩm định tài chính của dự án: + Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ của dự án Dựa trên các báo cáo của chủ đầu tư về tổng mức đầu tư cho công trình, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, tính toán, so sánh với các dự án có qui mô, công suất tư ng tự để có những nhận xét khách quan Đây là thuận lợi cho cán bộ thẩm định vì trong ngành điện có rất nhiều dự án có qui mô, công suất tư ng... viện Ngân hàng 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank (lấy tên tiếng Anh là VietNam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, gọi tắt là Vietinbank) là một trong 5 ngân hàng. .. của nhiều ngân hàng hiện đại trên thế giới 1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN CỦA NHTM Chất lượng thẩm định dự án đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố chủ quan và khách quan Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cần phải nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đó Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 13 1.3.1... TMCP Nguyễn Hải Việt Lớp: NHG – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 29 Công Thương Việt Nam Thực trạng nội dung thẩm định dự án đầu tư ngành điện được minh họa thông qua việc thẩm định cho vay dự án “ Đường dây siêu cao áp 500 KV tại khu vực miền Trung” của Tập đoàn điện lực Việt Nam Sau khi nhận hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định dự án theo những nội... vậy kết quả thẩm định bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan là người làm công tác thẩm định. Vấn đề cán bộ thẩm định ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án dựa trên hai khía cạnh: + Trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định: Việc thẩm định một dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng đòi hỏi phải xem xét dự án trên tất cả các phương diện Nếu người thẩm định có trình... để đầu tư xây dựng các dự án 2.2.2 Thực trạng cho vay dự án đầu tư ngành điện tại NH TMCP Công Thương Việt Nam Kể từ khi thành lập đến nay Tập đoàn điện lực Việt Nam đã duy trì được mối quan hệ tốt với các Ngân hàng thương mại trong đó có Vietinbank Số liệu dư nợ cho vay ngành điện được tổng hợp từ các chi nhánh Vietinbank đến hết tháng 12 năm 2012 thể hiện qua bảng 2.4: Bảng 2.4: Dư nợ cho vay ngành. .. biệt dự án ngành xây lắp là những dự án đòi hỏi phải được xem xét kỹ lưỡng trong công tác thẩm định kỹ thuật và thẩm định tài chính Chi phí cho thẩm định dự án bao gồm chi phí thu thập thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định, chi phí hỏi ý kiến chuyên gia 1.3.2 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về chủ đầu tư Một là, chất lượng của bản thân dự án đầu tư Ngân hàng thẩm định dự án nói chung... xác của dự án càng không cao Ba là, các yếu tố thuộc chủ đầu tư Chủ đầu tư là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng Chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng trên hai khía cạnh là tính trung thực và trình độ quản lý điều hành dự án Trong nhiều trường hợp, mức độ thành công hay . đến công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện; từ đó làm cơ sở để đối chiếu với thực tế thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Nguyễn Hải Việt. CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU. Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1.

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đơn vị: Tỷ đồng

  • - Thẩm định tài chính của dự án:

    • + Thẩm định doanh thu, chi phí của dự án

    • + Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án

    • + Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

    • + Thẩm định khả năng trả nợ

      • Phòng khách hàng DNL – NHCTVN)

        • Đơn vị : Triệu đồng

        • Phòng khách hàng DNL – NHCTVN)

        • Thứ nhất, nhận thức về công tác thẩm định dự án ngành điện chưa được đầy đủ.

        • Thứ hai, phương pháp thẩm định chưa phong phú và chưa được áp dụng một cách thống nhất trong toàn hệ thống Vietinbank.

        • Thứ ba, nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự có hiệu quả.

        • Thứ tư, về chất lượng cán bộ thẩm định:

        • Thứ năm, nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định chưa đầy đủ và vẫn còn thiếu chính xác.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan