Tiểu luận thị trường tài chính Thực trạng thị trường trái phiểu Việt Nam

55 665 0
Tiểu luận thị trường tài chính Thực trạng thị trường trái phiểu Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận thị trường tài chính Thực trạng thị trường trái phiểu Việt Nam Nghị định số 72CP ngày 26071994 của Chính phủ là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam. Nghị định này cùng với hệ thống các thông tư hướng dẫn của bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hình thành nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm vừa qua.

1 GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy Thành viên: Trần Trung Kiên Bùi Minh Ngọc Lê Thị Thảo Quyên Trịnh Thị Thanh Thảo Trần Nguyễn Trường Thọ Tiết Nguyễn Bảo Trâm Phan Trường Vũ TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 26 THÁNG 07 NĂM 2014 Mục lục Mục lục 2 KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 3 HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHO VIỆC PHÁT HÀNH, NIÊM YẾT GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU 8 TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2000 9 TRÁI PHIẾU CHỈNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 13 Năm 2011 21 Năm 2012 23 2. Đánh giá <nh hình thị trường TPCP 2013 27 Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp 43 Giai đoạn trước năm 2006 : 43 Giai đoạn từ năm 2006 đến 06 tháng đầu năm 2014 : 44 2 KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 1. Khung pháp lý điều chỉnh thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh Nghị định số 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam. Nghị định này cùng với hệ thống các thông tư hướng dẫn của bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hình thành nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm vừa qua. Tuy vậy, nghị định 72/CP mới thể hiện được bước đầu quá trình “luật pháp hóa” cơ chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ, đáp ứng yêu cầu huy động vốn trong nước phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế. Trong quá trình thực hiện nghị định đã gặp phải một số khó khăn do một số nội dung quy định chưa thật phù hợp với thực tế công tác quản lý kinh tế tài chính hiện hành. Mặt khác môi trường pháp lý sau khi nghị định 72/CP ban hành đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là sự ra đời của Luật Ngân sách Nhà nước được quốc hội thông qua năm 1996 và Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán…dẫn đến một sổ điểm trong nghị định 72/CP không còn phù hợp. Trước tình hình này, ngày 13/01/2000 Chính phủ đã ban hành nghị định số 01/2000/NĐ-CP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế huy động vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, thể hiện nổi bật ở môt số điểm sau: - Cho phép trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa quan trọng cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động. - Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan: Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Các bộ ngành, ủy ban nhân dân,…trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Để sớm đưa nghị định 01/2000/NĐ-CP vào thực tế, các bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định về lãi suất, kỳ hạn, hình 3 thức trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu, quyền lợi của người mua trái phiếu, phương thức phát hành, thanh toán, cơ chế quản lý, nguồn thu và thanh toán trái phiếu Chính phủ…Như vậy, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ trong nước đầy đủ, có tính thống nhất cao phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh những mặt đạt được thì các quy định về trái phiếu Chính phủ đã xuất hiện những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể là các quy định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai văn bản quy phạm Pháp luật là quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/06/1999 Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của các bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chính phủ về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo Quyết định 139/TTg các tổ chức cá nhân nước ngoài (bao gồm các tổ chức cá nhân nước ngoài làm việc sinh sống ở trong và ngoài nước) được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5%. Trong khi đó theo nghị định số 01/2000/NĐ-CP (điều 14 và điều 18) không cho phép các đối tượng là tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động sinh sống ở nước ngoài được mua trái phiếu Chính phủ. Mặt khác chưa quy định cụ thể tỷ lệ cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp. Những mâu thuẫn này đã gây khó khăn cho các nhà quản lý thị trường khi kiểm soát việc mua bán trái phiếu Chính phủ của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Trước những thiếu sót, tồn tại và chưa hợp lý đó Chính phủ đã cho ra đời Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003. Theo đó, - Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc. - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được phát hành cho từng công trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu được phát hành cho một công trình không vượt quá tổng giá trị công trình và mức phát hành cụ thể cho từng công trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong những năm sau đó, Bộ Tài chính đã làm rất nhiều công việc để hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu, trong đó nòng cốt là phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Năm 2011, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2011 và thay thế Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 và các quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009, thể hiện nổi bật ở một số điểm sau: - Trái phiếu Chính phủ sẽ chính thức gồm 3 loại: Tín phiếu kho bạc; Trái phiếu kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc. Như vậy, Chính phủ đã chính thức bỏ 03 loại: Trái phiếu công trình Trung ương; 4 Trái phiếu đầu tư; Trái phiếu ngoại tệ ra khỏi danh sách các loại trái phiếu Chính phủ. - Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ sẽ là Bộ Tài chính mà không phải là Chính phủ như quy định trước đây. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo 04 phương thức là: đấu thầu; bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành và bán lẻ trái phiếu. - Để phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật Quản lý nợ công còn phải có đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ phê duyệt. Giá trị phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của Chính phủ hàng năm và phù hợp với chiến lược quản lý nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh; tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước. Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Mức bảo lãnh thanh toán tối đa bằng 100% giá trị gốc, lãi trái phiếu phát hành theo đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng phê duyệt… Trải qua thời gian hoạt động và phát triển những bất cập và sự thiếu gắn kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp TPCP đã bộc lộ. Thêm vào đó, việc chính thức đưa tín phiếu kho bạc vào giao dịch trên thị trường TPCP tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng cần phải có hành lang pháp lý thống nhất và phù hợp. Bên cạnh đó, việc ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC ngày 1/2/2013 phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020”, khiến nhu cầu ban hành văn bản mới phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế hơn nữa. Thông tư 234/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 hướng dẫn quản lý giao dịch TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 về việc ban hành Quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP chính thức có hiệu lực trên thị trường TPCP ngày 18/3/2013 đã tạo khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt, gắn kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp TPCP. Các văn bản này đã tạo nền tảng, củng cố mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nâng cao chất lượng thông tin, tạo điểm tham chiếu lãi suất và hình thành đường cong lãi suất trên thị trường TPCP, vốn được xem là cơ sở để thị trường phát triển lành mạnh và minh bạch. 2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Khuôn khổ pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương chính thức được ban hành vào năm 2003 theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2003, tuy nhiên thực ra tính chất của loại trái phiếu chính quyền địa phương đã được manh nha từ Nghị định số 01/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/01/2000. Cụ thể là Nghị định 01/2000/NĐ-CP quy định loại trái phiếu đầu tư huy động vốn cho các công trình thuộc địa phương quản lý. Theo đó, điều kiện để phát hành trái phiếu loại này là: (i) công trình được ghi trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước, (ii) có phương án phát hành 5 trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghị định 141 ra đời trên cơ sở chuyển các nội dung này sang loại trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. Điều này nằm trong lộ trình phân cấp ngân sách của Việt Nam. Mặc dù sự ra đời của các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát hành trái phiếu của các chính quyền địa phương, tuy nhiên nhìn chung các quy định này vẫn hết sức sơ sài và có nhiều khiếm khuyết. Hiện nay, các văn bản pháp lý đã được thay đổi bởi Nghị định 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/01/2011 trên cơ sở có hoàn thiện một số nội dung quan trọng. 3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế Ngoài các văn bản nêu trên, để có cơ sở pháp lý để Chính phủ, các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Doanh nghiệp Nhà nước có thể tiến hành huy động nguồn vốn từ thị trường vốn Quốc tế, ngày 22/03/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế. Đến năm 2009, Nghị định số 23/CP được thay thế bởi Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009. Và đến năm 2011, Nghị định 53 bị thay thế một phần về các quy định về phát hành trái phiếu chỉnh phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (theo quy định tại Nghị định 01/2011/NĐ-CP và Nghị định 90/2011/NĐ-CP. 4. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp Luật công ty của Việt Nam ban hành năm 1990 quy định chỉ có Công ty cổ phần là được phép phát hành chứng khoán, còn công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, điều này gây nên hạn chế đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn có nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần chưa có văn bản nào quy định cụ thể, ngoài quy định ở Luật Công ty năm 1990. Cho đến khi Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 1999 để thay thế luật Công ty 1990 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/2000, với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung mới so với Luật Công ty tạo điều kiện thuận lợi hơn và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tổ chức thành lập cũng như hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các nội dung liên quan tới việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp đã mở rộng thêm chủ thể phát hành chứng khoán, cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu. Đến thời điểm năm 2003, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: - Nghị định số 120/CP ngày 17/09/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cố phiếu doanh nghiệp Nhà nước. - Thông tư số 91/TC-KBNN ngày 5/11/1994 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước. - Quy định số 1179/TC-KBNN ngày 5/12/1994 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn quy chế tạm thời đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước. Các văn bản nêu trên đã quy định cụ thể điều kiện, phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ. Song trên thực tế việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước lại rơi vào tình trạng bế tắc, không thực hiện được do các quy định đưa ra còn nhiều 6 điểm chưa hợp lý. Cụ thể là: - Lãi suất trái phiếu Doanh nghiệp Nhà nước do Bộ tài chính thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước quyết đinh. Như vậy doanh nghiệp Nhà nước không có quyền tự chủ trong việc định lãi suất trái phiếu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch huy động vốn của đơn vị. - Các doanh nghiệp Nhà nước muốn phát hành trái phiếu chỉ cần gửi hồ sơ cho Bộ tài chính xem xét, chấp thuận mà không phải công khai tình hình tài chính của đơn vị. Do vậy các nhà đầu tư không có thông tin để xác định mức độ tin cậy của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. - Cơ chế phát hành trái phiếu chưa cụ thể. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại chưa có quy định cho phép các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường đứng ra giúp doanh nghiệp tổ chức phát hành. Xuất phát từ các lý do trên từ khi nghị định 120/CP có hiệu lực, các doanh nghiệp Nhà nước đã không sử dụng trái phiếu doanh nghiệp làm công cụ huy động vốn cho mình. Hơn nữa môi trường pháp lý đã thay đổi rất nhiều nên các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước càng trở nên lạc hậu, cần có sự thay đổi căn bản mới có thể triển khai một cách có hiệu quả. Đến năm 2006 Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu Doanh nghiệp ra đời, thay thế cho Nghị định 120/CP, trong đó đáng chú ý là việc điều chỉnh việc phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng. Đến năm 2011 Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu Doanh nghiệp ra đời, quy định chặt chẽ hơn việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế của các loại hình DN.… - DN phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn; các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Để phát hành trái phiếu trong nước, DN phát hành phải đáp ứng các điều kiện: có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày DN chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán bởi kiểm toán nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam; phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt… - Trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm); DN phát hành hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng quy định; tuân thủ quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, phương án phát hành trái phiếu của DN nhà nước ra thị trường vốn quốc tế phải được Bộ Tài chính thẩm định trên cơ sở phê duyệt của đại diện chủ sở hữu và ý kiến xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc khoản vay nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia. 7 - Quy định cụ thể thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu DN. Theo đó, đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ do Đại hội cổ đông phê duyệt. Đối với phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi sẽ do Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc đại diện chủ sở hữu DN phê duyệt theo quy định tại Điều lệ DN. HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHO VIỆC PHÁT HÀNH, NIÊM YẾT GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU 1. Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh Cần phải có những chính sách để khắc phục những tồn tại như: thành viên thị trường chưa đa dạng, hàng hoá còn đơn điệu, cơ chế thanh toán chưa phù hợp, 2. Trái phiếu chính quyền địa phương: Nghị định này mới ra đời thì đã chứa đựng nhiều bất cập và hạn chế, như: - Một là, điều kiện phát hành trái phiếu không rõ ràng. Cụ thể là Nghị định 01 đưa ra ba điều kiện phát hành trái phiếu, nhưng điều kiện thứ 3 thực ra lại là giới hạn phát hành (giới hạn số vốn huy động) đã được quy định trong Luật Ngân sách, trong khi hai điều kiện đầu thì mặc nhiên các địa phương nào cũng dễ dàng đáp ứng được, trừ điều kiện chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Như vậy, thay cho các điều kiện trên, Chính phủ cần và có thể quy định lại các điều kiện này theo hướng dựa vào năng lực tài khóa của địa phương và độ tín nhiệm của địa phương đó dựa trên các thông lệ thị trường. - Hai là, khó tránh được cơ chế “xin – cho”. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định đề án phát hành trái phiếu và ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc phát hành trái phiếu. Quy đinh này nhằm mục đích đảm bảo các đề án phát hành cần phải được thông tin cho Bộ Tài chính, nằm trong các giới hạn, có thể kiểm soát, đảm bảo tính hợp pháp và khả thi. Tuy nhiên, với quy định này thì nhiều người sẽ nghĩ rằng đây thực ra là một cơ chế “xin – cho”, bởi các điều kiện phát hành hết sức không rõ ràng như đã phân tích ở trên. Hơn nữa, tâm lý ỷ lại sẽ nảy sinh sau khi “xin” và được “cho” bởi vì quy định này hàm ẩn một sự bảo lãnh ngầm định của Chính phủ đối với các nghĩa vụ nợ trái phiếu của chính quyền địa phương. Nếu thực sự Bộ Tài chính có bộ khung tiêu chí đó thì hãy quy định cụ thể nó như là một điều kiện (hay tiêu chí) phát hành trong Nghị định 01 chứ không nên đưa ra một quy định có tính tùy định như thế. Điều này không những giúp minh bạch hóa thông tin, xóa bỏ cơ chế “xin – cho” và tránh được tâm lý ỷ lại gây rủi ro cho NSNN mà còn giúp thị trường có cơ cở để lựa chọn hành vi đầu tư của mình. - Ba là, không có cơ chế xác định rõ người phải chịu trách nhiệm cuối cùng. Nghị định 01 quy định rằng đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng nhân dân chấp thuận bằng văn bản, trong khi Bộ tài chính có quyền chấp nhận hoặc từ chối việc phát hành. Với quy định này thì rõ ràng nếu có rủi ro xảy ra thì ai cũng biết trước rằng sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm. - Bốn là, năng lực quản lý nợ nói chung và nguồn vốn phát hành trái phiếu nói riêng của chính quyền địa phương cũng là một điều đáng nghi ngờ. Năng lực quản lý nợ không chỉ bao gồm khía cạnh nhân lực, công nghệ, và phương tiện mà còn là thiết chế kiểm tra, giám sát, báo cáo giải thích và sự chịu trách nhiệm. Những yêu cầu này cần phải hoàn chỉnh trước một bước như là một điều kiện cần để 8 được trao quyền phát hành trái phiếu cho các địa phương. - Năm là, thách thức tạo nguồn trả nợ. Rủi ro ở đây là một khoản đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách hôm nay lại có nguy cơ tạo ra một khoản thâm hụt trong tương lại do phải dành một phần ngân sách khi đó để trả nợ. Tóm lại, những phân tích trên đây cho thấy rằng Chính phủ cần phải hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Điều này không đồng nghĩa với việc siết chặt lại hay cản trở tiến trình phân cấp ngân sách cũng như việc trao quyền tự chủ tài khóa cho các địa phương. Đối với các địa phương có năng lực và có khả năng tự chủ tài khóa tốt thì việc thúc đẩy tiến trình tự chủ tài khóa nói chung và quyền phát hành trái phiếu nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, sẽ là rủi ro nếu quyền này cũng dành cho các địa phương có tình hình tài khóa không ổn định và năng lực yếu kém. Nếu các địa phương này cũng được phép phát hành thì không chỉ sẽ tạo ra hiệu ứng chèn lấn nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân mà còn của các địa phương khác. Hơn nữa, dòng vốn cũng có nguy cơ bị phân bổ một cách lệch lạc và thiếu hiệu quả bởi vì trong khi do rủi ro vỡ nợ như nhau (do cùng được bảo lãnh ngầm của chính phủ) mà lợi suất trái phiếu lại khác nhau. Ràng buộc chặt chẽ điều kiện phát hành đối với các địa phương này là hết sức cần thiết. 3. Trái phiếu Doanh nghiệp: Cần khắc phục một số rào cản đối với sự phát triển thị trường như khung pháp lý, tính minh bạch và tính thanh khoản,… CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2000 Trong các năm đầu thập niên 90 để phát triển kinh tế, Việt Nam cần có vốn mà vốn vay nước ngoài bị hạn chế; do vậy, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành TPCP trở nên quan trọng và cấp thiết; huy động vốn trong nước không những bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn góp phần giải quyết tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1991 Chính phủ đã phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. Đến năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/CP ngày 26/07/1994, là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam. Theo đó, trái phiếu chính phủ bao gồm: Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc và Trái phiếu công trình. 1. Tín phiếu kho bạc: Để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, từ tháng 3/1991 đến tháng 3/1995 hệ thống KBNN đã phát hành tín phiếu kho bạc với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, tổng doanh số đạt trên 13.000 tỷ đồng. Lãi suất tín phiếu năm sau giảm so với các năm trước (từ 5%/tháng trong năm 1991 hạ xuống còn 1,7%/tháng trong năm 1995) mức lãi suất tín phiếu được điều chỉnh kịp thời và phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn nói chung trên thị trường 9 tín dụng; cơ chế phát hành, thanh toán đã có cải tiến như đa dạng hoá các hình thức thanh toán lãi TPCP (thanh toán lãi ngay khi phát hành, thanh toán cả gốc và lãi khi TP đến hạn); cụ thể kết quả bán lẻ tín phiếu qua hệ thống KBNN giai đoạn 1991-1995 chi tiết theo bảng 2.1. Bảng số: 2.1 KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU QUA HỆ THỐNG KBNN GIAI ĐOẠN 1991 - 1995 SỐ TT NĂM KHỐI LƯỢNG (triệu đồng) LÃI SUẤT (%/tháng) KỲ HẠN (tháng) 1 1991 -1992 1.356.000 4 – 5 3 – 6 2 1993 3.545.000 1,9 - 2,9 3 – 6 3 1994 5.152.000 1,7 6 4 1995 3.147.000 1,7 6 Cộng 13.209.000 Nguồn: Vụ NSNN - Kho bạc Nhà nước Từ tháng 6/1995 NHNN đã thực hiện việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc với mục đích huy động vốn cho NSNN và cung cấp hàng hoá với chất lượng cao cho thị trường tiền tệ. 2. Trái phiếu kho bạc: Từ năm 1995, KBNN đã phát hành loại trái phiếu với kỳ hạn từ 1 năm trở lên; trái phiếu được bán lẻ qua hệ thống KBNN. Từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1999 KBNN đã phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, loại có ghi tên, không in trước mệnh giá, lãi suất 21%/ năm, trái phiếu được tự do chuyển nhượng, cầm cố và lãi suất hấp dẫn; do vậy, đã huy động được 7.316 tỷ đồng. Tiếp theo, kể từ ngày 1/3/1996 đến ngày 15/4/1996 KBNN đã phát hành tiếp loại trái phiếu có ghi tên, không in sẵn mệnh giá, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 16%/năm, kết quả huy động được 745 tỷ đồng. Như vậy, sau hai năm phát hành loại TPKB, kỳ hạn 1 năm, bán lẻ qua hệ thống kho bạc tổng số vốn đã huy động được là 8.106 tỷ đồng; bên cạnh những đặc điểm hấp dẫn của loại trái phiếu này đối với công chúng đầu tư, thì nó vẫn bộc lộ một số vướng mắc như: do kỳ hạn của TP là 1 năm, nếu đứng trên góc độ huy động vốn để đầu tư phát triển thì kỳ hạn này vẫn chưa thích hợp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay không cao; để khắc phục nhược điểm này, từ tháng 9/1996 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành loại TPKB, kỳ hạn 2 năm, có ghi tên và không in trước mệnh giá, bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Việt 10 [...]... hành trái phiếu trong năm nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư chủ động bố trí vốn tham gia thị trường  “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt Điểm nhấn của thị trường trái phiếu Việt Nam trong năm qua là “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định 261/QĐ-BTC ngày 1/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. .. với sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 với định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn 30 thiện và phát triển thị trường TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp và thị trường giao dịch thứ cấp Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu là ổn định,... của Thị trường TPCP Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh Tất cả các loại trái phiếu giao dịch trong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Tháng 9/2008 Bộ Tài chính. .. sự ra đời của thị trường trái phiếu thứ cấp Cùng với NHNN, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM cũng được giao tổ chức đấu thầu một số loại trái phiếu chính phủ dài hạn Đây có thể nói là cố gắng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ của Việt Nam 13 Tuy nhiên cho đến năm 2003 qui mô của thị trường trái phiếu vẫn rất nhỏ, số lượng và trị giá phát hành trái phiếu đưa... phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và Quyết định 160/QĐ-UBCK ngày 15/3/2013 về việc ban hànhQuy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP chính thức có hiệu lực trên thị trường TPCP ngày 18/3/2013 đã tạo khung pháp lý thống nhất và xuyên suốt, gắn kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp TPCP Các văn bản này đã tạo nền tảng, củng cố mối liên kết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ... trị giao dịch tại thị trường thứ cấp TPCP giảm 8,7%, trong khi đó giá trị TPDN phát hành thành công ước chỉ bằng 12,5% so với năm 2010 Thị trường thiếu chỉ báo lợi suất chuẩn để làm cơ sở định giá trái phiếu Thị trường giao dịch TPDN gần như không có thanh khoản, chỉ một số ít trái phiếu của một vài doanh nghiệp lớn có giao dịch Tính minh bạch trên thị trường TPDN còn yếu Hiện tại thị trường chưa có tổ... tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường TPCP còn là kênh tham chiếu lãi suất thị trường nợ, phục vụ cho việc điều hành kinh tế vĩ mô của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 28 Năm 2013 được ghi nhận là một năm sôi động của hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên hị trường sơ cấp với khối lượng trái phiếu trúng thầu tăng mạnh so với năm 2012 Cụ thể, Sở GDCK... đoạn này tổng số dư của thị trường tăng xấp xỉ 15%/tháng, nghĩa là tăng hơn bốn lần sau một năm Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán và địa ốc tăng trưởng vũ bão trong khi các bất ổn vĩ mô bị dồn nén và được che đậy bởi sự hứng khởi của thị trường THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt... 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành công trái xây dựng tổ quốc, công tác kế hoạch hoá và tổ chức thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ đã được cải tiến Như vậy, thông qua việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phát hành, giao dịch TPCP, điều hành và quản lý hoạt động của thị trường TPCP nói riêng và thị trường trái phiếu nói chung Kể từ khi thị trường sơ cấp đi vào... toàn bộ trái phiếu chính phủ niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch Hà nội Quyết định này (86/2008/QĐ-BTC) là một cố gắng nhằm gia tăng kích cỡ (size) và độ sâu thị trường (market depth) cho phân khúc trái phiếu chính phủ NĂM 2008: Thị trường thứ cấp: 15 Năm 2008 là một năm nhiều khó khăn cho thị trường TPCP VN vì các điều kiện kinh tế vĩ mô không mấy thuận lợi TPCP được phát hành trên thị trường

Ngày đăng: 04/11/2014, 01:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM

    • HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHO VIỆC PHÁT HÀNH, NIÊM YẾT GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU

    • TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2000

    • TRÁI PHIẾU CHỈNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2000 – 2007

      • Năm 2011

      • Năm 2012

      • 2. Đánh giá tình hình thị trường TPCP 2013

      • Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

        • Giai đoạn trước năm 2006 :

        • Giai đoạn từ năm 2006 đến 06 tháng đầu năm 2014 :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan