các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn oda của wb tại dự án giáo dục đại học 2

66 480 0
các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn oda của wb tại dự án  giáo dục đại học 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC Phụ lục 1 66 LỜI NÓI ĐẦU Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đang phát triển. Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mới là quan trọng. Giải ngân vốn ODA là một vấn đề hết sức nhạy cảm và cần phải được chú ý với các nước tiếp cận ODA nói chung và với Việt Nam nói riêng. Một thực tế từ các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác giải ngân, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Một dự án thường được xây dựng để thực hiện trong vòng 5 năm, nhưng thường phải sử dụng gấp đôi thời gian. Đây là điều cần hết sức lưu ý bởi nguồn vốn cố định mà thời gian thì kéo dài, như vậy hiệu quả đạt được thấp. Thách thức đặt ra đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA là phải tìm ra biện SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 1 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp pháp để có thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân của các dự án, đảm bảo hiệu quả của toàn dự án. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và nhận được sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cùng sự giúp đỡ của anh chị cán bộ phòng Đa phương – Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, em chọn đề tài : Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án : “ Giáo dục đại học 2”. Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính của luận văn bao gồm 60 trang, được chia thành 3 chương: Chương 1 : Nguồn vốn ODA của WB và vấn đề phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam Chương 2 : Thực trạng giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án “ Giáo dục đại học 2” Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn ODA cho dự án giáo dục đại học 2 Với nội dung của luận văn, nhiều vấn đề đặt ra có liên quan đặt ra cần giải quyết đòi hỏi phải có chuyên môn sâu rộng, toàn diện, am hiểu thực tế. Nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nội dung luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, sủa chữa và bổ sung của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 2 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 NGUỒN VỐN ODA CỦA WB VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA XÃ HỘI 1.1.1. Đặc điểm, vai trò của giáo dục đào tạo bậc đại học của Việt Nam hiện nay 1.1.1.1. Vai trò của giáo dục đào tạo bậc đại học Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy trí tuệ, nhân lực, sáng tạo của con người, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến nhanh bền vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng với các nước tiên tiến trên thế giới. Giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng có vai trò dẫn đầu hệ thống giáo dục vì GDĐH là nơi đào tạo nhân lực có tri thức và bồi dưỡng tài năng, đồng thời là nơi nghiên cứu sáng tạo và tạo ứng dụng những tri thức trình độ cao. Chất lượng SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 3 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng của các trường đại học tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đất nước, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. GDĐH còn chủ động nghiên cứu dự báo, đón đầu sự phát triển của tương lai, là động lức để phát triển các cấp bậc học và trình độ đào tạo khác. Thực hiện đổi mới GDĐH là để nâng cao chất lượng của việc đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao và hội nhập với GDĐH của khu vực và quốc tế. Quá trình đổi mới GDĐH càng thành công thì hội nhập càng hiệu quả. Hội nhập càng hiệu quả thì đổi mới GDĐH càng được tăng cường. 1.1.1.2 Đặc điểm của Giáo dục đại học hiện nay Trải qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất và đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo. Quy mô đào tạo tăng càng ngày càng nhanh, bước đầu đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của xã hội. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo ở nhiều trình độ khác nhau, đã có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Song, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập. Quy mô giáo dục phổ thông tăng nhanh tạo sức ép lớn lên hệ thống GDĐH Việt Nam. Năm học 2002-2003, quy mô học sinh trung học phổ thông tăng lên 2 lần so với năm học 1996-1997. Với hơn 800.000 học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm, quy mô tuyển sinh đại học các loại hình chỉ có 250.000. Thêm vào đó, sự tích tụ số thí sinh thi trượt từ năm trước đã nâng tỷ lệ chọn trong kỳ thi tuyển sinh 2004 lên tới hơn 850/100 chỗ học. Hiện trạng đơn ngành của một số trường đại học khiến cho các trường này khó mở ra những ngành nghề đào tạo mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu có thì SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 4 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp chất lượng thấp hoặc chậm chuyển đổi do không thể có ngay cơ sở vật chất , thiết bị và đội ngũ giáo viên cần thiết. Vấn đề nội dung, chương trình GDĐH còn nặng tính hàn lâm, ít quan tâm đến kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động xã hội và năng lực tự lập nghiệp. Mối tương quan giữa giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, liên thông và tự chọn chưa được giải quyết thỏa đáng. Phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp minh họa, giảng giải, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại, không thích ứng với khối tri thức mới tăng nhanh, không khuyến khích sự chủ động sáng tạo của sinh viên. Đầu tư cho giáo dục đại học còn quá thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị còn bất cập cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Quản lý giáo dục ở các trường đại học còn mang nặng tính hành chính, thiếu sự phân công, phân cấp hợp lý , tính tự chủ và trách nhiệm xã hội chưa được thực hiện có hiệu quả. Với tư duy và phương thức quản lý như hiện nay, nhà trường, cán bộ quản lý và giảng viên chưa thực sự là chủ thể, là động lực của quá trình đổi mới giáo dục. 1.1.2. Các nguồn vốn cho sự phát triển giáo dục bậc đại học của Việt Nam Hiện nay giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt giáo dục đại học nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng tựu chung lại vẫn còn những khó khăn, bất cập và lạc hậu so với giáo dục một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, bước sang thế kỷ 21, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, của sự toàn cầu hóa, vấn đề là làm sao để có thể đổi mới và nâng cao chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam, từng bước hội nhập với nền giáo dục đại học thế giới, đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa đất nước và thực hiện vai trò chủ đạo của giáo dục nước nhà. Để có thể đạt SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 5 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp được những những mục tiêu trên, giáo dục đại học cần có vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể : Thứ nhất, nguồn vốn trong nước: Để phát triển giáo dục đại học, nguồn vốn trong nước chủ yếu là Ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục liên tục tăng : theo Vụ kế hoạch tài chính trong năm 2010 ngân sách chi cho giáo dục hơn 4.856 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2009 (hơn 4.394 tỷ đồng). Trong đó, chi cho quản lý hành chính tăng 25,1%, chi đầu tư phát triển tăng 32,7% và chi cho Đề án 322 giảm 5,8%, sự nghiệp kinh tế giảm 29,9%. Đặc biệt ngân sách nhà nước chi cho Giáo dục đại học đã tăng lên những năm gần đây: 2006, chi cho giáo dục đại học là 4.881 tỷ đồng chiếm 8.91 % tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Chi ngân sách cho giáo dục đại học được phân bổ trên ba lĩnh vực : Chi thường xuyên 75%, chi đầu tư 20%, chương trình mục tiêu 5%. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tư nhân cho ngành giáo dục đang có xu hướng tăng lên. Việc này được thực hiện theo hai chủ trương chính là chính sách xã hội hóa giáo dục đại học và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng. Các chính sách huy động nguồn lực trong dân cũng đã phát huy những hiệu quả tích cực. Trong những năm gần đây, gia đình và các cá nhân đóng góp ngày càng nhiều cho giáo dục. Thật vây, ví dụ theo một nghiên cứu do chính phủ Việt Nam thực hiện với các nhà tài trợ, sự phân bổ kinh phí cho đào tạo chuyên nghiệp và đại học đã phát triển như sau : năm 1999, kinh phí Nhà nước chiếm 71% chi phí, học phí chiếm 9%, gia đình đóng góp trực tiếp 20% ; năm 2000, kinh phí Nhà nước chỉ còn chiếm khoảng 48%, học phí đã tăng gấp đôi, chiếm 18%, đóng góp gia đình trực tiếp 36% chi phí. Hiện nay, cả nước có 29 trường ĐH và 27 trường cao đẳng ngoài công lập đã được thành lập mới và nâng cấp trong giai đoạn 1999- 2009 với tổng vốn điều lệ đăng ký thành lập là 1.555 tỷ đồng. SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 6 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Thứ hai, nguồn vốn nước ngoài: nguồn vốn ngoài nước là nguồn vốn từ các nước, tổ chức trên thế giới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)… Hiện nay, FDI đầu tư vào giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam còn rất ít. Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Trong khi các quốc gia ASEAN đều có hệ thống giáo dục phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào giáo dục đại học thì Việt Nam lại gần như dậm chân ở lĩnh vực này. Kết quả là sau gần 20 năm Việt Nam thu hút nguồn lực FDI, nhưng FDI vào giáo dục - đào tạo vẫn ở mức khiêm tốn. 121 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 253,49 triệu USD, quy mô vốn trung bình trên một dự án khoảng 1,3 triệu USD là những gì Việt Nam kêu gọi được vào lĩnh vực giáo dục- đào tạo nước nhà sau hơn một chục năm (từ 1998-2009) có chủ trương thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Nguồn vốn nước ngoài chủ yếu đầu tư cho giáo dục hiện nay là nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế đa phương trên thế giới: như Ngân hàng phát triển châu Á ADB (40 triệu USD) để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Ngân hàng thế giới WB (103 triệu USD) để củng cố và tăng cường năng lực quản lý của hệ thống GDĐH Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1998-2009, tổng giá trị hiệp định ODA về GD-ĐT được ký kết là hơn 1.375,47 triệu USD tương đương 26.133 tỷ đồng, trong đó vốn vay khoảng 953,11 triệu USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 422,36 triệu USD. 43,8% số kinh phí này được dành cho giáo dục đại học, tương đương 11.440 tỷ đồng. Nhiều chương trình, dự án hợp tác song phương đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả như: Dự án 23 triệu USD của Nhật Bản viện trợ cho Khoa Nông nghiệp trường ĐH Cần Thơ, dự án thí điểm 6 trường đại học công cộng với 4 triệu USD viện trợ của Chính phủ Hà Lan… 1.2. WB VÀ NGUỒN VỐN ODA CỦA WB TÀI TRỢ CHO VIỆT NAM SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 7 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp 1.2.1. Nguồn vốn ODA và sự cần thiết của nguồn vốn ODA với sự phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam 1.2.1.1. Khái niệm về ODA Hỗ trợ phát triển chính thức ( Official development assistance – ODA ) là một trong những kênh tài trợ quốc tế cho phát triển dựa trên cơ sở quan hệ hợp tác phát triển giữa một bên là các nước đang phát triển, bên kia là của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế bao gồm cả các ngân hàng và các Quỹ. Theo nghị định 17/CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ Việt Nam thì: “ ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị vốn vay”. 1.2.2.2. Tình hình ODA ở Việt Nam trong những năm vừa qua (1993-2008) Trong thời gian qua, công tác vận động ODA luôn được chú trọng theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Cho đến nay, 15 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG) đã được tổ chức. Đây là diễn đàn quan trọng được tổ chức thường niên để trao đổi ý kiến giữa Chính phủ và Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của Việt Nam và hoạt động điều phối ODA để hỗ trợ quá trình này. Ngoài Hội nghị CG thường niên còn tổ chức Hội nghị CG giữa kỳ không chính thức tại các địa phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nắm bắt nhu cầu phát triển ưu tiên, cũng như tiếp xúc với những người thụ hưởng viện trợ. Công tác vận động ODA còn được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 8 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài. Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có các chương trình ODA thường xuyên: - Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo. - Các nhà tài trợ đa phương : + Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait; + Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 9 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997. Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay (tính đến hết tháng 10 năm 2008), Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%. Việt Nam nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng tài trợ quốc tế, việc giải ngân nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước mới là quan trọng. Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã SV: Trần Thị Phương Mai Lớp: CQ44/08.01 10 [...]... ODA CỦA WB TẠI DỰ ÁN “GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2 2. 1 MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2 2.1.1 Sự cần thiết của dự án Từ giữa những năm 80, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm mở rộng năng lực giáo dục đại học và đạt được nhiều thành tựu trong việc gia tăng số lượng sinh viên nhập học lên 600% và tăng gấp đôi số lượng các cơ sở đào tạo đại học Mặc dù vậy, đầu tư cho phát triển giáo dục đại học chưa... giáo dục đại học , trong đó bao gồm các nội dung phát triển thể chế, chính sách và xây dựng năng lực Hoạt động cho vay phát triển chính sách sẽ được chuẩn bị nhằm cung cấp nguồn lực bổ sung để hỗ trợ cho việc thực hiện những thay đổi về chính sách được nghiên cứu và thực hiện trong khuôn khổ Dự án giáo dục đại học 2 2.1 .2 Nội dung cơ bản của dự án 2. 1 .2. 1 Mô tả dự án Tên dự án : Giáo dục đại học 2 ... lượng dạy và học, năng lực hội nhập của các trường đại học Việt Nam Dự án Giáo dục đại học 2 được thực hiện dưới hình thức cho vay nhằm góp phần thực hiện Chương trình giáo dục cho mọi người và Đề án Đổi mới giáo SV: Trần Thị Phương Mai 24 Lớp: CQ44/08.01 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp dục đại học giai đoạn 20 06 -20 20 của Chính phủ Dự án sẽ kéo dài trong 4 năm và tập trung xây dựng nền tảng... hệ thống giáo dục đại học và đã có thành công bước đầu trong quá trình làm việc với Chính phủ Việt Nam, rút kinh nghiệm từ các bài học của dự án giáo dục đại học 1, đề xuất cho việc thực hiện dự án giáo dục đại học 2 (2) Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người vay của Ngân hàng thế giới và chính là đại diện nhận tài trợ IDA thay mặt cho Chính phủ Việt Nam (3) Bộ giáo dục và đào... án giáo dục đại học 2 • Theo dõi, quản lý tài chính dự án, phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo bố trí vốn đối ứng cho dự án, quản lý giải ngân vốn vay Ngân hàng thế giới • Phê duyệt tất cả các đơn xin rút vốn IDA vào tài khoản được chỉ định của ban quản lý dự án • Thông qua kho bạc nhà nước, thực hiện kiểm soát chỉ các hoạt động chi tiêu của dự án theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và Ngân. .. 26 Lớp: CQ44/08.01 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Tiểu thành phần 2. 2: quỹ đổi mới đào tạo và nghiên cứu cho các trường đại học (TRIG) Bao gồm 22 trường chia thành 2 nhóm Nhóm 1: Gồm 17 trường đại học chủ chốt, 14 trường trọng điểm + 3 trường đại học tham gia mức C- dự án giáo dục đại học 1 Nhóm 2: Gồm 5 trường đại học trực thuộc vùng khó khăn Thành phần 3: Quản lý giám sát và đánh giá dự án. .. triển cuộc sống và nguồn nhân lực trị giá 4,8 tr USD Tổng vốn ODA của dự án Giáo dục đại học 2 là 64 ,2 tr USD Kinh phí phân bổ theo thành phần dự án: tổng 70,5 triệu USD SV: Trần Thị Phương Mai 27 Lớp: CQ44/08.01 Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp • Thành phần 1: Tăng cường năng lực xây dựng và phát triển các chính sách trong khuôn khổ các hoạt động của Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: 4,8... hiện ngân sách chi tiêu (budget) của cả năm Kế hoạch này đã được nhà tài trợ thông qua và đồng ý cung cấp ngân sách Việc chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp cho các hoạt động, dự án theo kế hoạch này gọi là giải ngân Giải ngân có thể chỉ được thực hiện nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu hợp lệ của dự án, phù hợp với các mục đích của dự án Vì vậy các bước đầu tiên trong qui trình các bước giải ngân. .. chủ quản : Bộ giáo dục và đào tạo Cơ quan thực hiện dự án : Bộ GDĐT và các trường đại học được lựa chọn Thời gian thực hiện dự án : 4 năm, dự kiến từ tháng 10 /20 07 đến tháng 12/ 2011 Ngày đóng tín dụng 30/6 /20 12 Dự án Giáo dục đại học 2 sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua việc cung ứng 70,5 triệu USD để đầu tư nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và cải tiến chất lượng... phương thức giải ngân dối với các nguồn vốn của dự án Căn cứ và thư hiệp định tín dụng 423 8-VN của Ngân hàng thế giới ký với chính phủ Việt Nam cụ thể là Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính dự án Giáo dục đại học 2 có 2 hình thức giải ngân là : thanh toán trực tiếp và mở tài khoản đặc biệt a, Tài khoản được chỉ định (DA) Ban quản lý dự án sẽ mở và duy trì 3 tài khoản được chỉ định tại ngân hàng Nông nghiệp . giáo dục đại học ở Việt Nam Chương 2 : Thực trạng giải ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án “ Giáo dục đại học 2 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn ODA cho dự án giáo dục đại học. ngân nguồn vốn ODA của WB tại dự án : “ Giáo dục đại học 2 . Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính của luận văn bao gồm 60 trang, được chia thành 3 chương: Chương 1 : Nguồn vốn ODA của WB. CHƯƠNG 1 NGUỒN VỐN ODA CỦA WB VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA XÃ HỘI 1.1.1. Đặc điểm, vai trò của giáo dục đào

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan