Mô - Đun bài tập thực hành Địa lý 10

5 1.2K 0
Mô - Đun bài tập thực hành Địa lý 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3 ( 47 ) Tp 1 / Năm 2008 147 Mô - đun bài tập thực hành địa lý lớp 10 trung học phổ thông Nguyễn Thị Hồng (Trờng ĐH S phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Phơng pháp dạy học là nhân tố quan trọng của quá trình dạy và học, đợc thể hiện qua cách thức hoạt động của ngời giáo viên để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, sự kết hợp các biện pháp và phơng tiện trong quá trình dạy học hớng tới mục đích giáo dục. Vì vậy, vấn đề dạy học hiện nay đặt ra là phải tổ chức hoạt động cho ngời học tiếp thu đợc kiến thức một cách hiệu quả nhất, ngời học tích cực chủ động lĩnh hội tri thức đồng thời có đợc kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của x hội. Phơng pháp mô - đun dạy học trở thành đối tợng nghiên cứu, ứng dụng quan trọng của lý luận dạy học hiện đại, vì đây là phơng pháp mà ngời giáo viên có thể lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp với đặc điểm đối tợng và thực tế giảng dạy, đồng thời có thể hớng dẫn cho học sinh cách học tập hợp lý, tăng cờng khả năng nhận thức chủ động sáng tạo. Bài tập thực hành đợc giảng dạy sau khi học sinh học các bài lý thuyết và đ có một số kỹ năng ban đầu. Trong các giờ thực hành yêu cầu học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác thành thạo và phát huy tính năng động sáng tạo, nguồn trí lực dồi dào trong học tập. Thực hành kỹ năng Địa lý là yêu cầu không thể thiếu của việc học môn Địa lý bởi các kỹ năng kỹ xảo là thớc đo kết quả học tập của học sinh theo xu hớng tích cực hoá. Nhìn chung, trong chơng trình sách giáo khoa Địa lý trớc đây nặng về lý thuyết, các bài tập thực hành còn ít nên kỹ năng thực hành của học sinh còn yếu kém. Ngời học yếu kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức đ học vào thực tế còn ít, thiếu tính khoa học năng động, sáng tạo. Dạy bài tập thực hành là quá trình hớng dẫn ngời học tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và đợc tự do, chủ động trong hoạt động học tập. Hệ thống kiến thức Địa lý là hệ thống hở đợc tồn tại và phát triển trong mối quan hệ nhân quả dựa trên kiến thức đ nắm bắt đợc có thể tìm tòi, sáng tạo ra kiến thức mới ở mức độ cao hơn. Tính đặc trng của kiến thức Địa lý là tính không gian rộng lớn, các quá trình diễn ra lâu dài nên rất phong phú và phức tạp, với phơng pháp xây dựng mô - đun bài tập thực hành ngời dạy có thể khai thác các phơng tiện để hình thành kiến thức mới. 2. Thực trạng dạy thực hành môn học Địa lý trong nhà trờng Về mặt nhận thức, đa số giáo viên đều đánh giá cao việc tiến hành nghiêm túc các bài thực hành theo kế hoạch dạy học theo chơng trình sách giáo khoa. Với Địa lý lớp 10 mới, nội dung và mức độ khó của bài thực hành cao hơn, đòi hỏi phải đầu t công sức và kỹ thuật nhiều hơn. Trớc đây, việc giảng dạy bộ môn Địa lý trong nhà trờng đặc biệt là ở miền núi nội dung còn nghèo nàn, phơng pháp lạc hậu, học sinh không hứng thú học tập. Phần các bài thực hành thờng tiến hành đơn điệu cứng nhắc, hiệu quả cha cao. Đặc điểm của học sinh: Các trờng miền núi chủ yếu là con em dân tộc, còn hạn chế về t duy trừu tợng khái quát và yếu về các môn tự nhiên, kiến thức x hội nghèo nàn. Thời gian tự học cha nhiều, giao tiếp còn hạn chế, thiếu tự tin, khả năng t duy trừu tợng khái quát còn yếu. Về đội ngũ giáo viên, đào tạo đạt yêu cầu nhng trong giảng dạy cha thờng xuyên cập nhật phơng pháp dạy học phù hợp với xu thế phát triển của x hội. Đa số giáo viên có sử dụng nhiều biện pháp trong dạy học, tuy nhiên còn mang nặng phơng pháp truyền thống, các Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3 ( 47 ) Tp 1 / Năm 2008 148 phơng pháp sử dụng kỹ thuật hiện đại, khảo sát thực tế, cách thu thập xử lý thông tin gần nh không có. Các dạng bài thực hành Địa lý đ đợc đa vào chơng trình giảng dạy nhng hiệu quả cha cao. Đối với bài tập thực hành trên lớp thờng đợc coi là phần khó dạy hơn các bài lý thuyết. Mỗi bài tập thực hành có nội dung và mục tiêu nhất định đòi hỏi học sinh phải đạt đợc, giáo viên thờng ngại dạy bài tập thực hành Địa lý bởi phải đầu t nhiều hơn từ giáo án đến đồ dùng và tổ chức buổi thực hành trên lớp. Đối với trò thờng cho là giờ học phụ nên lời chuẩn bị thực hành,vì vậy việc dạy và học còn nhiều bất cập đặc biệt là với những trờng thiếu về cơ sở vật chất và học sinh nhận thức chậm. Đổi mới phơng pháp dạy và học bài tập thực hành Địa lý, hình thành những kỹ năng cần thiết là cơ sở cho việc học tập tốt hơn ở các lớp sau nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. Hiện nay, cơ sở dạy và học của các trờng PTTH đ đợc nâng lên đáng kể. Hầu hết các trờng đều có phòng học vi tính, một số phơng tiện nghe nhìn nh máy chiếu, các phần mềm dạy học có sự trợ giúp của phơng tiện máy tính Phơng pháp dạy học bài tập thực hành Địa lý có hớng dẫn theo mô - đun là một trong những giải pháp cơ bản lâu dài nâng cao khả năng tự học phát triển t duy sáng tạo của học sinh. Vấn đề đặt ra là phải chuẩn bị cho học sinh và giáo viên biết vận dụng các phơng pháp mới trong dạy thực hành, trong đó có ứng dụng phơng pháp mô - đun trong việc dạy các bài thực hành. 3. Mô-đun hoá trong dạy học và các phơng pháp dạy theo mô - đun 3.1. Khái niệm về mô - đun Mô - đun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tơng đối của một hệ thống phức tạp có cấu trúc tổng thể đợc chế tạo thể thức tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá các thông số xác định, là một đơn vị trọn vẹn về chuyên môn. Kỹ thuật mô - đun với u thế nổi trội là có thể chế tạo hàng loạt để dùng chung lắp sẵn các tổ hợp kỹ thuật khác nhau đ tạo ra những bớc nhảy vọt về năng suất, chất lợng hiệu quả tối u trong nền sản xuất vật chất x hội. 3.2. Mô - đun trong dạy học Mô - đun dạy học là: Một đơn vị, một bộ phận của nội dung chơng trình dạy học đợc tổ chức theo một nhiệm vụ hoặc một chủ đề nhất định. Mô-đun dạy học là một đơn vị kiến thức tơng đối độc lập đợc cấu trúc đặc biệt nhằm phục vụ cho ngời học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phơng pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả gắn bó chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể. Những đặc trng cơ bản của mô - đun dạy học - Tính trọn vẹn: Mỗi mô - đun dạy học mang một chủ đề là cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, phơng pháp và quy trình thực hiện không phụ thuộc vào nội dung đ có và sẽ có. - Tính cá biệt: Chơng trình của một mô - đun phải có tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi, bổ sung thích hợp với từng đối tợng học tập. Mô - đun chứa đựng nhiều con đờng lĩnh hội theo những cách khác nhau để cùng chiếm lĩnh nội dung dạy học, đảm bảo cho ngời học tiến theo Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3 ( 47 ) Tp 1 / Năm 2008 149 những nhịp điệu riêng lẻ để đi đến mục tiêu. Học theo mô - đun là ngời học có khả năng ứng dụng những điều đ học sau một mô - đun vào điều kiện hoàn cảnh thực tế khác nhau. - Tính phát triển: Mô - đun phải có khả năng liên kết với các mô - đun khác sao cho phù hợp với mục đích đào tạo. - Tính tích hợp: Mỗi mô - đun cần có khả năng tích hợp giữa lý thuyết với thực hành cũng nh giữa các yếu tố của quá trình dạy học. Quy trình thực hiện một mô - đun đợc đánh giá thờng xuyên bằng hệ thống câu hỏi dới dạng test giúp ngời học tự kiểm tra đánh giá để phân hoá con đờng lĩnh hội tiếp theo. Dạy học theo mô - đun là những chơng trình dạy học đợc xây dựng chủ yếu dựa trên phơng pháp tiếp cận phát triển. Với những đặc trng trên mô - đun dạy học có chức năng quan trọng trong việc tổ chức quá trình dạy học. Mỗi mô - đun dạy học là một phơng tiện tự học hiệu nghiệm bởi nó tơng ứng với một chủ đề dạy học xác định, lại đợc phân chia thành từng phần nhỏ với những mục tiêu chuyên biệt và các test đánh giá tơng ứng. Sau khi hoàn thành tiểu mô - đun này ngời học tiến tới tiểu mô - đun tiếp theo và từng bớc hoàn thành nhiệm vụ học tập. Do tính độc lập tơng đối về nội dung dạy học có thể lắp ghép và tháo gỡ các mô - đun để xây dựng những chơng trình dạy học đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu dạy học theo kiểu phân hoá. Nhờ khả năng lắp ghép của các mô - đun mà ngời học có thể tự thiết kế chơng trình học tập cho riêng mình theo năng lực cá nhân đồng thời ngời học có thể tháo gỡ các mô - đun đ tích luỹ phù hợp và lắp ghép các mô - đun mới để đạt mục tiêu học tập. Mô - đun dạy học có thể dùng chung và lắp lẫn trong nhiều ngành học. Tính lắp ghép và tính tự học của mô - đun có quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ có tính tự học thì mới sản sinh ra khả năng và yêu cầu lắp ghép, tính lắp ghép lại đặt ra yêu cầu về tính tự học của mô - đun. Mô - đun dạy học ra đời cho phép mỗi ngời thiết kế đợc hệ thống chơng trình dạy học đa dạng về phơng pháp, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao đem lại những bớc phát triển nhảy vọt về chất lợng và hiệu quả đào tạo đặc biệt đối với bài tập thực hành. 3.3. Phơng pháp dạy bài tập thực hành Địa lý theo mô - đun Bài tập thực hành Địa lý đợc lồng ghép, tích hợp trong các bài lý thuyết có thể là bài tập nhận thức hoặc bài tập rèn luyện kỹ năng. Vì vậy, yêu cầu thời gian dành cho việc hoàn thiện bài tập thực hành trên lớp cũng nh ở nhà cần đợc sắp xếp hợp lý dới sự hớng dẫn của giáo viên. Khác với các bài dạy lý thuyết, bài tập thực hành Địa lý ngời học phải độc lập chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập của riêng mình đối với từng bài tập thực hành. Đòi hỏi ngời học phải tự học là chính đồng thời phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình. Để học sinh học tập chủ động trong giảng dạy cần chú ý tạo nên động cơ học tập, tăng cờng kiểm tra, đánh giá thờng xuyên đối với cả bài học lý thuyết cũng nh thực hành. Cần tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ vận dụng những kỹ năng, kỹ xảo trong từng bài tập thực hành. Cho học sinh phản hồi kịp thời để học sinh biết kết quả bài thực hành họ đ làm đúng hay còn sai ở phần nào, biết tự điều khiển quá trình học tập của mình. Trong quá trình hớng dẫn bài thực hành cần theo dõi thờng xuyên công việc học tập của học sinh trên cả lĩnh vực tri thức, kỹ năng, thảo luận trao đổi. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3 ( 47 ) Tp 1 / Năm 2008 150 Đối với bài tập thực hành, học sinh thờng tự học là chính nên tăng cờng khuyến khích sáng kiến, định hớng tìm tòi. Trong giảng dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phơng pháp, linh hoạt với từng đối tựơng học sinh; tăng cờng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; tăng cờng kiểm tra và tự kiểm tra trong dạy bài tập thực hành Địa lý (kiểm tra trớc khi thực hành, trong quá trình thực hành và kết quả thực hành), đây là khâu then chốt, đánh giá học sinh phải có kế hoạch chu đáo, đảm bảo tính khoa học chính xác khách quan. Trong giảng dạy, cần tạo mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên. Giáo viên phân phối thời gian hợp lý để mọi đề nghị cũng nh sáng kiến của học sinh đợc xem xét bình đẳng, không áp đặt giúp học sinh hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành, quan hệ ngợc của bài tập thực hành với lý thuyết. Nếu không hiểu lý thuyết, học sinh bắt buộc phải nghiên cứu tự học lại lý thuyết. Để giờ học thực hành có hiệu quả, giáo viên Địa lý cần chuẩn bị chu đáo: Kiểm tra thiết bị dạy học để đảm bảo chúng phải hoạt động tốt và có phơng án trớc để xử lý tình huống có thể xảy ra, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập. Yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội quy phòng thực hành. Học sinh cần chuẩn bị chu đáo trớc buổi thực hành, nắm vững nội dung lý thuyết của bài thực hành, mẫu báo cáo, bảng biểu và tờng trình. Thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học đợc thống nhất theo t tởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dới sự tổ chức hớng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ động tìm tòi phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức, kỹ năng thu nhận đợc. Đa số các tài liệu định hớng còn mang tính chất lý thuyết nhiều hơn là hớng dẫn thực hành. 4. Kết luận Nâng cao chất lợng dạy học môn Địa lý, đổi mới về quan niệm dạy bài tập thực hành, đầu t đặc biệt tìm ra giải pháp tối u dạy các bài thực hành Địa lý là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Nhìn chung tâm điểm của sự chú ý trớc kia dành cho phần nội dung lý thuyết, với các bài thực hành cha đợc chú trọng đúng tầm. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đợc triển khai bằng phơng pháp hớng dẫn theo mô - đun đem lại hiệu quả tích cực cho ngời học. Mô - đun bài tập thực hành Địa lý là kết nối giữa lý luận dạy học hiện đại với thực tiễn đầy sống động, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra trong thời kỳ hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo, phát huy nguồn trí tuệ tiềm ẩn của ngời học. Cần có chơng trình bồi dỡng thờng xuyên về đổi mới phơng pháp dạy học đặc biệt đối với bài tập thực hành Địa lý theo xu hớng tích cực hoá; sử dụng phơng pháp mô - đun; đầu t xây dựng phòng học bộ môn, th viện, tài liệu tham khảo, cho giáo viên và học sinh mở rộng hiểu biết. Phơng pháp mô - đun cần đợc khuyến khích áp dụng rộng ri, không chỉ với các bài thực hành mà cần đợc thiết kế cho một số bài học lý thuyết ở cả THCS và THPT Tóm tắt Phơng pháp mô-đun dạy học trở thành đối tợng nghiên cứu, ứng dụng trong dạy học hiện đại. Với phơng pháp này giáo viên có thể lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp với đặc điểm đối tợng và thực tế giảng dạy. Mô- đun dạy học ra đời cho phép mỗi ngời thiết kế đợc hệ thống chơng trình dạy học có sự đa dạng về phơng pháp, có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao, đặc biệt đối với giảng dạy hớng dẫn các bài tập thực hành nói chung, bài tập thực hành Địa lý nói riêng, đem lại sự thay đổi lớn về chất lợng và hiệu quả đào tạo. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3 ( 47 ) Tp 1 / Năm 2008 151 Summarry Module based teaching has become an important subject for study and application in modern teaching theories. Teaching has to use different methods that are appropriate for subject characterstics teaching situations, provide their students with effective learning strategies, and develop their active and creative perception. Modules of Geographycal excercises have shown much efficiency to learners. Such modules are a combination of modern teaching theory and practice. It is therefore necessary to have regular intensive training programs of innovvating teaching methodlogy especially of module based teaching approach for geographical excercises. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ GD & ĐT (2004), Dự án VIE/98/ 018, Thiết kế mẫu một số mô - đun giáo dục môi trờng dành cho các lớp tập huấn. [2]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình học tập, Nxb GD. [3]. Nguyễn Dợc, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSP HN. [4]. Phạm Văn Lâm (1993), Mô- đun hoá nội dung dạy học và quản lý học tập theo học phần thông tin Khoa học quân sự, Bộ tổng tham mu. [5]. Mai Xuân San (1997), Rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh trờng phổ thông, Nxb GD, HN. [6]. Đỗ Ngọc Tiến, Phi Công Việt (2004), Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học, Cao Đẳng môn Địa lí, Nxb GD. . với bài tập thực hành. 3.3. Phơng pháp dạy bài tập thực hành Địa lý theo mô - đun Bài tập thực hành Địa lý đợc lồng ghép, tích hợp trong các bài lý thuyết có thể là bài tập nhận thức hoặc bài. dạy thực hành, trong đó có ứng dụng phơng pháp mô - đun trong việc dạy các bài thực hành. 3. M - đun hoá trong dạy học và các phơng pháp dạy theo mô - đun 3.1. Khái niệm về mô - đun Mô - đun. kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đợc triển khai bằng phơng pháp hớng dẫn theo mô - đun đem lại hiệu quả tích cực cho ngời học. Mô - đun bài tập thực hành Địa lý là kết nối giữa lý luận dạy

Ngày đăng: 03/11/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan