Phong cách thơ Lê Anh Xuân

96 1.5K 4
Phong cách thơ Lê Anh Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHƢ DƢƠNG PHONG CÁCH THƠ LÊ ANH XUÂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Vũ Văn Sỹ Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Như Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài: Phong cách thơ Lê Anh Xuân, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Văn, trường Đại học Sư phạn – Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự giúp đỡ của PGS.TS. Vũ Văn Sỹ. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - Người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn, Khoa sau đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, 10/04/2014 Học viên Nguyễn Thị Nhƣ Dƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 14 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 14 1.1. Khái quát về phong cách 14 1.1.1 Định nghĩa phong cách 14 1.1.2. Phong cách thời đại 16 1.1.3. Phong cách tác giả 17 1.2. Thế hệ thơ chống Mỹ trong nền thơ chiến đấu. 18 1.3. Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến, từ người chiến sỹ cầm bút đến người anh hùng nghệ sĩ 23 1.3.1. Lược về tiểu sử và cuộc đời 23 1.3.2. Lược về sự nghiệp sáng tác 26 Chƣơng 2: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRẺO GIÀU CHẤT LÝ TƢỞNG - NÉT ĐẶC TRƢNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ LÊ ANH XUÂN 29 2.1. Chất trữ tình sử thi thuần phác, trong trẻo về quê hương và đất nước 29 2.1.1. Quê hương miền Nam trong kí ức 29 2.1.2. Quê hương miền Bắc, chiếc nôi của lý tưởng 35 2.1.3. Quê hương trong khói lửa chiến đấu 41 2.2. Cái nhìn lý tưởng hóa về các nhân vật trữ tình 47 2.2.1. Em gái miền Nam 47 2.2.2. Anh giải phóng quân 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3. Thiên trường ca đậm chất tình ca 54 Chƣơng 3: NÉT NỔI BẬT THI PHÁP TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN 60 3.1. Hệ thống hình ảnh, biểu tượng 60 3.1.1. Cây dừa 60 3.1.2. Dòng sông 63 3.1.3. Đất 66 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu 69 3.2.1. Ngôn ngữ 69 3.2.2. Giọng điệu 76 PHẦN KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong dàn đồng ca thế hệ trẻ của nền thơ chống Mỹ cứu nước, Lê Anh Xuân đã để lại một di sản có số lượng không lớn: 60 bài thơ, một bản trường ca và một tập văn xuôi. Nhiều bài thơ cả ngắn cả dài “còn có sự vội vàng chƣa kịp gọt rũa công phu”, nhưng đó là sản phẩm của một trái tim nhiệt huyết và có cốt cách, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Lê Anh xuân là tiếng nói của người con Bến Tre, tiếng nói của người con miền Nam anh dũng. Giọng thơ Lê Anh Xuân chân thành, trong sáng, hồn nhiên mà đằm thắm, chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, khao khát được dâng hiến tuổi trẻ cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. 1.2. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Để có một nền thơ ca đáng trân trọng và tự hào như vậy, chúng ta không thể không nhắc đến đội ngũ những cây bút trẻ đầy tài năng và đầy nhiệt huyết như Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương…. . Trong đội ngũ thế hệ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân được đánh giá là một nghệ sỹ ngôn từ đã "làm tròn sứ mệnh lịch sử với dân tộc và thời đại”. Ông ngã xuống trên chiến trường miền Nam ở tuổi đời hai mươi tám, nêu một tấm gương sáng về lòng say mê lý tưởng, về lẽ sống cao đẹp và nghĩa cử trong sáng tạo thi ca - một biểu tượng tinh thần dân tộc đã “tạc vào thế kỷ” chiến tranh và cách mạng. 1.3. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về Lê Anh Xuân đăng trên các tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí văn học, giáo trình, sách tham khảo về văn học Kế thừa sự gợi ý của những người đi trước chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Lê Anh Xuân để tiếp tục nghiên cứu đồng thời cũng là nén tâm nhang tưởng niệm một nhà thơ chiến sỹ, người anh hùng liệt sĩ đã “ngã tồn ngã huyết dĩ can nguyên” (lấy máu đào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bảo vệ non sông), dồn sức lức lên ngọn bút, để lại những tác phẩm mẫu mực cho thế hệ mai sau. 2. Lịch sử vấn đề Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân sáng tác thơ trước khi tập kết ra Bắc (1954) nhưng thơ ông chỉ thực sự được giới nghiên cứu phê bình chú ý kể từ khi có bài Nhớ mƣa quê hƣơng đoạt giải nhì, giải thưởng Tạp chí Văn nghệ 1961. Kể từ đó cho đến nay có đến hàng mấy chục công trình nghiên cứu, bài viết, giới thiệu, phê bình về con người và thơ của Lê Anh Xuân của các tác giả: Hoài Thanh, Trang Nghị, Minh Tuyền, Bảo Định Giang, Nguyễn Chí Bền, Hàn Anh Trúc, Trần Hữu Tá, Nguyễn Mạnh Thường, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Huỳnh Lý, Bích Thu Lê Lưu Oanh, Vũ Văn Sỹ, Bùi Công Hùng, Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Long, Với hai tập thơ, một bản trường ca, một truyện ngắn, Lê Anh Xuân đủ để lại trong lòng người đọc những dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ và đủ để khẳng định vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ. 2.1. Các bài viết, công trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và thơ Lê Anh Xuân Như đã nói ở trên, Lê Anh Xuân là một nhà thơ – một người chiến sỹ đã sống tuổi thanh xuân vô cùng trong sáng và đầy ý nghĩa, đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng cao đẹp: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thơ ông đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Các bài viết được đăng chủ yếu là dưới góc độ nghiên cứu văn học. Trong đó có nhiều bài được chọn lọc in chung trong một cuốn sách, một số bài được trong giáo trình văn học giai đoạn 1945 – 1975. Chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của ông như sau: Năm 1966, Diệp Minh Tuyền có bài viết đăng trên Tạp chí văn học . Bài viết nói về tình yêu quê hương trong thơ Lê Anh Xuân như sau: “không ai có cái điệu rầu rầu của ca khúc bi quan mà chỉ có âm điệu vui tƣơi của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những bài ca lạc quan cách mạng” [46, tr.99]. Bài viết này có những nhận xét tinh tế về thế giới nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân khi ông mới có tập Tiếng Gà gáy ra đời. Năm 1968, Hoài Thanh - nhà phê bình văn học hàng đầu nước ta đương thời có hai bài viết liền nhau đăng trên Tạp chí văn học số 9 và số 10/1968. từ đó, thơ Lê Anh Xuân trở nên quen thuộc hơn với độc giả và được độc giả đón nhận nhiều hơn. Ở bài viết "Tiếng gà gáy” của Ca Lê Hiến hay tâm sự của một thanh niên tập kết" đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1968 ở đoạn mở đầu Hoài Thanh đã tâm sự: “Đã từ lâu tôi có ý định viết về tập thơ này nhƣng cứ vƣớng lẽ này lẽ khác không viết đƣợc. Đến nay mới viết thật là quá muộn. Nhƣng muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết” [42, tr.38]. Có thể nói, ngay từ khi mới ra đời tập thơ Tiếng gà gáy đã đem đến cho nhà phê bình Hoài Thanh một tình cảm đặc biệt, nó khiến ông phải “muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết”. Hoài Thanh khẳng khái nhận định:“Trong số những nhà thơ trẻ của chúng ta, rõ ràng Ca Lê Hiến là một trong số những nhà thơ xuất sắc nhất”. Theo Hoài Thanh, Tiếng gà gáy báo hiệu một tâm hồn thơ tươi sáng, một dòng cảm xúc nhẹ nhàng, giản dị mà ngọt ngào, một tiếng nói trữ tình đằm thắm, thiết tha mà sâu lắng: “Những kí ức trong thơ Ca Lê Hiến luôn luôn hồn nhiên và trong sáng. Vì đó là kí ức tuổi thơ. Vì ngƣời làm thơ vẫn còn giữ nguyên đƣợc của tuổi thơ cái nhìn hồn nhiên trong sáng” [42, tr.45]. Ở bài viết thứ hai: “Thơ Lê Anh Xuân hay tấm lòng của một ngƣời thanh niên trên tiền tuyến lớn”. Trong bài viết này, Hoài Thanh giới thiệu những sáng tác của Lê Anh Xuân kể từ khi nhà thơ trở về miền Nam chiến đấu, chủ yếu tập trung ca ngợi con người miền Nam và cuộc sống mới đang diễn ra ở miền Bắc. Hoài Thanh cho rằng: “Đây là tiếng nói của một ngƣời thanh niên. Lê Anh Xuân đang ở lứa tuổi mà một ánh nhìn trong, một nụ cƣời xinh, một dáng đi mềm mại, một bàn chân đẹp, một làn hƣơng đều có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thể gây xao xuyến sâu ắc trong lòng”. Theo Hoài Thanh, tập Hoa dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi vẫn tiếp nối mạch cảm xúc trữ tình và cái nhìn có chiều sâu lịch sử từ tập thơ Tiếng gà gáy. Nhưng khi đã trực tiếp đối mặt với khói lửa chiến tranh cộng hưởng với vốn sống thực tế đã dày dặn lên theo năm tháng, tâm hồn thơ của Lê Anh Xuân trở nên kiên định, trong trẻo, và đầy nhiệt huyết. Hoài Thanh cho rằng thơ Lê Anh Xuân viết ở chiến trường có độ say tình yêu và say lý tưởng: “lý tƣởng đó là niềm say mê lớn nhất của đời anh”, Say mê không có nghĩa là cuồng nhiệt và ồn ào đến độ làm cho chất thơ trở nên trống rỗng, thiếu thực tế mà ngược lại nó tạo nên chất trữ tình đằm thắm, ngọt ngào sâu lắng [41, tr.277]. Trong bài phê bình Thơ Lê Anh Xuân với tập thơ "Hoa Dừa” và trƣờng ca "Nguyễn Văn Trỗi” nhà văn Trang Nghị cho rằng: “Âm điệu phấn khởi, trong sáng vang lên trong từng câu, từng chữ của Lê Anh Xuân. Tình yêu quê hƣơng tha thiết đến đau nhói, tính dân tộc đậm đà, chất trữ tình đằm thắm nổi lên trong suốt tập Hoa dừa” [9, tr49,50]. Đặc biệt nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra chất giọng sở trường của Lê Anh Xuân: “Anh thích nói bằng một giọng điệu trầm trầm, nhẹ nhàng những vấn đề to lớn, sôi sục của thực tế chiến đấu và sản xuất của đồng bào miền Nam. Và cái ngôn ngữ ấy, cái giọng điệu ấy có lẽ thích hợp, sở trƣờng đối với anh hơn”[9, tr.50]. Đến cuối bài viết nhà văn đưa ra nhưng nhận xét: "Còn có sự vội vàng chƣa kịp gọt rũa công phu, còn thiếu cái nhiều mặt của đề tài, chiều sâu của suy tƣởng, nhƣng cái dồi dào nhất của tập thơ là tấm lòng của anh đối với quê hƣơng đang chiến đấu, tâm hồn của anh với lý tƣởng cách mạng mà anh tin yêu, là sự say mê của anh đối với thơ ca ngày đêm anh miệt mài sáng tạo. Những cái đó đã tạo thành chất thơ trữ tình thắm thiết của anh” [9, tr. 52]. Trong Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1976, Phạm Văn Sỹ có dành hẳn chương mười ba viết về thơ Lê Anh Xuân và tập Hoa Dừa: “Nổi bật trƣớc tiên trong Hoa dừa là tình cảm của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tác giả đối với đất mẹ quê hƣơng. Đây là thứ tình cảm nồng nhiệt, vồ vập của đứa con đi xa lâu mới trở về. Nhà thơ đi chân đất, cho chân mình ngập trong bùn đất, bƣớc trên những trồi non nhọn sắc mới mọc sau trận na – pan để sống cái cảm giác trực tiếp gắn bó với đất, để nghe hơi thở ấm áp của đất, nghe thấm vào mình sự sống của đất mẹ quê hƣơng” [33]. Với bài “Thơ Lê Anh Xuân”, in trong Giáo trình văn học Việt Nam tháng 10/1977, Huỳnh Lý đã có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân trƣớc hết là thơ ca ngợi không dè dặt cuộc sống chiến đấu và lao động ở hai miền Nam Bắc, thơ anh cũng là thơ mang tình yêu quê hƣơng thắm thiết, thơ của những tình cảm tƣơi mát, hồn nhiên, trong sáng”. Huỳnh Lý còn nói về nghệ thuật thơ của Lê Anh Xuân như sau: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tƣơi trẻ, trong sáng”; “Phải nói rằng, các chức năng của thơ – của văn nghệ nói chung – Lê Anh Xuân đều đạt đƣợc ở mức khá cao, riêng có chức năng thẩm mĩ thì chƣa đƣợc nâng lên ngang hàng với giáo dục và nhận thức”. Trong tuyển tập Thơ Lê Anh Xuân (NXB văn học, H.1981) ở Lời giới thiệu NXB Văn học đã viết: "Ngay từ những bài thơ đầu tiên ngƣời ta đã nhận ra một phong cách riêng: chân thành, hồn nhiên mà trữ tình, đằm thắm, giản dị, trong sáng nhƣng không kém phần tinh tế sâu lắng”. Bích Thu với bài Lê Anh Xuân in trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1984, đã phân tích khá cụ thể về nội dung và nghệ thuật theo trình tự từ tập Tiếng gà gáy đến Hoa dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi. Theo Bích Thu: “Tình yêu quê hƣơng đƣợc Lê Anh Xuân thể hiện qua cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế” và “Tình yêu quê hƣơng và lòng khao khát đƣợc trở về là giai điệu nổi bật tạo nên chất trữ tình trong sáng, trẻ trung trong thơ Lê Anh Xuân”. Đến tập Hoa Dừa: “Nguồn mạch quê hƣơng đƣợc khơi dậy trong Tiếng gà gáy đến đây càng chảy xiết hơn, mạnh [...]... Có đâu nhƣ ở miền Nam, thơ in chung, NXB Thanh niên, 1968 - Nguyễn Văn Trỗi, trường ca, 1969 - Chào anh giải phóng quân, tập thơ, in chung, NXB Quân đội nhân dân, 1972 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thơ Lê Anh Xuân, tuyển thơ, 1981 - Thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân) , tuyển thơ, 1993 - Nhịp chày ba, thơ, tủ sách tác phẩm đầu tay, 1998 - Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân toàn tập, NXB Văn... phong cách nghệ thuật Lê Anh Xuân Chương 3: Nét nổi bật thi pháp trong thơ Lê Anh Xuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 1.1 Khái quát về phong cách 1.1.1 Định nghĩa phong cách Trong đời sống, cụm từ phong cách được hiểu là những nét riêng biệt, cách nhìn nhận riêng,... như phong cách sống, phong cách làm việc, phong cách thời trang… Khi nghiên cứu khả năng biểu hiện của ngôn ngữ trong những nhu cầu giao tiếp khác nhau, các nhà ngôn ngữ học phân biệt các phong cách chức năng ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ báo chí,… Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khái niệm phong cách. .. Thị Xuân Lan (em gái của nhà văn Anh Đức), một cái tên quen thuộc được nhắc đến nhiều trong nhật ký, góp phần tạo nguồn cảm hứng thơ và hình thành lên bút danh Lê Anh Xuân Cuối năm 1952, Lê Anh Xuân vào làm việc tại nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ Tại đây, Lê Anh Xuân vừa tiếp tục học văn hóa vừa làm công nhân xếp chữ Đây cũng là thời điểm ông bắt đầu tập làm thơ Lúc này Lê Anh Xuân. .. Mạnh chủ biên cũng đã có bài viết của tác giả Lê Quang Hưng về Lê Anh Xuân và thơ Lê Anh Xuân Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản cũng như nội dung và nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân Lê Quang Hưng viết: " Thơ Lê Anh Xuân là tiếng ca trong trẻo, mê say của một tâm hồn hồ hởi tha thiết tin yêu trƣớc cuộc đời Tiếng thơ ấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/... thơ trẻ Lê Anh Xuân [9, tr.9] Xuân trong Rừng xuân không có cành đào thắm, không có chậu quất vàng, không có bánh trưng xanh, lại càng không có sự xum họp ấm cúng trong ngày Tết như nó vẫn diễn ra trong không khí xuân của bao gia đình Việt Nam bởi vì nhà thơ của chúng ta đang ở trên đường ra tiền tuyến nhưng vẻ đẹp trong bài thơ đã tôn lên vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân: “Bài thơ. .. hình tượng trữ tình và các phương tiện biểu cảm ngôn từ trong các sáng tác thơ của Lê Anh Xuân Đó là những yếu tố thể hiện phong cách của tác giả 4 Nhiệm vụ của Luận văn Về mặt lý luận, nhận thức được sự thống nhất và sự cụ thể hóa phong cách tác giả và phong cách thời đại Cụ thể hóa những nét đặc trưng phong cách thơ Lê Anh Xuân ở hệ thống cảm xúc, hệ thống hình tượng trữ tình và hệ thống ngôn ngữ... nhà thơ Lê Anh Xuân Nhà thơ Hoài Anh khi viết về cuộc đời Ca Lê Hiến đã có những nhận xét chính xác: “Sống học sử chết đi vào sử” Cuộc đời của Lê Anh Xuân đã trở thành một tấm gương cao đẹp về nhà thơ – chiến sỹ, về ý thức trách nhiệm của người cầm bút 1.3.2 Lƣợc về sự nghiệp sáng tác Theo một số tài liệu nghiên cứu thì Lê Anh Xuân bắt đầu sáng tác thơ từ khi còn nhỏ tuổi: “Mới 12, 13 tuổi nhƣng anh. .. tác phẩm của Lê Anh Xuân sống mãi với thời gian Khi đọc “bài thơ xuân nho nhỏ” của nhà thơ Lê Anh Xuân, bài thơ với tựa đề “Rừng xuân đã tạo cho tác giả Hải Hà những xúc cảm rất riêng Vẫn là chất thơ trong sáng, hồn nhiên, chân thật nhưng ở bài thơ này có thêm chất đằm thắm, dịu dàng của hương sắc núi rừng Theo Hải Hà, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà phía sau bức tranh ấy đã xuất... những hình ảnh đã cũ vào thơ Lê Anh Xuân vẫn rung động lòng ngƣời đọc Ấy là vì anh đƣa vào đó tất cả sự chân thành của tuổi trẻ, tất cả sự xúc cảm thật sự của nhà thơ [21, tr.23] và “Bài thơ Trở về quê nội cũng nhƣ các sáng tác của Lê Anh Xuân nói chung có những đoạn thật sáng tạo”[21, tr.24] Có thể nói thơ Lê Anh Xuân dành được nhiều tình cảm từ người đọc và có đời sống phong phú chính là nhờ những . VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 14 1.1. Khái quát về phong cách 14 1.1.1 Định nghĩa phong cách 14 1.1.2. Phong cách thời đại 16 1.1.3. Phong. Thơ Lê Anh Xuân , in trong Giáo trình văn học Việt Nam tháng 10/1977, Huỳnh Lý đã có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân: Thơ Lê Anh Xuân trƣớc hết là thơ. Lê Quang Hưng về Lê Anh Xuân và thơ Lê Anh Xuân. Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản cũng như nội dung và nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân. Lê

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan