Bài giảng thương mại quốc tế

74 482 1
Bài giảng thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 Phần 1 Khái quát chung về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế được đánh giá thông qua việc coi các thông số như cán cân thương mại quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu là một trong những thước đo tốc độ, chất lượng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Không những thế, TMQt còn mở ra các cơ hội cho các nước đang phát triển, kém phát triển, do vậy ngày càng có nhiều nước gia nhập mạnh mẽ các hiệp hội, tổ chức thương mại tự do, ký kết các hiệp định song phương và đa phương để tận dụng những lợi thế mà TMQT mang lại. - Lý do phải có thương mại quốc tế : Ngày nay, các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và hoạt động văn hoá, khoa học kỹ thuật của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khi hậu, môi trường, trình độ khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên… ( Sự phân bổ nguồn lực khác nhau giữa các quốc gia) đã làm cho lợi thế so sánh giữa các quốc gia không thể bằng nhau, quốc gia này có những lợi thế trong việc sản xuất một số loại hàng hoá này nhưng lại bất lợi trong việc sản xuất hàng hoá khác và ngược lại. Từ đó dẫn đến việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có thế mạnh để phát triển. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống kinh tế, xã hội, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú, khiến cho các quốc gia không có khả năng tự đáp ứng đủ nhu cầu nước mình.Vì vậy, để tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia sẽ phải tiến hành trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi thế với các nước khác. - Lợi ích của thương mại quốc tế ( xét trên bình diện quốc gia) NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 +Dẫn tới sự tăng lên của những hàng hóa tiêu dùng trong nền kinh tế, cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số lượng hàng sản xuất ra. + Đa dạng hóa sản phẩm (nhằm phân tán rủi ro) + Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô; Khi các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa, dịch vụ, họ sẽ tăng quy mô sản xuất và đạt được lợi ích tăng lên từ viêc tăng quy mô. + Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh + Hợp lý hóa sản xuất, phân phối: Loại bỏ các công ty kém hiệu quả + Phong phú về sản phẩm có lợi cho người tiêu dung + Chuyển giao công nghệ - Rủi ro trong thương mại quốc tế - Rủi ro đối với hàng hóa; khi vận chuyển hàng hóa trong TMQT, các rủi ro có thể gặp phải có thể kể đến: rủi ro giao hàng muộn, đắm tàu, cướp biển, chất lượng hàng hóa…. - Rủi ro tín dụng: người mua không thanh toán hoặc người bán không giao hàng - Rủi ro hối đoái: Sự thay đổi về tỉ giá vào các thời điểm khác nhau có thể gây ra thiệt hại cho các bên. - Rủi ro do có sự khác biệt trong hệ thống luật pháp các quốc gia. - Rủi ro do có sự khác biệt trong hệ thống chính trị các quốc gia. 3. Các bên tham gia vào thương mại quốc tế: - Người nhập khẩu - Người xuất khẩu - Ngân hàng: trung gian thanh toán, tài trợ thương mại - Hãng vận tải - Công ty bảo hiểm… NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 Nhà NK Nước A NGƯỜI NK (NƯỚC A) NGƯỜI XK (NƯỚC B) NGÂN HÀNG (NƯỚC A) NGÂN HÀNG (NƯỚC B) NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 Phần 2 Hợp đồng mua bán quốc tế I. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế 1. Khái niệm Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định gọi là hàng hoá cho bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua). Bên mua có nghĩa vụ nhận tiền và trả tiền hàng. 2. Đặc điểm a. Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng) được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia b. Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên c. Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau 3. Hình thức của hợp đồng a. Bằng miệng (oral contract) b. Bằng văn bản: i. Hợp đồng được các bên trực tiếp ký kết ii. Chào hàng (offer) + chấp nhận chào hàng (offer acceptance) ( = Hợp đồng đã giao kết iii. Đặt hàng (Order) + xác nhận đặt hàng (order confirmation) ( = Hợp đồng đã giao kết Luật thương mại số 36/2005/QH10 được QH thông qua ngày 14/06/2005: “ Điều 24:Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá: 1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.” Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế: 1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. 2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 4. Hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế Căn cứ vào bộ luật dân sự 2005, các điều từ 122 đến 138 quy định về hiệu lực của giao dịch dân sự được áp dụng cho hiệu lực của hợp đồng dân sự và điều 27 luật thương mại 2005 thì một hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: - Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý - Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật - Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. 5. Nội dung của một hợp đồng mua bán quốc tế : Các điều khoản sau đây thường được đưa vào trong nội dung của một hợp đồng mua bán quốc tế: - Phần mở đầu ( preamble) - Các bên tham gia ký kết hợp đồng (bắt buộc) - Mô tả hàng hoá/ dịch vụ (bắt buộc) - Điều kiện về giá cả và thanh toán (bắt buộc) - Điều kiện về vận tải giao hàng và bảo hiểm - Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá - Chuyển giao rủi ro - Nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên đối với việc giám định hàng hoá - Bảo hành và các bảo đảm khác - Điều khoản bất khả kháng - Luật áp dụng, xử lý khiếu nại và giải quyết trranh chấp - Hiệu lực của các sửa đổi hợp đồng - Lựa chọn ngôn ngữ của hợp đồng 6. Một số mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế II. Các điều khoản và điều kiện chủ yếu của hợp đồng mua bán quốc tế 1. Mô tả hàng hoá/ dịch vụ: - Tên hàng : tên thương mại, tên thông thường, tên khoa học, có thể kèm theo địa phương sản xuất, hãng sản xuất, nhãn hiệu, vd: tiger beer, Honda airblade… - Số lượng: số lượng, trọng lượng và đơn vị tính - Phẩm chất : quy định hàng được giao phải theo đúng mẫu hàng đã trưng bày trong catalogue, hàng mẫu đã chào, hoặc theo tiêu chuẩn ( vd: export standard, TCVN140/84…). Cũng có thể cụ thể quy cách của hàng hoá (specification), vd : , mầu sắc,hình dáng, kích thước, tính năng… NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 - Bao bì, đóng gói (packing) : o Bao bì phải phù hợp với phương thức vận tải o Phù hợp với hàng hoá :loại hàng, kích cỡ… o Đáp ứng chức năng bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển o Bao bì có thể đã được tính trong giá hàng hoá hoặc trả thêm ở ngoài - Ký mã hiệu hàng hoá (marking/ shipping mark) : để nhận biêt hàng hoá, cá biệt hoá hàng hoá của từng lô hàng khác nhau. 2. Giá cả và phương thức thanh toán a. Giá cả - Đồng tiền tính giá (currency) - Mức giá, đơn giá ( unit price) - Phương pháp quy định giá : giá cố định (fixed) ( các hàng bách hoá), quy định sau ( không quy định ngay tại thời điểm ký kết mà tại thời điểm sau, vd; khi giao hàng (Xăng dầu), giá linh hoạt : là giá mà đã được xác định vào lúc ký kết nhưng có thể sửa đổi lại nếu khi giao hàng, giá cả của hàng hoá đó trong HĐ có sự chênh lệnh nhất định đối với giá thị trường (2%,5% ) (vd: nguyên liệu công nghiệp, lương thực), giá di động ( giá tính cho máy móc thiết bị sản xuất) được tính theo công thức : P 1 = P 0 (A + B + C ) Trong đó : P 1 là giá cuối cùng dùng để thanh toán P 0 là giá cơ sở quy định khi ký kết hợp đồng A,B,C : tỷ trọng của các chi phí cố định, nguyên vật liệu và nhân công b 0 ,b 1 : giá của nguyên vật liệu ở thời điểm ký kếthợp đồng và thời điểm xác định giá cuối cung c o ,c 1 : tiền lương ở thời điểm ký kếthợp đồng và thời điểm xác định giá cuối cùng - Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả: FOB, CIF, DAF… ( Incoterms 2000) - Chiết khấu, giảm giá : chiết khấu do trả tiền ngay, giảm giá thời vụ, giảm giá hàng đã qua sư dụng, giảm giá do mua với số lượng lớn… b. Thanh toán tiền hàng - Đồng tiền thanh toán - thời hạn trả tiền : + trả trước : ứng trước tiền hàng: một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng, thường là ngay khi ký hợp đồng và người bán chưa giao hàng + trả ngay : thanh toán vào lúc người xuất khẩu đặt chứng từ hàng hốa hoặc bản thân hàng hóa dướiquyền định đoạt của người nhập khẩu, + trả sau : sau khi người mua đã nhận hàng mới phải thanh toán ( tín dụng thương mại) NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 - Các phương thức trả tiền trong hợp đồng mua bán quốc tế(mode of payment) : + Chuyển tiền : Trả tiền trước(Cash in advance) gồm có :CWO (cash with oder), CBD(cash before delivery), COD(cash on delivery), CAD(cash against documents), trả tiền sau khi nhận hàng. Cách thức thanh toán: chuyển tiền qua ngân hàng :bằng hối phiếu ngân hàng ( draft transfer), T/T ( telegraphic transfer) + L/C : là cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng một khoản tiền nhất định được quy định trong L/c khi người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp đến NH phát hành. Có nhiều loại L/C : huỷ ngang/không huỷ ngang, xác nhận/không xác nhận… + Nhờ thu : nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu chứng từ. Có 3 điều khoản chủ yếu : DP ( documents against payment), DA (documents against acceptance), DO ( documents against other conditions) + Tài khoản mở (open account) - Các chứng từ làm cơ sở thanh toán: o Hối phiếu/hứa phiếu/séc/ chứng từ tài chính khác o Hoá đơn thương mại o Vận đơn o Chứng từ bảo hiểm o bảng kê đóng gói o Chứng nhận xuất xứ o Chứng nhận chất lượng/ số lượng/ trọng lượng o Kiểm định hàng hoá o Chứng nhận kiểm dịch, khử trùng 3. Điều khoản vận tải, giao hàng và bảo hiểm : - Các điều khoản về giao hàng o Thời hạn giao hàng: một ngày cố định, trong khoảng thời gian, theo định kỳ o Địa điểm giao hàng : o Thông báo giao hàng o Các điều khoản về giao hàng từng phần ( partial shipment), chuyển tải ( transshipment), đại lý giao nhận hàng hoá ( shipping agent, forwarder) - Các điều khoản về vận tải : o quy định tiêu chuẩn con tầu ( tầu có khả năng đi biển, tuổi tàu ( OAP: phụ phí tàu già), tải trọng o Quy định về bốc dỡ hàng : mức bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, điểm bắt đầu tình thời gian bốc dỡ o Quy định về thưởng ( despatch money) phạt ( demurrage) bốc dỡ, hoặc quy định chung “ bốc dỡ nhanh thường lệ”( CQD- customary quick despatch) - Phương thức vận chuyển : đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, chuyển qua đường bưu điện NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 - Các điều khoản về bảo hiểm hàng hoá : o Điều kiện và các rủi ro được bảo hiểm A,B,C, bảo hiểm chiến tranh (war risks), đình công (Strick), dân biến (civil commotion)… o Số tiền bảo hiểm o người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm o phạm vi bảo hiểm 4. Điều khoản bảo đảm: - Bảo đảm khả năng thực hịên hợp đồng của người bán : bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo đảm khả năng thanh toán của người mua : bảo lãnh thanh toán - Bảo đảm nghĩa vụ bảo hành, chất lượng sản phẩm : bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh bảo hành … 5. Các điều khoản pháp lý - Luật áp dụng: o Luật của nước xuất khẩu o Luật của nước nhập khẩu o Luật của nước thứ 3 o Công ước quốc tế - Khiếu nại: + thể thức khiếu nại : bằng văn bản, có thể kèm theo các chứng từ chứng minh sự kiện + thời hạn khiếu nại : phụ thuộc vào quan hệ giữa các bên và loại hàng, từng dạng khiếu nại ( khiếu nại về số lượng có thời hạn ngắn hơn KN về chất lượng) + quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan : # người mua: để nguyên trạng hàng hoá, lập biên bản giám định, gửi đơn khiếu nại cho người bán. # người bán: kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua, trả lời đơn khiếu nại + cách thức giải quyết khiếu nại : giao tiếp hàng thiếu, khấu trừ tiền hàng vào lô hàng sau, đổi hàng, giảm giá - Trường hợp bất khả kháng( force majeure) hoặc miễn trách đối với các bên liên quan: là những sự kiện xảy ra một cách khách quan , vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên liên quan, và không thể khắc phục được. Có các cách quy định: # Quy định các tiêu chí để xác định một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không (vd: “ if either party is prevented from, or delayed in, performing any duty under this contract by an event beyond his resonable control, then this event shall be deemed force majeure, and this party shall not considered in default and no NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 remedy, be it under this contract or otherwise, shall be available to the other party”) # Liệt kê các sự kiện (xem ví dụ về hợp đồng) # Dẫn chiếu đến văn bản của phòng thương mại quốc tế ( the force majeure (exemption)clause of International Chamber of commerce ( ICC publication No. 421) is hereby incorporated in this contract) ( Nd Vb: một bên được miễn trách nhiệm không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được rằng: * việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên đó * Bên đó không thể lường trước một cách hợp lý được trở ngại đó * Bên đó đã không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý được trở ngại đó ) - Trọng tài: sử dụng để giải quyết tranh chấp về hợp đồng mà không đưa ra toà án. thường quy định các nội dung : o Địa điểm trọng tài o Trình tự tiến hành trọng tài o Luật dùng để xét xử o Chấp hành tài quyết Vd : “ Any dispute arising in connection with the present contract will be finally settled by the Viet Nam International Arbitration Centrer/ attached to the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry/ under the rules of this Centrer” 6. Các điều khoản khác : - Giám định hàng hoá ( inspecttion): thời điểm giám định, bên chịu chi phí giám định, địa điểm tiến hành giám định, giải quyết chênh lệch giữa kết quả giám đinh với thực tế… - Lắp đặt, vận hành, chạy thử, đào tạo - Bảo hành ( warranty): phạm vi bảo hành, thời hạn bảo hành, trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - 07/2010 Phần 3 Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương I. Vận tải và giao nhận hàng hoá 1. Khái quát về vận tải hàng hoá quốc tế a. Định nghĩa Vận tải hàng hoá quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá giữa hai hay nhiều nước khác nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau b. Phân loại *) Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải người ta chia thành 3 loại - Vận tải đơn phương thức : hàng hoá được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất - Vận tải đa phương thức : hàng hoá được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất 2 phương thức vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển - Vận tải đứt đoạn: : hàng hoá được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất 2 phương thức vận tải, sử dụng ít nhất 2 chứng từ vận tải và có hai hay nhiều người chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển *) Căn cứ vào phương thức vận tải, người ta chia thành các loại: - Vận tải bằng đường biển - Vận tải bằng đường hàng không - Vận tải bằng đường sắt - Vận tải bằng đường bộ - Vận tải bằng đường thuỷ nội địa - Vận tải đa phương thức c. Phân chia trách nhiệm vận tải trong ngoại thương, liên hệ với các điều khoản của INCOTERMS 2000 Trong ngoại thương, việc chuyên chở hàng hoá từ nước người bán dang nước người mua là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi cho mỗi bên, người bán hay người mua không trực tiếp vận chuyển hàng hoá mà thuê một bên thứ 3 gọi là người chuyên chở hay người vận tải. Nghĩa vụ thuê vận tải và chịu chi phí về vận tải được quy định trong hợp đồng mua bán, được thể hiện ngắn gọn bằng các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms), trách nhiệm thuê phương tiện vận tải được phân chia giữa người mua và người bán như sau: [...]... thước của khoang máy c Các tổ chức quốc tế về hàng không i tổ chức hàng không dân dụng quốc tế: ICAO- international Civil aviation organization), được thành lập trên cơ sở công ước về hàng không dân dụng quốc tế được thông qua năm 1944 tại Chicago, mục tiêu: thiết lập những nguyên tắc và kỹ thuật của vận tải hàng không quốc tế, đẩy mạnh phát triển hàng không quốc tế một cách có hiệu quả VN là thành... liên vận quốc tế Chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận quốc tế là việc chuyên chở được tiến hành trên đường sắt của hai hay nhiều nước, ga gửi và ga đến nằm trên lãnh thổ 2 nước khác nhau và dùng chung một giấy gửi hàng thống nhất trong toàn bộ quá trình chuyên chở Hiện nay trên thế giới có 2 hệ thống vận tải đường sắt quốc tế: một ở các nước Tây âu, trung đông, bắc Mỹ theo Công ước quốc tế về vận... bộ) Công cụ vận tải bằng ôtô c Tổ chức chuyên chở hàng hoá XNK bằng ôtô - Vận chuyển hàng hoá bằng đường ôtô quốc tế đều được điều chỉnh bởi các quy định quốc gia và quốc tế Tại Việt Nam: luật giao thông đường bộ việt nam Trên phạm vi thế giới: Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hoá quốc tế bằng đường ôtô ( công ước CMR- Convention relative au contract de transportion des marchandises par route)... trong thương mại quốc tế iii Chi phí đâu tư, xây dựng tuyến đường thấp iv Giá thành vận tải đường biển rất thấp ( chi phí đầu tư thấp, tải trọng lớn, quãng đường dài, biên chế ít nên năng suất lđ cao) v nhược điểm : phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải và tốc độ thấp b Cơ sở vật chất- kỹ thuật của vận tải biển i Tàu buôn : là những tàu chở hàng hay chở hành khách vì mục đích thương mại. .. điều kiện thương mại quốc tế như FOB, CIF, CFR mà thay vào đó là FCA, CIP, CPT d Các chi phí trong vận chuyển bằng container - Cước phí : là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyên chở để vận chuyển cont từ nơi này đến nơi khác Thông thường khoản này đã được đàm phán, quy định trong hợp đồng là ai là người chịu phí thông qua việc quy định chi tiết hay sử dụng các điều kiện thương mại ( incoterm)... mức phạt là 5usd/ngày ( cont 20’) và 10usd/ngày( cont.40’) mức phạt tăng gấp đôi kể từ ngày thứ 15 Vận tải đa phương thức quốc tế a Định nghĩa và các hình thức của vận tải đa phương thức vận tải đa phương thức quốc tế( multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp quốc tế ( combined transport) là phương thức vận tải hàng hoá bằng ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một... Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức quốc tế: o Công ước LHQ về chuyên chở hàng hoá bằng vận tải đa pương thức quốc tế, 1980 ( UN convention on the international multomodal transport of goods,1980) Tuy nhiên, cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực vì chưa đủ số nước phê chuẩn o Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế ( UNCTAD/ICC rules for multimodal transport... multimodal transportB/L: vận đơn đi suốt cho Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận : dành cho các MTO đồng thời là các nhà giao nhận TÀI LIẸU TẬP HUẤN TTTM - - - NHTMCPCTVN- SỞ GIAO DỊCH - 07/2010 o COMBIDOC: loại chứng từ do BIMCO soạn thảo chủ yếu cho các VOMTO( người điều hành vận tải đa phương thức có tàu) sử dụng và đã được phòng thương mại quốc tế thông qua o Combined transport B/L hoặc bill of... chính thức là các hiệp hội giao nhận quốc gia và tv không chính thức là các công ty giao nhận riêng lẻ Hiện fiata đại diện cho trên 35000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới iv Hiệp hội các hãng hàng không châu Á- thái Bình Dương d Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế Công ước Vasava 1929: để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải hàng không quốc tế ( the convention for the unification... ănm 1980 ii Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ( IATA_ International air transport association) là tổ chức tự nguyện, phi chính trị của các hãng hàng không thuộc các nước thành viên ICAO Có nhiệm vụ giúp đỡ các hãng hàng không giải quyết các vấn đề mà tự thân các hãng khôgn giải quyếtđược: tài chính, kỹ thuật, pháp luật, điều hoà cước phí… iii Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận ( FIATA: Federation . 07/2010 Phần 1 Khái quát chung về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao. dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc. hiệp hội, tổ chức thương mại tự do, ký kết các hiệp định song phương và đa phương để tận dụng những lợi thế mà TMQT mang lại. - Lý do phải có thương mại quốc tế : Ngày nay, các quốc gia không thể

Ngày đăng: 02/11/2014, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan