Tuan 1 đến 11 và 14 L4

278 456 0
Tuan 1 đến 11 và 14  L4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

uần 1 Tiết 1: Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm. vần dễ lẫn. - Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập I Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân. Giới thiệu tác phẩm: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a, Luyện đọc HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: GV chia bài làm 4 đoạn, 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp. HS đọc phần chú thích các từ mới cuối bài. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. b, Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ( Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy Nhà Trò khóc bên tảng đá cuội) HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: ? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt (Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự phấn ) HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: ? Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? HS đọc thầm đoạn 4, trả lời: ? Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn - HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? c, Hướng dẫn đọc diễn cảm GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện, với tình cảm, thái độ của nhân vật. GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS. HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. Một vài HS thi đọc trước lớp. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? TUẦN 1 GV nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà luyện đọc. Tiết 2 Chính tả DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Làm đúng các bài tập phân biết những tiếng có âm đầu( l/n) hoặc vần (an/ang) dễ lẫn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Mở đầu GV nhắc lại một số yêu cầu về giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nề nếp học tập. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Bài học hôm nay các em sẽ nghe- viết đúng một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Hướng dẫn nghe- viết GV đọc đoạn văn cần viết một lượt, HS theo giỏi SGK. HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai( cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn ) GV căn dặn HS trước khi viết bài GV đọc bài- HS viết vào vở. GV đọc lại bài HS rà soát một lượt, chấm một số bài, GV nhận xét chung. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi và chấm chữa bài. Bài tập 1. Hai HS lên bảng điền. Bài tập 2. HS thi giải nhanh câu đố và viết nhanh. GV nhận xét khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả. Lời giải đúng: Cái bàn là; Hoa ban III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả cần ghi nhớ để lần sau không viết sai nữa. Tiết 3 Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: - Cách đọc, viết các số đến 100000. - Phân tích cấu tạo số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. a, GV viết số 83251, Yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào? b, Tương tự như trên với các số: 38001, 80201, 80001. c, Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề. ( Ví dụ 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục) d, GV cho một vài HS nêu - Các số tròn chục. - Các số tròn trăm. - Các số tròn nghìn. - Các số tròn chục nghìn 2. Thực hành GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. Chấm một số bài, chữa bài: Bài 1, 2, 3 GV cho lần lượt HS đọc kết quả, cả lớp đối chiếu với bài làm của mình, nhận xét và sửa sai. Bài 4 : Một HS trình bày cách giải: Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt. Tiết 4 Âm nhạc (GV chuyên dạy ) Tiết 1: Thể dục GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP TRÒ CHƠI " CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC" I. MỤC TIÊU: - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục. - Trò chơi" Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu HS nắn được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 1. Phần mở đầu Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. Trò chơi " Tìm người chỉ huy" 2. Phần cơ bản a, Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4. HSđứng theo đội hình hàng ngang,GVgiới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 4. b, Phổ biến nội quy yêu cầu tập luyện. Trong giờ học: áo quần thể thao, đi dày hoặc dép có quai sau, khi muốn ra vào lớp phải xin phép GV c, Biên chế luyện tập GV chia lớp làm 3 tổ, 3 tổ trưởng, một lớp trưởng. ` d, Trò chơi " Chuyền bóng tiếp sức" GV làm mẫu cách chuyền bóng và phổ biến luật chơi. Cả lớp chơi thử 2 cách chuyền bóng một số lần, khi cả lớp biết cách chơi mới cho chơi chính thức có phân thắng thua. 3. Phần kết thúc: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống lại bài. Tiết 2: Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập về: - Tính nhẩm - Tính cộng, trừ các số đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với( cho) số có một chữ số. - So sánh các số đến 100000. - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Luyện tính nhẩm GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. Hình thức tính nhẩm sau: * Hình thức: Tổ chức " chính tả toán" - GV đọc phép tính thứ nhất: Chẳng hạn " Bảy nghìn cộng hai nghìn" HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả (9000) vào vở nháp, rồi chuyển bút xuống dòng dưới, chờ tính nhẩm tiếp. - GV đọc phép tính thứ hai: Chẳng hạn" tám nghìn chia hai" HS tính nhẩm trong đầu, Ghi kết quả( 4000) vào vở nháp vào dòng thứ hai rồi chờ GV đọc tiếp. Cứ như vậy khoảng 4 đến 5 phép tính nhẩm. GV vừa đọc vừa đi các bàn kiểm tra giám sát các em. Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính, HS tự đánh giá. GV nêu nhận xét chung. 2. Thực hành GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm và chữa bài. Bài1: Sáu em nêu kết quả- cả lớp đối chiếu bài làm của mình. Bài 2: Bốn HS trung bình lên bảng đặt tính. Bài 3: Hai HS nêu kết quả. Bài4, 5: Hai HS đồng thời lên bảng điền vào bảng GV điền sẵn. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: HS nhắc lại những nội dung vừa ôn trong tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt. Tiết 3: Luyện từ và câu CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nắm được cấu tạo cơ bản( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Mở đầu: GV nói về tác dụng của tiết Luyện từ và câu mà HS đã được làm quen từ lớp 2- Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ , biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ. Tất cả đếm thầm, một HS làm mẫu( kết quả 6 tiếng) Tất cả đềm thành tiếng dòng còn lại( 8 tiếng) Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó. Tất cả HS đánh vần thầm, một HS đánh vần mẫu. Cả lớp đánh vần và ghi kết quả vào vở. Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu. Cả lớp suy nghĩ, hai HS trình bày trước lớp, GV giúp HS gọi tên các phần ấy: âm đầu, vần và thanh. Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại, rút ra nhận xét. HS làm việc cá nhân vào vở, đại diện các nhóm lên bảng trình bày GV đặt câu hỏi: Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không có đủ bộ phận như tiếng bầu? 3. Phần ghi nhớ. HS đọc phần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập. Bài tập 1: HS đọc thầm bài tập- làm bài vào vở. Mỗi bàn cử một đại diện lên bảng trình bày. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập HS suy nghĩ giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng: để nguyên là sao, bớt là oa, đó là chữ sao. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV nhận xét, khen những HS học tốt. Yêu cầu về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài. Tiết 4: Lịch sử MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết: - Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Viết Nam. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Làm việc cả lớp 1. GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. 2. HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, mà em đang sinh sống. HĐ2: Làm việc theo nhóm 1. GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảch sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó. 2. Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp. 3. GV kết luận: Một dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. HĐ3: Làm việc cả lớp 1. GV đặt vấn đề: để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó. 2. HS phát biểu. 3. GV kết luận: HĐ4: Làm việc cả lớp. GV hướng dẫn HS cách học. Mỹ thuật (GV chuyên dạy) Tiết 1: Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Luyện tính, tính giá trị của biểu thức. - Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Luyện giải toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm và chữa bài. Bài 1: GV cho HS tính nhẩm ( nêu kết quả và thống nhất trong cả lớp) Bài 2: HS tính nhẩm kết quả rồi nối với các số thích hợp. Bài 3: HS tự tính giá trị biểu thức. Cả lớp thống nhất kết quả( chú ý thứ tự thực hiện phép tính) Bài4: Một HS lên bảng trình bày bài giải Bài giải Số bạn một hàng là: 64: 4= 16 (bạn) Số bạn trong 6 hàng là: 16 x 6 = 96 ( bạn) Đáp số: 96 bạn III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: HS nhắc lại những nội dung vừa ôn trong tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt. Tiết 2: Đạo đức TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP(TIẾT 1) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Nhận thức được: - bCần phải trung thực trong học tập. - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 2. Biết trung thực trong học tập. 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 HĐ1: Xử lý tình huống 1. HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống. 2. Liệt kê các cách giải quyết của bạn Long trong tình huống. 3. GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính. 4. GV hỏi : Nếu em là bạn Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? 5. Các nhóm thảo lận. 6. Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết 7. GV kết luận: Cách giải quyết phù hợp: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. HĐ2: Làm việc cá nhân 1. GV nêu bài tập. 2. HS làm việc cá nhân. 3. HS trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau. 4. GV kết luận: Việc ( c) là trung thực trong học tập. Các việc (a,b,d) là thiếu trung thực trong học tập. HĐ3: Thảo luận nhóm 1.GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS tự chọn và đứng vào một trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành. 2. GV yêu cầu các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình. 3. Cả lớp trao đổi, bổ sung. GV kết luận: ý (b, c) là đúng; ý (a) là sai. Hoạt động nối tiếp Sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.Tự liên hệ. Tiết 3: Kể chuyện SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp với lời kể điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích hình thành sự tích hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn: kể tiếp được lời bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Tranh, ảnh về hồ Ba Bể. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1, Giới thiệu tuyện - GV kể chuyện sự tích hồ Ba Bể(2 đến 3 lần) - GV kể lần 1, HS nghe, sau đó giải nghĩa một số từ khó được chú thích sau truyện, có thể vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng. - GV kể lần 3. 3. Hướng dân HS kể chuyện , trao đổ ý nghĩa câu chuyện HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập. GV nhắc HS trước khi các em kể chuyện + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn của cô. + Kể xong cần trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. a, HS kể theo nhóm b, Thi kể trước lớp Mỗi tốp 4 em thi kể từng đoạn theo tranh Một vài tốp thi kể toàn bộ câu chuyện GV hỏi: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hố Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV nhận xét tiết học. Tiết 4: Tập đọc MẸ ỐM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng các từ và câu. - Biết đọc diễn cảm bài thơ- đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ:Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ: Hai HS nối tiếp nhau đọc Dế Mèn bênh vực kể yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ; đọc 2 -3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em, giúp các em hiểu các từ mới và khó trong bài. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. GV đọc bài thơ. b, Tìm hiểu bài. HS đọc thành tiếng, đọc thầm hai khổ thơ đầu, trả lời: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? HS đọc khổ thơ 3, trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? HS đọc thầm bài thơ, trả lời:Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? c, Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ. GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ. GV đọc diễn cảm để làm mẫu cho HS. HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp . Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp, GV theo dõi, uốn nắn. HS nhẩm HTL bài thơ, GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ HS nêu ý nghĩa của bài thơ? GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Tiết 5: Địa lý LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Học xong bài này HS biết: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ. - Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ - Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số loại bản đồ: thế giới, Việt Nam III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC 1. Bản đồ HĐ1: Làm việc cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ. - GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận :Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỷ lệ nhất định. HĐ2: Làm việc cá nhân. HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Việt Nam treo trên tường? - Đại diện trình bày trước lớp. - GV sữa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2. Một số yếu tố bản đồ. HĐ3: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu các nhóm đọc SGK , qua sát bản đồ trên bảng và trả lời theo các gợi ý sau: Tên bản đồ cho ta biết điều gì? Hoàn thiện bảng sau( VBT) Trên bản đồ người ta quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. [...]... tập thêm: GV chép bài lên bảng, HS làm bài vào vở bài tập Bài 1: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm 46 000, 47 000, ., , , 51 000 15 10 0, 15 200, , ,15 600, , 2 01 010 , 2 010 20, 2 010 ,2 010 40, , ., Bài 2: Đọc số: 81 037, 67 12 0, 900702, 456 589 Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng: 8745, 24567, 12 5 369, 247 875 HĐ4: Chấm và chữa bài GV chấm một số bài, nhận xét và đánh giá tiết học Tiết 2: Tiếng Anh GIÁO... Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn b, Hàng trăm nghìn GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn; Một trăm nghìn viết l 10 0000 c, Viết và đọc số có sáu chữ số GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn Sau đó gắn các thẻ số 10 0000; 10 000; 10 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS... đọc, viết các số đến 10 0.000 - Củng cố về phân tích số III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: H 1: * HS đọc viết các số đến 10 0.000 GV chép lên bảng, chỉ định HS đọc: VD: 12 0.3 21, 245.256, 369.358, 587.786, * GV đọc , HS viết: Mười bốn nghìn, ba trăm sáu mươi mốt Ba trăm ba mươi ba nghìn, một trăm hai mươi tư Một trăm nghìn, một trăm Chín chục nghìn, hai đơn vị HĐ2: HS phân tích cấu tạo số: 12 0.3 21, 245.256, 369.358,... đơn vị, hàng chục, hàng trăm - GV ghi số 3 21 vào cột"Số" trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào cột ghi hàng: chữ số 1 ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm GV tiến hành tương tự như vậy với với các số 654000 và 6543 211 GV lưu ý HS : Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn( từ trái sang phải) Khi viết các... 2 (SGK) Gọi hai HS lên bảng thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ GV và HS khác nhận xét, bổ sung HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ (SGK) Hoạt động5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm Trong quá trình HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, chỉ dẫn giúp đỡ thêm cho... II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 So sánh các số có nhiều chữ số GV viết lên bảng: 99578 10 0000 và yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ trống rồi giải thích vì sao lại chọn dấu 99578 GV cho HS nêu... HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số( cả các trường hợp có các chữ số 0) II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Ôn lại hàng GV cho HS ôn lại các hàng đã học; quan hệ đơn vị giữa hai hàng liền kề GV viết 825 713 , cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào: chẳng hạn chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục Cho HS đọc các số : 850203; 820004; 800007; 83 210 0; 832 010 2 Thực hành... sai Bài 1: Bốn HS đọc số Bài 2:, GV cho 1 HS đọc số Bài 3: GV ghi sẵn lên bảng Gọi hai HS thi đua nối đúng, nối nhanh Bài 4: GV cho các nhóm thi đua viết số có sáu chữ số III TỔNG KẾT GV nhận xét chung tiết học Tiết 3 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân 2 Học nghĩa một số từ và đơn... Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: - Có một âm - Có hai âm B Dạy bài mới 1 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài tập Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở bài tập Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Một HS đọc lại kết quả có số lượng từ tìm được đúng và nhiều nhất Bài tập 2 HS đọc yêu... trang trí : Màu sắc và cách pha màu - Nhận xét và đánh giá bài vẽ của học sinh II ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: - Dụng cụ học vẽ: Bút chì, màu - Vở học vẽ III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: H 1: GV nêu yêu cầu tiết học HĐ2: Học sinh tiến hành hoàn thành bài vẽ tô màu, GV bao quát và theo dõi , hướng dẫn thêm HĐ3: GV nhận xét và đánh giá bài vẽ của HS Buổi sáng Tiết 1 Toán HÀNG VÀ LỚP I MỤC TIÊU Giúp HS nhận biết được: - Lớp . kề. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn b, Hàng trăm nghìn GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn; Một trăm nghìn viết l 10 0000. c, Viết và đọc số có. tự như trên với các số: 380 01, 802 01, 800 01. c, Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề. ( Ví dụ 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục) d, GV cho một vài HS nêu - Các số tròn chục. - Các. Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10 0000 I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: - Cách đọc, viết các số đến 10 0000. - Phân tích cấu tạo số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. a,

Ngày đăng: 02/11/2014, 05:00

Mục lục

  • DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

  • DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

  • MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

  • SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

  • MẸ ỐM

  • CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

  • LUYỆN TẬP

    • Hoạt động tập thể

    • SINH HOẠT LỚP TUẦN 1

    • MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

    • TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

    • I. MỤC TIÊU:

    • YẾN- TẠ - TẤN

    • I. MỤC TIÊU:

    • MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

    • TRE VIỆT NAM

    • HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN

    • LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYÊN

    • GIÂY, THẾ KỶ

    • TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?

    • NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan