LUẬN VĂN: Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Duxã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam”

50 8.9K 58
LUẬN VĂN: Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Duxã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Lựa chọn và thực hiện đề tài “ Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến: - Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Du. - Các thầy cô giáo tại trường Tiểu học Nguyễn Du nói chung và cô giáo Ngô Thị Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A nói riêng. - Một số phụ huynh lớp 1A , trường Tiểu học Nguyễn Du. …đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Phạm Tiến Sỹ, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do kiến thức, năng lực còn hạn chế nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu xót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp Huế, ngày 5 tháng 8 năm 2014. Sinh viên: Ngô Thị Văn Thư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ Viết tắt Cán bộ quản lý CBQL Chậm phát triển trí tuệ CPTTT Giáo dục hòa nhập GDHN Học sinh HS Nhà xuất bản NXB Khuyết tật KT Trẻ khuyết tật TKT Uỷ ban nhân dân UBND PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan” Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em chính là niềm vui, là tương lai của cả thế giới.Các em cần được vui chơi, học hành, được người lớn dành cho những gì tốt đẹp nhất.Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều được hưởng những điều cơ bản đó. Ở trên trái đất này vẫn còn đó những mảnh đời cơ cực, những tâm hồn bé nhỏ cần được chở che, đặc biệt là những em khuyết tật. Đây cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những nỗi đau tật nguyền của các em không ai có thể gánh giúp. Bản thân mỗi em, bố mẹ, người thân đau xót trước những mất mát, không bình thường của con em mình; trẻ khuyết tật luôn phải sống trong sự tuyệt vọng, xem thường, khinh bỉ của mọi người, bị hạn chế trong các hoạt động xã hội, bị hạn chế trong học tập và vui chơi. Trong những năm qua, Quốc hội nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quyền của trẻ em khuyết tật như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật giáo dục, pháp lệnh người tàn tật… Đồng thời, đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua giáo dục hòa nhập và đã đạt được những thành công nhất định. Số lượng HS khuyết tật được học giáo dục hòa nhập đã tăng lên đáng kể. Qua giáo dục hòa nhập, các em cũng đã có những thay đổi tích cực về tình trạng bệnh của mình cũng như có thể học tập, sinh hoạt với các bạn không khuyết tật trong lớp. Thông qua những kết quả đạt được thì chiến lược giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật đã đề ra mục tiêu là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Giáo dục hòa nhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao không chỉ đối với gia đình có trẻ khuyết tật, với bản thân trẻ khuyết tật, mà cả những đứa trẻ bình thường và cả toàn xã hội. Khi được giáo dục hòa nhập với những bạn bình thường thì bản thân trẻ khuyết tật sẽ được nâng cao năng lực không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay mọi người có cái nhìn thoáng hơn về trẻ khuyết tật, thế nhưngvẫn tồn tại nhiều bất cập: trẻ ít có cơ hội học tập, hạn chế trong tham gia các hoạt động của trường - lớp, sự xem thường, khinh miệt của bạn bè – thầy cô – cộng đồng xã hội, sự hạn chế các thiết bị dạy học dành cho trẻ khuyết tật…. Đó là những hạn chế rất lớn cản trở việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật . Trong giáo dục, gia đình, cộng đồng và xã hội cần tạo ra sự hợp tác hoà nhập với trẻ em khuyết tật trong mọi hoạt động. Vì thế, các em phải được học ngay tại trường gần nhất, nơi các em sinh ra và lớn lên, các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng mọi công việc trong nhà trường, xã hội . Xác định rõ quan điểm“ trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người ” đồng thời cũng từng bước thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn cũng như giúp học sinh khuyết tật có cơ hội được thực hiện các quyền của mình, Phòng giáo dục Thành phố Tam KỳTỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các bên liên quan cũng như các địa phương trong Thành phố, trong đó có trường Tiểu học Nguyễn Du triển khai thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trên địa bàn.Những kết quả bước đầu cho thấy đây không phải là một hoạt động không khả thi songnó cũng cho thấy đó là vấn đề khó khăn đòi hỏi các cấp, chính quyền địa phương cần phải xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.Với mong muốn tìm hiểu về công tác giáo dục hòa nhập cũng như nhận thức, quan niệm của giáo viên, gia đình, cộng đồng….về học sinh khuyết tật nên tôi đã chọn đề tài: “ Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du-xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Giáo dục hòa nhập là phương thức chính đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật đã được khẳng định ở Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua, giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở các cấp học, bậc học từ Mầm non đến Đại học và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục hòa nhập trong trường học, trong cuộc sống hằng ngày của người khuyết tật nói riêng và trẻ khuyết tật nói chungvấn đề về giáo dục hòa nhập đã trở thành đề tài nghiên cứu, bàn luận của rất nhiều người. Với sự giúp đỡ về chuyên gia và tài chính của Tổ chức Catholic Relief Services(CRS) và cơ quan phát triển Hoa Kỳ( USAID), Bộ giáo dục và Học viện Quản lý giáo dục đã xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu “Quản lý giáo dục hòa nhập” . Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này như: - Giải pháp nào cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Nghệ An, đăng trên báo Nghệ An, ngày 30-10-2010 của tác giả Khánh Ly- Nguyễn Duy. - Tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 15-12-2010 của tác giả Thúy Quỳnh. - Để trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng, của tác giả Minh Hoàng đăng trên báo Cần Thơ ra ngày 2-6-1014… Tuy nhiên nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du, xã Tam Thanh thì từ trước đến nay không ai nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du là cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất một số biệp pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng về học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du. - Đánh giá việc thực hiện những chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật đã thực hiện tại trường trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn cũng như đưa ra các chương trình mới, cách làm mới nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập nói chung. - Điều tra, khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du. - Xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh Thành phố Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam. 5.2. Khách thể nghiên cứu - Học sinh khuyết tật tạilớp 1A ( 3 học sinh) trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh. - 3 gia đình có học sinh khuyết tật lớp 1A trường Tiểu học Nguyễn Du. - 12 giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật và cán bộ quản lý tại trường tiểu học Ngyễn Du. 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 5.3.2. Phạm vi thời gian Đề tài được nghiên cứu từ ngày15/6/2014 đến ngày 15/8/2014. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Nghiên cứu này vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu vấn đề. Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội. Các lý thuyết hành vi của xã hội học giúp chúng ta phát hiện giải thích những tương tác hành vi của con người trong cuộc sống. Do vậy, khi tìm hiểu nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật chúng ta cần phải xem xét trong mối quan hệ xã hội với các quá trình xã hội khác để tìm ra nguyên nhân cũng như những giải pháp tác động đến đối tượng này, những cản trở giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật. 6.2. Phương pháp thu thập thông tin Đểthu được kết quả chính xác, khách quan trong quá trình điều tra, khảo sát, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.2.1. Phương pháp quan sát Tại trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, tôi đã xin phép đượctham gia vào một số buổi sinh hoạt hè của lớp 1A để tiến hành quan sát quá trình học tập, vui chơi của các em tại trường học. Bên cạnh đó tôi cũng quan sát sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng của các em. Từ đó giúp tôi biết được thể chất, tâm lý, tình cảm, trí tuệ của các em. Thông qua quan sát tôi biết được sự quan tâm của thầy cô, gia đình, cộng đồng đối với trẻ khuyết tật tạo thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài của mình. 6.2.2. Phương pháp vấn đàm Là cuộc trò chuyện, mặt đối mặt trực tiếp giữa nhân viên công tác xã hội với một số học sinh khuyết tật để biết được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của trẻ. Thông qua trò chuyện với thầy cô đang dạy các trẻ khuyết tật để biết được những thuận lợi, khó khăn cũng như những định hướng trong tương lai đối với việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật. Vấn đàm tại gia để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như sự hỗ trợ từ phía gia đình đối với các em. 6.2.3. Điều tra bằng bảng hỏi Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhận thức, kiến thức, kỹ năng của Cán bộ quản lý, giáo viên cũng như đánh giá được những yếu tố khác một cách khách quan tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bảng bảng hỏi. Đồng thời sử dụng các bài kiểm tra để khảo sát thực trạng, chất lượng hòa nhập của học sinh khuyết tật tại lớp 1A. 6.3. Phương pháp tổng hợp , phân tích tài liệu Trên cơ sở thông tin tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn và phân loại các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo của trường Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ đó tổng hợp và hệ thống hóa các số liệu đã thu thập và điều tra, tiến hành phân tích để tìm ra mối tương quan giữa chúng. 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu hữu ích, góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết: lý thuyết về năng lực, lý thuyết về hành động xã hội. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Với quá trình nghiên cứu của mình về thực trạng công tác giáo dục hòa nhập tại lớp 1A tôi đã đưa ra những đánh giá, biện pháp để có thể nâng cao công tác này tại trường Tiểu học Nguyễn Du. Đối với bản thân Đợt thực tế này là chuyến đi hết sức quý báu với bản thân, tôi có thể áp dụng những lý thuyết đã học, các phương pháp ở nhà trường vào thực tế cuộc sống. Giúp tôi trao dồi thêm kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc, đặc biệt làm việc với trẻ khuyết tật. Từ đó giúp tôi có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn về trẻ khuyết tật và những khả năng của các em, giúp tôi biết được các phương pháp nhà trường áp dụng để tạo điều kiện cho các em khuyết tật hăng say, nhiệt tình trong học tập và các hoạt động xã hội. 8. Bố cục của đề tài Đề tài này ngoàiphần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, mục lục.Nội dung được chia làm 3 phần chính: Chương 1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập. Chương 2.Thực trạng giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chương 3.Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP 1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Trường Tiểu học Nguyễn Du nằm trên địa bàn thôn 2 xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trường được thành lập năm 2009 trên cơ sở tách ra từ trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh cơ sở 2 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn xã Tam Thanh cũng như để có thể tận dụng được sự đầu tư nhiều hơn từ UBND Tỉnh Quảng Nam và Sở giáo dục Tỉnh- Phòng giáo dục Thành phố Tam Kỳ khi Tam Kỳ được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. 1.1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường Sau khi được thành lập cho đến nay nhà trường đã từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất…Cho đến nay nhà trường đã có một hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học.Trường Tiểu học Nguyễn Du có diện tích khá rộng đảm bảo cho học sinh học tập và vui chơi, trường có sân bóng đá thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ và cắm trại…. Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, y tế, tin học, phòng truyền thống đội… Hệ thống các trường học tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất với số học sinh từ 25-30 em trong một lớp.Với sự phân bố học sinh này đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên nhà trường. Phòng học được trang bị đầy đủ bảng chống lóa, quạt, bóng đèn đảm bảo điều kiện ánh sáng cho học sinh học tập. Năm 2011 để phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia cấp 1nhà trường còn đầu tư hơn 40 triệu đồng để xây dựng phòng thư viện với đầy đủ sách, tranh ảnh và thiết bị khác phục vụ cho công tác dạy- học của giáo viên, học sinh nhà trường. Với sự đầu tư đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất cũng như đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảng dạy, ngày 14.5.2013 trường Tiểu học Nguyễn Du đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia cấp 1. 1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất hổ trợ giáo dục đặc biệt Có thể nói trường tiểu học Nguyễn Du là ngôi trường có khá đầy đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học của [...]... thực hiện.…vì vậy quá trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cần được quan tâm hơn nữa 2.2 Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập tại trường Tiểu học Nguyễn Du Nhằm tìm hiểu về công tác giáo dục hòa nhập tại trường Tiểu học Nguyễn Du, mà cụ thể là tìm hiểu về nhận thức, kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập của giáo viên và chất lượng hòa nhập của học sinh khuyết tật học hòa nhập tôi đã tiến hành xây... giá kết quả giáo dục hòa nhập Đánh giá để thấy được mặt tích cực mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục hòa nhập đồng thời phản ánh những hạn chế mà trẻ gặp phải từ đó có những biện pháp giúp trẻ cải thiện CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU XÃ TAM THANH THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập tại Việt Nam... ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáo dục hòa nhập là “hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”[9; 57] 1.2.3.2 Bản chất của giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, ... thức của các giáo viên dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du là khác nhau Có gần một nửa số giáo viên nhận thức chưa đúng về mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, 30% giáo viên có nhận thức đúng và 1/4 giáo viên không có ý kiến Điều này nói lên rằng, mặc dù thực hiện giáo dục hòa nhập nhiều năm nhưng cho đến nay vấn đề nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du về... trình giáo dục nhân cách cho học sinh bình thường giúp các em có tấm lòng nhân ái, bao dung + Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với giáo viên dạy hòa nhập Bảng 2.2.1.3.b Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với giáo viên dạy hòa nhập Quan điểm Đồng ý Phân vân Khi HS khuyết tật học hòa nhập giáo viên có 91.66 8.33 thêm nhiều phương pháp giáo dục mới Việc HS khuyết tật học hòa nhập làm giáo. .. trợ học hòa nhập, học sinh bình thường học hòa nhập, vai trò của gia đình trong hỗ trợ con em học hòa nhập, chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập Qua tìm hiểu thực tế tại trường Tiểu học Nguyễn Du tôi tập trung vào một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng công tác GDHN tại đây: 3.1 Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng cho giáo viên dạy giáo dục hòa nhập tại trường Người giáo. .. tác này 2.2.5 Đánh giá chất lượng của học sinh học hòa nhập tại trường Tiểu học Nguyễn Du Tiến hành khảo sát 3 em HS khuyết tật đang học hòa nhập tại lớp 1A trường Tiểu học Nguyễn Du, cả 3 em đều ở dạng tật CPTTT Về 2 môn Toán- Tiếng Việt, tôi đánh giá học lực của các em dựa theo thang điểm qui định trong việc đánh giá kết quả học tập văn hóa của học sinh Tiểu học Giỏi: 9,10 điểm- Khá: 7,8 điểm- Trung... trẻ khuyết tật đi học hoà nhập Tỉ lệ trẻ khuyết tật trong độ tuổi Tiểu học đi học đạt 67%, kết quả học tập của học sinh khuyết tật có tiến bộ đáng kể, số học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên đạt 48,5%[9;105] Những số liệu trên cho thấy có sự chuyển biến cơ bản trong vấn đề tăng cường cơ hội để trẻ khuyết tật được đến trường cũng như sự quan tâm của gia đình và nhà trường, xã hội đối với học sinh. .. pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ em đều có đủ những điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng 1.2.3.3 Các yếu tố của giáo dục hoà nhập - Giáo dục mọi đối tượng học sinh - Học sinh được học ở trường thuộc khu vực sinh sống - Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp... trẻ khuyết tật tại Agra(Ân Độ- 1998) do UNESCO tổ chức đã khẳng định xu hướng giáo dụ hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một xu thế tất yếu Tính tất yếu của GDHN cho trẻ khuyết tật được thể hiện ró qua những điểm sau: + Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đáp ứng mục tiêu giáo dục: UNESCO đã đề ra 4 mục tiêu đào tạo con người như sau: Học để làm người Học để biết Học để làm Học để cùng chung sống +Giáo dục . thực hiện đề tài. Do kiến thức, năng lực còn hạn chế nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu xót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được. dục hòa nhập” . Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này như: - Giải pháp nào cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Nghệ An, đăng trên báo Nghệ An, ngày 30-10-2010 của tác giả Khánh. thu thập được tiến hành lựa chọn và phân loại các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo của trường Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ đó tổng hợp

Ngày đăng: 01/11/2014, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan