con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của nguyễn minh châu sau năm 1975

71 664 3
con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của nguyễn minh châu sau năm 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học, nhiệt tình của cô giáo, Thạc sĩ Mai Thị Chín cùng các Thầy, Cô giáo tổ Văn học Việt Nam, sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc, của các phòng, Ban chức năng và tập thể các bạn sinh viên lớp K51- Đại học sư phạm Văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cam ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Trần Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.1 Đối tượng 6 4.2 Phạm vi nghiên cứu 6 5. Mục đích nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 7 6.1. Phương pháp khảo sát 7 6.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp 7 6.3. Phương pháp phân tích văn học 7 7. Đóng góp của khóa luận 7 8. Cấu trúc khóa luận 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9 1.1 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu 9 1.1.1 Tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu 9 1.1.2 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu 10 1.1.3 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 11 1.2 Sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam trước 1975 12 1.3 Sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam sau 1975 17 CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG CÁI NHÌN THẾ SỰ, CÁI NHÌN ĐỜI TƢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 23 2.1. Con người với những tác động của chiến tranh 24 2.2. Con người với những thói hư tật xấu 29 2.3 Con người với những tác đông của hoàn cảnh sống 40 2.3 Con người trong sự đối diện với chính mình 46 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 vì những lí do sau: 1.1 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Ông là một cây bút đầy tài năng, có trách nhiệm, luôn trăn trở trong lao động, sáng tạo. Những sáng tác của ông là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổi mới. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia thành hai giai đoạn trước năm 1975 và sau năm 1975. Về những sáng tác ở giai đoạn đầu của Nguyễn Minh Châu, ông đã thử sức mình qua các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và cũng đạt được những những bước đi chắc chắn của một cây bút trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Nhưng sự nghiệp sáng tác cuả Nguyễn Minh Châu nếu nói là đạt được những thành công lớn trên bước đường nghệ thuật thì phải kể đến những sáng tác giai đoạn sau 1975 của ông. Đó là những bước tiến mới về tư duy nghệ thuật, giúp ông trở thành cây bút tiên phong mở đường tinh anh và tài hoa sau này. Trên chặng đường ba mươi năm kháng chiến chống đế quốc xâm lược ( 1945 _ 1975), Nguyễn Minh Châu đã có mười năm tham gia trong quân ngũ với tư cách vừa là một người lính vừa là một nhà văn. Và chính mười năm đó là cái nền, cái cơ sở vững chắc làm nên phẩm chất người lính cũng như phong cách của một nhà văn trong con người Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là một nhà văn quân đội, hưởng ứng chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng, Nguyễn Minh Châu bằng tài năng và lòng nhiệt tình cách mạng đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động của cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ. Đồng thời nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều điều của đời sống xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh, được ông ghi 2 lại trong cuốn sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng tác thời hậu chiến của chính ông. Khi những gay go, quyết liệt và căng thẳng của chiến tranh đã đi qua nhường lại cho sự bình yên và chính trong những giây phút bình yên đó con người ta mới có thời gian để mà suy ngẫm lại những điều đã qua, mới thấy được cái tốt cái đẹp, mới thấy được những gì là đáng quý, đáng trân trọng cũng như những điều cần phê phán. Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ về chặng đường mà mình đã trải qua và nhận ra những hạn chế của nhiều tác phẩm văn học trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ: "Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một lớp men "trữ tình" hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực"[11,265], điều này đã làm nên sự thay đổi cách nhìn của nhà văn. Từ sau năm 1975, vẫn là một Nguyễn Minh Châu tài hoa tinh tế trong những phát hiện và phân tích nhân vật nhưng không còn bay bổng lãng mạn, hùng tráng chất sử thi một thời, mà đề cập đến những góc cạnh xù xì phức tạp của cuộc sống. Cái nhìn của nhà văn thể hiện về hiện thực càng được mở rộng và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính "đa sự, đa đoan" của nó, mang trong đó những dự cảm về những vấn đề nhân sinh xã hội. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những con người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này cũng không ngoài mục đích góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn mới nhằm hoàn thiện hơn việc tìm hiểu, khẳng định vai trò và những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học nước nhà. 1.2 Khi bị ảnh hưởng bởi một khuynh hướng hay tư tưởng nào đó thì thật khó có thể quên nó đi để tiếp nhận một luồng tư tưởng mới với những đổi thay của thời đại trong một thời gian ngắn. Bởi vì quanh quẩn đâu đó nó vẫn còn chút ám ảnh, chút dư âm đeo bám trong mỗi con người và nếu không có một định hướng cũng như một quyết tâm cao thì con người ta sẽ dễ rơi vào sự lạc lối, bế 3 tắc trước những sự thay đổi lớn lao đó. Bước ra từ nền văn học cách mạng với mục đích phục vụ kháng chiến dưới sự định hướng của Đảng, đã có không ít những nhà văn đã rơi vào sự bế tắc về cảm hứng, không thích nghi kịp với sự chuyển mình của đất nước ở thời bình. Là một nhà văn nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội, và là một người trăn trở với những vấn đề của cuộc sống, nhất là những vấn đề mà Nguyễn Minh Châu đã ghi chép lại ở cuốn sổ tay trong thời gian chiến đấu thì thời gian này Nguyễn Minh Châu có dịp để trải lòng mình, để thể hiện và chia sẻ cùng công chúng. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang nhiều ý nghĩa nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc, chính điều này đã làm nên sức sống mới của các tác phẩm. Là một sinh viên khoa văn, tôi thấy mình cần phải học tập ở nhà văn rất nhiều điều, đó là cách nhìn nhận về cuộc sống, về con người, về văn học, về những điều xảy ra xung quanh chúng ta, cũng như cách đánh giá và nhất là về quan niệm sống và lòng nhiệt huyết yêu nghề. Đó chính là lí do thứ hai và cũng là lí do quan trọng nhất để tôi quyết định làm đề tài: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. 1.3 Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người có công lớn trong sự nghiệp đổi mới văn học. Những tác phẩm của ông được đưa vào các trương trình dạy học ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên những tiết học về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu là ít vì phải dạy theo đơn vị tiến chỉ, phần lớn giảng viên hướng dẫn còn sinh viên phải tự học và tìm hiểu, nhưng việc các bạn sinh viên có thể tìm đầy đủ các tác phẩm cũng như các tài liệu về Nguyễn Minh Châu là rất khó. Nhất là trong trương trình phổ thông, các bạn học sinh chỉ được tiếp cận cái nhìn đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa mà không có điều kiện tiếp xúc cũng như học tập các tác phẩm khác để tiện cho việc so sánh và tìm hiểu những cái hay cái mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Điều này đã giới hạn phần nào sự hiểu biết của các bạn học sinh, sinh viên khi học tập, nghiên cứu về mảng đề tài này. Từ thực tiễn đó chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn nó sẽ là một tư liệu về Nguyễn Minh Châu. 4 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một người lính, vì vậy nhân vật người lính có mặt trong hầu hết sáng tác của ông. Nhưng bên người lính, có người đời, trong người lính, có người đời với vô vàn, những nghịch lí, éo le. Nguyễn Minh Châu đã nắm bắt một cách nhạy bén và nhanh nhẹn cái phần “lắt léo” của cuộc đời những năm sau chiến tranh(1975). Những năm trước 1975, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có cái nhìn lí tưởng hoá về con người, con người đẹp như những viên ngọc không tì vết. Còn sau1975 Nguyễn Minh Châu nhìn nhận về con người, về cuộc đời khác hơn. Tư duy sử thi đã nhường chỗ cho tư duy tiểu thuyết, giúp nhà văn thấy rõ những trăn trở, giằng xé trong tâm hồn và những trớ trêu của cuộc đời. Trong phạm vi của đề tài tôi xin trích dẫn một số ý kiến nhận xét, đánh giá về Nguyễn Minh Châu như sau: 2.1.1.Trong Cuộc trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu (do tuần báo Văn nghệ tổ chức tháng 6 năm 1985), Bùi Hiển cho rằng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 là: “Sự tìm tòi, khám phá về nội tâm, về tính cách về hình ảnh cuộc sống, về ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn”[8,241].Cùng chung sự đánh giá đó Tô Hoài viết: “Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý và có tầm triết lí”[8,245]. Qủa thực Tô Hoài đã có cái nhìn chính xác về các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: từ những cái rất nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi là rất nhỏ, rất đời thường. Nguyễn Minh Châu đã nêu được những vấn đề có sức ám ảnh. 2.1.2. Tác giả Võ Hồng Ngọc trong bài viết Mảnh đất tình yêu - sự tiếp nối của những câu chuyện tình đời đã chỉ ra rằng: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là sự mở đường, phát ra một lối đi mới vào cái thực tại phức tạp của đời sống, lối viết giản đơn minh hoạ một chiều không còn đáp ứng được nhu cầu nữa: “Có thể coi hai truyện ngắn trước đó “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” và nay là “Mảnh đất tình yêu” là những nhát cuốc mở đường, phát ra một lối đi mới vào cái thực tại phức tạp đầy biến động của cuộc sống hôm nay. Những tác phẩm này thể hiện những dấu hiệu nói lên sự chuyển mình của văn học ta hiện nay, khuynh hướng dân chủ hoá, nhân bản hoá 5 ý thức nghệ thuật, phá vỡ thi pháp cổ điển truyền thống đang ngăn cản văn học tiếp cận với đời sống”[8,109]. 2.1.3. Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người” đã nhận xét về cái nhìn đa chiều trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhà văn không nhìn con người bằng một cách, một chiều, đơn giản mà là cuộc sống phức tạp: “Nguyễn Minh Châu không thi vị hoá cuộc sống, không nhìn cuộc sống một chiều, dễ dài. Cuối cùng anh hiểu cuộc sống bao giờ cũng vậy có cả ánh sáng và bóng tối, có cả dương và âm, rằng bản chất con người không hoàn toàn đơn giản và mỗi bước lên của xã hội, của cuộc sống cực kì chật vật, mâu thuẫn đầy thăng trầm và nhiều khi rất đau đớn” [8,228]. Ở một đoạn khác Nguyễn Văn Hạnh nhận xét: “Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, đời người, cuộc sống lao động của con người vừa là bản anh hùng ca, vừa là một bi kịch. Nhà văn ca ngợi sự khéo léo, khôn ngoan, khí phách, nhất là đức tính kiên nhẫn kì lạ của con người trong cuộc sống nhọc nhằn đầy thử thách để tồn tại phát triển. Càng về sau, nhà văn càng quan tâm hơn đến những người xung quanh, họ hầu như không bao giờ bó tay trước khó khăn” [8,228]. 2.1.4. Hữu Thỉnh đã đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động và đổi mới nghệ thuật của ông: “Nguyễn Minh Châu là nhà văn viết rất kĩ và khá nhanh. Trong số lượng tác phẩm để lại… đọc truyện nào của ông cũng thấy loé lên cái nhìn sắc sảo, một sự đầm ấm trong tâm hồn. Nhân vật nào của ông cũng không thấy đơn giản sơ lược. Trong hành trình cuộc đời của họ dường như luôn luôn có một cuộc đấu tranh dai dẳng, phức tạp. Lối kết cấu tác phẩm và mô tả của Nguyễn Minh Châu cho thấy sự vận động đổi mới trong nghệ thuật viết văn của ông, hướng đi sâu vào thể hiện và phân tích nội tâm nhân vật …Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những nhà văn đi đầu trong cuộc đổi mới văn học ở ta”[18,107]. 2.1.5. Tôn Phương Lan đã chỉ ra sự thay đổi, sự khác nhau về giọng điệu trong sáng tác trước và sau năm 1975. Theo tác giả: “giọng điệu của Nguyễn Minh Châu trong thời kì chống Mĩ là giọng điệu trang trọng, ngợi ca bao phủ lên khắp những sáng tác đó. Giong điệu này quy định do cảm hứng của tác giả. Một phần là 6 nỗi xúc động thực sự trước những chiến công anh hùng của quân và dân ta trong kháng chiến. Một phần là tác giả muốn cổ vũ nhân dân tham gia chiến đấu” Giọng điệu có sự thay đổi cho phù hợp trong các tác phẩm sau này của Nguyễn Minh Châu: “Xuất phát từ chỗ coi con người không bao giờ phù hợp với bản thân, Nguyễn Minh Châu đã chọn chỗ đứng bình đẳng với nhân vật để cho nhân vật nói lên tiếng nói thật của mình. Thật khó phân biệt đâu là giọng điệu của tác giả, đâu là giọng điệu của các nhân vật. Cuộc đối thoại nội tâm đã mang tính chất một cuộc đối thoại với nhiều giọng điệu, khi thì mỉa mai, giễu cợt khi thì đanh thép nhưng nổi bật lên là giọng điệu khắc khoải thâm trầm của một tâm hồn bị nỗi đau tinh thần giằng xé”[8,278] Đó là những nhận xét, đánh giá rất có ý nghĩa và chính xác đầy tính thuyết phục về nhà văn Nguyễn Minh Châu. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu thực sự đã gợi ra nhiều điều lí thú, qua thời gian càng ngày càng được đông đảo độc giả quan tâm và nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tôi chọn nghiên cứu đề tài “Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975” đây là một hướng đi mới mẻ giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về một nội dung trong sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có nhiệm vụ làm sáng tỏ một cách đầy đủ hơn về con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua những truyện ngắn sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Cụ thể là con người trong hiện thực cuộc sống phức tạp thời bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là con người trong cái nhìn đời tư và cái nhìn thế sự qua những truyện ngắn sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975, cụ thể là 18 truyện ngắn. 7 5. Mục đích nghiên cứu Thực hiện nhiệm vụ này chúng tôi nhằm mục đích: - Hiểu một cách đầy đủ hơn về những đổi mới trong cách nhìn con người ở hai khía cạnh thế sự và đời tư trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau 1975. - Hiểu thêm về đóng góp và công lao của Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới văn học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Phƣơng pháp khảo sát Căn cứ vào những nguồn tư liệu có liên quan, chúng tôi tiến hành khảo sát tư liệu về vấn đề con người trong cuộc sống đời tư, thế sự và khảo sát 18 truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sáng tác sau 1975. 6.2. Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp Chúng tôi so sánh, đối chiếu một số tác phẩm văn học trong chính sáng tác của Nguyễn Minh Châu, hoặc có khi so sánh với một số tác phẩm của các nhà văn khác cũng viết về cùng vấn đề này để thấy được sự tương đồng và khác biệt của Nguyễn Minh Châu với các nhà văn khác. 6.3. Phƣơng pháp phân tích văn học Đây được coi là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất. Trên cơ sở so sánh đối chiếu từ phương pháp trên chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp những chi tiết đặc sắc về hiện thực cuộc sống và nhân cách của con người qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975. 7. Đóng góp của khóa luận Đề tài này giúp cho các bạn học sinh, sinh viên hiểu thêm những đổi mới quan niệm về con người trong hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu nói riêng cũng như của nền văn học Việt Nam nói chung để qua đó thêm trân trọng và biết ơn với những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. 8 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, khóa luận gồm hai chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. [...]... chứ Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, một trong những tác giả tiên phong thay đổi quan niệm về con người Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tình dục Con người luôn khát khao vươn tới cái chân – thiện – mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà... cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích Milan Kundra nói rằng: con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người quả là đa dạng, phong phú Vì thế nhà văn thể hiện quan niệm con người ở nhiều chiều kích khác nhau Các nhà văn chuyển hướng cách nhìn cách cảm và cách đánh giá con người được coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người Con người phải luôn tự đấu tranh, tự dò dẫm trong. .. con người với tình yêu thuỷ chung son sắt như: Hạnh (Bên đường chiến tranh),… Bên cạnh đó Nguyễn Minh Châu đã đưa người đọc đến với 23 những nhân vật vô cùng đa dạng phức tạp, những nhân vật đó được nhìn qua cái nhìn thế sự cái nhìn đời tư Mỗi con người, mỗi cuộc đời hiện lên với bao nỗi đắng cay, cơ cực, mất mát Những truyện ngắn của Nguyễn minh Châu thời này tràn ngập các truyện đời thường Nguyễn Minh. .. nào cũng đẹp”, người Hà Nội không chỉ chú trọng vật chất mà còn quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần, cái gốc rễ cội nguồn bền vững để làm nên tầm vóc một thủ đô văn minh, hiện đại Tóm lại: Việc phản ánh con người trong văn học sau 1975 ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản Con người vừa là... mối quan hệ: Con người xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con. .. về một mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Nên con người phải hi sinh những cái gì là riêng tư để hòa mình vào cái chung cao cả, vào cái trách nhiệm trọng đại của người công dân với đất nước mình 1.3 Sự thể hiện con ngƣời trong văn học Việt Nam sau 1975 Sau 1975, nhất là trong mười năm đầu sau giải phóng đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư. .. bằng tài năng và tình yêu cuộc sống, con người, cũng như bước qua chiến tranh ông càng hiểu giá trị của cuộc sống đáng quý như thế nào Vì vậy, qua bút pháp trầm tĩnh đầy chất suy tư, con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được phản ánh một cách chân thực và toàn vẹn với đầy đủ các dáng vẻ muôn màu trong cái nhìn đa chiều, trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, trong sự vận động và phát triển... con người trong tính nhân loại phổ quát Điều dễ nhận ra là trong phần lớn các tác phẩm văn học thời kì này, con người không còn là nhất phiến, đơn trị mà luôn là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan xen, chen lẫn, giao tranh ánh sáng và bóng tối, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường 22 CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG CÁI NHÌN THẾ SỰ, CÁI NHÌN ĐỜI TƢ QUA. .. tập trung vào những số phận con người trong những mảnh đời riêng đã bị chiến tranh huỷ hoại Bước ra từ chiến tranh và chứng kiến những con người phải sống trong tàn tích của chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy những cảnh đời đau khổ do chiến tranh gây ra Truyện ngắn Cỏ lau xoay quanh những biến cố trong cuộc đời của người chiến sĩ Lực Trong chiến tranh, anh đã dốc hết quãng đời tuổi trẻ của mình... theo nếp sống của họ với niềm tin ngây thơ vào chính mình Dòng đời tự nhiên trôi chảy trong cốt truyện thế sự được tác giả sắp xếp trong mối tư ng quan nhân quả để người đọc có thể nhận ra mặt trái của nó, nhận ra cội nguồn bản chất của cuộc sống từ những sự kiện bình dị, nhỏ nhặt đời thường Trong truyện ngắn Đứa ăn cắp, Nguyễn Minh Châu đã vẽ ra một đời sống sinh động đến đau lòng, hoá ra con người đôi . nghiên cứu đề tài: Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 vì những lí do sau: 1.1 Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn. trước 1975 12 1.3 Sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam sau 1975 17 CHƢƠNG 2: CON NGƢỜI TRONG CÁI NHÌN THẾ SỰ, CÁI NHÌN ĐỜI TƢ QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975. tài Con người trong cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đây là một hướng đi mới mẻ giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về một nội dung trong

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan