tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của hồ xuân hương

49 2.7K 13
tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của hồ xuân hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN! Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của ThS. Lò Bình Minh, sự quan tâm của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, thư viện nhà trường, các thầy cô bộ môn Văn học trung đại và các bạn sinh viên K51 Đại học Sư phạm Văn - Giáo Dục Công Dân. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lò Bình Minh, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Sơn La, tháng 05, năm 2014 Người viết Từ Thị Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Những đóng góp của khóa luận 8 6. Cấu trúc của khóa luận 8 CHƢƠNG 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN 9 1.1. Thơ trữ tình 9 1.2. Hồ Xuân Hương, thơ và đời 10 1.2.1. Cuộc đời và con người 10 1.2.1.1. Cuộc đời 10 1.2.1.2. Con người 14 1.2.2. Thơ ca 17 1.2.2.1. Thơ chữ Nôm 18 1.2.2.2. Thơ chữ Hán 19 1.3. Số liệu thống kê 21 Tiểu kết chƣơng 1 22 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG 24 2.1. Nội dung 24 2.1.1. Vẻ đẹp thiên nhiên giản dị, đơn sơ 24 2.1.2. Thiên nhiên sống động 29 2.1.3. Thiên nhiên gần gũi, ẩn chứa hình bóng con người 32 2.2. Nghệ thuật biểu đạt 35 2.2.1. Ngôn từ 35 2.2.2. Hình tượng nghệ thuật 41 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh thiên nhiên và con người dường như hòa quyện vào nhau. Đặc biệt trong thơ trữ tình, thiên nhiên đã trở thành một phần của cuộc sống, đối với các thi sĩ đây chính là người bạn đáng tin nhất để trút bày tâm sự. Như Nguyễn Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cảnh và người như cùng đồng điệu một cảm xúc, chung một nhịp đập và tâm trạng. Đó không chỉ là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca mà đó còn là biểu tượng của chân, thiện, mĩ. Đây là lý do để nhiều thi sĩ xưa tìm đến thiên nhiên như một người bạn tri kỉ và một trong những cách thể hiện quen thuộc đó là thông qua hình ảnh thiên nhiên nhằm mục đích biểu hiện sâu sắc kín đáo tư tưởng, tình cảm của tác giả. 1.2. Sự nghiệp thơ văn và tiểu sử nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn là đề tài nóng hổi cho các nhà nghiên cứu, vì cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về bà. Đặc biệt những vần thơ trữ tình viết về thiên nhiên của Xuân Hương có giá trị rất lớn đóng góp vào sự nghiệp thơ văn của nhà thơ. Nhưng những tác phẩm đó được các nhà nghiên cứu đề cập và tìm hiểu rất ít. Người viết khóa luận là một sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn, sau khi tốt nghiệp sẽ trực tiếp giảng dạy cho nên việc hiểu biết về giá trị hình ảnh thiên nhiên trong thơ trữ tình rất cần thiết, bởi nó giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc, gợi cảm. Qua đó mới mong có được giờ giảng sinh động, có sức truyền cảm mạnh, thể hiện được tất cả nội dung, tư tưởng, tình cảm của nhà văn nhà thơ và thu hút được hứng thú của học sinh. 1.3. Hiện nay, Chương trình Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và các trường Chuyên nghiệp có đưa tác phẩm của Hồ Xuân Hương vào giảng dạy và nghiên cứu với số tiết rất ít. Vì vậy để cảm nhận được cái hay, cái tinh tế trong những bài thơ của bà gặp không ít khó khăn. Việc tìm hiểu nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương đã có một quá trình lịch sử nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu 2 chuyên sâu và riêng biệt về hình ảnh thiên nhiên trong thơ bà. Do vậy để có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây, hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau. Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người việt Nam. Đối với mảng đề tài về thiên nhiên trong văn học trung đại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của nhiều tác giả đề cập tới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây: Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong tác phẩm văn học thời kì trung đại. Nguyễn Thiên Thụ viết: “Thi nhân thường yêu cái đẹp mà cái đẹp phong phú, gần gũi nhất ta đó là thiên nhiên. Thi nhân thường để tâm hồn đi theo dòng nước chảy và lòng thi nhân vui tươi, rộn rã khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim ca và nhìn thấy hoa nở thắm.” [11, tr.668] Trong cuốn: Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – đến hết thế kỉ XIX) của Nguyễn Lộc, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự thành công của mảng sáng tác về thiên nhiên: “Đề tài thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này và viết khá thành công, nó được nhận thức như là môi trường sống của con người, là bạn của con người, đem đến cho con người niềm vui và mĩ cảm.” [7, tr.49] Ông cũng nói nhiều về ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong văn học: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ và cái 3 trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên, các nhà nho theo quan niệm xuất xứ của Nho giáo, gặp thời thịnh thì ra làm việc phò vui giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình.” [7, tr.38] Đặc biệt thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: “Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân thưởng thức.” [5, tr.668] Trần Thanh Mại khi nghiên cứu về tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Thơ viết về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và cũng là thành công nhất trong di sản thơ của Nguyễn Trãi.” [10, tr.171] Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến cũng được nhiều nhà nghiên cứu nhận xét và đánh giá: Đặng Thị Hảo với bài viết về đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ đã khẳng định: “Thơ thiên nhiên chỉ chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ ông để lại, nhưng những cống hiến quan trọng của nhà thơ trên phương diện này đã đưa ông lên vị trí những thi sĩ - danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam. Mảng thơ phong cảnh được ông viết bằng cả hai thứ văn tự Hán Việt của ông là những sắc thái khác nhau của cùng một phong cách nghệ thuật thống nhất - phong cách Yên Đổ - góp phần vào việc khẳng định khả năng biểu hiện kì diệu của thơ thiên nhiên trước mọi vấn đề của đời sống xã hội, đời sống tinh thần, tình cảm của con người” [6, tr.258]. Tác giả bài viết còn chỉ ra sự kế thừa và phát triển của Nguyễn Khuyến khi sáng tác về mảng đề tài thiên nhiên trong thơ ca trung đại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của nhà thơ như sau: “Nhà thơ tái hiện thiên nhiên bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, bằng kiểu quan sát tinh tường, một trực giác nhạy bén trước vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên, cùng với tình yêu quê hương hồn nhiên mà sâu sắc. Dường như không phút nào nhà thơ ngừng theo dõi và tái hiện những bức tranh thiên nhiên sống động quanh 4 mình. Ông quan sát thiên nhiên, tắm mình trong thế giới muôn ngàn màu sắc đó với niềm thích thú đặc biệt.” [6, tr.260] Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, nhà nghiên cứu đã nhận định: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam.” [3, tr.25] Với công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Trần Nho Thìn cũng đi sâu vào tìm hiểu và lí giải bức tranh thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến như sau: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh thiên nhiên hàng ngày của làng quê vào thơ ông. Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chỗ thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ của nhà nho truyền thống nữa” [7, tr.568]. Có thể nói, Nguyễn Khuyến đã từ bỏ tư thế nhà nho của mình để sống hòa mình với khung cảnh làng quê nên ông mới có được những dòng thơ viết về thiên nhiên chân thực và hay đến thế. Nhìn chung mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá rất mới mẻ sâu sắc. Đây chính là nguồn tư liệu có tính chất gợi mở, định hướng về thiên nhiên trong văn học trung đại để chúng ta có thể tìm hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương. 2.2. Thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hƣơng Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương là một đề tài có rất ít các công trình nghiên cứu. Phải chăng các nhà nghiên cứu muốn tìm rõ tường tận chân dung thân thế hơn là đi sâu khai thác cái vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong thơ bà. Sau đây tôi xin đưa ra những phát hiện mới về hình ảnh thiên nhiên mà một số nhà nghiên cứu đã đề cập tới trong các công trình sau: Trong bài: Tâm lý sáng tạo trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Hữu Sơn đã đưa ra nhận xét, đánh giá khá thỏa đáng: “Với Hồ Xuân Hương hình ảnh thiên nhiên vẽ theo những quy thước ước lệ, chuẩn mực truyền thống và được 5 nhận diện ở thế cận cảnh, được đặc tả ở các chi tiết cụ thể. Trước hết nữ sĩ quan tâm tới những địa danh xác định như là những đèo, kẽm, hang, động ngay cả thiên nhiên có tính duy linh vũ trụ thuộc phạm trù “cái cao cả” cũng được kéo lại ở đời thường phong tục ”. [17, tr.31, 32] Ông Nguyễn Lộc cho rằng: “Hồ Xuân Hương không phải đem cái lăng loàn bôi nhọ cảnh đẹp đất nước mà thực tế bà có dụng ý bôi nhọ những cảnh chùa chiền góp phần làm mê hoặc con người”. [7, tr.43] Ông Đỗ Đức Hiếu trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương cùng một quan niệm với Nguyễn Lộc đã nêu rõ: “Ở đây không hề có cái “tục”, mà chỉ có cái tự nhiên, cái đẹp, sức sống của tồn tại con người. Không phải vấn đề đạo lý mà vấn đề triết lý, triết lý tự nhiên và triết lý cái đẹp”. [7, tr.42] Hay trong cuốn “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” của Lê Trí Viễn, nhà nghiên cứu Lê Hoài Nam đã nhận xét tình yêu thiên nhiên của bà chúa thơ Nôm như sau: “Xuân Hương yêu thiên nhiên và sau Xuân Hương thiên nhiên trong cái độ phát triển sung sức của nó nhưng không cứ gì thiên nhiên, tất cả những cái gì dồi dào sức sống, biểu hiện được cuộc sống là Xuân Hương đều trìu mến”. [14, tr.162] Nhà thơ Xuân Diệu với bài Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm cho rằng: “Hồ Xuân Hương đến với cảnh vật đất nước ta rất đậm đà, thắm thiết. Cái thắm thiết ấy có khi vượt quá xa cái mức thường tình. Hồ Xuân Hương là một nghệ sĩ lớn biết phun tâm hồn mình vào cảnh vật làm cho chúng sống lên ngồn ngộn!” [1, tr.478]. Nói về cách miêu tả cảnh vật, Xuân Diệu tiếp tục đưa ra nhận xét khá xác đáng: “Ngoài Xuân Hương ra, hỏi tác giả nào sờ mó rậm rạp, đã mó lam nham, đã có được mười đầu ngón tay tinh tế tiếp xúc với các mặt phẳng hay mặt gồ ghề của các vật? mà nói rộng thêm hai bàn tay của Xuân Hương sinh động biết chừng nào! hai bàn tay ấy phải khua, phải vỗ, phải đấm, phải móc, phải đâm, phải thụi”. [1, tr.480] Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Hân trong bài Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương đã đề cao cái tự nhiên trong thơ bà theo tinh thần phục hưng Châu Âu và đặt ra các vấn đề quyền tự nhiên. Ông viết: “Hồ Xuân 6 Hương coi thân thể và các bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế quyền miêu tả nó trong văn chương cũng là một quyền năng tự nhiên Bà dịch các hình ảnh thiên nhiên (hang, động, núi, non, đèo ) ra các hình ảnh “cái ấy”, “chuyện ấy”. Ở đây ý nghĩa này được áp dụng cho những ý đồ linh thiêng hóa hoặc thi vị hóa phong cảnh tức là “hạ bệ - giải thiêng” cho một loại ý niệm trừu tượng về phong cảnh hơn là cho bản thân phong cảnh”. [17, tr.335, 361] Hồ Xuân Hương không chỉ được nghiên cứu và đánh giá cao ở trong nước mà còn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người nước ngoài. Sau đây là một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu về thơ Hồ Xuân Hương: - J.RisTat - trong bài Tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp đã coi Hồ Xuân Hương là: “Một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của Châu Á. [17, tr.440] - J.Ristat còn nhận xét: “Tình yêu thân xác (trong thơ bà) là tình yêu trọn vẹn. Nó bao gồm cả tự nhiên trong đó. Tất cả đều ăm ắp những thần linh, tất cả đều xoáy về tình yêu”. [17, tr.440] Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất của một số nhà nghiên cứu về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng xem xét một cách toàn diện chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách riêng biệt và chuyên sâu về đề tài: “Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương”. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đã nêu sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý báu để chúng ta tìm hiểu đề tài một cách hợp lí và thấu đáo. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của khóa luận là tìm hiểu thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương. Đặc biệt là tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của bà. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người đã góp phần tạo nên sự thành công trong thơ của tác giả. 7 Bên cạnh đó, khóa luận này đóng góp tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương, nhất là hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong thơ của bà. Nâng cao sự hiểu biết, năng lực khám phá, cách tiếp cận và cảm thụ thơ Hồ Xuân Hương. Khóa luận nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai yêu mến, thích thú, quan tâm đến thơ Hồ Xuân Hương nói chung và các sinh viên ngành Ngữ Văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhiều hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm thơ của mình. Nhưng với khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thiên nhiên trong những bài thơ trữ tình của nhà thơ. Để qua đó góp thêm cái nhìn về giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của thiên nhiên trong các sáng tác của bà. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai nhiệm vụ đặt ra khóa luận này vận dụng các phương pháp cơ bản sau: 4.1. Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp thống kê phân loại sẽ giúp cho người làm khóa luận có kết quả cụ thể, khách quan, đảm bảo độ chính xác cao. Qua đó thấy được sự xuất hiện của các hình ảnh thiên nhiên nhiều hay ít, tỷ lệ cao hay thấp trong hệ thống thơ trữ tình của bà. Chẳng hạn khi nghiên cứu 77 bài thơ chữ Nôm có tới 17 bài viết về thiên nhiên chiếm 22.07%. Trong 38 bài thơ chữ Hán có tới 17 bài viết về thiên nhiên chiếm 44.7%. Có thể khẳng định: Đây là một phương pháp rất quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu khóa luận. Nó không chỉ giúp cho khóa luận được loogic, rõ ràng, sâu sắc mang tính khoa học và khách quan cao mà nó còn giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát, cụ thể hơn về hình ảnh thiên nhiên trong thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương. [...]... những tài liệu tham khảo tìm hiểu về thơ Hồ Xuân Hương, đặc biệt là về phong cách tác giả, về giá trị hình ảnh thiên nhiên trong thơ trữ tình của bà 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Hồ Xuân Hương và thơ trữ tình viết về thiên nhiên Chương 2: Nội dung và nghệ thuật thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương Ngoài ra khóa luận... cảm của nhà thơ để phân loại thơ Gồm có trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân Thơ trữ tình viết về thiên nhiên thuộc loại trữ tình phong cảnh Loại trữ tình này nói về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: Cây cỏ, vườn tược, núi đồi sông biển Biết nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, biết giao hòa tình cảm với thiên nhiên, con người tự mở rộng tầm nhìn, tầm sống của. .. thiên nhiên của Hồ Xuân Hương chúng tôi rút ra những nhận xét sau: Số lượng bài thơ viết về thiên nhiên với tần số tương đối cao Trong tổng số 77 bài thơ chữ Nôm có tới 17 bài viết về thiên nhiên, chiếm 22.07% Về chữ Hán có 38 tác phẩm, trong đó 17 bài viết về thiên nhiên chiếm 44.7 % Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Hương rất phong phú, đa dạng góp phần làm nên những thành công đáng kể trong thơ. .. hồn của thơ Xuân Hương Các nhịp mạnh ấy liên kết với nhau trong nhiều bài thơ tạo nên thế giới của sự sống, của thiên nhiên năng động, cái tiêu hủy và cái sinh thành Xuân Hương yêu thiên nhiên và sau Xuân Hương, thiên nhiên trong cái độ sung sức phát triển của nó Nhưng không cứ gì thiên nhiên, tất cả những cái gì dồi dào sức sống phơi phới là Xuân Hương trìu mến Thơ của Hồ Xuân Hương là thơ hành động,... bằng thơ kiểu như Hồ Xuân Hương không phải là hiếm gặp Sự nghiệp thơ văn cũng như tiểu sử con người của nhà thơ luôn là một cái gì đó bí ẩn, không rõ ràng vì thế đó cũng là lý do có nhiều giả thuyết về Hồ Xuân Hương Nhưng dù sao điều cuối cùng mà nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận là có một bà chúa thơ Nôm với danh hiệu Hồ Xuân Hương 23 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN CỦA HỒ XUÂN... 1 HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THƠ TRỮ TÌNH VIẾT VỀ THIÊN NHIÊN 1.1 Thơ trữ tình Thơ trữ tình Trữ tình là có nội dung phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh [15, tr.373] Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đưa ra khái niệm thơ trữ tình Chúng tôi theo khái niệm thơ. .. thơ trữ tình được trình bày trong từ điển thuật ngữ văn học: Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện trực tiếp Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình Là tiếng hát của tâm hồn, thơ. .. kiếp, cũng không chồng 13 đây là thời kỳ thênh thênh của Xuân Hương; nếu mà chồng con yên đủ thì trong chế độ cũ, giang sơn của người đàn bà là gia đình Nhưng Xuân Hương không được như lòng, nên phải lấy núi sông làm bạn, đi cho khuây khỏa nỗi lòng Cuộc đời Xuân Hương tạm phân ra năm giai đoạn này, gắn chặt với tác phẩm của Xuân Hương Thơ Xuân Hương là đời Xuân Hương và cả người Xuân Hương trong đó nữa... môi trường xung quanh Thế giới tâm hồn sẽ phong phú và cân bằng hơn Cảnh trí thiên nhiên cũng có thể là nơi trú ẩn của những tâm hồn tiêu cực, muốn tìm trong thiên nhiên một nơi để xa lánh xã hội Ta cần nhận ra màu sắc và ý nghĩa khác nhau của các bài thơ viết về thiên nhiên 9 1.2 Hồ Xuân Hƣơng, thơ và đời 1.2.1 Cuộc đời và con người Con người và cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn là đề tài khiến giới... Ký” của Hồ Xuân Hương do Nham Giác Phu Tốn Phong Thị viết Đây là một tài liệu quan trọng, liên quan mật thiết đến vấn đề tìm hiểu thân thế, tiểu sử Hồ Xuân Hương mà từ đó đến nay chưa một tài liệu nào có thể phủ nhận được Thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu quan tâm và có những phát hiện mới Như vậy qua đây chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng Hồ Xuân Hương sáng tác thơ . nghiên cứu Mục đích của khóa luận là tìm hiểu thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương. Đặc biệt là tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của bà. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con. tài: Tìm hiểu thơ trữ tình viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của. về thiên nhiên trong văn học trung đại để chúng ta có thể tìm hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương. 2.2. Thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan