thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng phương nam – chi nhánh hậu giang

61 434 0
thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng phương nam – chi nhánh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT CHUYÊN ĐỀ  Trong nền kinh tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh luôn coi vốn là nguồn năng lượng để duy trì sự tồn tại và phát triển, vốn quyết định nên sự sống còn của một doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế toàn cầu, nước ta đang đứng trước tình trạng nhu cầu vốn tăng vọt và cấp thiết. Nguồn cung chủ yếu là các Ngân hàng đang ra sức đẩy mạnh thực hiện chức năng tập trung nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để cung ứng cho các cá nhân, doanh nghiệp, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn cung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Vì vậy, việc đề ra những biện pháp hửu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các Ngân hàng là điều rất cần thiết cho nền kinh tế nước ta hiện nay. Trong phần nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: NHTM và những vấn đề về công tác huy động vốn tại NHTM: giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận, những vấn đề có liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng, những quy định, cách thức trong vấn đề huy động vốn đang được các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam sử dụng. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang: sẽ giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang. Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng dựa trên những số liệu trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 được Ngân hàng cung cấp. Xác định những mặt thuận lợi, khó khăn đang phải đối mặt của Ngân hàng. Đề ra phương hướng kinh doanh trong tương lai, nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang: dựa trên những vấn đề đã nghiên cứu ở Chương 1 và 2, đề xuất những giải pháp thiết thực cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang. Cuối cùng là những kiến nghị đến NHNN, Chính phủ và Ngân hàng TMCP Phương Nam nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp đã đề ra thực sự hiệu quả. Nâng cao chất lượng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung. . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHPN Ngân hàng Phương Nam VHĐ Vốn huy động GDV Giao dịch viên CBCNV Cán bộ công nhân viên VCSH Vốn chủ sở hửu GTCG Giấy tờ có giá TCTD Tổ chức tín dụng ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii DANH MỤC BIỂU BẢNG MỤC LỤC 2.2.1. Chi n l c huy ng v n c a Ngân hàng Ph ng Nam – chiế ượ độ ố ủ ươ nhánh H u Giang trong nh ng n m quaậ ữ ă 30 2.2.2. Các nhân t nh h ng t i ho t ng huy ng v n c a Ngânố ả ưở ớ ạ độ độ ố ủ hàng Ph ng Nam – chi nhánh H u Giangươ ậ 30 2.2.2.2. Nhóm nhân t ch quanố ủ 33 3.2.1. Th c hi n t t công tác phân tích th tr ng huy ng v nự ệ ố ị ườ độ ố 46 3.2.3. Xây d ng chính sách ti p c n và ch m sóc khách hàng hi u quự ế ậ ă ệ ả 48 3.2.4. Qu n lý ngu n v n theo úng ph ng pháp, m c tiêuả ồ ố đ ươ ụ 49 iv 3.2.5. ào t o nâng cao trình và nghi p v c a cán bĐ ạ độ ệ ụ ủ ộ 50 Ki n ngh i v i Chính ph và Ngân hàng Nhà n cế ị đố ớ ủ ướ 51 KẾT LUẬN 52 v PHẦN MỞ ĐẦU  CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng nông thôn, đô thị mới, hướng đến đầu tư vào các khu vực giàu tiềm năng phát triển. Tỉnh Hậu Giang là một tỉnh có diện tích nhỏ được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian không lâu, với sự lãnh đạo của các cơ quan ban ngành tỉnh, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có, cộng thêm tinh thần cần cù chịu khó, một lòng xây dựng kinh tế của người dân địa phương, tỉnh đã có những bước phát triển vượt trội. Thành phố Vị Thanh là trung tâm của tỉnh, một đô thị đẹp, nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong nước và cả nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp lớn nhỏ trong vùng ngày càng tăng cao. Nhu cầu kinh doanh phát triển kéo theo nhu cầu vốn tăng rất mạnh. Vì vậy, nguồn vốn cho vay của các Ngân hàng lúc này đóng vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại địa phương vẫn còn là một gánh nặng với các Ngân hàng trên địa bàn. Thực tế vấn đề huy động vốn trong dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của Ngân hàng lại có giới hạn. Vì thế, đối với việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh đôi lúc lại “lực bất tòng tâm”. Vấn đề này có thể khả quan hơn nếu có thể tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đây cũng là điều đã và đang được các Ngân hàng trên địa bàn quan tâm nhiều hơn. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang đã sớm triển khai các chiến lược kinh doanh nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động, để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Cùng với mục tiêu trên của Ngân hàng, nhận thấy tăng trưởng nguồn vốn huy động là một vấn đề đang rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế địa phương. Em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích tình hình thực tế, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang, từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. vi Mục tiêu cụ thể Đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Cung cấp thông tin và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Định hướng phát huy những thế mạnh và đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm phân tích rõ các vấn đề liên quan và đề xuất giải pháp có tính khả thi, em sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. Tiến hành các bước cụ thể như sau: − Sưu tầm các tài liệu và các số liệu liên quan từ ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang. − Tổng hợp các tài liệu thu thập được, xem xét tính xác đáng của chúng đối với vấn đề nghiên cứu. − Lựa chọn ra các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. − Phân tích các số liệu, kết hợp suy luận để tìm ra những thuận lợi và khó khăn của vấn đề nghiên cứu. − Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đó để tìm ra những giải pháp khả thi nhất. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang khá phong phú đa dạng. Do có sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên ở chuyên đề này em tập trung nghiên cứu về “công tác huy động vốn của ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang” để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang trong ba năm 2009, 2010, 2011. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh. vii Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Việc tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội có thể hình thành nguồn tài chính hỗ trợ rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các cá nhân doanh nghiệp, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Vấn đề nghiên cứu của đề tài có thể giúp Ngân hàng xác định rõ những thuận lợi và khó khăn. Xây dựng những chiến lược phù hợp để khai thác tốt những tiềm năng quan trọng, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế viii PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHTM Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời gắn liền với quan hệ thương mại. Trong thời kỳ cổ đại đã xuất hiện việc giao lưu thương mại giữa các lãnh địa với các loại tiền khác nhau thì nghề kinh doanh tiền tệ xuất hiện để thực hiện nghiệp vụ đổi tiền. Lúc đầu nghề kinh doanh tiền tệ do Nhà Thờ đứng ra tổ chức vì là nơi tôn nghiêm được dân chúng tin tưởng, là nơi an toàn để ký gửi tài sản và tiền bạc của mình sau đó nó phát triển ra cả 3 khu vực: các nhà thờ, tư nhân, Nhà nước với các nghiệp vụ đổi tiền, nhận gửi tiền, bảo quản tiền, cho vay và chuyển tiền. Đến thế kỷ XV, đã xuất hiện những tổ chức kinh doanh tiền tệ có những đặc trưng gần giống Ngân hàng. Đầu tiên gồm Ngân hàng Amstexdam (Hà Lan năm 1660), Hambourg (Đức năm 1619) và Bank của England (Anh năm 1694).  Các giai đoạn phát triển của ngân hàng thương mại: Từ thế kỷ XV đến nay, ngành Ngân hàng đã trải qua những bước tiến dài và góp nhiều phát minh vĩ đại vào lịch sử phát triển của loài người. Có thể chia ra các giai đoạn phát triển làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII): Hoạt động của giai đoạn này có những đặc trưng sau: + Các Ngân hàng hoạt động độc lập chưa tạo một hệ thống chịu sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. + Chức năng hoạt động của mỗi Ngân hàng giống nhau, gồm nhận ký thác của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác như đổi tiền, chuyển tiền… - Giai đoạn 2 (từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX): Mọi Ngân hàng đều phát hành giấy bạc Ngân hàng làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, vì vậy từ đầu thế kỷ XVIII nghiệp vụ này được giao cho một số Ngân hàng lớn và sau đó tập trung vào một Ngân hàng duy nhất gọi là Ngân hàng phát hành, các Ngân hàng còn lại chuyển thành NHTM. - Giai đoạn 3 (từ đầu thế kỷ XX đến nay): 1 Ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân không cho Nhà nước can thiệp thường xuyên vào các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của nền kinh tế. Các nước đã quốc hữu hóa hàng loạt các Ngân hàng phát hành từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đến năm 1933. Khái niệm Ngân hàng trung ương (NHTW) đã thay thế cho Ngân hàng phát hành với chức năng rộng hơn, ngoài nghiệp vụ phát hành và quản lý nhà nước về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Khái niệm về NHTM 1.1.2.1. Khái niệm NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó– kinh tế thị trường – thì NHTMcũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia khái niệm về Ngân hàng, tuy nhiên đa phần đều giống nhau về bản chất. Ðiều 20 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10) nước ta: NHTM là loại Ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm… cho vay và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho các đối tượng nói trên Như vậy NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. Từ đó có thể nói bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau: – NHTM là một tổ chức kinh tế – NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng 1.1.2.2. Phân loại NHTM  Dựa vào hình thức sở hửu - Ngân hàng sở hửu tư nhân: là Ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của chính họ. Loại hình này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương. Tại việt nam chưa phổ biến loại hình này. - Ngân hàng cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, vốn hoạt động do các cổ đông là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức tính dụng, các tổ chức khác và các cá nhân cùng đóng góp thông qua việc nắm giữ các cổ phiếu do Ngân hàng phát hành theo quy định của pháp luật. 2 [...]... hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang, trong thời điểm các NHTM quốc doanh luôn chi m ưu thế hơn và đã hoạt động lâu năm hơn Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang đã và đang ra sức phấn đấu ngày càng nâng cao vị thế của mình so với các Ngân hàng bạn trên địa bàn Ngày 24/11/2011, Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang chính thức di dời trụ sở Ngân hàng từ số 9, đường... Hoạt động theo quy định của nước sở tại Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là tổ chức đại diện phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài mở tại nước sở tại Hoạt động theo sự cho phép của luật pháp nước sở tại Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là Ngân hàng được thành lập bằng 100% vốn của nước ngoài và hoạt động theo luật pháp tại nước sở tại  NHTM chia theo tính chất hoạt động gồm có: Ngân hàng bán buôn: là Ngân hàng. .. khoản chi phí lớn 2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang a/ Thuận lợi Trong quá trình hoạt động Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ tận tình của ban lãnh đạo Ngân hàng và các phòng nghiệp vụ, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương giúp Ngân hàng hoàn... hợp, để tài trợ khoản cho vay Ngân hàng sẽ huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau Như vậy, phương pháp chi phí huy động vốn biên cần phải quan tâm xem xét việc Ngân hàng phải tập hợp huy động mọi nguồn vốn, tức là chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn Chi phí biên hỗn hợp này được sử dụng định giá tài sản có tăng thêm Rõ ràng là phương pháp chi phí huy động vốn biên đã xác lập một tiêu... điều kiện để Ngân hàng có cơ sở thực hiện, triển khai các kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình theo chi u hướng có lợi hơn 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Địa chỉ: 279, Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, Tp Hồ Chí Minh... trương chi nhánh Hậu Giang tại số 09 Châu Văn Liêm, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang Đến nay Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể TP Vị Thanh tuy nằm trên một diện tích không rộng lắm nhưng với con số các Ngân hàng đặt chi nhánh hoạt động tại đây đã đủ để tạo nên một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ Đây cũng là một khó khăn lớn cho Ngân hàng TMCP Phương Nam. .. thuận lợi và nhanh chóng Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang thuộc loại trung bình nhưng Ngân hàng rất chú trọng công tác huy động vốn nên hiện nay vốn hoạt động của NHPN được xếp vào loại tập trung trong nhóm các Ngân hàng đô thị Lợi thế về năng lực tài chính cho phép NHPN giữ vững và nâng cao hệ số an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng và mở... lần II • Giải thưởng “Nhân ái Việt Nam lần III Bên cạnh những bằng khen, giải thưởng Ngân hàng TMCP Phương Nam còn vinh dự nhận bằng khen của chủ tịch UBND Thành Phố trao tặng là Ngân hàng TP Vị Thanh – Hậu Giang vào năm 2004, có tên gọi là Ngân hàng Phương Nam – phòng giao dịch Vị Thanh Ngày 28/07/2010, được sự chấp thuận của NHNN về việc thành lập chi nhánh Hậu Giang, Ngân hàng TMCP Phương Nam chính... Thanh Với cơ sở hạ tầng khang trang hơn, qui mô lớn hơn, Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang hứa hẹn sẽ mang lại nhiều dịch vụ tiện ích ngân hàng với chất lượng vượt trội hơn cho các khách hàng của mình 2.1.2.1 Những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi cá nhân tổ chức thuộc các thành phần... gồm: VCSH, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của NHTM  Vốn chủ sở hửu Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hửu của chính Ngân hàng, Ngân hàng có toàn quyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai  Vốn huy động VHĐ . hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang. các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam sử dụng. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang: sẽ giới thiệu khái quát về Ngân hàng. vốn huy động là một vấn đề đang rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế địa phương. Em quyết định chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp công tác huy động vốn tại ngân hàng Phương Nam – chi nhánh

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.1. Chiến lược huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang trong những năm qua

  • 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam – chi nhánh Hậu Giang

    • 2.2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan

    • 3.2.1. Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn

    • 3.2.3. Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả

    • 3.2.4. Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu

    • 3.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ

    • Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan