phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại sacombank chi nhánh cần thơ

50 766 4
phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại sacombank chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài: Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội và thách thức. Từ một nước có nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường nên mọi sự tăng trưởng hay suy thoái của kinh tế thế giới điều tác động đến, điều đó được thể hiện khá sâu sắc trong giai đoạn năm 2009 – 2011. Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã dần được phục hồi với những dự báo khả quan. Tuy nhiên, đối với kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài thì thật sự chưa hồi phục, khi đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới. Các thị trường xuất khẩu giảm mạnh làm cho kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy giảm. Đứng trước tình thế đó, chính phủ đã đưa ra những gói kích cầu kinh tế nhằm vựt dậy nền kinh tế. Bước sang năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua “ đáy ” suy giảm, nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và đang chứng kiến sự ảnh hưởng của lạm phát. Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng gặp khó khăn. Và đến năm 2011 nền kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động bất ổn, với nền kinh tế Mỹ chưa phục hồi, Nhật Bản đang khó khăn, Hàn Quốc chưa đứng vững và Trung Quốc cũng còn lo ngại,… đã tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát đang ở mức cao, sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn, thiên tai dịch bệnh gây ra nhiều thiệt hại,… Chính những ảnh hưởng khách quan này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong xu thế chung của đất nước, Thành Phố Cần Thơ cũng không nằm ngoài những điều đó. Do đó tất yếu những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Thành Phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được ổn định và phát triển, đảm bảo có hiệu quả và hạn chế được rủi ro thì cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ ” trong giai đoạn năm 2009 – 2011 đánh giá xem hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả chưa, từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm tăng lợi nhuận chi nhánh nói riêng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Thành Phố Cần Thơ nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ để xác định những ưu, nhược điểm tồn tại ở đây, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 1 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng là tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau: • Phân tích hoạt động tín dụng: + Doanh số cho vay + Doanh số thu nợ + Dư nợ + Nợ xấu • Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng . • Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu của đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thường niên tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011. 3.2. Phương pháp phân tích số liệu: - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt hoạt động kinh doanh, tốc độ các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, chỉ tiêu nợ xấu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của sacombank chi nhánh Cần Thơ. + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian, không gian khác nhau, so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay nói cách khác so sánh bằng số tuyệt đối biểu hiện kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc. 01 yy −=∆ Với : ∆: Mức biến động của hai chỉ tiêu y 1 : Giá trị kỳ nghiên cứu y 0 : Giá trị kỳ gốc + Phương pháp so sánh bằng số tương đối (dựa vào tốc độ tăng trưởng): Là so sánh số liệu giữa hai năm, số liệu năm sau (năm phân tích) so với số liệu năm trước (năm gốc). Kết quả so sánh biểu hiện biến động theo phần GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 2 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ trăm (%) của giá trị các hiện tượng kinh tế. Hay nói cách khác, so sánh bằng số tương đối dựa vào tốc độ tăng trưởng, là biểu hiện kết quả phép chia hai trị số, mức biến động (∆) với trị số năm trước (T 1 ) . T = 1 12 T TT − * 100 Trong đó: T 1 : Số liệu năm trước; T 2 : Số liệu năm sau; ∆ = T 2 - T 1 : Mức biến động giữa T 2 và T 1 ; T: Tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%). + Phương pháp xử lí số liệu: Thống kê mô tả thông qua bảng biểu thống kê, xử lí số liệu trên Excel, kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu. • Sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến. • Sử dụng phương pháp tỷ số để đo lường các chỉ tiêu đánh giá. • Từ mô tả và phân tích ở trên sử dụng phương pháp suy luận, tự luận để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Phạm vi không gian: Tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 4.2.2. Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích trong 3 năm 2009, 2010, 2011. 5. Ý nghĩa đề tài: Đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Từ đó, có những giải pháp nâng cao hiệu quả, giúp ngân hàng có thể tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong lĩnh vực này. Mặt khác, ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ tiếp tục giữ chân được khách hàng củ và thu hút thêm khách hàng mới. Đề tài nhằm đóng góp cho cả ngân hàng và khách hàng cùng nhau hợp tác tốt hơn, đạt được những mục tiêu đề ra, nhằm góp phần vào sự phát triển chung của Thành Phố Cần Thơ trong giai đoạn mới. 6. Bố cục nội dung nghiên cứu: Đề tài gồm 3 chương GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Chương 3: Kết luận – Kiến nghị. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 4 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tín dụng Ngân hàng: 1.1.1. Khái niệm tín dụng: Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – sự tin tưởng, sự tín nhiệm, là một phạm trù về kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.” 1.1.2. Khái niệm hiệu quả tín dụng: - Hiệu quả tín dụng là tỷ số được xác định dựa trên kết quả thu được và số tiền mà ngân hàng huy động, đi vay của các thành phần kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Kết quả thu được gồm: lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn gốc và tiền lãi thu hồi được khi hết thời hạn cho vay hoặc gia hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lượng khách hàng đông đảo, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng… - Hiệu quả tín dụng là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 1.1.3. Vai trò tín dụng: Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò chủ yếu sau đây: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất, phân phối vốn. - Điều hòa, lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát. - Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. - Góp phần tăng cường chế độ hạch toán của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. - Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 5 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.1.4. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng: Ngân hàng cấp tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau và luôn tìm ra các hình thức tín dụng mới phù hợp và đáp ứng nhu cầu của quá trình tái sản xuất, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận và thực hiện phân tán rủi ro. Căn cứ theo các tiêu chí phân loại khác nhau thì tín dụng ngân hàng có các hình thức khác nhau, cụ thể như sau:  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Theo điều 8, quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 31 tháng 12 năm 2001 (Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng). “ Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển: + Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng; + Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng; + Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng trở lên”. Như vậy, ta có thể hiểu:  Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, và nó còn có thể được vay cho những tiêu dùng cá nhân.  Tín dụng trung hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Loại hình tín dụng này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây nông nghiệp như cà phê, điều, máy bơm điện …  Tín dụng dài hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất…  Căn cứ vào đối tượng tín dụng: + Tín dụng vốn lưu động: Được thực hiện chủ yếu bằng 2 hình thức là cho vay bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ có giá. + Tín dụng vốn cố định: Được cung cấp nhằm hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức cho vay trung – dài hạn.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: + Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai… GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 6 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ + Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. + Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng… + Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm… + Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. + Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư chứng khoán…  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: + Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay… + Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba nào khác.  Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: + Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách hàng trực tiếp trả gốc và lãi cho ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh, còn trong thời hạn thanh toán.  Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: + Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ… + Cho vay bằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua.  Căn cứ vào phương thức cho vay tín dụng: Cho vay từng lần theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hạn mức thấu chi, cho vay dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay góp chợ, cho vay qua phát hành thẻ, cho vay thấu chi…  Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay tín dụng: + Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ. + Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ. + Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình mà người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 7 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.1.5. Quy trình tín dụng Ngân hàng: - Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi. Ở đây, xin giới thiệu một bảng quy trình tín dụng có thể tóm tắt như sau ( Biểu đồ 1.1 ). Biểu đồ 1.1: Tóm tắt quy trình tín dụng. Bước Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn Kết quả của mỗi giai đoạn 1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng - Khách hàng đi vay cung cấp thông tin. - Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. - Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau. 2 Phân tích tín dụng - Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang. - Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ … - Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện. - Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay. 3 Quyết định tín dụng - Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định. - Các thông tin bổ sung. - Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích. - Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định. - Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác. 4 Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. - Các chứng từ làm cơ sở giải ngân. - Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay. - Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. 5 Giám sát - Các thông tin từ - Phân tích hoạt động tài - Báo cáo kết quả GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 8 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ và thanh lý tín dụng nội bộ ngân hàng. - Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng. - Các thông tin khác. khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. - - - Tái xét và xếp hạng tín dụng - Thanh lý hợp đồng tín dụng. giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. - Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng. 1.1.6. Nguyên tắc cho vay:  Nguyên tắc 1: Tiền vay phải có giá trị vật tư, hàng hóa tương đương đảm bảo.  Nguyên tắc 2: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.  Nguyên tắc 3: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 1.2. Rủi ro tín dụng: 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của ngân hàng có thể bị giảm sút. Do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu lơ là khó có thể duy trì hoạt động của ngân hàng hay nói cách khác là phá sản. - Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. - Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm từ 70 – 80% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Nhưng, đồng thời lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác. 1.2.2. Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng: - Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp đòi hỏi ngân hàng phải xem xét, phân tích và tìm giải pháp hạn chế ở mức thấp nhất. - Nguyên nhân từ phía ngân hàng. - Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 9 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ - Những nguyên nhân khách quan: Từ tình hình kinh tế trong nước và thế giới. 1.2.3. Những quy định về rủi ro:  Phân loại nợ: Trước đây, việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng dựa theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 22/04/2005. Ngày 25/04/2007, thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, dư nợ cho vay được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu ). Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại và nhóm 2. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 ( Nợ có khả năng bị mất vốn ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 10 [...]... ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn rất nhiều khoản tồn động không sinh lãi Ngoài ra chỉ số này còn xác định quy mô Ngân hàng GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 13 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1 Tổng quan về Sacombank chi nhánh Cần Thơ: 2.1.1 Lịch... của tổ chức tín dụng GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 11 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 1.3.1 Tổng Dư nợ / Vốn huy động ( lần ): Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động Nếu chỉ... qua, trước những cơ hội và thách thức, Sacombank chi nhánh Cần Thơ với sự nỗ lực của mình đã đạt được những kết quả như mong muốn Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu (Bảng 2.1) GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 18 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm ( ĐVT: Triệu đồng ) Chênh lệch Năm... giải GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 33 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng 2.3.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng: Bảng 2.9 : Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ( ĐVT : Triệu đồng ) Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2009 2010/2009... trong vùng quản lí của ngân hàng GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 14 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ - Hiện nay, chi nhánh có mạng lưới hoạt động khá lớn so với các chi nhánh cấp 1 khác trong khu vực cùng với số lượng đơn vị trực thuộc gồm: + Phòng giao dịch Trà Nóc: 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ + Phòng... trọng nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 23 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Nhìn bảng số liệu 2.2, ta thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động không theo một chi u tăng hoặc giảm mà tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011 Cụ thể, tổng nguồn vốn năm 2010 của chi nhánh đạt 2.385.396... phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “ Nhanh chóng – An toàn – Hiệu quả ” 2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Cần Thơ GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 15 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Giám đốc 2 Phó giám đốc Phòng Doanh nghiệp Phòng Cá nhân... 2.1.1 Lịch sử hình thành – phát triển chi nhánh: - Địa chỉ : 95 – 97 – 99 Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Tel: 0710.3843282 - Fax: 0710.3843295 - Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 và cũng là chi nhánh được thành lập đầu tiên tại Đồng Bằng Sông Cửu Long của Sacombank, vào ngày 31/10/2001 Sacombank chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, là một trong những ngân hàng được... làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao GVHD: ThS Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 27 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 2.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng: Bảng 2.5 : Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng ( ĐVT : Triệu đồng ) Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2010/2009 2009 2010 2011 Số tiền %... Đặng Thị Mỹ Hạnh 21 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ - Giá vàng, ngoại tệ biến động liên tục và tăng mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, nhất là công tác huy động vốn và kinh doanh ngoại tệ gặp khó khăn do đầu cơ, găm giữ ngoại tệ - Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng . 13 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1. Tổng quan về Sacombank chi nhánh Cần Thơ: 2.1.1 cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Phương SVTH: Đặng Thị Mỹ Hạnh 1 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ 2.2 cứu: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Phạm vi không gian: Tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sacombank chi nhánh

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan