ÔN TÂP VĂN 6 TRẮC NGHIỆM

3 538 0
ÔN TÂP VĂN 6 TRẮC NGHIỆM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THI HKI VĂN 6 1. Chi tiết cả làng góp gạo nuôi Gióng trong truyện Thánh Gióng thể hiện A. ý thức trách nhiệm của mỗi người dân khi đất nước lâm nguy. B. ý chí quyết chiến, quyết thắng của nhân dân. C. tinh thần đoàn kết của dân tộc trước họa xâm lăng. D. tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta. 2.Trong truyện Thánh Gióng, để ghi nhớ công ơn đánh giặc giữ nước, vua đã phong cho Gióng danh hiệu gì? A. Lưỡng quốc tướng quân. B. Bố Cái Đại Vương. C. Đức Thánh Tản Viên. D. Phù Đổng Thiên Vương. 3.Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động? A. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên. B. Thần thánh hóa thiên nhiên để bớt sợ hãi. C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên. D. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên. 4.Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là A. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. B. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất. C. lễ vật để dâng cúng tiên đế. D. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua 5.Trong truyện Thạch Sanh, tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì? A. Là tiếng lòng của chàng Thạch Sanh hiền lành, đôn hậu. B. Là tiếng lòng của Thạch Sanh và sức mạnh cảm hóa kì diệu của nó. C. Là tiếng nói của công bằng, bác ái, của đạo lí nhân dân. D. Là tiếng đàn huyền bí thể hiện sức mạnh của những lực lượng siêu nhiên luôn phù trợ cho những người hiền lành, tốt bụng. 6.Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào không phải là chi tiết kì ảo? A. Mười tám nước chư hầu hội quân sang đánh nước ta. B. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy nhỏ nhưng tướng sĩ các nước chư hầu ăn mãi không hết. C. Tiếng đàn của Thạch Sanh vừa cất lên thì binh sĩ các nước đều không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau và phải cởi giáp xin hàng. D. Thạch Sanh được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn thần. 7.Ý nghĩa chủ yếu của truyện Em bé thông minh là gì? A. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người. B. Khẳng định sức mạnh của con người. C. Phê phán những kẻ ngu dốt. D. Mua vui, gây cười để giải trí. 8.Truyện Em bé thông minh được kể bằng lời của ai? A. Viên quan. B. Người cha. C. Người kể chuyện giấu mặt. D. Nhân vật em bé. 9.Trong truyện Em bé thông minh, em bé không dùng cách nào để giải đáp các câu đố? A. Không dựa vào kiến thức sách vở mà hoàn toàn là kiến thức trong thực tế đời sống. B. Đẩy thế bí về phía người ra câu đố. C. Khéo léo, linh hoạt ứng đáp và bác bỏ những lí lẽ của người ra câu đố. D. Làm cho người ra câu đố thấy được các phi lí trong câu đố mà họ ra. 10.Mục đích sáng tác chính của truyện ngụ ngôn là gì? A. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. B. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng. C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán. D. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí. 11.Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch khi nhìn mọi vật xung quanh như thế nào? A. Rất lo lắng và sợ sệt mọi thứ quá xa lạ. B. Nghênh ngang đi lại, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể muôn loài. C. Cười nhạo báng tất cả những thứ ếch gặp trên đường. D. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu nay. 12.Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn? A. Sọ Dừa. B. Đeo nhạc cho mèo. C. Lợn cưới, áo mới. D. Ông lão đánh cá và con cá vàng 13.Trong truyện Thầy bói xem voi, khi sờ vào tai voi, thầy bói bảo nó giống thứ gì? A. Giống cái đòn càn. B. Giống một cái lá sen to. C. Giống một cái quạt thóc. D. Giống cái chổi sể. 14.Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào? A. Không viết hoa tên đệm của tên người. B. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng. C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ. D. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. 15.Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, tại sao ếch lại nghĩ rằng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung? A. Vì ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. B. Vì các con vật trong đáy giếng rất sợ ếch. C. Vì ếch không nghe lời khuyên của những con vật khác. D. Vì ếch chỉ sống trong một cái giếng nhỏ, xung quanh chỉ là những con vật bé nhỏ, yếu đuối. 16.Đọc câu văn: "Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có nhưng hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng." Trong câu văn trên có mấy cụm động từ? A. Năm. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 17.Từ nào là từ thuần Việt? A. Sông núi. B. Sơn hà. C. Giang sơn. D. Sơn thủy. 18.Từ nào là từ mượn tiếng Hán? A. Phô-tô-cóp-py. B. Quay phim. C. Cát-sê. D. Kĩ xảo. 19.Câu nào mắc lỗi dùng từ? A. Ông lão đã chứng thực việc mụ vợ làm nữ hoàng. B. Ông lão đã đề đạt cảnh mụ vợ làm nữ hoàng. C. Ông lão đã chứng kiến cảnh mụ vợ làm nữ hoàng. D. Ông lão đã xin xỏ mụ vợ làm nữ hoàng. 20.Dòng nào viết đúng chính tả? A. Mát-Xcơ-Va. B. Mạc-Tư-Khoa. C. Xéc-gây Bôn-kôn-xki. D. Alếchxâyrômanôp. 21.Đọc câu văn: "Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thót." Câu văn trên bị mắc lỗi gì? A. Câu mơ hồ về ý nghĩa. B. Lặp từ. C. Lẫn lộn các từ gần âm. D. Sai về cấu trúc ngữ pháp. 22.Câu nào có chứa danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng? A. Cô Lan là cô giáo dạy Văn. B. Ngôi nhà được xây từ thời Pháp thuộc. C. An có hai chục quyển vở. D. Lũ trẻ tung tăng đến trường. 23.Dòng nào sau đây là cụm danh từ? A. Một lâu đài to lớn. B. Không muốn làm nữ hoàng. C. Đang nổi sóng mù mịt. D. Lại nổi cơn thịnh nộ. 24.Từ nào là từ mượn tiếng Pháp? A. Ghi-đông. B. Xô viết. C. Tổ quốc. D. In-tơ-nét. . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP THI HKI VĂN 6 1. Chi tiết cả làng góp gạo nuôi Gióng trong truyện Thánh Gióng thể hiện A. ý. Mát-Xcơ-Va. B. Mạc-Tư-Khoa. C. Xéc-gây Bôn-kôn-xki. D. Alếchxâyrômanôp. 21.Đọc câu văn: "Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thót." Câu văn trên bị mắc lỗi gì? A. Câu mơ hồ về ý. nào mắc lỗi dùng từ? A. Ông lão đã chứng thực việc mụ vợ làm nữ hoàng. B. Ông lão đã đề đạt cảnh mụ vợ làm nữ hoàng. C. Ông lão đã chứng kiến cảnh mụ vợ làm nữ hoàng. D. Ông lão đã xin xỏ mụ

Ngày đăng: 31/10/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan