Lý luận chung về vănhoasL 2

53 1.1K 15
Lý luận chung về vănhoasL 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I Bài giảng: ThS NGUYỄN THỊ THANH HÀ KHOA VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA VĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa: Văn hóa gắn liền với con người, do con người sáng tạo ra và phục vụ cuộc sống của con người. Lịch sử phát triển của văn hóa gắn với lịch sử phát triển lâu dài của loài người So với lịch sử hình thành và phát triển của con người, của văn hóa thì thuật ngữ văn hóa xuất hiện muộn hơn. Các phát minh khoa học đã khẳng định: con người đã có mặt trên thế giới từ cách đây hàng mấy chục vạn năm, thậm chí gần 1 triệu năm, nhưng từ “văn hóa” xuất hiện rất muộn. Từ “văn hóa”, chữ “văn hóa” được ghi lại trong các thư tịch cổ chỉ mấy nghìn năm nay. 1. Khái niệm văn hóa: Ở Phương Đông: - Từ “văn hóa” (chính xác hơn là từ “văn” và từ “hóa”) đã có trong sách vở của Trung Quốc cách đây 4.000 đến 5.000 năm - Thời nhà Chu (XI đến VIII trcn), trong sách Chu Dịch: Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ (quan sát dáng vẻ của con người để giáo hóa thiên hạ). Ở PHƯƠNG ĐÔNG: - Tây Hán (206 trCN - 25 sCN), Lưu Hướng, trong sách Thuyết uyển, bài Chỉ Vũ: Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng đến võ (đều để) đối phó với kẻ không phục tùng, giáo hóa bằng văn mà không chịu thay đổi thì sau mới trừng phạt (tức dùng đến võ). - Nghĩa của từ văn và hóa trong 2 sách trên là giáo hóa (đối lập với vũ lực). Ở PHƯƠNG ĐÔNG: Quan niệm của Trung Quốc xưa (và những nước chịu ảnh hưởng văn hóa TQ): văn hóa bao gồm “văn” và “hóa” - Văn: vẻ đẹp (vẻ đẹp bộc lộ bên ngoài là văn: thiên văn, địa văn, nhân văn, …) - Hóa: làm cho, trở nên - Văn hóa: quá trình làm cho, trở nên đẹp hơn (cá nhân: hóa thành văn là quá trình biến đổi từ con người tự nhiên đến con người có văn - tức là có hiểu biết, ngôn ngữ, văn tự …; Xã hội: một khi cộng đồng người đạt tới trình độ hiểu biết đến mức có “thể chế” để có thể hợp tác với nhau trong hoạt động thực tiễn thì gọi là cộng đồng xã hội có văn hóa) Ở PHƯƠNG ĐÔNG: Văn hóa (thời xưa) là văn trị, giáo hóa, lễ nhạc, điển chương, chế độ (từ Hồng Hưng: tổng luận về văn hóa, TQ, 1987). Do khoa học về văn hóa ở Trung Quốc, phương Đông chậm phát triển nên cách hiểu trên còn duy trì mãi đến thời cận đại khi tiếp nhận khái niệm văn hóa (và văn minh) của phương Tây du nhập sang. Ở PHƯƠNG TÂY TRƯỚC ĐÂY VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY - Chữ “văn hóa” (culture) đã có từ thời cổ đại Hy Lạp, cách ngày nay gần 4.000 năm. - Theo Vunđơ (W. Wundt, nhà ngôn ngữ học người Đức), từ văn hóa vốn có gốc là một từ tiếng La - tinh: colère (khai khẩn, vỡ hoang) sau thành cultura (cày cấy, vun trồng, nuôi dưỡng), ghép với agri (agri - cultura: vun trồng cây cối, làm nghề nông), ghép với animi (animi - cultura: vun trồng tinh thần). Văn hóa (cultural) trong ngôn ngữ Hy lạp có hai nghĩa: chăm sóc cây cối, hoa mầu và sự vun trồng, phát triển năng lực tinh thần con người. - Thế kỷ XV - XVI (trong phong trào Văn hóa Phục Hưng) văn hóa có thêm nghĩa: năng lực sáng tạo của con người, xây dựng thể chế, cải tạo xã hội, … Ở PHƯƠNG TÂY TRƯỚC ĐÂY VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY Thế kỷ XVIII, văn hóa được sử dụng như một thuật ngữ khoa học: - Puphenđoóc (Pufendorf, Đức, 1774): văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, văn hóa là cái gì khác với tự nhiên, đối lập với tự nhiên (định nghĩa này được ghi vào từ điển của Đức năm 1783). - Héc-đe (Herder 1744 - 1803, Đức): văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người.(Lần thứ nhất, con người sinh ra như một thực thể tự nhiên, lần thứ hai, con người phát triển như một thực thể xã hội - tham gia vào quá trình sáng tạo văn hóa, tức là một nhân cách văn hóa) - Rút-xô (Rouseau): văn hóa là một hiện tượng xã hội. - Vonte (Voltaire): dùng khái niệm văn minh để miêu tả các thời kỳ phát triển của khoa học, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, nhà nước. Ở PHƯƠNG TÂY TRƯỚC ĐÂY VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY Đầu thế kỷ XIX, văn hóa dần được xác định là một ngành khoa học độc lập: - Cơ-lem (Klemr, Đức) với việc xuất bản bộ khoa học chung về văn hóa , đặt nền móng cho môn Lịch sử văn hóa. - Taylo (E.B Tylor, Anh) với việc công bố công trình văn hóa nguyên thủy, 1781 (trong đó có chương Đối tượng của khoa học văn hóa) đánh dấu năm ra đời chính thức cuả ngành Khoa học văn hóa. Lần đầu tiên 1 định nghĩa về văn hóa được đưa ra. - Năm 1898, tại một hội nghị khoa học ở Viên (Áo) thuật ngữ văn hóa học chính thức được sử dụng. - Khoa học văn hóa (2 bộ phận: lý luận văn hóa và Lịch sử văn hóa hay 3 bộ phận: Triết học văn hóa, Lịch sử văn hóa, các Khoa học về văn hóa. Định nghĩa của E. Taylor: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng với những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [...]... phát triển của lịch sử loài người (Taylor, Văn hóa nguyên thủy, Anh, 1871) MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA Quan niệm về văn hóa trong Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa trong phát triển tại Mêhicô (19 82) : “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ... SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA • Trong Tuyên bố toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa do Đại hội đồng UNESCO lần thứ 31(11 /20 01), định nghĩa: “Văn hóa nên được xem là 1 tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay 1 nhóm xã hội và ngoài văn học và nghệ thuật, nó còn bao gồm cả lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và các tín... trong văn hóa - Tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa cho biết: 1871 có định nghĩa Taylor, 1919 có 7 định nghĩa, 1950 có 157 định nghĩa Khi cuốn sách này được xuất bản năm 19 52, các ông đã dẫn ra 164 định nghĩa để phân tích - Giắc-cơ Đêriđa (Jaques Derida, Pháp): văn hóa chính là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó - Mecxie (Mercier,... phá vỡ 1 Quan niệm về phát triển Hậu quả của sự xác định mô hình không phù hợp  Thứ nhất: tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội: Khoa học - công nghệ phát triển  loài người ngày càng giàu có hơn Còn hơn 1 tỷ người nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, vô học và bị gạt ra ngoài lề xã hội Phân hóa giàu nghèo tăng nhanh (20 % dân số giàu chiếm hơn 80% của cải; 20 % rất nghèo chỉ có... mình mà nhận xét và miêu tả chúng - Có người còn đề xuất chia thành các nhóm định nghĩa (mô tả, liệt kê, đặc trưng, giá trị tinh thần, bản sắc …) Ở PHƯƠNG TÂY TRƯỚC ĐÂY VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY Có thể quy về 2 cách hiểu chính: - Theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra - Theo nghĩa hẹp: chỉ giá trị tinh thần; văn hóa được giới hạn theo chiều sâu, không gian, thời gian MỘT SỐ KHÁI... người đã sáng tạo ra một thiên nhiên thứ hai, môi trường sinh thái thứ hai môi trường văn hóa Con người xét về mặt bản thể cũng là tự nhiên Tuy nhiên, dù có mặt bản năng sinh tồn tự nhiên, song con người biết chế ngự mặt bản năng, vuợt qua mặt bản năng để có khả năng sáng tạo và nhân cách văn hóa 2 BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA b MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI VỚI VĂN HÓA - Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa Con... bình đẳng, hòa bình, hữu nghị, làm cho các dân tộc hiểu nhau hơn - Giao lưu cưỡng bức: diễn ra đồng thời với các cuộc chiến tranh xâm lược và nô dịch II VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN 1 Quan niệm về phát triển 1 Quan niệm về phát triển Ba mô hình phát triển trong những năm gần đây ( nhằm giải quyết MQH giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội) Mô hình thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế cao với bất kỳ giá... nghĩa 2 nhấn mạnh các giá trị tinh thần, đặc điểm có thể đặc trưng cho một xã hội hoặc một cộng đồng người - Định nghĩa 3 nhấn mạnh đặc tính dân tộc của văn hóa ĐỊNH NGHĨA CỦA HỒ CHÍ MINH: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,... cải; 20 % rất nghèo chỉ có khoảng 1,4%) 1 Quan niệm về phát triển Hậu quả của sự xác định mô hình không phù hợp  Thứ hai: Tăng trưởng kinh tế nhưng lại dẫn đến sự tàn lụi của nông nghiệp và nông thôn:  Mất cân đối, thiếu đồng bộ giữa công nghiệp và nông nghiệp; nông thông và đô thị  Di dân tự do, thiếu quy hoạch  nhiều tệ nạn xã hội… 1 Quan niệm về phát triển Hậu quả của sự xác định mô hình không... nghệ thuật; thông tin đại chúng; thể chế và thiết chế văn hóa; Giao lưu văn hóa quốc tế của xã hội, chia thành các lĩnh vực cơ bản: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN Học vấn: Văn minh: Văn hiến: Văn vật: 2 a BẢN CHẤT CỦA VĂN HÓA MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN Tự nhiên (vô sinh - hữu sinh) Con người Xã hội loài người Tự nhiên có trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người Toàn bộ thế giới . LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I Bài giảng: ThS NGUYỄN THỊ THANH HÀ KHOA. tiên 1 định nghĩa về văn hóa được đưa ra. - Năm 1898, tại một hội nghị khoa học ở Viên (Áo) thuật ngữ văn hóa học chính thức được sử dụng. - Khoa học văn hóa (2 bộ phận: lý luận văn hóa và Lịch. niệm về văn hóa trong Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa trong phát triển tại Mêhicô (19 82) : “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm

Ngày đăng: 31/10/2014, 09:00

Mục lục

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

  • KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA VĂN HÓA

  • Khái niệm văn hóa:

  • Ở PHƯƠNG ĐÔNG:

  • Ở PHƯƠNG ĐÔNG:

  • Slide 6

  • Ở PHƯƠNG TÂY TRƯỚC ĐÂY VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Định nghĩa của E. Taylor:

  • Slide 11

  • Slide 12

  • MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • ĐỊNH NGHĨA CỦA HỒ CHÍ MINH:

  • Slide 18

  • Slide 19

  • TÓM LẠI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan