Giải chi tiết đề cao đẳng khối A 2011

18 6K 38
Giải chi tiết đề cao đẳng khối A 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi : HOÁ HỌC; khối A,B - Mã đề : 812 Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố H = 1;Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag=108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là : A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Giải : Số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là 3, cụ thể là : glucozơ , frutozơ, axit fomic. Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là : A. 7,0. B. 14,0. C. 10,5. D. 21,0. Giải : Ta có : n(phenol và etanol) = 2nH 2 = 0,2 mol ; n(phenol) = nNaOH =0,1 mol → n(etanol) = 0,1 mol → m = m(phenol và etanol) = 0,1.(94 + 46) = 14 gam. (Học sinh tự viết phương trình) Câu 3: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là : A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 54%. Giải : n(etanol) = 92 : 46 = 2 mol → n(glucozơ pư) = 1mol → Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là : H = 1.180 .100 60% 300 = (Học sinh tự viết phương trình) Câu 4: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe 2 O 3 vào dung dịch axit H 2 SO 4 loãng (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là : A. 54,0. B. 59,1. C. 60,8. D. 57,4. Giải : nFe phản ứng với H 2 SO 4 = nH 2 = 0,1 mol → nFe phản ứng với Fe 2 (SO 4 ) 4 tạo ra trong dung dịch là 0,1 mol. Fe + 2Fe 3+ → 3Fe 2+ 0,1 0,2 0,3 Vậy trong dung dịch có 0,4 mol Fe 2+ và 0,2 mol Fe 3+ . Fe 2+ → Fe(OH) 2 ; Fe 3+ → Fe(OH) 3 0,4 0,4 0,2 0,2 Giá trị nhỏ nhất của m = 0,4.90 + 0,2.107 = 57,4 gam. Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 5: Cho các polime : (1) polietilen , (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là : A. (2), (3), (6). B. (2), (5), (6). C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (5). Giải : Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là : (2) poli (metyl metacrylat), 5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. B. Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo. C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7. D. Dung dịch HF hoà tan được SiO 2 . Giải : Trong các hợp chất, flo chỉ có một số oxi hóa duy nhất là -1 Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là : A. 17,92 lít. B. 4,48 lít. C. 11,20 lít. D. 8,96 lít. Giải : n(oxi pư) = (30,2 – 17,4) : 32 = 0,4 mol → V(oxi pư) = 0,4.22.4 = 8,96 lít. Câu 8: Cho các chất : KBr, S, SiO 2 , P, Na 3 PO 4 , FeO, Cu và Fe 2 O 3 . Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hoá bởi dung dịch axit H 2 SO 4 đặc nóng là : A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Giải : Trong các chất trên, số chất có thể oxi hoá bởi dung dịch axit H 2 SO 4 đặc nóng là : KBr, S, P, FeO, Cu. (Học sinh tự viết phương trình) Câu 9: Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là : A. HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl. C. HCl , HBr, HI. D. HI, HCl , HBr. Giải : Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là : HCl , HBr, HI. Câu 10: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (M x < M Y ) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. Công thức của Y là : A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. CH 3 COOCH 3 . C. CH 2 =CHCOOCH 3 . D. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . Giải : Đặt công thức của muối là RCOONa → n(RCOONa) = n(NaOH) = 0,03 mol → M(RCOONa) = 24,6 : 0,03 = 82 → R = 15 (-CH 3 ) Khi đốt cháy ancol thu được : n(CO 2 ) = 0,2 < n(H 2 O) = 0,3 → Ancol là no, đơn chức : C n H 2n+1 OH → 2 2 H O CO n n 1 0,3 n 2 n n 0,2 + = = → = . Vậy ancol là C 2 H 5 OH → Công thức của Y là : CH 3 COOC 2 H 5 ; chất X là CH 3 COOH. Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là : A. Na và K. B. Rb và Cs. C. Li và Na. D. K và Rb. Giải : MCl + AgNO 3 → AgCl + MNO 3 (M là hai kim loại kiềm) mol: 0,13 ← 0,13 Ta có : (M+35,5).0,13 = 6,645 → M = 15, 62 → Hai kim loại kiềm trên là Li và Na. Câu 12: Để nhận ra ion NO 3 - trong dung dịch Ba(NO 3 ) 2 , người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với : A. dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. kim loại Cu và dung dịch Na 2 SO 4 . C. kim loại Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng. D. kim loại Cu. Giải : Để nhận ra ion NO 3 - trong dung dịch Ba(NO 3 ) 2 , người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với kim loại Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng vì : 3Cu + 8H + + 2NO 3 - → 3Cu 2+ + 2NO + 4H 2 O Hiện tượng : Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu 2+ và giải phóng khí không màu hóa nâu trong không khí (NO) Câu 13: Chất nào sau đây có đồng phân hình học ? A. CH 2 =CH-CH=CH 2 . B. CH 3 -CH=CH-CH=CH 2 . C. CH 3 -CH=C(CH 3 ) 2 . D. CH 2 =CH-CH 2 -CH 3 . Giải : Chất có đồng phân hình học là : CH 3 -CH=CH-CH=CH 2 . (Điều kiện để phân tử có đồng phân cis – trans là 2 nguyên tử C có liên kết đôi phải liên kết với hai nhóm thế khác nhau). Câu 14: Amino axit X có dạng H 2 NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là : A. phenylalanin. B. alanin. C. valin. D. glyxin. Giải : n(HCl) = n(H 2 NRCOOH) = 0,1 mol → m(H 2 NRCOOH) = 11,15 – 0,1.36,5 = 7,5 → M(H 2 NRCOOH) = 7,5 : 0,1 = 75 → R = 14 → H 2 NRCOOH là H 2 NCH 2 COOH. → Tên gọi của X là glyxin Câu 15: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là : A. o-bromtoluen và p-bromtoluen. B. benzyl bromua. C. p-bromtoluen và m-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen. Giải : Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là o-bromtoluen và p-bromtoluen. (Học sinh tự viết phương trình) Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 16: Cho cân bằng hoá học : N 2 (k) +3H 2 (k) € 2NH 3 (k) H 0 ∆ < Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi : A. tăng áp suất của hệ phản ứng. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. C. giảm áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng. Giải : Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ phản ứng. Vì khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều là giảm áp suất của hệ tức là chiều làm giảm số phân tử khí. Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mang tinh thể lập phương tâm khối là : A. Na, K, Ca, Ba. B. Li, Na, K, Rb. C. Li, Na, K , Mg. D. Na, K, Ca, Be. Giải : Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mang tinh thể lập phương tâm khối là Li, Na, K, Rb. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít khí CO 2 (đktc) và 9,90 gam H 2 O. Nếu đun nóng cũng lượng hỗn hợp X như trên với H 2 SO 4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là : A. 6,45 gam. B. 5,46 gam. C. 7,40 gam. D. 4,20 gam. Giải : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 3 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được : n(CO 2 ) = 0,3 mol ; n(H 2 O) = 0,55 mol → 3 ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic → n(3 ancol) = n(H 2 O) - n(CO 2 ) = 0,25 → n(H 2 O tạo ra từ phản ứng ete hóa) = 0,125 mol Đặt công thức của ba ancol là : C n H 2n+1 OH → 2 2 H O CO n n 1 0,55 n 1,2 n n 0,3 + = = → = . → m(ete) = m(3 ancol) - m(H 2 O tạo ra từ phản ứng ete hóa) = (14n + 18).0,25 – 0,125.18 = 6,45 gam Câu 19: Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tủ C 5 H 12 O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xenton là : A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Giải : Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tủ C 5 H 12 O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xenton là 3 (ba ancol bậc 2) (CH 3 CH 2 ) 2 CHOH ; CH 3 CHOHCH(CH 3 ) 2 ; CH 3 CHOHCH 2 CH 2 CH 3 Câu 20:Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe 2 O 3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là : A. 5,6 gam. B. 22,4 gam. C. 11,2 gam. D. 16,6 gam. Giải : n(e cho) = 3.nAl = 1,2 mol ; n(e nhận) = 2.3nFe 2 O 3 = 0,6 mol mol → nAl dư = (1,2-0,6):3 = 0,2 mol → Sau phản ứng trong Y có 0,2 mol Al dư và 0,2 mol Fe mới sinh ra. Vậy Khối lượng kim loại trong Y là : 0,2.27 + 0,2.56 = 16, 6 gam. Câu 21: Công thức của triolein là: A. (CH 3 [CH 2 ] 16 COO) 3 C 3 H 5 . B. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 5 COO) 3 C 3 H 5 . C. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 7 COO) 3 C 3 H 5 . D. (CH 3 [CH 2 ] 14 COO) 3 C 3 H 5 . Giải : Công thức của triolein là: (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 7 COO) 3 C 3 H 5 (là trieste của glixerol với axit oleic). Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 22: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là : A. X 3 Y 2 . B. X 2 Y 3 . C. X 5 Y 2 . D. X 2 Y 5 . Giải : Nguyên tố X ở nhóm IIA suy ra X là kim loại điển hình có hóa trị 2, trong phản sẽ nhường đi hai electron để tạo ra ion X 2+ có lớp vỏ bền giống khí hiếm. Nguyên tố Y ở nhóm VA là phi kim trong phản ứng với kim loại Y có xu hướng nhận 3 để đạt được lớp vỏ bền giống khí hiếm, Y thể hiện hóa trị 3. Vậy công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là X 3 Y 2 Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. B. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím. C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit Giải : Phát biểu đúng là : Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính (Vì amino axit chứa nhóm NH 2 có tính bazơ và nhóm COOH có tính axit). Câu 24: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là : A. Ba. B. Ca. C. Be. D. Mg. Giải : R, RO + 2HCl → RCl 2 + H 2 O + H 2 mol : 0,2 ← 0,4 → KLPTTB của hỗn hợp = 32 → R < 32 < R+16 → 16< R < 32 → Kim loại R là Mg. Câu 25: Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO 3 , ZnCl 2 , HI, Na 2 CO 3 . Biết rằng : - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí. - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là : A. AgNO 3 , Na 2 CO 3 , HI, ZnCl 2 . B. ZnCl 2, HI, Na 2 CO 3 , AgNO 3 . C. ZnCl 2 , Na 2 CO 3 , HI, AgNO 3 . D. AgNO 3 , HI, Na 2 CO 3 , ZnCl 2 . Giải : Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là : AgNO 3 , HI, Na 2 CO 3 , ZnCl 2 . 2HI + Na 2 CO 3 → H 2 O + CO 2 + 2NaI HI + ZnCl 2 : Không xảy ra phản ứng. Câu 26: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (M X <M Y <82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO 3 sinh ra khí CO 2 . Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là : A. 1,47. B. 1,61. C. 1,57. D. 1,91. Giải : Theo giả thiết suy ra : X là HCOOH hoặc hợp chất tạp chức, vừa có nhóm CHO và có nhóm COOH. Y là các hợp chất tạp chức, vừa có nhóm CHO và có nhóm COOH. Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Vì M X <M Y <82 → X là HCOOH, Y là OHC-COOH Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là : 74 : 46 =1,61 Câu 27: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là : A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOCH 3 . C. CH 2 =CHCOOCH 3 . D. CH 3 COOCH=CH 2 . Giải : Đặt công thức của X là RCOOR` n(NaOH) = n(RCOONa) = n(R`OH) =0,1 mol → R`+ 17 = 32 → R`= 15 (CH 3 ); và R+67 = 96 → R= 29 (C 2 H 5 ) Vậy công thức của X là : C 2 H 5 COOCH 3 . (Học sinh tự viết phương trình) Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng: o o o X(xt,t ) Z(xt,t ) M(xt,t ) 4 3 CH Y T CH COOH + + + → → → (X, Z, M là các chất vô cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất T trong sơ đồ trên là : A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 COONa. C. CH 3 CHO. D. CH 3 OH. Giải : o o o O (xt,t ) H (xt,t ) CO(xt,t ) 2 2 4 3 3 CH HCHO CH OH CH COOH + + + → → → (Học sinh tự viết phương trình) Câu 29: Để xà phòng hoá hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của hai este là : A. CH 3 COOC 2 H 5 và HCOOC 3 H 7 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 và C 3 H 7 COOCH 3 . C. HCOOC 4 H 9 và CH 3 COOC 3 H 7 . D. C 2 H 5 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 . Giải : n(hai este) = nKOH = 0,6 mol → M(hai este) = 52,8 : 0,6 = 88 Vì cả hai este này đều không tham gia phản ứng tráng bạc và có KLPT là 88 → công thức của hai este là C 2 H 5 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 Câu 30: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 4 H 8 O 3 . X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là : A. CH 3 CH(OH)CH(OH)CHO. B. HCOOCH 2 CH(OH)CH 3 . C. CH 3 COOCH 2 CH 2 OH. D. HCOOCH 2 CH 2 CH 2 OH. Giải : Công thức cấu tạo của X có thể là HCOOCH 2 CH(OH)CH 3 vì X có nhóm OH nên có phản ứng với Na, X có chức este HCOO nên có phản ứng tráng gương, thủy phân X tạo ra etylen glicol nên có thể hòa tan được Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (Học sinh tự viết phương trình) Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 31: Cho 3,16 gam KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hoá là : A. 0,02. B. 0,16. C. 0,10. D. 0,05. Giải : Áp dụng bảo toàn e ta có 2nCl 2 = 5nKMnO 4 → nCl 2 = 0,05 mol → nHCl bị oxi hoá (tạo ra Cl 2 ) là = 2.nCl 2 = 0,1 mol. Câu 32: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá. B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá. C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá. D. sắt đóng vai trò catot và ion H + bị oxi hoá. Giải : Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá vì kẽm hoạt động mạnh hơn Fe nên bị ăn mòn. Câu 33: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là : A. FeO, CuO, Cr 2 O 3 . B. PbO, K 2 O, SnO. C. FeO, MgO, CuO. D. Fe 3 O 4 , SnO, BaO. Giải : Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là FeO, CuO, Cr 2 O 3 vì nhôm có tính khử mạnh hơn Fe, Cu, Cr Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Sục khí H 2 S vào dung dịch FeSO 4 . (2) Sục khí H 2 S vào dung dịch CuSO 4 . (3) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 . (4) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Ca(OH) 2 . (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là : A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Giải : Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4 : (2) Sục khí H 2 S vào dung dịch CuSO 4 H 2 S + CuSO 4 → CuS ↓ + H 2 SO 4 (3) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 CO 2 + Na 2 SiO 3 → SiO 2 ↓ + Na 2 CO 3 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 NH 3 + Al 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + (NH 4 ) 2 SO 4 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Ba 2+ + SO 4 2- → BaSO 4 (Học sinh tự cân bằng phương trình) Câu 35: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH) 2 thì vẫn thu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là : A. 43,24%. B. 53,33%. C. 37,21%. D. 36,26%. Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Giải : Theo giả thiết đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol Ca(OH) 2 thì vẫn thu được kết tủa chứng tỏ nCO 2 < 2nCa(OH) 2 = 0,44 Vậy số C trong X < 0,44 : 0,1 = 4,4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau chứng tỏ X là HCOOCH 3 hoặc CH 3 COOC 2 H 5 . Vì X không có phản ứng tráng bạc suy ra X phải là CH 3 COOC 2 H 5 . Phần trăm khối lượng của oxi trong X là : 32 .100 36,36% 88 = (không hiểu tại sao đáp án lại là 36,26%?) Câu 36: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc , nguội là : A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag. Giải : Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc , nguội là Fe, Al, Cr. Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong HNO 3 đặc nguội. Câu 37: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO 4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là : A. 3,36 lít. B. 1,12 lít. C. 0,56 lít. D. 2,24 lít. Giải : nCu = 0,05 mol < nCuSO 4 = 0,1 mol suy ra CuSO 4 dư, ở ca tot chỉ có Cu 2+ bị điện phân, ở anot nước bị điện phân. Áp dụng bảo toàn e → 2.nCu = 4nO 2 → nO 2 =0,025 → VO 2 =0,56 lít Câu 38: Cho các dung dịch : C 6 H 5 NH 2 (amilin), CH 3 NH 2 , NaOH, C 2 H 5 OH và H 2 NCH 2 COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là : A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Giải : Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là 2 (đổi sang màu hồng hoặc đỏ): CH 3 NH 2 , NaOH. C 6 H 5 NH 2 (amilin) có tính bazơ rất yếu ; C 2 H 5 OH không mang tính axit bazơ ; H 2 NCH 2 COOH có tính lưỡng tính nên ba chất nay không làm phenolphtalein đổi màu. Câu 39: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là : Giải : A. 0,12. B. 1,60. C. 1,78. D. 0,80. Áp dụng sơ đồ đường chéo cho trường hợp bazơ dư ta có : V A bñ H +     bñ dö OH OH − −     −     dö OH −     V B bñ OH −     bñ dö H OH + −     +     đ đ − − − − − − + −     − −     ⇒ = ⇒ = ⇒ = ≈ +         2 3 b d- A HCl KOH 3 3 B KOH b d- OH OH V V 10 10 V 1,777 1,78 V V 10 10 H + OH Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ (Để hiểu rõ hơn về phương pháp đường chéo các em nên tìm đọc bộ tài liệu ôn thi đại học gồm bốn quyển do thầy biên soạn, trong đó có quyển phương pháp giải nhanh có đề cập đến rất nhiều ứng dụng của phương pháp đường chéo, bài tập này chỉ là một trong nhữ ng ứng dụng đó mà thôi. Bốn tài liệu này thầy đã gửi tặng các em ở trên web bachkim). Câu 40: Một cốc nước có chứa các ion : Na + (0,02 mol), Mg 2+ (0,02 mol), Ca 2+ (0,04 mol), Cl - (0,02 mol), HCO 3 - (0,10 mol) và SO 4 2- (0,01 mol) . Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc A. có tính cứng toàn phần. B. có tính cứng vĩnh cửu. C. là nước mềm. D. có tính cứng tạm thời. Giải : Mg 2+ + 2HCO 3 - → MgCO 3 + CO 2 + H 2 O Ca 2+ + 2HCO 3 - → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O Nhận xét : 2.n(Ca 2+ , Mg 2+ ) = 2(0,02 + 0,04) = 0,12 > nHCO 3 - Nên sau khi đun nóng HCO 3 - đã chuyển hết thành kết tủa và CO 2 . Trong dung dịch còn SO 4 2- , Cl - , (Ca 2+ , Mg 2+ )dư nên nước còn lại trong cốc có tính cứng toàn phần. II.PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A.Theo chuơng trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41:Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohecxan, xiclopropan và xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng đuợc với dung dịch brom là : A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Giải : Trong các chất trên, số chất phản ứng đuợc với dung dịch brom là 4 : axetilen, vinylaxetilen, stiren, xiclopropan. Câu 42: Hai chất nào sau đây đều tác dụng đuợc với dung dịch NaOH loãng ? A. ClH 3 NCH 2 COOC 2 H 5 và H 2 NCH 2 COOC 2 H 5 . B. CH 3 NH 2 và H 2 NCH 2 COOH. C. CH 3 NH 3 Cl và CH 3 NH 2 . D. CH 3 NH 3 Cl và H 2 NCH 2 COONa. Giải : Hai đều tác dụng đuợc với dung dịch NaOH loãng là : ClH 3 NCH 2 COOC 2 H 5 và H 2 NCH 2 COOC 2 H 5 . Câu 43: Cho phản ứng : 6FeSO 4 + K 2 Cr 2 O 7 + 7H 2 SO 4 → 3Fe 2 (SO 4 ) 3 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 +7H 2 O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là : A. FeSO 4 và K 2 Cr 2 O 7 . B. K 2 Cr 2 O 7 và FeSO 4 . C. H 2 SO 4 và FeSO 4 . D. K 2 Cr 2 O 7 và H 2 SO 4. Giải : Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là K 2 Cr 2 O 7 và FeSO 4 . Vì trước phản ứng Cr có số OXH là +6, sau phản ứng Cr có số OXH là +3 ; trước phản ứng Fe có số OXH là +2, sau phản ứng Fe có số OXH là +3, Giáo viên Nguyễn Minh Tuấn – Tổ Hóa – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ Câu 44: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là A. Cr 2+ , Au 3+ , Fe 3+ . B. Fe 3+ , Cu 2+ , Ag + . C. Zn 2+ , Cu 2+ , Ag + . D. Cr 2+ , Cu 2+ , Ag + . Giải : Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là Fe 3+ , Cu 2+ , Ag + . Fe + Fe 3+ → Fe 2+ Fe + Cu 2+ → Fe 2+ + Cu Fe + Ag + → Fe 2+ + Ag hoặc Fe + Ag + → Fe 3+ + Ag (nếu Ag + dư) (Học sinh tự cân bằng phương trình) Câu 45: Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó M x < M y < 1,6M x . Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là : A. 10. B. 7. C. 6. D. 9. Giải : Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau suy ra hai anđehit trong G là no, đơn chức. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 0,25 mol Ag suy ra nAg: nG > 2. Vậy trong G có một anđehit là HCHO (X) → 30 < M Y < 30.1,6 =48 → M Y = 44 (Y: CH 3 CHO) Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là 7 (2C, 4H, 1O). Câu 46: Khí nào sau đây không bị oxi hóa bởi nuớc Gia-ven. A. HCHO. B. H 2 S. C. CO 2 . D. SO 2 . Giải : Khí không bị oxi hóa bởi nước Gia-ven là CO 2 vì trong hợp chất này C đã có số OXH cao nhất là +4 Câu 47: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hòan tòan. Thành phần của Z gồm : A. Fe 2 O 3 , CuO, Ag. B. Fe 2 O 3 , CuO, Ag 2 O. C. Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 . D. Fe 2 O 3 , CuO. Giải : Chất rắn Y chứa các chất là CuO, Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 và Ag. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ được dung dịch chứa chứa các ion dương là : Fe 2+ ; Al 3+ ; Cu 2+ , H + , Cl - . Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa là Fe(OH) 3 và Cu(OH) 2 vi Al(OH) 3 tan trong NaOH dư. Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z là Fe 2 O 3 , CuO. Câu 48: Đun sôi hỗn hợp propyl bromua, kali hiđroxit và etanol thu được sản phẩm hữu cơ là : A. propin. B. propan-2-ol. C. propan. D. propen. Giải : Đây là phản ứng tách HX : C 3 H 7 Br + KOH o ancol, t → C 3 H 6 + KBr + H 2 O Nếu không có ancol thì đó là phản ứng thủy phân, sản phẩm là C 3 H 7 OH và KBr [...]... ba đ ng phân : o- ; m- ; p-) Câu 50: H a tan hoàn toàn m gam h n h p X g m Na và K vào dung d ch HCl dư thu đư c dung d ch Y Cô c n dung d ch Y thu đư c (m + 31,95) gam h n h p ch t r n khan H a tan hòan tòan 2m gam h n h p X vào nư c thu đ ơc dung d ch Z Cho t t h t dung d ch Z vào 0,5 lít dung d ch CrCl3 1M đ n ph n ng hòan tòan thu đư c k t t a có kh i lư ng là : A 54,0 gam B 20,6 gam C 30,9 gam... cacbon không phân nhánh Câu 53: Khi cho lư ng dư dung d ch KOH vào ng nghi m đ ng dung d ch kali đicromat, dung d ch trong ng nghi m A Chuy n t màu da cam sang màu xanh l c B Chuy n t màu da cam sang màu vàng C Chuy n t màu vàng sang màu đ D Chuy n t màu vàng sang màu da cam Gi i : Khi cho lư ng dư dung d ch KOH vào ng nghi m đ ng dung d ch kali đicromat, dung d ch trong ng nghi m chuy n t màu da... u 10 phương pháp gi i nhanh bài t p h a h c u 40 đ luy n thi tr c nghi m môn h a h c ● Chương trình ôn thi đ i h c cao đ ng môn h a h c Môn h a h c l p 10 Chuyên đ s Tên chuyên đ 01 02 03 04 05 06 07 Ôn t p h a h c 9 Nguyên t B ng tu n hoàn các nguyên t h a h c và đ nh lu t tu n hoàn Liên k t h a h c Ph n ng h a h c Nhóm halogen Nhóm oxi T c đ ph n ng h a h c và cân b ng h a h c S bu i h c 05 06 05... Câu 59: Có m t s nh n xét v cacbonhiđrat như sau : (1) Saccarozơ, tinh b t và xenlulozơ đ u có th b th y phân (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đ u tác d ng đư c v i Cu(OH)2 và có kh năng tham gia ph n ng tráng b c (3)Tinh b t và xenlulozơ là đ ng phân c u t o c a nhau (4) Phân t xenlulozơ đư c c u t o b i nhi u g c β-glucozơ (5)Th y phân tinh b t trong môi trư ng axit sinh ra fructozơ Trong các nh n xét... 07 05 50 bu i Môn h a h c l p 11 Chuyên đ s 01 02 03 04 05 06 07 08 09 Tên chuyên đ S đi n li Nhóm nitơ Nhóm cacbon Đ i cương h a h u cơ Hiđrocacbon no Hiđrocacbon không no Hiđrocacbon thơm D n xu t halogen Ancol – Phenol Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic S bu i h c 06 06 03 06 05 10 04 10 10 60 bu i Giáo viên Nguy n Minh Tu n – T H a – Trư ng THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Th Môn h a h c l p 12 Chuyên... m nh, Eo càng l n tính oxi h a c a ion kim lo i càng m nh Chi u x y ra ph n ng oxi h a kh là chi u : ch t kh m nh + ch t oxi h a m nh t o ra các ch t kh và ch t oxi h a y u hơn Câu 58: D n máu khí th i c a m t nhà máy qua dung d ch Pb(NO3)2 dư thì th y xu t hi n k t t a màu đen Hi n tư ng đó ch ng t trong khí th i nhà máy có khí nào sau đây ? A SO B CO2 C H2S D NH3 Gi i : Hi n tư ng đó ch ng t trong... 2007 đ n nay) Giáo viên Nguy n Minh Tu n – T H a – Trư ng THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Th ● B tài li u ôn thi đ i h c, cao đ ng môn h a h c B tài li u tr c nghi m ôn thi đ i h c, cao đ ng môn h a h c do th y biên so n g m 5 quy n : Quy Quy Quy Quy Quy n 1 : Gi n 2 : Gi n 3 : Gi n 4 : Gi n 5 : Gi i thi i thi i thi i thi i thi u 7 chuyên đ h a h c 10 u 9 chuyên đ h a h c 11 u 8 chuyên đ h a h c 12 u... ng nghi m chuy n t màu da cam (màu c a kali đicromat K2Cr2O7) sang màu vàng (màu c a kali cromat K2CrO4) Cr2O72- + 2OH- → 2CrO42- + H2O Câu 54: Ch t X tác d ng v i benzen (xt, t0) t o thành etylbenzen Ch t X là : Amin X là CxHyNt → A CH4 B C2H2 C C2H4 D C2H6 Gi i : Ch t X là : C2H4 xt , t C6H6 + C2H4  C6H5CH2CH3 → o + + H 3O , t + KCN → X  Y Câu 55: Cho sơ đ chuy n h a: CH3CH2Cl  → Trong sơ... Tính axit : CHCl2COOH> CH2ClCOOH Câu 57: Cho giá tr th đi n c c chu n c a m t s c p oxi h a - kh : C p oxi h a/ kh 0 E (V) M 2+ M -2,37 Ph n ng nào sau đây x y ra? A X + Z2+ → X2+ + Z C Z + Y2+ → Z2+ + Y X 2+ X -0,76 Y 2+ Y -0,13 Z 2+ Z +0,34 B X + M2+ → X2+ + M D Z + M2+ → Z2+ + M Gi i : Ph n x y ra là : X + Z2+ → X2+ + Z Vì Eo càng nh tính kh c a kim lo i càng m nh, Eo càng l n tính oxi h a c a ion... i lư ng là : A 54,0 gam B 20,6 gam C 30,9 gam D 51,5 gam Gi i : Trong m gam h n h p K, Na có n(K, Na) = n(Cl-) = 31,95: 35,5 = 0,9 mol Trong 2m gam h n h p K, Na có n(K, Na) = n(Cl-) = 1,8 mol = n(OH-) Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3 0,5 1,5 0,5 Cr(OH)3 + OH → Cr(OH)4← 0,3 0,3 V y nCr(OH)3 = 0,2 mol → mCr(OH)3 =0,2.103 = 20,6 gam B Theo chương trình nâng cao (10 câu, t câu 51 đ n câu 60) Gi i : Câu 51: Cho ph . – Tổ H a – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi : HOÁ HỌC; khối A, B - Mã đề : 812 Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) c a các nguyên. phương tâm khối là : A. Na, K, Ca, Ba. B. Li, Na, K, Rb. C. Li, Na, K , Mg. D. Na, K, Ca, Be. Giải : Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mang tinh thể lập phương tâm khối là Li, Na, K, Rb gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng v a đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối c a một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức c a X là : A.

Ngày đăng: 31/10/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan