nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và phản ứng của fed

9 497 0
nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và phản ứng của fed

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) NỘI DUNG CHÍNH I. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2007 1. Nguyên nhân châm ngòi 2. Nguyên nhân trực tiếp 3. Khủng hoảng niềm tin 4. Nguyên nhân khác II. Phản ứng của FED 1. Điều chỉnh FFR 2. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu 3. Các gói cứu trợ 4. Thay đổi chính sách tiền tệ 1 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) I. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, các nguyên nhân này nối tiếp nhau hoặc diễn ra song hành làm cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Chúng ta cùng xem xét những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này. 1. Nguyên nhân châm ngòi: Chứng khoán hóa và mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001 Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa, vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. 2. Nguyên nhân trực tiếp: Bong bóng bất động sản. Bong bóng nhà ở là một trong những nguyên nhân chính có tác động trực tiếp đến khủng hoảng. Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Đó là việc bình thường. Nhưng trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay dưới chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà. Sự dễ dàng trong việc cho vay để mua nhà, thế chấp nhà với giá trị cao hơn thực tế đã tạo nên những hậu quả rất nặng nề. Bóng bóng bất động sản Mỹ cũng được hình thành trong điều kiện đó. Khi nguy cơ là không rõ ràng, các cơ quan và chính phủ chấp nhận bỏ qua tất cả để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hay các mục tiêu trong ngắn hạn đã đề ra. Trước năm 2007 thì nước Mỹ đã từng chứng kiến một quả bong bóng được hình thành và hệ quả của nó thì chắc chắn họ rõ hơn ai hết, bong bóng Dot-com. Bong bóng Dot-com là bong bóng hình thành trên thị trường 2 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) cổ phiếu, khi mà cổ phiếu của các công ty công nghệ thông tin được niêm yết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các công ty mạng, được đầu cơ. Bong bóng này, theo cựu chủ tịch FED – Alan Greenspan, sinh ra vào ngày 09/08/1995 khi mà Netscape Communications bắt đầu niêm yết cổ phiếu của mình và vỡ vào ngày 10/03/2000 khi chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt đỉnh cao nhất. Bong bóng Dot-com đã góp phần cùng các nhân tố khác tạo nên sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 1990, thời kì mà nhiều người gọi là nền kinh tế mới, còn ông Alan Grennspan gọi là “sự thịnh vượng bất thường”. Sự kiện bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11/09, CP và FED đã có một số biện pháp nhằm thực hiện những kế hoạch của mình ( Chính sách lãi suất thấp của FED) có thể kể đến trước tiên là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Việc đưa ra các chính sách là việc của CP và FED, còn về hiệu quả của chính sách vẫn là một dấu hỏi lớn với tất cả chúng ta? Từ giữa năm 2001 đến cuối năm 2002, lãi suất liên ngân hàng đã giảm 11 đợt từ 6.5% xuống còn 1.75%, cùng với đó là tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích mạnh mẽ, giúp vực dậy khu vực bất động sản làm đòn bẩy hữu hiệu cho nền kinh tế đi lên. Như phân tích ở trên, môi trường tín dụng dễ dàng đã kích thích việc vay vốn để kinh doanh của các tổ chức ưa mạo hiểm thích những hoạt động đầu tư đem lại nguồn lợi nhuận lớn, không những thế, chính sách này còn cho những người nhập cư bất hợp pháp vay, một hiện tượng rất hiếm gặp ở nền kinh tế Mỹ. Hệ quả là gì? Vay và vay…. một cách ồ ạt chỉ nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới tình trạng hình thành bong bóng nhà ở. Ta sẽ xem xét tình hình nhà ở Mỹ để làm rõ hơn. Biểu đồ 1: Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kì bong bong nhà đất. 3 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) Năm 2005, có tới 28% số nhà ở được mua nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Từ quý IV năm 2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3.3%.Thời điểm đó tổng tín dụng thứ cấp nhà ở tín dụng lên đến 600 tỷ đô la.Đến năm 2007 khi cung địa ốc vượt quá cầu, giá nhà tăng đến đỉnh vào giữa năm và bắt đầu giảm xuống. Từ năm 2006 đến 2007, số nhà thế chấp bị tịch thu tăng đáng kể, giá giảm nặng nề. Bong bóng địa ốc đã vỡ. Hàng loạt các tổ chức lâm nguy, đứng trước bờ vực đóng cửa. Lúc này, các cá nhân bị khó khăn trong việc trả nợ còn các tổ chức cho vay đương nhiên là sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ. Giá nhà giảm khiến cho các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp và giấy nợ đảm bảo do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng, Bảng cân đối tài sản xấu đi, xếp hạng tín dụng tụt bậc nghiêm trọng. 3. Khủng hoảng niềm tin: Năm 1932, trong bài diễn văn nhậm chức đọc trước một nước Mỹ đang hoảng loạn vì cuộc Đại Suy Thoái, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhận định: “Sự sợ hãi chính là điều duy nhất chúng ta phải sợ.” Và trong suốt mười ba năm tiếp theo trên cương vị tổng thống, những cải cách toàn diện và triệt để về pháp luật và bộ máy quản lý kinh tế của ông đã thành công xuất sắc trong việc đưa nước Mỹ vượt qua được sự sợ hãi, lấy lại được niềm tin. Gần tám mươi năm sau những cải cách của chính phủ Franklin D. Roosevelt, nước Mỹ lại đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. 4. Nguyên nhân khác: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp và nợ nước ngoài khổng lồ. Thống kê năm 1998 cho thấy tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập gia đình tại một số nước phát triển (từ cao đến thấp) như sau: Bỉ 15,6% - Pháp 13,6% - Nhật 13,6% - Tây Ban Nha 12,1% - Đức 11,8% - Ý 11,4% - Ireland 10% - Áo 8% - Na Uy 5,9% - Mỹ 4%. Thậm chí tiết kiệm của dân Mỹ còn thường xuyên xuống mức âm. Điều này có thể giải thích rằng người Mỹ ko chỉ tiêu hết số tiền họ kiếm được mà còn thâm hụt vào khoản tiết kiệm hoặc vay tín dụng ngân hàng để tiêu xài. Tiết kiệm thấp đã đẩy lãi suất lên cao.Điều này khiến cho chi phí đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị và chi phí khác tăng cao.Hậu quả là không chỉ khu vực sản xuất kinh doanh mà toàn bộ hoạt động kinh tế trở nên kém cạnh tranh. Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng đã hấp dẫn nguồn tiền (đô la Mỹ) từ nước ngoài đổ vào Mỹ. Nhưng số tiền này ko được dẫn qua kênh sản xuất mà dẫn qua kênh tiêu dùng gây thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề. 4 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) Tiết kiệm thấp, đồng đôla tăng giá 1 thời gian dài từ trước đã gây ra thâm hụt thương mại trầm trọng. Từ đó làm bất an các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong hoàn cảnhđôla Mỹ đã và đang mất giá so với nhiều đồng tiền lớn khác như euro, yên nhật hay nhân dân tệ, các nhà đầu tư rất có khả năng yêu cầu chính phủ Mỹ phải nâng cao lãi suất trái phiếu, hoặc thậm chí, rút vốn khỏi thị trường Mỹ và chuyển hướng sang đầu tư hay dự trữ bằng các đồng tiền có giá khác II. PHẢN ỨNG CỦA FED Ngay từ ban đầu, FED đã sử dụng mạnh mẽ những công cụ truyền thống của mình để quản lý các mức lãi suất ngắn hạn. Tuy nhiên, sự phối hợp của NHTW các nước về giảm lãi suất cơ bản là rất ít, cho đến tháng 10/2008, FED đã thành công trong nỗ lực kêu gọi 5 NHTW khác gồm Canada, Anh, châu Âu, Thụy Điển và Thụy Sỹ cùng thực hiện chính sách giảm lãi suất. Rõ ràng, sự phối hợp hành động này đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ và tích cực nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế của mình. 1. Điều chỉnh FFR Biểu đồ 2: Thể hiện sự thay đổi lãi suất của FED, ECB, Bank of England từ 2001-2012 Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, 5 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) FED đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). 2. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED cho các ngân hàng và các công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%. Ngày 20/08/2007, FED đã quyết định bơm thêm 3,5 tỷ USD vào hệ thống tiền tệ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng. Ngày 18/09/2007, FED đã quyết định cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống còn 4,75%. Thị trường chứng khoán phố Wall ngày 18/09/2007 cũng đã có những phản ứng tích cực sau quyết định của FED, trong đó, 3 chỉ số quan trọng nhất đều tăng hơn 1%. 3. Các gói cứu trợ Về phía Chính phủ Mỹ, hai gói cứu trợ đã được đưa ra. Vào tháng 10/2008, gói cứu trợ 700 tỷ USD đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhằm tập trung cấp vốn trực tiếp vào các hãng tài chính nhằm củng cố lại thị trường tín dụng. Vào tháng 3/2009, Chính phủ Mỹ lại thông qua gói kích cầu 787 tỷ USD nhằm chi tiêu liên bang, cắt giảm thuế và tạo ra việc làm. Ngay lập tức FED bơm vốn cho thị trường, cụ thể : Citygroup : 2200 tỷ USD ; Merrill Lynch :2100 tỷ USD; Bear Stearns 960 tỷ USD; Bank of America 887 tỷ USD; Morgan Stanley 2000 tỷ USD. Barclays của Anh được viện trợ 200 tỷ USD giải ngân cho 2 chi nhánh ở New York và Delaware. Về phía FED, hành động đầu tiên mạnh tay nhất là mua lại các khoản nợ xấu trị giá 1450 tỷ USD chứng khoán thế chấp MBS và giấy tờ nợ, do ngân hàng Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie Mae phát hành, mua lại mua lại 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Hành động này giúp cho các ngân hàng này tăng tính thanh khoản và tiếp tục đi vào hoạt động. 6 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) Biểu đồ 3: mua MBS của FED Trong cuộc đại khủng hoảng lần này, ngoài 3 công cụ truyền thống là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, công cụ thị trường mở, FED đã đưa ra 7 công cụ mới: TAF (đấu thầu cho vay kỳ hạn) và qua kênh cứu trợ này thì ngân hàng USB của Thụy Sỹ kiếm được khoản vay 165 tỷ USD, Royal bank của Scotland kiếm được khoản vay 92 tỷ USD, TSLF (cho vay chứng khoán kỳ hạn), PDCF (tín dụng cho các trung gian tài chính hàng đầu), AMLF(cho vay dựa trên thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản), CPFF(quỹ thương phiếu), MMIFF (công cụ quỹ dành cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ), TALF (cho vay dựa trên chứng khán được đảm bảo bằng tài sản). Ngoài ra, FED cũng cùng phối hợp cùng với 14 ngân hàng trung ương các nước khác, để trong một khoảng thời gian ngắn cơ cấu tiền tệ các nước cùng có thể liên minh với nhau, đồng thời tăng thêm vị thế của đồng đô-la ra thị trường các nước. Minh chứng rõ nét nhất cho nhận định này đó là lần lượt các tập đoàn lớn như AIG, Citigroup và hai đại gia tài chính Fannie Mae và Freddie Mac lần lượt được giải cứu. 4. Thay đổi chính sách tiền tệ 7 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) Hành động tiếp theo là thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm khôi phục nền kinh tế, kích thích đầu tư. Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho FED chủ trì chương trình “Term Auction Facility” để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.(Theo vi.wikipedia.org). Thật vậy, trong quý IV năm 2008, lãi sất cho vay của FED chỉ là 1% và kể từ đầu năm 2009 đến nay, mức lãi suất này chỉ là 0-0,25%, là mức lãi suất cơ bản thấp nhất từ năm 1954. FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Cả hai hành động trên của Fed được đánh giá là đúng đắn và đủ liều lượng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ vào lúc này. Đặc biệt là mức lãi suất cho vay thấp trong thời gian qua.Mức lãi suất thấp này sẽ giúp giảm bớt chi phí vay, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng. Những chính sách của FED và chính phủ Mỹ đã mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế Hoa Kỳ. Trong quý III năm 2009 vừa qua, GDP của Hoa Kỳ đã tăng 4,3% sau 3 quý sụt giảm. 5. Chính sách hỗ trợ thanh toán Tiếp theo đó, FED triển khai các chính sách hỗ trợ thanh toán tại các thị trường thương phiếu và các quỹ đầu tư. Các chương trình hỗ trợ thanh khoản này sẽ dần được hạn chế khi các thị trường tài chính đã cải thiện. Cụ thể, việc hỗ trợ tài chính bằng đôla Mỹ sẽ không chỉ bên trong nước Mỹ mà ở cả các nước khác trên thế giới, qua đó sẽ làm trầm trọng thêm áp lực tài trợ thanh khoản cho các thị trường tại Mỹ. FED đã hỗ trợ thanh khoản cho các công ty tài chính nước ngoài tại Mỹ thông qua nghiệp vụ chiết khấu và các công cụ chính sách khác. Để giảm áp lực đối với việc hỗ trợ thanh toán cho các thị trường và thúc đẩy tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ, FED đã thông qua các thỏa thuận hoán đổi song phương với 14 ngân hàng trung ương khác. Theo đó, các ngân hàng trung ương nói trên sẽ nhận đôla Mỹ từ FED và quy đổi ra đồng nội tệ của mình và sau đó cho các tổ chức tín dụng trong nước vay theo quy định hiện hành của nước mình. Như vậy, các thỏa thuận hoán đổi nêu trên sẽ không tạo rủi ro cho FED vì khi các thỏa thuận kết thúc các ngân hàng trung ương khác sẽ phải trả một khoản phí cho FED và thanh toán tiền vay với tỷ giá đúng bằng tỷ giá ban đầu khi nhận đôla Mỹ từ FED, trong khi FED được nhận đảm bảo bằng nguồn dự trữ ngoại tệ của NHTW khác. Các thỏa thuận nêu trên đã có thành công bước đầu khi làm giảm áp lực thanh khoản và lãi suất liên ngân hàng giảm là một minh chứng cho những lợi ích trong hợp tác giữa các NHTW. Hơn thế nữa, các thỏa thuận cũng làm giảm lo ngại thị trường khi không chỉ thực 8 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) hiện vai trò ngăn ngừa mà cả vai trò chữa trị. Bốn NHTW của Brazin, New Zealand, Singapore và Canada đã không chấm dứt chương trình thỏa thuận này vào tháng 2/2010, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tại châu Âu. FED đã mở rộng bảng cân đối kế toán của mình thông qua việc mua trái phiếu kho bạc dài hạn, các khoản nợ của các tổ chức, và cơ quan thế chấp chứng khoán. Ý tưởng của chính sách này là tạo áp lực đối với lãi suất dài hạn để thúc đẩy nhu cầu và cũng để khuyến khích một số cân đối lại danh mục đầu tư đối với các tài sản rủi ro và cho vay các khu vực tư nhân. 9 . Thứ 6) NỘI DUNG CHÍNH I. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính 2007 1. Nguyên nhân châm ngòi 2. Nguyên nhân trực tiếp 3. Khủng hoảng niềm tin 4. Nguyên nhân khác II. Phản ứng của FED 1. Điều chỉnh. cứu trợ 4. Thay đổi chính sách tiền tệ 1 Nhóm 3 – Lớp NHTW (ca 3 – Thứ 6) I. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, các nguyên nhân này nối tiếp nhau. làm cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Chúng ta cùng xem xét những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này. 1. Nguyên nhân châm ngòi: Chứng khoán hóa và mô hình giám sát tài chính của Hoa

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan