thực trạng phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay

13 372 1
thực trạng phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1Khái niệm thị trường chứng khoán: thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán không giống với các thị trường hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mốI quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản: a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. · Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. · Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. · Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. · Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. · Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn 3, Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Sự ra đời của chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28/07/2000.Đến ngày 8/3/2005 thị trường chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương và hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành tựu và những biến động. 250 là số phiên giao dịch của TTCK Việt Nam trong năm 2010. Bình quân, khối lượng giao dịch trung bình trên sàn HOSE là 46.379.788 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 1.517,825 tỷ đồng/phiên; trên sàn HNX là 34.932.771 cổ phiếu, trị giá 1.017,105 tỷ đồng/phiên. 261 là số cổ phiếu niêm yết mới trên TTCK Việt Nam trong năm 2010. Trong đó, trên sàn Hà Nội là 102 mã, sàn TP. HCM là 79 mã, số cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trên UPCoM là 82 mã. Trong năm có 2 cổ phiếu hủy niêm yết là NKD và HT2 do sáp nhập DN. 423,89 điểm là mức đáy năm của VN-Index được xác lập ngày 25/8/2010, tuy nhiên mức đáy này cũng đã tăng gần 80% so với mức đáy của năm 2009 là 235,5 điểm. So với mức đầu năm 2010 là 517,05 điểm thì chỉ số này đã mất đi 18,02% giá trị. 97,44 điểm là mức đáy năm của HNX-Index, được xác lập ngày 16/11/2010. Tính từ mức đầu năm 2010 là 179,84 điểm thì chỉ số này đã mất đi 45,82% giá trị. 549,51 điểm là mức đỉnh của VN-Index trong năm 2010, được xác lập ngày 6/5/2010, thấp hơn mức đỉnh của năm 2009 là 624,1 điểm tới 74,59 điểm (-11,59%). Tính từ mức đầu năm 2010 là 517,05 điểm thì chỉ số này chỉ tăng 6,28% giá trị, kém xa so với mức tăng trưởng 99,18% của năm 2009. Còn nếu so với mức đáy của năm thì chỉ số này cao hơn 125,62 điểm (tương đương 29,64%). 187,22 điểm là mức đỉnh của HNX-Index trong năm 2010, cũng được xác lập ngày 6/5/2010. Tính từ mức đầu năm 2010 là 179,84 điểm thì chỉ số này chỉ tăng 4,10% giá trị. 3.884,838 tỷ đồng là giá trị giao dịch cao nhất trong năm 2010 trên sàn HOSE, được xác lập ngày 8/1/2010. Tuy nhiên, con số này còn rất khiêm tốn nếu so với mức 6.452,924 tỷ đồng của năm 2009. Kết thúc phiên này, VN-Index giảm 12,44 điểm (-2,33%) xuống còn 520,9 điểm. 547,607 tỷ đồng là giá trị giao dịch thấp nhất trong năm 2010 trên sàn HOSE, được xác lập ngày 23/11/2010. Toàn thị trường chỉ có 24.955.862 đơn vị được trao đổi với 16.122 lệnh khớp. Kết thúc phiên VN-Index tăng 4,62 điểm (+1,08%), đóng cửa ở mức 430,81 điểm. 22,28 điểm là số điểm lớn nhất mà VN-Index tăng trong một phiên giao dịch, được xác lập ngày 4/1/2010. Có tới 193/201 cổ phiếu niêm yết trên sàn đồng loạt tăng giá đã giúp cho VN-Index đóng cửa đạt mức 517,05 điểm (+4,50%). 19,86 điểm là số điểm lớn nhất mà VN-Index mất đi trong một phiên giao dịch, được xác lập ngày 21/5/2010. Có tới 220/232 mã niêm yết giảm giá khiến VN-Index đóng cửa tại mức 483,69 điểm (-3,94%). 134 là số phiên tăng điểm của VN-Index trong năm 2010 (tính đến 29/12). Số phiên giảm điểm lại ít hơn với 114 phiên. Mở cửa phiên giao dịch ngày 4/1/2010 là 517,05 điểm, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/12/2010 là 478,75 điểm. Như vậy, chỉ số VN-Index đã giảm 8,3 điểm (-7,41%). 116 là số phiên tăng điểm của HNX-Index trong năm 2010 (tính đến 29/12), số phiên giảm điểm là 132 phiên. Tính từ phiên mở cửa ngày 4/1/2010 là 179,84 điểm, đóng cửa ngày 29/12/2010 là 112,93 điểm thì chỉ số HNX- Index đã giảm 66,91 điểm (-50,69%). 18,05% là giá trị mất đi của chỉ số UPCoM-Index trong năm 2010 (tính đến 28/12) sau 128 phiên tăng và 119 phiên giảm. Chỉ số này mở cửa ngày 4/1/2010 là 54,79 điểm, đóng cửa ngày 29/12/2010 là 44,90 điểm (giảm 9,89 điểm). 16.498,343 tỷ đồng là chênh lệch giữa giá trị mua - bán của nhà đầu tư nước ngoài trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM trong giai đoạn từ 4/1 đến 28/12/2010. Trong đó, khối ngoại đã mua ròng 796,776 tỷ đồng trên HNX, mua ròng 15.676,490 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 25,076 tỷ đồng trên UPCoM. 1.288 là số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài được Trung tâm Lưu ký cấp trong 12 tháng qua, tính từ 30/11/2009 đến 30/11/2010 (tăng 48% so với năm 2009). Trong đó, có 287 tài khoản được cấp mới cho các tổ chức và 1.001 tài khoản cho nhà đầu tư cá nhân. Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh. Thị trường đón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục. Thị trường chứng khoán năm 2011: VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 (Nguồn: VCBS tổng hợp) Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%. Thanh khoản của TTCK cũng giảm mạnh, so với 15 con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%.Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua lỗ trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCK Việt Nam thì,theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứng khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết có thị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanh nghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80%. Đòn bẩy vốn của doanh nghiệp lên tới 9 lần. Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khan và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốn phải trả. Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Năm 2012 Mặc dù trong năm 2012, thị trường có phần khởi sắc hơn so với năm 2011 là một năm tồi tệ, nhưng thị trường lúc này vẫn chưa thực sự hoàn thành tốt vai trò là kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Nếu như huy động vốn qua phát hành cổ phiếu tăng mạnh đạt hơn 49.000 tỷ đồng trong năm 2010 thì con số này trong hai năm tiếp theo có chiều hướng sụt giảm dần chỉ còn đạt hơn 10.000 tỷ đồng trong năm 2012. Ngoài ra, qua kênh IPO, thị trường cũng chỉ thu hút được xấp xỉ 300 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 so với với con số hơn 3.000 tỷ đồng của năm 2011 . Điều này một phần là do thị trường chứng khoán liên tục đi xuống, phản ánh tình hình ảm đạm của kinh tế trong nước và thế giới trong hai năm vừa qua. Bên cạnh đó, triển vọng kém tích cực và KQKD xấu đi của đa số các doanh nghiệp khiến đầu tư vào TTCK kém hiệu quả và cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp niêm yết (g) trên hai sàn có dấu hiệu sụt giảm rất mạnh trong năm 2011 (9,29%) và 2012 (2,59%), khác biệt hoàn toàn so với con số ấn tượng 35% trong giai đoạn từ 2008 đến 2010. Có thể thấy, trong năm qua dòng vốn chảy vào TTCK vẫn khá yếu. Ngày 21/8: Được gọi là “Ngày thứ 3 đen tối” của thị trường niêm yết khi giới đầu tư phản ứng tiêu cực chưa từng thấy với thông tin “Bầu Kiên” bị bắt. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong một phiên với VN-Index mất 4,7% và HNX-Index mất 5,2%. Cả hai sàn ghi nhận 380 cổ phiếu giảm sàn và 126 cổ phiếu giảm giá trong tổng số 702 chứng khoán niêm yết. Mức vốn hóa thị trường bốc hơi xấp xỉ 1 tỷ USD. Lần đầu tiên thị trường chứng khoán suy sụp như vậy trước một sự kiện liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của một cá nhân. 11: Là số công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong năm 2012. Ngoài ra còn có 3 công ty khác bị đưa vào diện kiểm soát. Tình trạng kiểm soát đặc biệt được áp dụng đối với những công ty không đáp ứng được chỉ tiêu an toàn tài chính theo Thông tư 226 và Thông tư 165. Những công ty bị kiểm soát đặc biệt chỉ có 4 tháng để khắc phục, nếu không sẽ bị đình chỉ hoạt động. Cũng trong năm 2012, 4 công ty chứng khoán bị rút nghiệp vụ môi giới mà trên thực tế là rút giấy phép hoạt động, chỉ còn tồn tại pháp nhân để xử lý các khoản nợ. Thống kê kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán cho thấy có trên 50% bị lỗ riêng trong năm 2012 và trên 70% công ty có lỗ lũy kế. 21: Là số công ty niêm yết bị hủy niêm yết trong năm nay. Lý do hủy niêm yết bắt buộc là do kết quả kinh doanh không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết, do vi phạm chế độ công bố thông tin. Đây là số lượng công ty bị hủy niêm yết cao chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng này một mặt do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, nhưng cũng xuất phát từ hoạt động quản lý giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là xiết chặt yêu cầu công bố thông tin theo quy định. 4: Là số vụ việc liên quan đến vi phạm thao túng giá đã được chuyển sang cơ quan công an. Ngoài ra còn có 6 vụ việc được điều tra theo đơn tố cáo và thuộc thẩm quyền của cơ quan công an và cơ quan quản lý thị trường phối hợp cung cấp tài liệu. Trong năm 2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành 146 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân. Tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng. 425: Là số cổ phiếu tại hai sàn đang giao dịch dưới mức mệnh giá trong tổng số 710 cổ phiếu đang niêm yết. Trong đó, số cổ phiếu dưới mệnh giá tại HNX là 278/397 mã và tại HSX là 147/313 mã. Cổ phiếu có thị giá thấp nhất tại HSX là DDM với 800 đồng. Cổ phiếu thấp nhất tại HNX là THV với 900 đồng. 143: Là số doanh nghiệp niêm yết lỗ lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, còn có 438 công ty có lợi nhuận sụt giảm, tăng 12%. Bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt 8%, trong khi năm 2011 đạt 12,3%. Lợi nhuận kinh doanh sụt giảm, thua lỗ là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu xuống rất thấp và nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết. -77%: Là mức sụt giảm của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần trong năm 2012. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dòng vốn vào ròng chỉ đạt 70 triệu USD. Nguyên nhân đến từ diễn biến bất lợi của thị trường vốn quốc tế và những khó khăn kinh tế trong nước nên các quỹ đầu tư phải cơ cấu lại danh mục và thận trọng hơn. -42%: Là mức sụt giảm của lượng vốn huy động cổ phiếu và cổ phần hóa trong năm nay. Trong tổng giá trị huy động vốn 152,6 ngàn tỉ đồng, huy động vốn cổ phiếu và cổ phần hóa chỉ đạt 10,1 ngàn tỉ đồng. Số còn lại là vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng 75% so với năm 2011. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và cổ phần hóa sụt giảm mạnh do thị trường niêm yết không thuận lợi. Rất nhiều công ty niêm yết trong năm 2012 đã phải hủy bỏ hoặc lùi thời hạn huy động. Nhiều công ty không huy động được số vốn như kế hoạch hoặc không thể phát hành được do thị giá cổ phiếu niêm yết giảm xuống dưới mệnh giá. 159: Là số cổ phiếu trên cả hai sàn tính đến ngày 21.12 có mức điều chỉnh trên 50% so với đỉnh cao nhất từ sóng tăng tháng 5.2012. Nửa đầu năm 2012, thị trường niêm yết giao dịch sôi động với mức tăng trưởng mạnh bất ngờ. Tuy nhiên sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng 5, thị trường đã rơi vào chu kỳ suy thoái kéo dài đến tận hiện tại. Rất nhiều cổ phiếu đã suy giảm mạnh (không tính điều chỉnh kỹ thuật). Trong số 159 cổ phiếu có mức điều chỉnh trên 50%, HSX đóng góp 73 mã và HNX đóng góp 86 mã. Cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX là FLC, từ đỉnh cao 43.600 đồng [...]... 5.3.2012 hiện chỉ còn 6.000 đồng Cổ phiếu giảm mạnh nhất HSX là SBS, từ mức 7.300 đồng ngày 18.4 về mức 1.200 đồng 3/ Một số giải pháp để phát triển Như vậy, để thị trường chứng khoán việt Nam phát triển hơn trong tương lai và trở thành một bộ phận quan trọng trong kênh huy đọng vốn của nền kinh tế thì cần phải có các giải pháp để khắc phục những khó khăn đang tồn tại trong TTCK Việt Nam hiện nay Về... gỡ khó khăn cho TTCK Theo đó cần thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, không đưa chứng khoán vào nhóm phi sản xuất để thể hiện quan điểm nhìn nhận TTCK đúng bản chất hơn và thể hiện sự quan tâm hơn đến TTCK Thứ hai, tháo gỡ khó khăn cho DN Xem xét tháo gỡ khó khăn cho việc phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá trên cơ sở ý kiến của Đại hội dồng cổ đông về giá phát hành dưới mệnh giá, đồng thời... mở, quỹ đầu tư bất động sản), công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện nhằm phát triển loại hình đầu tư có tổ chức, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Thứ năm, giải pháp về thanh khoản Trên cơ sở thông lệ quốc tế khi điều kiện thị trường khó khăn thì tỷ lệ cho vay ký quỹ cũng được nới, do vậy sẽ xem xét nới tỷ lệ margin lên 50/50; Sớm thực hiện mở rộng biên độ giao dịch trên 2 sàn nhằm... bám sát triển khai và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Chính phủ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức thấp và duy trì tăng trưởng cao hơn năm 2012 Ngoài ra, tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tái cấu trúc nền kinh tế theo các đề án, chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Về các giải pháp về tín dụng, tiền tệ, thuế xây dựng và triển. .. Thứ bảy, triển khai các sản phẩm mới nhằm thu hút NĐT Theo đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, hệ thống giao dịch chế độ tài chính, kế toán nhằm thúc đẩy các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí nhằm thu hút đầu tư và tăng thanh khoản, tăng sức cầu Thứ tám, tăng cường và nâng cao công tác kế toán và kiểm toán Theo đó, triển khai... dòng vốn đầu tư nước ngoài;;Thí điểm thực hiện phân loại danh mục ngành nghề đối với một số loại hình công ty niêm yết, trên cơ sở đó cho phép NĐT tổ chức nước ngoài sở hữu trên 49%, tập trung đối với các DN trong các nhành nghề ko cần nắm giữ theo quy định hiện hành; Xem xét cho phép NĐT nước ngoài sơ hữu trên 49% đến 100% trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán; Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét... thuế xây dựng và triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả bảo đảm điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vi mô Ngoài ra, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong một loạt ngân hàng dựa trên yêu cầu về chỉ tiêu an toàn tài chính để có tín hiệu về tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán nhằm thúc đẩy TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và... phát hành ra công chúng và một số điều kiện quy định khác Tháo gỡ cho DN trong vấn đề huy động vốn qua phát hành trái phiếu; sớm xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm, triển khai sản phẩm quỹ hưu trí và các sản phẩm mới về trái phiếu Thứ ba, giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể, xem lại khái niệm nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài theo hướng khuyến khích hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài;;Thí điểm thực. .. trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán; Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng ko thực sự cần thiết nắm giữ… Thứ tư, giải pháp về thuế Theo đó, kiến nghị Chính phủ trình quốc hội tiếp tục kéo dài việc miễn giảm về thuế đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK quy định tại Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/08/2011 của Quốc hội về việc bổ sung một số giải pháp về thuế... toán Theo đó, triển khai việc áp dụng 37 chuẩn mực kế toán trong năm 2013; Áp dụng các quy định mới về xử lý chênh lệch tỷ giá, xây dựng cơ chế trích lập dự phòng; Hoàn thiện các quy định về kế toán đối với quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, DN niêm yết . nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. · Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường. hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. · Thị trường cổ. bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành tựu và những biến động. 250 là số phiên giao dịch của TTCK Việt Nam

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:20

Mục lục

  • Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn...

  • 3/ Một số giải pháp để phát triển

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan