PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH

89 375 0
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ở TỈNH NINH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH10Những vấn đề lý luận phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình10Thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 28QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI46Những quan điểm cơ bản về phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình hiện nay46Một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới57

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH 10 1.1. Những vấn đề lý luận phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 10 1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 28 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 46 2.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình hiện nay 46 2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới 57 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 85 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Đối với nước ta, phát triển công nghiệp có vị thế quan trọng, đóng góp vào tỷ trọng ngày càng tăng cho phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2010, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt 41,7% (công nghiệp chiếm 34,2%), tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm của công nghiệp đạt khoảng 6,2%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng xấp xỷ 14% so với năm 2009. Nhiều sản phẩm công nghiệp nước ta không những đã chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên chất lượng, hiệu quả tăng trưởng công nghiệp chưa cao; năng suất lao động, trình độ quản lý nói chung còn thấp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp thấp; công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng; tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo, chế biến còn thấp; sự liên kết giữa các ngành chưa chặt chẽ; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển Do đó, công nghiệp Việt Nam đang đi sau khá xa so với các nước phát triển và các nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Thực tế nêu trên, đặt ra cho chúng ta yêu cầu tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quá trình phát triển công nghiệp của nước nhà trong những năm tới. Những năm qua, cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, Ninh Bình đã tiến hành các giải pháp tăng cường tổ chức quản lý, điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp; ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; chính sách phát triển nhân lực, đổi mới khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp ở Ninh Bình những năm qua cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về nhận thức lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Trong đó, đáng chú ý nhất là phải điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, chú trọng các ngành công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao. Mặt 3 khác, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với đặc thù phát triển công nghiệp Ninh Bình; đổi mới tổ chức quản lý, phân bố các cơ sở công nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh. Những vấn đề nêu trên đều nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của Ninh Bình, tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành cho phát triển công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo động lực to lớn thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Góp một phần nghiên cứu vấn đề lớn nêu trên mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đang phải toàn tâm, toàn lực tổ chức thực hiện, do đó học viên chọn đề tài “Phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn Vấn đề phát triển công nghiệp nước ta nói chung và phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề phát triển công nghiệp thu hút đông đảo các nhà lãnh đạo chính trị, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài rất nhiều, trong đó đáng chú ý là công trình của các tác giả sau: Viện Kinh tế Việt Nam có đề tài: “Lý luận và thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn ở Việt Nam”, do PGS. TS. Trần Đình Thiên làm Chủ nhiệm. Đề tài đã đề cập trên góc độ lý luận về quá trình phát triển công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân như: quan niệm về công nghiệp hoá dưới các góc độ; khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp hoá; khả năng nhảy vọt cơ cấu để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá; khả năng rút ngắn quá trình công nghiệp hoá trong điều kiện hiện đại. Đề tài cũng nêu lên vấn đề tiến triển của nhận thức và thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có đề tài: “Đô thị hoá trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam - những thách thức và giải pháp”, do 4 ThS. Bùi Thị Thiêm làm chủ nhiệm. Đề tài đã khái quát hoá cơ sở lý luận chung về đô thị hoá. Trên cơ sở khảo sát thực trạng quá trình đô thị hoá, về quy mô, đặc trưng cơ bản của đô thị hoá trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Đề tài phân tích những tác động của đô thị hoá tới quá trình công nghiệp hoá, chủ yếu về lĩnh vực phát triển kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp phát triển đô thị trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, thúc đẩy quá trình đô thị hoá phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Phạm Anh Tuấn (2010), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn gắn với phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình; đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình. Đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn với phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình. PGS, TS Nguyễn Minh Khải, tài liệu lưu hành nội bộ “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” dành cho đối tượng bổ túc cán bộ cao cấp khoá 12. Tác giả đã luận giải tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh công nghiệp hóa ở nước ta để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; trình bày bài học kinh nghiệm trong lịch sử của các nước trên thế giới về công nghiệp hóa cổ điển, công nghiệp hóa cận đại và công nghiệp hóa hiện đại, công nghiệp hóa rút ngắn, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ; đồng thời đúc rút kinh nghiệm quá trình công nghiệp hóa và sau này là quá trình công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ở nước ta. Trên các cơ sở lý luận và thực tiễn ấy, tác giả đã vạch ra một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. 5 PGS. TS. Lê Cao Đoàn, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành (2008). Công trình này đề cập đến những nội dung chủ yếu như: Những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá và thời đại phát triển cổ điển, thời đại phát triển hiện đại. Quá trình rút ngắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn sự phát triển thành kinh tế phát triển hiện đại, đặc biệt ở các nước Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam. ThS Nguyễn Văn Hùng (2009), Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch và phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta. Tạp chí Khu công nghiệp ra ngày 02/12/2009. Trong bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề quy hoạch phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay, chỉ ra những hạn chế trong quy hoạch phát triển công nghiệp, đặc biệt là gắn quy hoạch phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường, đây là một vấn đề bức thiết được sự quan tâm rất lớn của toàn thể xã hội trong quá trình phát triển công nghiệp. Trên các cơ sở đó, tác giả nêu lên các phương hướng và giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Lê Thế Giới, Đại học Đà Nẵng, Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tác giả đã luận giải rằng chiến lược phát triển công nghiệp luôn giữa vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia phát triển vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định chiến lược của 10 năm đầu thế kỷ XXI là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nền tảng hình thành một nước công nghiệp hiện đại. Vì vậy, một hệ thống các chính sách công nghiệp đúng đắn sẽ là công cụ hữu hiệu để Chính phủ thực hiện mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển và những điều kiện cụ thể của Việt Nam, bài viết này đề xuất một số định hướng trong việc định hình chiến lược 6 phát triển công nghiệp cho Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. PGS. TS. Chu Hữu Quý - PGS. TS. Nguyễn Kế Tuấn, Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành. Nội dung chủ yếu là đưa ra những kết quả nghiên cứu về con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của nước ta trong thời gian vừa qua. GS.TS Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới Nxb CTQG, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra một cách nhìn tổng quan về những vấn đề kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong đó tác giả đã phân tích khá sâu sắc về vấn đề phát triển công nghiệp với vai trò là đầu tàu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển vùng kinh tế trọng điểm nói riêng và là động lực chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung. Bộ Kế hoạch đầu tư và ngân hàng phát triển châu Á, trung tâm kinh tế học quốc tế Canberra, Sydney, tháng 4/1998:“Chính sách phát triển công nghiệp và các doanh nghiệp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Hà Nội, 9/2004: “Ninh Bình, tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010”. Tác giả đã nêu lên tiềm năng to lớn của Ninh Bình trong phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm với cơ sở là vùng tài nguyên đá vôi, than bùn, đất sét vô cùng lớn trên địa bàn tỉnh dành cho sản xuất xi măng; vùng nguyên liệu cây công nghiệp, hoa quả, chè dành cho công nghiệp chế biến thực phẩm; thêm vào đó là mặt bằng rộng lớn, địa chất ổn định, nền đất cứng thuận lợi cho phát triển công nghiệp nặng; ngoài ra còn phải kể đến sự thuận lợi trong giao thông vận tải, là đầu mối giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển. Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích làm rõ một số vấn đề về phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội. Các 7 quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về phát triển công nghiệp ở Ninh Bình dưới đúng góc độ Kinh tế chính trị học Mác - Lênin. 3. Mục đích và nhiệm vụ * Mục đích Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình, phân tích làm sáng tỏ những quan điểm và giải pháp định hướng đúng đắn quá trình phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. * Nhiệm vụ Phân tích những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Khảo sát thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình. * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình đặt trong bối cảnh phát triển công nghiệp chung của cả nước và phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thời gian khảo sát và lấy số liệu từ năm 1991 đến 2012. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 8 * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp ở nước ta nói chung và phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình nói riêng. Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu 2 chương với 4 tiết. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH 1.1. Những vấn đề lý luận phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 1.1.1. Phát triển công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân * Công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Đứng ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có quan niệm về công nghiệp với các tiêu chí khác nhau. Ở góc độ phương pháp sản xuất Công nghiệp được coi là một phương pháp sản xuất - phương pháp sản xuất công nghiệp với các tiêu chí cơ bản là sản xuất dựa trên cơ sở máy móc, sử dụng kiến thức khoa học, công nghệ, có năng suất lao động cao. Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, các công cụ sản xuất đã từng bước được phát triển và người lao động ngày càng làm chủ việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đó chính là những bước tiến có tính chất cách mạng trong phương pháp sản xuất của nhân loại - bước tiến từ phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu sang phương pháp sản xuất công nghiệp. Khi nghiên cứu nước Anh, C.Mác cho rằng việc việc phát triển sản xuất bằng máy móc - phương pháp sản xuất công nghiệp, diễn ra trước tiên trong công nghiệp nhẹ. Và cứ như thế, phương pháp sản xuất công nghiệp được nhân rộng ra thay thế cho phương pháp sản xuất thủ công trong toàn bộ nền sản xuất xã hội. Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm cho phương pháp sản xuất, lao động công nghiệp ngày càng có chiều rộng và bề sâu trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đứng ở góc độ này, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ được nhiều người quan niệm là ngành công nghiệp. 10 Ở góc độ phân công lao động xã hội Công nghiệp được coi là một lĩnh vực, khu vực hay ngành kinh tế quan trọng, bao gồm tất cả các ngành công nghiệp hợp thành. C.Mác và V.I.Lênin đã dùng đến thuật ngữ lĩnh vực hay khu vực công nghiệp để chỉ toàn bộ các ngành công nghiệp hợp thành khu vực công nghiệp và đối diện với lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp cùng với các lĩnh vực khác hợp thành nền kinh tế quốc dân. C.Mác viết: “Cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất của một lĩnh vực công nghiệp này gây ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực khác” [31, tr.553]. V.I.Lênin viết: “Sự phân chia khu vực không phải là đặc điểm riêng của nền công nghiệp nước Nga, mà là của cả công trường thủ công nói chung; công trường thủ công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn chuyên môn hoá những khu vực đó. Và đó cũng là sự đánh dấu đặc thù sự tách rời giữa công nghiệp và nông nghiệp” [27, tr.539-540]. Với quan niệm “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế” của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cũng có thể coi công nghiệp là một khu vực hay lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Từ điển Kinh tế chính trị viết rằng: “công nghiệp do hai nhóm hợp thành; sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất vật phẩm tiêu dùng Trình độ phát triển của công nghiệp quyết định thực lực kinh tế của đất nước, khả năng quốc phòng, mức trang bị cho nền kinh tế quốc dân bằng các công cụ lao động hiện đại, mức tăng năng suất lao động và sự phát triển kỹ thuật của nước nhà” [49, tr.85]. Mặc dù ở đây không dùng thuật ngữ “lĩnh vực” hay “khu vực” công nghiệp, nhưng thực chất cũng là một cách nói khác về thuật ngữ ấy. Một quan niệm khác, công nghiệp là một ngành kinh tế - ngành công nghiệp. C.Mác viết: “Nếu chỉ xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, 11 [...]... nghiệp và phát triển công nghiệp Việt Nam, vận dụng vào điều kiện phát triển công nghiệp cụ thể ở tỉnh Ninh Bình, tác giả khái quát quan niệm về phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình như sau Phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình là quá trình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiến hành quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu, cụm và cơ sở công nghiệp. .. phẩm công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trên thị trường Như vậy, mỗi nội dung phát triển công nghiệp ở trên, bên cạnh ý nghĩa kinh tế còn có nghĩa về chính trị, xã hội, thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa nghĩa trong quá trình phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Các nội dung đó cũng chính là cở sở để đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình 1.2 Thực trạng phát triển công nghiệp ở tỉnh. .. và công nghiệp nhẹ ; công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh; công nghiệp vùng lãnh thổ và công nghiệp khu vực tập trung Đó chỉ là sự phân loại để có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp trong quá trình phát triển công nghiệp * Quan niệm phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Quan niệm phát triển công nghiệp Từ... lượng cơ sở vật chất bảo đảm, phát triển 19 mạnh mẽ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường chủ yếu để có được khối lượng cơ sở vật chất ấy 1.1.2 Tính tất yếu và nội dung phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình * Tính tất yếu phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực... Đảng bộ tỉnh Ninh Bình Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh * Nội dung phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Đại hội Đại biểu tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX(2010) xác định phương hướng, nhiệm vụ khái quát đối với phát triển công nghiệp. .. đặt ra phải phát triển công nghiệp ở Tỉnh theo hướng bền vững Thứ ba, xuất phát từ vai trò của phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Các ngành công nghiệp là trụ cột, là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong nhiều năm tới Công nghiệp phát triển sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy các ngành xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh... phát triển công nghiêp ở tỉnh Ninh Bình là một bộ phận của phát triển công nghiệp quốc dân Nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm phát triển công nghiệp chung cả nước Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện riêng có tính đặc thù của Ninh Bình nên phát triển công nghiệp ở tỉnh có những đặc điểm, tiềm năng, ưu thế cũng như những hạn chế, bất lợi riêng Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về phát triển công nghiệp. .. giá trị tài sản công nghiệp, quy mô các cơ sở, khu, cụm công nghiệp, diện tích mặt bằng nhà xưởng, số lượng công nhân Nếu trong những năm tới, tỉnh Ninh Bình phát huy tốt quy mô công nghiệp hiện có, đồng thời lấp đầy diện tích các cơ sở, khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch như đã thống kê ở trên thì quá trình phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình sẽ thực sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng... và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đã đề ra cùng với lý luận kinh tế chính trị về phát triển công nghiệp, tác giả xác định nội dung phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình hiện nay tập trung vào các vấn đề sau: 26 Một là, duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng cao và mở rộng quy mô của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Phát triển công nghiệp là sự gia tăng... cho công nghiệp phát triển không chỉ trong nước, mà còn vươn ra thế giới Đó là nền công nghiệp hiện đại, mở cửa, hội nhập với công nghiệp khu vực và thế giới Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam là quá trình làm xuất hiện các ngành công nghiệp cụ thể trong nền kinh tế quôc dân với trình độ công nghệ ngày càng cao Từ công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đến công nghiệp 14 chế biến; từ công nghiệp . phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình * Tính tất yếu phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Tỉnh Ninh Bình nằm ở. quản lý phù hợp trong quá trình phát triển công nghiệp. * Quan niệm phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình Quan niệm phát triển công nghiệp Từ những phân tích trên,. niệm về phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình như sau. Phát triển công nghiệp ở tỉnh Ninh Bình là quá trình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiến hành

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan