Bài giảng PHONG CÁCH LÃNH đạo QUẢN lý của cán bộ QUÂN sư xã, PHƯỜNG

11 3K 6
Bài giảng   PHONG CÁCH LÃNH đạo QUẢN lý của cán bộ QUÂN sư xã, PHƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phong cách Lãnh đạo quản lý là kiểu hoạt động điển hình, độc đáo của người lãnh đạo quản lý tác động tới con người (hoặc bộ máy thuộc quyền) nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đơn vị dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp nhất định.KN chỉ ra: Phong cách lãnh đạo quản lý là hoạt động ddienr hình, độc đáo của người lãnh đạo quản lý tác động tới con người (hoặc bộ máy thuộc quyền)+ Là tổng hòa những đặc điểm về hoạt động theo chức của người lãnh đạo quản lý và quan hệ giữa họ với đối tượng quản lý.Ví dụ: Đc Nam là đại đội trưởng đại đội 5, tiểu đoàn 2. Ở đồng chí Nam hội tụ tổng hòa những đặc điểm về hoạt động theo chức vụ đại đội trưởng với trung đội trưởng trung đội 2 hoặc tiểu đội 1, thể hiện phong cách lãnh đạo quản lý dân chủ.+ Phong cách lãnh đạo quản lý của người cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn biểu hiện ở: những nét vẽ riêng về nguyên tắc, phương pháp và thói quen ứng xử, ra quyết định; theo dõi, kiểm tra đơn vị và giao tiếp với cấp dưới. Nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đơn vị.

MỞ ĐẦU Tâm lý học lãnh đạo quản lý bộ đội nói chung, lãnh đạo quản lý dân quân tự vệ nói riêng là một chuyên ngành của tâm lý học quản lý; nghiên cứu các vấn đề có tính quy luật tâm lý của hoạt động lãnh đạo quản lý bộ đội, DQTV trong các điều kiện khác nhau. Đó là cơ sở khoa học giúp cho người cán bộ quân sự lãnh đạo – quản lý đơn vị có hiệu quả cao. Trong lãnh đạo, quản lý có nhiều nội dung, trong đó có nội dung đề cập đến phong cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn Để hiểu rõ được nội dung trên chúng ta nghiên cứu bài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHONG CÁCH CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Khái niệm Phong cách Lãnh đạo - quản lý là kiểu hoạt động điển hình, độc đáo của người lãnh đạo - quản lý tác động tới con người (hoặc bộ máy thuộc quyền) nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đơn vị dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp nhất định. K/N chỉ ra: - Phong cách lãnh đạo - quản lý là hoạt động ddienr hình, độc đáo của người lãnh đạo - quản lý tác động tới con người (hoặc bộ máy thuộc quyền) + Là tổng hòa những đặc điểm về hoạt động theo chức của người lãnh đạo - quản lý và quan hệ giữa họ với đối tượng quản lý. Ví dụ: Đ/c Nam là đại đội trưởng đại đội 5, tiểu đoàn 2. Ở đồng chí Nam hội tụ tổng hòa những đặc điểm về hoạt động theo chức vụ đại đội trưởng với trung đội trưởng trung đội 2 hoặc tiểu đội 1, thể hiện phong cách lãnh đạo - quản lý dân chủ. + Phong cách lãnh đạo - quản lý của người cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn biểu hiện ở: những nét vẽ riêng về nguyên tắc, phương pháp và thói quen ứng xử, ra quyết định; theo dõi, kiểm tra đơn vị và giao tiếp với cấp dưới. - Nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đơn vị. Ví dụ: Đơn vị A thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Vậy phong cách lãnh đạo - quản lý của người đại đội trưởng đơn vị A có phong cách lãnh đạo - quản lý coi trọng nội dung thực chất. Đây là phong cách lãnh đạo phù hợp đáp ứng với nhiệm vụ của đơn vị. 2. Phân loại Dựa theo những căn cứ nhất định người ta chia thành những loại phong cách lãnh đạo - quản lý khác nhau. - Dựa theo dấu hiệu bề ngoài trong mối quan hệ và giao tiếp giữa lãnh đạo - quản lý với cấp dưới có: + Phong cách lãnh đạo - quản lý độc đoán, gia trưởng + Phong cách lãnh đạo - quản lý dân chủ. + Phong cách lãnh đạo - quản lý tùy tiện, thiếu trách nhiệm. - Căn cứ vào mức độ sâu sát của người lãnh đạo - quản lý với cấp dưới và quần chúng có: + Phong cách lãnh đạo - quản lý tỉ mỉ, sâu sát + Phong cách đại khái, quan liêu - Căn cứ vào tính chất của các quyết định trong quá trình lãnh đạo - quản lý có: + Phong cách lãnh đạo - quản lý quyết đoán, dám chịu trách nhiệm + Phong cách lãnh đạo - quản lý dè dặt, nhu nhược, tự ti, thiếu quả quyết - Căn cứ vào hình thức bên ngoài của hoạt động lãnh đạo - quản lý có: + Phong cách lãnh đạo - quản lý thích phô trương, hình thức, bề nổi + Phong cách lãnh đạo - quản lý coi trọng nội dung thực chất => Như vậy, qua nghiên cứu chúng ta thấy có rất nhiều kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý tốt đem lại hiệu quả trong lãnh đạo - quản lý đơn vị thuộc quyền cần phê phán phong cách lãnh đạo - quản lý độc đoán, gia trưởng, tự ti , thiếu qủa quyết hay phong cách lãnh đạo - quản lý pho trương, hình thức. II. YÊU CẦU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Phong cách lãnh đạo - quản lý là kiểu hoạt động riêng, độc đáo của người cán bộ, phản ánh sinh động các đặc điểm riêng của nhân cách, sự phong phú nhiều vẻ và mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Thực tế cho thấy, hiện nay cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn cần có những nét phong cách chủ yếu sau đây: 1. Tính quyết đoán trong xem xét và giải quyết công việc, thể hiện sự dứt khoát, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Vị trí, vai trò: Đây là nét phong cách hết sức cần thiết của người chủ trì, người cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn hiện nay. Bởi vì: Họ là người “đứng mũi chịu sào” phải thường xuyên đề cao trách nhiệm cá nhân trong mọi công việc ở đơn vị. - Biểu hiện: Người cán bộ có tính quyết đoán thường ra quyết định dựa trên sự cân nhắc, tính toán kỹ đến các điều kiện khách quan, chủ quan nhưng vẫn bảo đảm nhanh chóng, dứt khoát với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Thực hiện yêu cầu trên có tác dụng: Tính quyết đoán sẽ giúp người cán bộ giải quyết các mối quan hệ được rõ ràng, dứt khoát xử lý nhanh cac tình huống đặt ra đối với công tác, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của đơn vị mà mình phụ trách. - Cần phê phán những biểu hiện: thiếu quyết đoán, chần chừ, do dự hoặc đùn đẩy trách nhiệm (vì những biểu hiện trên nó cản trở khả năng hoàn thành chức trách của người cán bộ cơ sở) 2. Coi trọng thực chất, hiệu quả hoạt động của cá nhân và đơn vị - Cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn phải chú trọng nhiều đến nội dung, chất lượng, hiệu quả của công việc, giả quyết nhanh gọn, đơn giản các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Trong công tác của mình, người cán bộ phải hướng vào những vấn đề trọng tâm, phải tác động đến con người và tổ chức ở cơ sở đúng quy luật để tạo nên sự chuyển biến thực sự về chất lượng chính trị và kết quả hoàn thành nhiệm vụ quân sự địa phương của cấp dưới của mình. - Cần phê phán biểu hiện cán bộ cơ sở chỉ đè cao quá mức các hoạt động bề nổi, phô trương, hình thức mà xem nhẹ tính hiệu quả của công tác quân sự và chính trị của đơn vị mình phụ trách. 3. Đề cao dân chủ biết phát động mọi người tham gia ý kiến xây dựng nhiệm vụ quân sự, xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt. - Bởi vì: Mọi đề xuất về chủ trương, kế hoạch của người lãnh đạo - quản lý phải phán ánh được ý nguyện và trí tuệ của quần chúng. Có như vậy thì mới thấu suốt tới mọi người và được thực thi. - Yêu cầu để thực hiện được phong cách này, người cán bộ phải: + Luôn chú ý tạo ra những điều kiện để cán bộ đồng cấp và cấp dưới tham gia bàn bạc góp ý vào những chủ trương, biện pháp lãnh đạo - quản lý nhiệm vụ quân sự ở địa phương. + Người cán bộ phải biết lắng nghe và tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến nhận xét phê bình của quần chúng nhân dân. Ví dụ: Người cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn do nhiều công việc phải triển khai đầu năm nhất là tuyển quân. Nên có lúc chưa sâu sát tỉ mỉ trong công việc; quàn chúng đóng góp cần tiếp thu. 4. Sâu sát cụ thể thường xuyên, trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cấp dưới. - Đây là một yêu cầu khách quan đối với người lãnh đạo - quản lý Bởi vì: Người cán bộ mà xa rời thực tế, chung chung đại khái dễ tạo ra những lỗ hổng trong lãnh đạo - quản lý từ đó nảy sinh những sai sót. - Yêu cầu với người cán bộ xã, phường, thị trấn + Người cán bộ xã, phường, thị trấn phải chống phong cách làm việc và quan hệ giao tiếp dựa trên sự ba hoa sáo rỗng, đại khái, chung chung, quan liêu, bàn giấy, lề mề, vô trách nhiệm. + Người cán bộ cần phải xây dựng phong cách sâu sát thực tế, tỉ mỉ, cụ thể, chu đáo, nghiêm túc, chính xác, khẩn trương. Ví dụ: Người cán bộ quân sự cơ sở xã, phường, thị trấn làm việc phải xây dựng kế hoạch cụ thể. Hành động kiên quyết, miệng nói, tay làm, chống quan liêu, độc đoán. 5. Tác phong hoạt động sôi nổi, nhiệt tình trên lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của đơn vị. - Tác dụng: Thông qua tác phong hoạt động này mà khởi động được phong trào xây dựng đời sống văn hóa, phát triển tâm trạng tích cực cảu quần chúng nhân dân (nhất là thanh niên để họ hăng hái, nhiệt itnhf trong thực hiện nhiệm quân sự của địa phương) - Yêu cầu: + Người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các hình thức tuyên truyền, cổ động và các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú ở cơ sở xã, phường, thị trấn. + Phải trực tiếp tham gia các hình thức tuyên truyền, cổ động và các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần ở cơ sở xã, phường, thị trấn (đay là yêu cầu bắt buộc) => Tóm lại: Phong cách lãnh đạo - quản lý của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn là biểu hiện tập trung nhất nhân cách của họ. Hình thành, phát triển những thành tố này của nhân cách sẽ tạo điều kiện đẻ cán bộ cơ sở có được phong cách lãnh đạo - quản lý khoa học, thiết thực, có hiệu quả, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình. III. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN. Để cán bộ có được phong cách lãnh đạo - quản lý khoa học, thiết thực, có hiệu quả cần thực hiện những biện pháp cơ bản sau: 1. Phát huy tính tích cực cảu cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn trong hoạt động thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ - Bởi vì: Nhân cách con người hình thành và phát triển trong hoạt động; vì vậy đẻ hoàn thiện phong cách của cán booj trước hết là phát huy tính tích cực của họ trong hoạt động thực tiễn. - Nội dung biện pháp + Cán bộ phải quán triệt sâu sắc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ví dụ: Trong luật DQTV 2009 chỉ rõ: trường hợp công dân được thôi thực hiện nhiệm vụ tham gia DQTV nòng cốt, thôi trước thời hạn: Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế cấp xã trở lên thì chỉ huy trưởng BCHQS xã phải dựa vào đây thực hiện, không tùy tiện. + Mọi người, mọi tổ chức trong đơn vị phải ủng hộ và phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của người cán bộ quân sự theo quy định của chức trách, nhiệm vụ. + Đối với người cán bộ điều quan trọng là phải hình thành được động cơ, mục đích hoạt động đúng đắn của mình. Dựa trên cơ sở: → Lựa chọn hợp lý đối tượng → Phương thức thỏa mãn nhu cầu của mình → Phân tích một cách khách quan, khoa học tình hình, nhiệm vụ của đơn vị + Tham gia chủ động và tích cực vào hoạt động thực tiễn con người sẽ dần dần tích góp được những nét tâm lý mới, những nét tâm lý này phát triển ổn định sẽ trở thành những thuộc tính, phẩm chất của phong cách. Lưu ý: Hoạt động thực tiễn chỉ có thể tác động có hiệu quả đén sự phát triển phong cách của cán bộ khi việc tổng kết và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn được hình thành thường xuyên vàghiêm túc. Bởi vì: Thông qua hoạt động tổng kết thực tiễn, cán bộ sẽ nhận thức sâu sắc hơn về con người, tổ chức. Đúc rút được kinh nghiệm tiến hành công tác quân sự. Tích lũy được vốn sống trong giải quyết các quan hệ xã hội. Vậy: thông qua tổng kết thực tiễn sẽ góp phần phát triển các phẩm chất chính trị, đạo đức; phẩm chất nghề nghiệp; phẩm chất tâm lý của phong cách người cán bộ. + Người cán bộ phải không nề hà, bất kể công việc gì thuộc chức trách nhiệm vụ của mình vừa phải luôn chú ý tổ chức một cách khoa học các hoạt động của đơn vị. Bảo đảm: Có kế hoạch Có tổ chức Có kỷ luật Đạt hiệu quả cao => Chỉ có như vậy, phong cách của cán bộ quân sự mới hình thành và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ tới các cấp dưới và quần chúng nhân dân. 2. Nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn. - Bởi vì: + Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự thực chất là chuẩn bị về phẩm chất nhân cách nối chung và phong cách nói riêng. + Chất lượng của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự được đánh giá thông qua kết quả thực hiện cương vị, chức trách người cán bộ quan sự đó ở cơ sở, địa phương (xã, phường, thị trấn) Vì vậy: Đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính thiết thực để họ có thể nhanh chóng bắt nhịp được với thực tế đơn vị và địa phương mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Nội dung yêu cầu: + Đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với thực tế hoạt động của can bộ quân sự với nhiệm vụ quân sự địa phương + Hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải dảm bảo được sự thống nhất giữa học và hành, chống truyền thụ một chiều, thụ động, máy móc thực hiện tốt phương châm lý luận gắn với thực tiễn. + Quá trình đào tạo, bồi dưỡng chỉ huy; phát huy tác dụng hình thành, phát triển phong cách thành cái riêng của cán bộ khi được đào tạo, bồi dưỡng luôn nêu cao tính tích cực, tự giác, tự học, tự rèn. Để làm được: Những người đang phấn đấu, học tập, rèn luyện đẻ trở thành can bộ quan sự đại phương phải có động cơ học tập đúng đắn; học là để phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc, chứ không phải học vì những động cơ cá nhân chủ nghĩa. Người cán bộ học tập, rèn luyện còn phải có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học. => Có như vậy, Mới nâng cao nhận thức, chuyển biến tư tưởng, thái độ, đổi mới về hành động. 3. Mở rộng quan hệ xã hội và giao tiếp của cán bộ trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong khu dân cư. - Bởi vì: Phong cách người cán bộ mang dấu ấn cá nhân đồng thời là sản phẩm của điều kiện xã hội – lịch sử (Điều kiện XH – LS được xem dưới 2 góc độ: môi trường xã hội rộng lớn: quốc tế, trong nước, dân tộc; môi trường gần gũi: xã, phường, thị trấn) trong đó môi trường gần gũi trực tiếp chi phối tới nội dung, hình thức biểu hiện của các phẩm chất nhân cách cúng như phong cách người cán bộ quan sự địa phương - Nội dung yêu cầu + cán bộ phải thực sự gắn bó với tập thể đơn vị cơ sở và chú ý mở rộng quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp với cán bộ trong hệ thống chính trị của xã, phường, thị trấn và nhân dân. + Cán bộ phải là một chủ thể tham gia quan hệ xã hội một cách chủ động, tích cực, có tính tự chủ, tự trọng cao. 4. Tăng cường tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện xây dựng phong cách lãnh đạo - quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ - Giáo dục phải kết hợp với tự giáo dục, tự rèn luyện thì mới có thể hình thành và phát triển phong cách người casn bộ. Bởi vì: + Con người không chỉ là chủ thể trong quan hệ xã hội và giao tiếp mà còn là chủ thể trong sự phát triển phong cách của chính mình. + Người cán bộ quân sự là một nhân cách đã trưởng thành; do đó càng có khả năng thực hiện tốt tư cách chủ thể trong xây dựng phong cách của mình thông qua tự giáo dục, tự rèn luyện. - Nội dung yêu cầu + Người cán bộ phải biết đánh giá mình một cách khách quan, chính xác, tránh tự bằng lòng, thỏa mãn với mình, thích người khác khen mình. (Đây là cơ sở để người cán bộ có kế hoạch đúng trong việc tự giáo dục, tự rèn luyện, tự học tập) + Người cán bộ phải nỗ lực, ý chí cao, thường xuyên tự phê bình, tự đấu tranh với chính mình một cách nghiêm khắc theo những chuẩn mực, phong cách lãnh đạo - quản lý. [...]... triển phong cách lãnh đạo - quản lý của một cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn; kiên quyết đấu tranh với những phong cách lãnh đạo - quản lý quan liêu, mất dân chủ, phô trương hình thức Câu hỏi 1 Khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo - quản lý ? 2 Những yêu cầu về phong cách lãnh đạo của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn trong điều kiện hiện nay? 3 Phân tích biện pháp hình thành phát triển phong. ..KẾT LUẬN Phong cách lãnh đạo - quản lý của cán bộ quan sự xã, phường, thị trấn có vị trí vai trò quan trọng đối với việc lãnh đạo đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn nói chung có kết quả mà còn góp phần hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của người cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn nó riêng Người cán bộ có phong cách lãnh đạo - quản lý dân chủ, sâu sát, tỉ mỉ, quyết đoán,... phong cách lãnh đạo - quản lý ? 2 Những yêu cầu về phong cách lãnh đạo của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn trong điều kiện hiện nay? 3 Phân tích biện pháp hình thành phát triển phong cách của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn hiện nay Ý nghĩa? . cập đến phong cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn Để hiểu rõ được nội dung trên chúng ta nghiên cứu bài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG,. quyết hay phong cách lãnh đạo - quản lý pho trương, hình thức. II. YÊU CẦU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Phong cách lãnh đạo - quản lý là kiểu hoạt. và giao tiếp giữa lãnh đạo - quản lý với cấp dưới có: + Phong cách lãnh đạo - quản lý độc đoán, gia trưởng + Phong cách lãnh đạo - quản lý dân chủ. + Phong cách lãnh đạo - quản lý tùy tiện, thiếu

Ngày đăng: 30/10/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan