SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy PHẦN SINH THÁI học

11 1.3K 3
SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy PHẦN SINH THÁI học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Phần mở đầu: 1.1.Lý do chọn đề tài: 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC Họ và tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Sáng kiến kinh nghiệm môn: Năm học 2007 - 2008 Sinh thái học là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.Từ cấp độ cá thể -> quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái, cao hơn nữa là tất cả các sinh vật có mặt trong lòng đất,trong nước,trên mặt đất và trong không khí. Nội dung phần sinh thái học đã trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản,trên cơ sở làm cho học sinh hiểu và nhận thức tốt hơn về thiên nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống và nắm chắc các qui luật sinh thái.Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống,biết khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên theo hướng bảo vệ và cải tạo môi trường,có thái độ trân trọng sự sống,yêu quí thiên nhiên,tránh xa các hành động tàn phá thiên nhiên,có hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống,từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để có tiết dạy chất lượng theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm,để phát huy được nội lực của học sinh,để các em chủ động lĩnh hội tri thức cho mình mà không bị gò bó,đơn điệu là điều khó khăn.Mặt khác thiết bị dạy học và trợ giảng của giáo viên ở các trường phổ thông còn nhiều hạn chế. Bản thân tôi là một giáo viên dạy sinh học ở trường THPT tuổi đời và tuổi nghề tuy chưa nhiều,chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp .Nhưng nhận thấy những khó khăn còn tồn tại về vấn đề:làm sao để mỗi tiết học bình thường,học sinh được hoạt động và suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh,hội nhập tri thức. Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài này để trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra sau những giờ trực tiếp giảng dạy,mong rằng sẽ được đồng nghiệp của mình cùng đóng góp để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,cũng như nâng cao chất lượng của học sinh. 1.2.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài: Đối tượng nghiên cứu: là học sinh khối 11 và các bài học của phần sinh thái học Phạm vi của đề tài: Đề tài có trọng tâm xoay quanh vấn đề tìm phương pháp phù hợp để học sinh phát huy được tính tích cựu,tự giác,chủ động,sáng tạo,phù hợp với đặc điểm của từng lớp và từng tiết dạy trong phần sinh thái học. 1.3. Phương pháp sử dụng và phương tiện trợ giảng: * Phương pháp sử dụng: Sử lý tình huống Phiếu học tập Vấn đáp tìm tòi Trực quan Vấn đáp tái hiện Tự nghiên cứu sách gioá khoa * Phương tiện trợ giảng: Sách giáo khoa sinh học 11 và một số tranh vẽ phóng to trong sách giáo khoa Đồi bạch đàn sau trường Mô hình Sách giáo viên và sách giáo khoa ban khoa học tự nhiên 2 2. Nội dung: 2.1.Nhiệm vụ của đề tài: Môi trường sống đang bị biến đổi nhanh chóng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của con người.Từ những năm đầu thế kỷ XIX nền công nghiệp ở các nước phát triển,đặc biệt từ những năm 50 đến nay đã biến đổi nhanh trong cuộc cách mạng công nghệ,một mặt tạo ra một khối lượng sản phẩm to lớn gấp nhiều lần so với trước đây và chất lượng cao.Mặt khác tốc độ phá huỷ và ô nhiễm môi trường cũng trở thành hiểm hoạ thực sự không chỉ cho cá nhân hoặc một nhóm người mà cả một dân tộc. Chiến tranh cũng gây bao tổn thất nặng nề cho môi trường sống trên nhiều vùng của hành tinh mà chúng ta đang sống,ý thức và thói quen bảo vệ môi trường đã trở thành một giá trị nhân cách,một phẩm chất đạo đức của mỗi người.Do đó hiểu biết sinh thái đã trở thành một nhu cầu cần thiết và và cấp bách của toàn xã hội. Hội nghị quốc tế về môi trường nhấn mạnh “ Mỗi thành viên của loài người sống trên trái đất đều phải nhận thức được 4 vấn đề toàn cầu là:hoà bình,giảm cường độ tăng dân số,tăng số lượng và chất lượng sản phẩm trong đó có lương thực,bảo vệ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và khôi phục môi trường bền vững”. Nước ta được xem là rừng vàng biển bạc,nhưng đất hẹp người đông.Sau nhiều năm chiến tranh môi trường đã bị tàn phá nặng nề.Vấn đề xây dựng và khôi phục đất nước là những năm rừng và môi trường sống đang tiếp tục bị tàn phá ,lấy gỗ làm vật liệu xây dựng,kinh doanh,phá rừng làm nương rẫy,lấy đất xây dựng nhà cửa cầu cống,làm đường giao thông,đánh bắt cá bằng mìn…ai cũng cho rằng rừng là vô tận,không nhận thức được vai trò to lớn của rừng đối với việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.Kết quả đất đai sói mòn,lũ lụt thường xuyên xẩy ra,mặt khác việc lạm dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh đã làm cho nhiều nơi rau màu,hoa quả bị nhiễm độc do dùng thuốc hoá học quá liều lượng,con người không những ảnh hưởng trực tiếp mà còn bị đe doạ thường xuyên đến tính mạng do môi trường ô nhiễm gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo,sức khỏe ngày càng bị giảm sút và chết. Mỗi thành viên trong xã hội cần phải hiểu biết nội dung chương trình sinh thái học,là nhu cầu thực sự cấp bách và cần thiết hiện nay,đối với mỗi cán bộ lãnh đạo,mỗi thành viên trong xã hội,nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh những người làm chủ đất nước,bảo vệ và xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy để học sinh nhận thức đúng đắn về sinh thái học là một vấn đề khó khăn,vì vậy để truyền thụ những kến thức cơ bản cho học sinh,giáo viên phải khéo léo trong công tác dẫn dắt bài dạy,phải kết hợp hài hoà các phương pháp giảng dạy tôi đã bám sát trương trình nội dung trong sách giáo khoa,khai thác triệt để tranh vẽ và hình ảnh trong sách giáo khoa,liên hệ với thực tiễn các vấn đề cần thiết cho tiết học.Không quên lưu ý học sinh ý thức bảo vệ môi trường,điều đó đã giúp cho học sinh tìm hiểu các khái niệm và kiến thức trong bài có hệ thống,lôgíc,khắc sâu trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh sau khi học phần sinh thái học. 2.2.Thực trạng vấn đề: 2.2.1. Thuận lợi: Tuổi học sinh đang bước vào tuổi trưởng thành về tâm sinh lí ưa thích hoạt đồng chủ động,tự quản,có năng lực tư duy,phân tích tổng hợp,khái quát cao,có tiềm năng,năng động 3 sáng tạo trong học tập,nếu được hướng dẫn tốt.Phần lớn học sinh đã làm quen với những tri thức về sinh thái trong các chương trình của môn sinh học và địa lí có định hướng cho học sinh dễ nhớ. * Học sinh chủ yếu sống ở các vùng nông thôn,rừng núi phần nào đó có vốn phong phú về thiên nhiên ,xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại gữa sinh vật với môi trường sống. *Trên cơ sở kiến thức nội dung bài giảng tôi đã nghiên cứu tìm tòi và mạnh dạn nâng cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập,tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh xây dựng bài bàng những kiến thức trong SGK kết hợp với quan sát môi trường xung quanh qua các giờ thực hành để bài giảng thêm sinh động và dễ hiểu. 2.2.2.Khó khăn: Thực tế hiện nay sinh học vẫn còn là một môn học khó đối với học sinh,vì thế số học sinh chưa khá tương đối đông đảo.Khi phát biểu các em còn rụt rè và mang tính máy móc,chưa vận dụng sáng tạo những gì đã được học,được hướng dẫn.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: *Về phía học sinh: Nhiều em còn coi nhẹ môn học ,chưa có ý thức trong việc trau dồi vốn kiến thức,hoăc nếu có chỉ là học vẹt,học đối phó dẫn đến tình trạng không hiểu bài và ngại học.Mặt khác nhận thức của một số học sinh và phụ huynh chưa được đầy đủ về môn học này nên việc đầu tư cho môn học còn nhiều hạn chế,hơn nữa điều kiện và hoàn cảnh cũng đóng góp một phần không nhỏ tới chất lượng của học sinh. *Về phía giáo viên: Phần lớn giáo viên vẫn còn mang thói quen của lối dạy học cũ,nói nhiều nên hoạt động trong lớp diễn ra một cách đơn điệu,máy móc.Các cá nhân không cảm thấy tự tin khi trả lời câu hỏi.Vấn đề này một phần cũng vì điều kiện thời gian ít (45 phút) * Điều kiện giảng dạy: Bên cạnh những mặt hạn chế trên còn một vấn đề không kém phần quan trọng là trang thiết bị dạy học.Ngoài sách giáo khoa,sách giáo viên và một số tranh ảnh ra giáo viên không còn được trang bị bất kỳ một thiết bị hỗ trợ nào khác phục vụ cho việc giảng dạy. 2.3.Nội dung cụ thể: 2.3.1.làm thế nào để học sinh hiểu và nắm được những kinh nghiệm có hệ thống và có tính kế thừa cao: * Trong quá trình giảng dạy phần sinh thái học,giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt nội dung bài học cho học sinh,mà phải có sự so sánh,liên hệ với bài trước,với thực tế và đồng thời nó phải là tiền đề hay tạo ra mắt xích cho bài sau (hoặc tiết sau),nếu bài ở cuối chương,cuối phần thì giáo viên phải có trách nhiệm hệ thống lại chương,phần đã học đó,để học sinh thấy rằng kiến thức của mình học được xắp xếp theo một trình tự lôgíc với nhau.Sự tồn tại của từng cấp độ sống và các hoạt động sống của chúng trong tự nhiên đều góp phần cho sự tồn tại và phát triển chung của sinh giới. * Khi giảng dạy phần sinh thái học cần phải thực hiện qua các bước sau : - Bước 1: Khai tâm cho học sinh hiểu được sinh thái học là gì? 4 ví dụ: Khi giới thiệu phần sinh thái học và chương sinh thái học cá thể,ta có thể nêu câu hỏi và hình thành sơ đồ GV hỏi: - Mỗi cơ thể là một cá thể ,giữa các cá thể có mối quan hệ cơ bản nào? và có quan hệ với môi trường không? - Ở cấp độ cao hơn giữa sinh vật với sinh vật có mối quan hệ cơ bản nào? và có quan hệ với môi trường không? - Vậy thế nào là sinh thái học và sinh thái học cá thể ? H/S suy nghĩ trả lời nnnnsdfgg GV kết luận để nêu bật khái niệm về sinh thái học,và sinh thái học cá thể.Đồng thời giáo viên giới thiệu phần sinh thái học chúng ta cần phải nghiên cứu những nội dung gì? * Bước 2: Xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng chương,từng bài để củng cố những kiến thức cơ bản có tính qui luật về những mối quan hệgiữa cá thể sinh vật với môi trường sống và giữa sinh vật với sinh vật Sinh vật Sinh vật Môi trường Sinh thái học 5 Cá thể Cá thể Môi trường (nắng,mưa, Sinh thái học cá thể * Bước 3:Vận dụng sử lý phương pháp sử lý tình huống,nêu và giải quyết vấn đề đối với từng bài cụ thể từng nội dung tiết dạy.Nêu một số câu hỏi để học sinh tự suy nghĩ và trả lời (lưu ý cần phải có thời gian nhất định đủ để cho học sinh suy nghĩ câuhỏi),các ví dụ cần điển hình và sát với thực tế .Sau mỗi bài học (tiết học) cần phải có những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức cơ bản và sự vận dụng kiến thức đó để giải thích các sự việc,hiện tượng như thế nào? * Bước 4: Kiến thức được học qua các bài được khắc sâu,học sinh dễ nhớ thông qua các tiết thực hành quan sát môi trường và nêu được các loài sinh vật sống trong môi trường,mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. 2.3.2.Thực thể thử nghiệm: Trong rất nhiều giờ tôi đã thử nghiệm ở nhiều lớp khi giảng dạy phần sinh thái học,kết quả thu được ở các lớp có khác nhau.Trên đây tôi chỉ đề cập kết quả thử nghiệm 2 tiết dạy ở 2 lớp 11A 1 và 11A 2 Chương I: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI * Phần nghiên cứu nội dung tiết học: Tiết học có nội dung xoay quanh ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh,nội dung gồm 2 phần là quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài * Áp dụng thử nghiệm: - Lần thứ nhất : Thực hiện giờ dạy ở lớp 11A 2 như sau: Giáo viên sau khi kiểm tra bài cũ sẽ tiếp cận với các đề mục của bài theo sách giáo khoa,chia lớp thành các nhóm học tập,mỗi nhóm học sinh sẽ tự cử nhóm trưởng và thư ký của nhóm.Sau đó yêu cầu các nhóm tự nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành các phiếu học tập.Học sinh phải thảo luận về nội dung của phiếu học tập và đưa ra kết luận chung của cả nhóm .Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp,các nhóm khác sẽ bổ sung,cuối cùng giáo viên treo bảng nội dung chính sác lên ( bảng này giáo viên chuẩn bị trước),các em có thể ghi nội dung đó vào vở để về nhà học.Kết thúc tiết học giáo viên củng cố bài học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan,để kiểm tra thành quả đã đạt được của các em sau 1 giờ học,lưu ý các em học bài cũ và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Trong cách thử nghiệm này giáo viên thực sự trở thành những trọng tài,giải đáp các thắc mắc của học sinh và đưa ra các kết luận chính xác cuối cùng. - Lần thứ hai : Thực hiện giờ dạy ở lớp 11A 1 như sau: Giáo viên sau khi khi kiểm tra bài cũ sẽ tiếp cận với các đề mục của bài theo sách giáo khoa.Giáo viên đưa ra ví dụ và hệ thống câu hỏi (tình huống) theo mức độ khó dần của kiến thức ,để học sinh hoạt động với sách giáo khoa,liên hệ với thực tế và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.Tình huống được giải quyết thì nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh cũng được hình thành.Giáo viên ghi những nội dung chính lên bảng để các em tiện theo dõi và có thể ghi chép vào vở.Cuối giờ giáo viên hệ thống lại bài giảng,sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra sự vận dụng kiến thức của các em,căn dặn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới thật tốt trước khi đến lớp. 6 2.3.3. Kết quả đạt được: * Ở lớp 12A 2 : Sử dụng phiếu học tập là phương pháp tương đối mới đối với học sinh,nên việc chia nhóm chưa mang lại hiệu quả cao.Các cá nhân hoạt động gần như độc lập,máy móc, hoặc tham gia chưa tích cực,phần lớn học sinh sau khi kết thúc giờ học nhớ được ít kiến thức,lớp học trầm,một số em hiểu bài nhưng chưa thực sự tự tin để tham gia trả lời trước lớp.Giáo viên giảng dạy sẽ nói ít hơn,nhàn hơn nhưng lớp học diễn ra trầm,kết quả đạt được chưa cao. * Ở lớp 12A 1 : Với cách thức thực hiện như trên,học sinh đã thành thói quen,tham gia rất hào hứng sôi nổi.Các thành viên trong lớp hoạt động tích cực,sôi nổi,hào hứng,tự tin tham gia xây dựng bài,không khí lớp học nhẹ nhàng vui vẻ. Đa phần học sinh sau khi kết thúc giờ học hiểu được nội dung chính của bài,và trả lời các câu hỏi vận dụng.Phương pháp này tuy không mới, không cầu kì nhưng hiệu quả đạt được lại cao. 2.3.4.Giáo án của tiết dạy đã thực hiện: * Giáo án sử dụng dạy lớp 12A 2 : Kiểm tra bài cũ : Môi trường là gì? thế nào là nhân tố sinh thái? phân biệtcác nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người? Tiến trình bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC NỘI DUNG GV:Nêu các đề mục mà tiết trước đã học Hoạt động 1:Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật Hoạt động 1.1:Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh Hoạt động 1.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh TT 1 :GV chia lớp thành 6 nhóm ,mỗi nhóm gồm 2 bàn kế tiếp nhau,sau đó yêu cầu h/s nghiên cứu phần 1.và hoàn thành phiếu học tập sau: phiếu học tập số 1 nhóm:… thới gian 7 / Mối quan hệ Nguyên nhân Đặc điểm biểu hiện ý nghĩa Quần tụ 1 2 3 Cách ly 4 5 6 I. Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật A. Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh: B. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh: 1. Quan hệ cùng loài: 1 :Tác động của ngoại cảnh bất lợi 2 :Các cá thể tụ tập bên nhau 3 :Bảo vệ nhau tốt hơn,đua nhau tìm thức ăn và ăn nhiều hơn 4 :Quần tụ quá mức cực thuận 7 TT 2 :h/s nghiên cứu SGK,thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày nội dung của phiếu học tập TT 3 :GV cho các nhóm nhận xét về nội dung của nhóm báo cáo.Sau cùng GV kết luận,đưa ra nội dung chính xác của bài và bổ sung những thiếu sót. TT 4 :GV yêu cầu h/s nghiên cứu phần 2.và hoàn thành phiếu học tập sau phiếu học tập số 2 nhóm : thời gian 10 / Mối quan hệ những mối quan hệ cụ thể đặc điểm biểu hiện ví dụ minh hoạ Hỗ trợ Cộng sinh Hợp tác Hội sinh 1 3 5 2 4 6 Đối địch Cạnh tranh nơi ở và dinh dưỡng Đ.V ăn thịt và con mồi SV kí sinh – SV chủ Ức chế cảm nhiễm 7 9 11 13 8 10 12 14 TT 5 :h/s nghiên cứu SGK,thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập,cử đai diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp. TT 6 :GV cho các nhóm nhận xét về kết quả của nhóm vừa báo cáo.Sau cùng GV kết luận đưa ra nội dung chính xác của bài và bổ sung những thiếu sót. * Củng cố bài học:Những nhân tố hữu sinh nào ảnh hưởng đến đời sống cá thể ? Nội dung của từng nhân tố? 1 .Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đấu tranh cùng loài là a) Do chống lại điều kiện bất lợi b) Do có cùng nhu cầu sống c) Do điều kiện sống thay đổi d) Do mật độ cao 5 :Một số cá thể trách khỏi quần tụ 6 :Giảm cạnh tranh,hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên 2. Quan hệ khác loài: 1: Hai loài cùng sinh sống,có lợi và cần thiết cho sự tồn tại cả 2 bên về dinh dưỡng và nơi ở 2: VD: SGK 3: Hai loài cùng sinh sống,cả 2 bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết cho sự tồn tại của chúng 4: VD :SGK 5: Hai loài cùng sinh sống,1 loài có lợi,còn loài kia không có lợi cũng không có hại 6: VD : SGK 7: Tranh dành nhau nơi ở và thức ăn 8: VD :SGK 9: ĐV ăn thịt tiêu diệt con mồi 10: VD :SGK 11: Vật kí sinh – kí sinh trên sinh vật chủ nhưng không giết chết sinh vật chủ 12: VD :SGK 13: Một số loài TV tiết ra chất phitôxít kìm hãm sự phát triển của các loài SV xung quanh. 14: VD :SGK 8 2 .Trường hợp thường dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau là do a) Dành đẳng cấp b) Kí sinh – vật chủ c) Vật ăn thịt – con mồi d) Xâm chiếm lãnh thổ. * Hướng dẫn về nhà: h/s về nhà làm bài tập 1,2,3 trang 12 SGK và chuẩn bị bài . * Giáo án sử dụng dạy lớp 12A 1 : Kiểm tra bài cũ : môi trường là gì? thế nào là nhân tố sinh thái? phân biệtcác nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người? Tiến trình bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC NỘI DUNG GV:Nêu các đề mục mà tiết trước đã học Hoạt động 1:Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật Hoạt động 1.1:Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh Hoạt động 1.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh TT 1 :GV đưa ra ví dụ: đàn gà mới nở thường tụ tập bên nhau,chó sói sống thành bầy đàn…yêu cầu h/s nghe và kết hợp với nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi : - Nguyên nhân do đâu mà có sự quần tụ của của nhiều loài sinh vật? đặc điểm của quần tụ là gì? - Sự quần tụ này mang lại lợi ích gì cho đời sống của chúng? - Có những tổ ong có số lượng cá thể rất ít,trong khi những tổ khác số lượng cá thể rất nhiều.Em giải thích như thế nào về hiện tượng này? - Sự cách li mang lại lợi ích gì không? - Biểu hiện của sự cách li ? TT 2 :h/s nghiên cứu SGK,kết hợp với ví dụ trên bảng và trả lời TT 3 : GV kết luận. và bổ sung những thiếu sót (đặc biệt lưu ý những trường hợp cá thể sống đơn lẻ hoặc là gia đình) TT 4 : GV yêu cầu h/s nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: I. Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật A. Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh: B. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh: 1. Quan hệ cùng loài: * Quần tụ: Nguyên nhân : Do tác động của ngoại cảnh bất lợi Biểu hiện: Các cá thể tụ tập bên nhau Ý nghĩa: Các cá thể bảo vệ nhau tốt hơn,đua nhau tìm thức ăn và ăn nhiều hơn * Cách li: Nguyên nhân: Quần tụ quá mức cực thuận Biểu hiện: Một số cá thể trách khỏi quần tụ Ý nghĩa: Giảm cạnh tranh,hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên 2. Quan hệ khác loài: 9 - Các cá thể khác loài có những mối quan hệ nào? - Đặc điểm biểu hiện của từng mối quan hệ? Lấy ví dụ minh hoạ ? - Các cá thể sống trong môi trường thường xuyên diễn ra những mối quan hệ tương hỗ nào ? TT 5 : h/s nghiên cứu và trả lời TT 6 : GV kết luận,bổ sung những thiếu sót. * Củng cố bài học: Những nhân tố hữu sinh nào ảnh hưởng đến đời sống cá thể ? Nội dung của từng nhân tố? 1 .Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đấu tranh cùng loài là a) Do chống lại điều kiện bất lợi b) Do có cùng nhu cầu sống c) Do điều kiện sống thay đổi d) Do mật độ cao 2 .Trường hợp thường dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau là do a) Dành đẳng cấp b) Kí sinh – vật chủ c) Vật ăn thịt – con mồi d) Xâm chiếm lãnh thổ. * Hướng dẫn về nhà: h/s về nhà làm bài tập 1,2,3 trang 12 SGK và chuẩn bị bài . * Quan hệ hỗ trợ: - Cộng sinh: Hai loài cùng sinh sống, cùng có lợi và cần thiết cho sự tồn tại cả 2 bên về dinh dưỡng và nơi ở - Hợp tác: Hai loài cùng sinh sống,cả 2 bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết cho sự tồn tại của chúng - Hội sinh: Hai loài cùng sinh sống,1 loài có lợi,còn loài kia không có lợi cũng không có hại. * Quan hệ đối địch: - Cạnh tranh nơi ở và dinh dưỡng: Tranh dành nhau nơi ở và thức ăn - Động vật ăn thịt và con mồi: ĐV ăn thịt tiêu diệt con mồi - Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ: Vật kí sinh – kí sinh trên sinh vật chủ nhưng không giết chết sinh vật chủ - Ức chế – cảm nhiễm: Một số loài TV tiết ra chất phitôxít kìm hãm sự phát triển của các loài SV xung quanh. 3. Kết luận: Để giời học được sôi nổi,tích cực đạt kết quả cao như mong muốn chúng ta phải làm tốt một số việc sau : * Xây dựng đúng yêu cầu của tiết học để phát huy tính chủ động,tích cực của học sinh,rèn luyện một số kỹ năng cần thiết cho học sinh. * Về soạn giáo án: - Xây dựng được mục đích,yêu cầu của tiết học - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài và học bài cũ trước khi đến lớp - Giáo án phải được chuẩn bị kỹ càng cả về chiều rộng,lẫn chiều sâu của kiến thức. * Phải chú ý đến từng đối tượng học sinh và từng lớp học để có những phương pháp và yêu cầu phù hợp. Trên đây là một vài phương pháp nhỏ của riêng tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình,với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới phương pháp dạy và học môn sinh học.Làm thế nào để có một kết quả tốt hơn hiện tại.Đó là 10 [...].. .phương pháp phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp.Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui,sự hứng thú và đam mê trong học tập 4 Phụ lục: Tài liệu tham khảo gồm: - Sách giáo khoa sinh học 11 - Sách giáo viên - Để học tốt sinh học 11 - Sách ban khoa học tự nhiên - 1000 câu hỏi sinh. .. niềm vui,sự hứng thú và đam mê trong học tập 4 Phụ lục: Tài liệu tham khảo gồm: - Sách giáo khoa sinh học 11 - Sách giáo viên - Để học tốt sinh học 11 - Sách ban khoa học tự nhiên - 1000 câu hỏi sinh học của tác giả Nguyễn Viết nhân và một số tài liệu khác … 11 . góp phần cho sự tồn tại và phát triển chung của sinh giới. * Khi giảng dạy phần sinh thái học cần phải thực hiện qua các bước sau : - Bước 1: Khai tâm cho học sinh hiểu được sinh thái học là. trong học tập,nếu được hướng dẫn tốt .Phần lớn học sinh đã làm quen với những tri thức về sinh thái trong các chương trình của môn sinh học và địa lí có định hướng cho học sinh dễ nhớ. * Học sinh. điểm của từng lớp và từng tiết dạy trong phần sinh thái học. 1.3. Phương pháp sử dụng và phương tiện trợ giảng: * Phương pháp sử dụng: Sử lý tình huống Phiếu học tập Vấn đáp tìm tòi Trực

Ngày đăng: 30/10/2014, 19:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan