Giáo án Mĩ thuật 5-HK2

32 247 0
Giáo án Mĩ thuật 5-HK2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 20 : MĨ THUẬT VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết quan sát, so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu. - Học sinh vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - SGK, SGV. - Chuẩn bị một số mẫu vẽ như bình, lọ, quả,… có hình dáng và màu sắc khác nhau, dạng tương đương để học sinh quan sát và vẽ theo nhóm. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của học sinh lớp trước. * Học sinh : - SGK. - Chuẩn bị một số mẫu vẽ như bình, lọ, quả,…( nếu có điều kiện ). - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh . 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Giáo viên cùng học sinh bày mẫu để các em trao đổi, lựa chọn vật mẫu cũng như cách đặt mẫu vẽ rồi hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung của mẫu (chiều ngang, chiều cao ). + Vị trí của các vật mẫu. (Vật mẫu nào ở phía trước ? Vật mẫu nào ở phía sau?). + Hình dáng, màu sắc, đặc điểm,… của lọ và quả. + So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu. + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu : miệng, cổ, thân, đáy,… + Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu ( ở vị trí nào của lọ, quả ? So sánh giữa chúng với nhau ). - Trong quá trình học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, tóm tắt ý kiến. Giáo viên phân tích để học sinh cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu. * Hoạt động 2: Cách vẽ. - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để học sinh nhận xét về một số dạng bố cục : + Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy. + Hình vẽ không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy. - Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc học sinh nhớ lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu : + Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục ( của lọ, bình, chai,… ) + Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng. + Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình. + Tìm các độ đậm nhạc chính của mẫu và phác các mảng đậm, mảng nhạt. + Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. - Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh lớp trước để các em tham khảo cách vẽ hình, cách vẽ đậm nhạt. * Hoạt động 3: Thực hành. - Giáo viên dựa vào tình hình thực tế học tập của lớp để tổ chức thực hành cho phù hợp. Ví dụ : + Học sinh làm bài cá nhân vào vở thực hành hoặc giấy vẽ. + Những nơi có điều kiện nên bày một số mẫu cho học sinh vẽ theo nhóm. Có thể cho một vài nhóm học sinh vẽ lên bảng. - Giáo viên nhắc nhở học sinh : bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu ; chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm ; vẽ các độ đậm nhạt chính ( vẽ bằng bút chì đen hoặc vẽ màu ). * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về : + Bố cục. + Hình vẽ. + Đậm nhạt, … - Học sinh nhận xét, đánh giá và xếp loại theo cảm nhận riêng. - Giáo viên bổ sung, cùng học sinh xếp loại và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 5. Tổng kết - dặn dò - Sưu tầm một số bài nặn của các bạn lớp trước ( nếu có ). - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. Tiết 21. TẬP NẶN TẠO DÁNG ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. I. MỤC TIÊU : - Học sinh có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối. - Học sinh nặn được hình người, đồ vật, con vật, … và tạo dáng theo ý thích. - Học sinh ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp, … ( nếu có điều kiện ). * Học sinh : - Sách giáo khoa. - Sưu tầm đồ mĩ nghệ : tượng nhỏ, đồ mây, tre, … ( nếu có điều kiện ). - Đất nặn hoặc một số vật liệu để nặn tạo dáng hay giấy màu, hồ dán,kéo, … để thực hanh xé dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh . 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu các hình minh họa ở SGK, SGV, bộ đồ dùng dạy học để học sinh thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn. - Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ, đá, gốm, đất nung,… Ví dụ : hình người, con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Ngày nay, các nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : tượng gỗ sơn mài, tượng đá; hình các con vật, mô hình chùa, tháp, nhà sàn bằng gốm, sứ,… * Hoạt động 2 : Cách nặn. - Phần hướng dẫn nặn, tạo dáng đã giới thiệu ở các bài học trước. Giáo viên nhắc lại cách nặn hoặc cách ghép hình, đồng thời thao tác để học sinh quan sát. Ví dụ : + Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại. + Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết. + Tạo dáng cho sinh động. - Giáo viên cho học sinh quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong sách giáo khoa và phân tích để các em biết cách nặn và sắp sếp hình nặn theo đề tài. - Hướng dẫn học sinh cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn. * Hoạt động 3 : Thực hành. Bài này có thể tiến hành như sau : - Cho học sinh chọn hình định nặn ( người, con vật, cây, quả,… ). - Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm. - Giáo viên gợi ý, bổ sung cho từng học sinh, từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập. ( có thể cho học sinh vẽ hoặc xé dán nếu không có điều kiện nặn ). * Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá. - Các nhóm và cá nhân bày bài nặn trên bàn, giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại : + Hình nặn ( có đặc điểm gì ? ). + Tạo dáng ( có sinh động không ? ). - Giáo viên nhận xét bài học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài đẹp. 3. Dặn dò : Sưu tần kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo. Tiết 22 : VẼ TRANG TRÍ TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. MỤC TIÊU : - Học sinh nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - Học sinh xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - SGK, SGV. - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - Một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí,… - Một vài dòng chữ kẻ đúng, đẹp và chưa đẹp. * Học sinh : - SGK. - Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và các kiểu chữ in hoa khác ở báo, tạp chí,… - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh . 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét : + Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ. + Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ. + Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ? - Giáo viên tóm tắt : + Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong một con chữ có nét thanh và nét đậm ( nét to và nét nhỏ ). + Nét thanh, nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng. + Nét thanh, nét đậm đặt đúng vị trí sẽ làm cho hình dáng chữ cân đối, hài hoà. + Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm có thể có chân hoặc không chân. THĂNG LONG ( kiểu chữ không chân ) THĂNG LONG ( kiểu chữ có chân ) * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách kẻ chữ. - Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh và nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ : + Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh. + Nét kéo xuống ( nét nhấn mạnh ) là nét đậm. Giáo viên có thể minh họa bằng phấn trên bảng những động tác đưa tay lên nhẹ nhàng để có nét thanh hoặc ấn mạnh tay khi kéo nét xuống để có nét đậm hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trang 70 SGK. - Giáo viên kẻ một vài chữ làm mẫu, vừa kẻ vừa phân tích để học sinh nắm vững bài. + Tìm khuôn khổ chữ ; xác định vị trí của nét thanh, nét đậm ; kẻ nét thẳng, vẽ nét cong,… + Trong một dòng chữ các nét thanh có độ “ mảnh ” như nhau, các nét đậm có độ “ dày ” bằng nhau thì dòng chữ mới đẹp. + Giáo viên cho học sinh xem hai dòng chữ đẹp và chưa đẹp để học sinh thấy rõ hơn về nét thanh, nét đậm trong dòng chữ. - Tùy thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh, nét đậm cho phù hợp. Ngoài ra, bề rộng của nét chữ còn phụ thuộc vào nội dung và ý định sắp xếp của người trình bày. * Hoạt động 3 : Thực hành. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập : + Tập kẻ các chữ A, B, M, N. + Vẽ màu vào các con chữ và nền. + Vẽ màu gọn, đều ( màu và đậm nhạt của các con chữ và nền nên khác nhau ). - Học sinh làm bài theo ý thích. - Giáo viên gợi ý học sinh. + Tìm màu chữ, màu nền ( màu nền nhạt thì màu chữ đậm hoặc ngược lại). + Cách vẽ màu : vẽ màu gọn trong nét chữ ( vẽ màu ở viền nét chữ trước, ở giữa nét chữ sau ). - Khi học sinh làm bài, giáo viên gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho các em cách tìm vị trí các nét chữ và những thao tác khó như vẽ đoạn chuyển tiếp giữa nét cong và nét thẳng, vẽ màu sao cho đúng hình nét chữ,… * Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét về : + Hình dáng chữ ( cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí ). + Màu sắc của chữ và nền ( có đậm, có nhạt ). + Cách vẽ màu ( gọn trong nét chữ ). + Khen ngợi những học sinh vẽ bài tốt, động viên, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành bài để các em cố gắng hơn trong các bài sau. 3. Dặn dò : - Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích. Tiết 23 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. I. MỤC TIÊU : - Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn. - Học sinh tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. - Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Tranh của các họa sĩ và học sinh về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. Học sinh : - Sách giáo khoa. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh . 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu : + Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Giáo viên cho học sinh lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở mỗi đề tài. Ví dụ : + Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều, … + Ở đề tài Nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, giờ ra chơi ở sân trường, chăm sóc vường trường, vệ sinh trường lớp, … + Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển, nông thôn, thành phố, … - Giáo viên kết luận : đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh. - Giáo viên có thể gợi ý một số đề tài cụ thể để học sinh tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. - Học sinh tự chọn đề tài và tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tranh : - Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh. - Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi học sinh. Lưu ý : Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn. * Hoạt động 3 : Thực hành. - Trong khi học sinh làm bài, giáo viên quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những học sinh chưa chọn được nội dung đề tài. - Giáo viên nhắc học sinh nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý học sinh tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh động. - Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp, … để tạo không khí thi đua học tập trong lớp. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về : + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh. + Cách thể hiện : sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu. - Giáo viên khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên những em chưa vẽ xong cố gắng hơn ở những bài học sau. 3. Dặn dò : - Về nhà quan sát ấm tích và cái bát, … - Các nhóm phân công chuẩn bị mầu vẽ cho bài học sau ( ấm tích, ấm pha trà, bát, chén, … nếu có điều kiện ). Tiết 24. VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU. I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết quan sát, so sánh và nhận xét đúng về tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. - Học sinh biết cách bố cục bài vẽ hợp lí ; vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và có đặc điểm. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén, …). - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của học sinh các lớp trước. Học sinh : - Sách giáo khoa. - Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện ). - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh . 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh tự bày mẫu. Gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về : + Vị trí của các vật mẫu. + Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và cái bát hoặc các vật mẫu khác ( bày mẫu dạng tương đương ). + Đặc điểm các bộ phận của mẫu ( nắp, quai, thân, vòi, … ). + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu và giữa hai vật mẫu với nhau. + Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu. ( Phần nào của mẫu được chiếu sáng nhất, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa ? ). - Trên cơ sở những nhận xét của học sinh, giáo viên tóm tắt và hệ thống những ý chính, tạo mạch kiến thức liên hoàn để học sinh hiểu bài dễ dàng hơn. * Hoạt động 2 : Cách vẽ. - Giáo viên có thể cho học sinh xem hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ trực tiếp trên bảng để học sinh quan sát, nhận ra cách vẽ. - Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy ( không to quá, nhỏ quá hoặc lệch về một bên, sát mép giấy, ). - Vẽ đường trục của ấm, lọ, … - So sánh tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí. - Vẽ phác bằng các nét thẳng để tạo hình dáng chung của mẫu. Giáo viên nên giải thích để học sinh làm quen dần với một số thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ : Phác hình kỉ hà là vẽ phác những nét đầu tiên, thẳng mờ, đơn giản tạo thành hình dáng sơ lược của mẫu. - Quan sát mẫu, kiểm tra lại hình ; vẽ nét chi tiết và hoàn chỉnh hình vẽ. - Giáo viên có thể vẽ lên bảng cách vẽ hình một vài vật mẫu cho học sinh tham khảo. Đối với các vật mẫu có hình phức tạp, giáo viên có thể vẽ hình tách rời từng bộ phận để các em hiểu hơn về cấu trúc của vật mẫu cũng như cách vẽ. Ví dụ : Vẽ cái ấm pha trà. - Diễn tả đậm nhạt, cần tiến hành như sau : + Xác định vị trí và phác các mảng sáng ( nhạt ), trung gian(đậm vừa ) và đậm. + So sánh độ nhạt và đậm nhất ở mẫu vẽ. [...]... của bậc Tiểu học, giáo viên và học sinh cần thấy được kết quả, dạy – học mĩ thuật trong năm học và trong bậc học - Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy – học mĩ thuật - Giáo viên rút kinh nghiệm cho dạy – học ở những năm tiếp theo - Học sinh thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS - Phụ huynh học sinh biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình... kiện nặn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ hoặc xé ván Nên tổ chức cho một số học sinh vẽ, xé dán theo nhóm vào giấy khổ lớn để có thể chọn những bài đẹp làm ĐDDH * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát, nhận xét một số bài về : + Hình nặn ( rõ đặc điểm ) + Tạo dáng ( sinh động, phù hợp với các hoạt động ) + Sắp xếp các hình nặn ( rõ nội dung đề tài ) - Giáo viên... Bài nặn của học sinh lớp trước - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán, … Học sinh : - Sách giáo khoa - Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán III CÁC HOẠT ĐỘNG: 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài - Giáo viên yêu cầu học sinh kể về những ngày hội ở quê hương... một thỏi đất + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết + Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình gợi ý ở sách giáo khoa để các em nắm được cách năn Lưu ý : Giáo viên nhắc học sinh tìm và nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như : khăn, áo, cờ, trống, … và tạo các dáng sinh động cho hình nặn Nên nặn nhiều dáng người và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để... CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường ( phong cảnh, các hoạt động bảo vệ môi trường ) - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của học sinh lớp trước Học sinh : - Sách giáo khoa - Tranh ảnh về môi trường - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG: 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên... tượng khi vẽ tranh II CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và một số đề tài khác - Hình gợi ý cách vẽ Học sinh : - Sách giáo khoa - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG: 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù... CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Ảnh chụp cổng trại và lều trại ; băng, đĩa hình về hội trại ( nếu có ) - Hình gợi ý cách trang trí - Bài vẽ của học sinh lớp trước Học sinh : - Sách giáo khoa - Sưu tầm hình ảnh về trại thiếu nhi - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG: 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên... thích - Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ hình và cách trang trí : + Tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại + Cách trang trí : bố cục, họa tiết, màu sắc - Ở tiết này, giáo viên có thể cho học sinh làm bài theo cá nhân trên giấy vẽ hoặc vở thực hành hay làm bài theo nhóm ở trên bảng, trên giấy khổ lớn - Có thể cho học sinh vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo. .. quan tâm đến cuộc sống xung quanh II CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm tranh của các họa sĩ ( về một số đề tài khác nhau ) - Bài vẽ của học sinh lớp trước Học sinh : - Sách giáo khoa - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ III CÁC HOẠT ĐỘNG: 1 Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ của học sinh 2 Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới phù hợp với nội dung... cảm nhận riêng - Giáo viên vẽ lên bảng theo mẫu đã trình bày hoặc cho học sinh xem hình gợi ý cách vẽ ở sách giáo khoa để các em hiểu rõ hơn cách tiến hành bài vẽ * Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên có thể cho học sinh vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu ( ở địa phương nào không có điều kiện vẽ màu, giáo viên có thể cho học sinh vẽ bằng bút chì đen ) - Trước khi học sinh thực hành, giáo viên cho các . sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối. II. CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng. : - Sách giáo khoa. - Sưu tầm đồ mĩ nghệ : tượng nhỏ, đồ mây, tre, … ( nếu có điều kiện ). - Đất nặn hoặc một số vật liệu để nặn tạo dáng hay giấy màu, hồ dán,kéo, … để thực hanh xé dán. III So sánh tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí. - Vẽ phác bằng các nét thẳng để tạo hình dáng chung của mẫu. Giáo viên nên giải thích để học sinh làm quen dần với một số thuật

Ngày đăng: 30/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan