Giao trinh long ghep gioi.pdf

253 986 6
Giao trinh long ghep gioi.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình lồng ghép giới

5 Lời cảm ơn Giáo trình dành cho giảng viên về lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách đợc biên soạn với sự đóng góp nỗ lực của nhiều cá nhân và tổ chức. Chúng tôi chân thành cảm ơn Chơng trình phát triển Liên hợp quốc và Đại sứ quán Vơng quốc Hà Lan đã ủng hộ việc xây dựng giáo trình này trong khuôn khổ của dự án VIE 01-015-01 "Giới trong chính sách công". Giáo trình đã đợc bà Hà Thị Khiết - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đồng thời là Giám đốc dự án phê duyệt. Nhóm cán bộ dự án, trong đó có chị Trần Mai Hơng - Phó Giám đốc, đã có những chỉ đạo sát sao về nội dung, các chị Nguyễn Thị Thuý Quản đốc dự án, Kristen Pratt Chuyên gia thờng trú Quốc tế và Nguyễn Thu Hằng Trợ lý dự án - là những ngời chịu trách nhiệm về mặt nội dung và thiết kế chơng trình tập huấn. Văn phòng dự án đã nhận đợc sự hỗ trợ nhiệt tình của nhóm cán bộ Trờng nghiệp vụ Quản lý Bộ Khoa học và Công nghệ, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Lộc, chị Nguyễn Thuý Hiền và anh Nguyễn Hoàng Hải, trong việc xây dựng và trợ giúp quá trình giảng dạy, sử dụng lý thuyết và bài tập thực hành theo phơng pháp giảng dạy trực quan hoá và cùng tham gia, dành cho đối tợng học viên là ngời lớn. Chúng tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí tham dự lớp tập huấn giảng viên về lồng ghép giới (Hà Nội - tháng 4 năm 2003), giúp chúng tôi điều chỉnh tài liệu cho phù hợp hơn. Cuối cùng, Nhóm dự án xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Văn phòng UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - những ngời đã tích cực hỗ trợ trong việc biên dịch tài liệu cho giáo trình này. 6 Mục lục Lời cảm ơn 5 Giới thiệu 7 Hớng dẫn sử dụng giáo trình 9 Phần I 10 Phần II: Phơng pháp tập huấn 14 Phần III: Nội dung tập huấn 23 Môđun 1: khai mạc và giới thiệu chung về khoá tập huấn 23 Môđun 2: Những thông tin chung: Giới và phát triển 31 Môđun 3: Giới thiệu về lồng ghép giới 68 Môđun 4: Hớng dẫn lồng ghép giới 91 Môđun 5: một số biện pháp chiến lợc cần tiến hành khi lồng ghép giới 174 Môđun 6: Mối quan hệ giữa Chiến lợc, kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới 203 Môđun 7: Phân tích tổ chức và lập kế hoạch hành động để lồng ghép giới 216 Môđun 8: Đánh giá khoá tập huấn 233 7 Giới thiệu Giáo trình này đợc thiết kế dành cho giảng viên về lồng ghép giới nhằm hớng dẫn việc giảng dạy các khái niệm và nội dung nêu trong cuốn Hớng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Lồng ghép giới hiện đợc coi là phơng pháp tiếp cận hiệu quả nhất để đạt đợc bình đẳng giới. Bình đẳng nam nữ không chỉ là mục tiêu quan trọng mà còn có vai trò thiết yếu đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững. Trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng giới cản trở quá trình phát triển và tác động tiêu cực tới mọi thành viên trong xã hội. Nơi nào còn phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới thì ở nơi đó còn có cảnh nghèo đói, suy dinh dỡng, bệnh tật và những thiệt thòi khác. Đảng và Nhà nớc Việt Nam công nhận bình đẳng giới là một nhân tố quan trọng của công cuộc phát triển, đồng thời coi lồng ghép giới là một yêu cầu của công tác quản lý nhà nớc, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của các ngành, các cấp đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên trong xã hội, và lợi ích của công cuộc phát triển đợc phân phối một cách bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Do vậy, giáo trình lồng ghép giới dành cho giảng viên sẽ góp phần hỗ trợ các hoạt động vì bình đẳng giới nh đã nêu trong Quyết định số 19/2002/QĐ -TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tớng Chính phủ phê duyệt Chiến lợc Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Giáo trình sẽ giúp giảng viên hớng dẫn cán bộ các ngành, các cấp quán triệt vai trò trách nhiệm của họ trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đồng thời, giúp họ nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc trên tinh thần trách nhiệm giới. Đối tợng sử dụng chính của giáo trình là các giảng viên giới, học viên tham dự tập huấn, chủ yếu là cán bộ cơ quan nhà nớc ở cấp trung ơng và tỉnh, thành. Tuy nhiên, giáo trình có thể dễ dàng đợc chỉnh lý để phù hợp với các đối tợng sử dụng và nhóm học viên khác nhau. UBQG hi vọng giáo trình này sẽ phục vụ hữu ích cho các ngành, các cấp, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ trong hoạt động vì bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ. Đây là công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo rằng các hoạt động và biện pháp can thiệp đều mang tính nhạy cảm giới và trách nhiệm giới. Nhờ đó, mọi công dân Việt Nam, dù là nam hay nữ, trẻ em trai hay trẻ em gái đều đợc tham gia và thụ hởng một cách bình đẳng những thành tựu phát triển của đất nớc. Giáo trình gồm 3 phần. Phần I đề cập đến đối tợng và mục đích tập huấn. Phần II giới thiệu về phơng pháp tập huấn, một số nguyên tắc và kỹ năng quan trọng dành cho giảng viên. Phần III là nội dung tập huấn, gồm 8 môđun. Mỗi môđun có một hoặc nhiều chủ đề, đề cập những khái niệm và thông tin cơ bản của phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới: 8 Môđun 1: Khai mạc, giới thiệu học viên, mục tiêu và chơng trình tập huấn. Môđun 2: Những thông tin chung về giới và phát triển: các khái niệm chính về giới, tóm lợc một số vấn đề bất bình đẳng giới trong nớc và quốc tế, mối liên hệ giữa các vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển. Môđun 3: Giới thiệu về lồng ghép giới: cách thức tiếp cận trớc đây vì sự tiến bộ của phụ nữ, dòng chảy chủ đạo và 'đa giới vào dòng chảy chủ đạo' hay thờng gọi là 'lồng ghép giới'. Môđun 4: Hớng dẫn lồng ghép giới: Cơ sở để lồng ghép giới - các điều kiện quan trọng để lồng ghép giới thành công, tổng quan chu trình chính sách có trách nhiệm giới, thu thập thông tin và tiến hành phân tích giới - nắm vững thực trạng trên quan điểm giới, các biện pháp can thiệp chính sách vì bình đẳng giới, giám sát và đánh giá có trách nhiệm giới. Môđun 5: Một số biện pháp chiến lợc cần tiến hành khi lồng ghép giới: quản lý sự thay đổi để quản lý nhà nớc có trách nhiệm giới và tuyên truyền, vận động vì bình đẳng giới. Môđun 6: Mối quan hệ giữa Chiến lợc, Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới. Môđun 7: Phân tích tổ chức và lập kế hoạch hành động để lồng ghép giới. Môđun 8: Đánh giá và bế mạc khoá tập huấn. 9Hớng dẫn sử dụng giáo trình Chơng trình tập huấn và nội dung giáo trình này đợc soạn thảo trên cơ sở trình tự kiến thức kế tiếp nhau. Từng mô đun và chủ đề đợc phát triển dựa trên kiến thức hay thông tin của phần trớc. Vì vậy, để sử dụng giáo trình hiệu quả nhất, giảng viên nên trình bày các chủ đề theo trình tự đã gợi ý. Giáo trình nhằm cung cấp cho giảng viên mọi thông tin và t liệu cần thiết để trình bày các chủ đề. Tuy giảng viên vẫn nên tìm hiểu thêm về các nội dung của chủ đề, t liệu và phơng pháp tiến hành, song hy vọng rằng những thông tin cung cấp là tơng đối đầy đủ để giảng viên có thể bắt tay vào tập huấn mà không phải chuẩn bị nhiều. Bên cạnh đó, giảng viên cần hiểu rõ từng nhóm đối tợng tập huấn, quan điểm và nhu cầu đào tạo của họ để điều chỉnh và đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó. Các chủ đề có chung bố cục nh sau: ) Các ý chính: Đợc trình bày ở trang đầu tiên của mỗi chủ đề để giảng viên sử dụng làm đề cơng bài giảng hay kết luận. ) Mục đích: Nêu rõ mục đích của mỗi bài giảng: giảng viên cần làm gì, tại sao nên làm nh vậy và những mong muốn đạt đợc cuối tiết học. ) Mục tiêu: Nêu rõ các mục tiêu học tập đề ra cho học viên, giúp họ tập trung vào những nội dung cần quan tâm, đồng thời, giúp đánh giá sự thành công của tập huấn bằng cách xem xét mức độ đạt đợc mục tiêu của từng chủ đề. ) Chuẩn bị: Phần nội dung này nhằm hỗ trợ giảng viên chuẩn bị trang thiết bị, t liệu và tài liệu phát cho từng tiết học. ) Giới thiệu bài giảng: Phần này bao gồm một vài gợi ý để vào đề bài giảng - nêu nội dung chính của tiết học và mối liên hệ với chủ đề trớc. ) Các bớc tiến hành: Nhằm hớng dẫn giảng viên các bớc trình bày chủ đề, bao gồm mô tả chi tiết các hoạt động cần tiến hành trên lớp. ) Các tài liệu bổ trợ: Giáo trình cung cấp các mẫu giấy chiếu để phục vụ cho phần trình bày của giảng viên, các bài tập tình huống và tài liệu để phát cho học viên trên lớp. Phụ lục của giáo trình: ) Bài học kinh nghiệm: Bao gồm các bài học kinh nghiệm, những câu hỏi thờng gặp và gợi ý trả lời dựa trên kinh nghiệm của các lớp tập huấn trớc. Giảng viên nên nghiên cứu phần này trớc khi tiến hành tập huấn. ) Hoạt động nhóm: Phần này đa ra một số gợi ý về hoạt động nhóm và trò chơi trên lớp mà giảng viên có thể sử dụng để làm lớp học thêm sôi nổi. ) Băng ghi hình tập huấn: Trung tâm nguồn của UBQG có lu giữ bản sao các băng hình ghi lại toàn bộ quá trình các giảng viên giới tiến hành tập huấn dựa theo giáo trình này. Băng ghi hình (có thể cho mợn) sẽ là công cụ hữu hiệu giúp giảng viên nghiên cứu, chuẩn bị để nắm đợc cách thức tiến hành các tiết học cụ thể. 10 Phần I Tổng quan Đối tợng sử dụng Chơng trình tập huấn về lồng ghép giới nhằm dành cho các đối tợng tham gia là nam giới và phụ nữ thuộc nhiều thành phần khác nhau: cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức thuộc các ngành, các cấp từ trung ơng đến địa phơng, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan phát triển quốc tế và tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam. Giảng viên của lớp tập huấn cần nắm vững lý thuyết giới và phát triển cũng nh phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới. Giảng viên cần hiểu rõ nội dung của cuốn Hớng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách (UBQG) vì đây là tài liệu tham khảo chính cho các học viên tham dự tập huấn về lồng ghép giới. Đối tợng tập huấn: Học viên cần có kiến thức cơ bản về lý thuyết giới và phát triển nhằm tiếp thu hiệu quả nhất các nội dung của khoá học. Tuy nhiên, bởi chơng trình tập huấn đã có phần giới thiệu về các khái niệm cơ bản này và giúp học viên hiểu đợc mối liên hệ giữa bình đẳng giới với công cuộc giảm nghèo và phát triển, những học viên với kiến thức về giới và phát triển còn hạn chế cũng có thể tiếp thu đợc nội dung chơng trình. Mục tiêu tập huấn: 1. Hiểu tại sao cách tiếp cận trớc đây vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới còn bất cập và cha thực sự mang lại bình đẳng giới bền vững ở trong nớc và quốc tế. 2. Hiểu rõ khái niệm "dòng chảy chủ đạo" và thấy đợc tầm quan trọng của dòng chảy chủ đạo đối với chất lợng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội. 3. Làm quen và hiểu rõ khái niệm "lồng ghép giới", xem đó là một phơng pháp tiếp cận mới để đạt đợc bình đẳng giới. 4. Nắm vững các bớc cơ bản để lồng ghép giới và cách thức làm việc trên tinh thần trách nhiệm giới. 115. Xem xét khả năng áp dụng phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới vào cơ quan, tổ chức của từng học viên và lập kế hoạch cụ thể để lồng ghép giới. 6. Nắm đợc các nội dung chính và cách vận dụng tài liệu "Hớng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách" của UBQG. 12 Dự kiến chơng trình 3,5 ngày tập huấn Thời gian Nội dung Thời lợng (phút) Ngày 1 8.00 - 9.45 Môđun 1: Khai mạc và giới thiệu chung về khoá tập huấn Khai mạc và chào mừng đại biểu Học viên tự giới thiệu Mục tiêu và chơng trình tập huấn Xây dựng quy ớc làm việc trong khoá tập huấn 20 60 10 15 9.45 - 10.00 Nghỉ giữa giờ 10.00 - 11.30 Môđun 2: Những thông tin chung: Giới và phát triển Chủ đề 1: Các khái niệm chính về giới Chủ đề 2: Tóm lợc một số vấn đề bất bình đẳng giới trong nớc và quốc tế 70 20 11.30 - 1.00 Nghỉ tra 1.00 - 2.45 Môđun 2 (tiếp) Chủ đề 3: Mối liên hệ giữa các vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển Môđun 3: Giới thiệu về phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới Chủ đề 1: Cách thức tiếp cận trớc đây vì sự tiến bộ của phụ nữ 45 60 2.45 - 3.00 Nghỉ giữa giờ 3.00 - 4.30 Môđun 3 (tiếp) Chủ đề 2: 'Dòng chảy chủ đạo" và "Đa giới vào dòng chảy chủ đạo' hay thờng gọi là 'Lồng ghép giới' 90 Ngày 2 8.00 - 9.45 Môđun 4: Hớng dẫn lồng ghép giới Chủ đề 1: Cơ sở để lồng ghép giới - Các điều kiện quan trọng để lồng ghép giới thành công 105 9.45 - 10.00 Nghỉ giữa giờ 10.00 - 11.30 Môđun 4 (tiếp) Chủ đề 2: Tổng quan chu trình chính sách có trách nhiệm giới Chủ đề 3: Thu thập thông tin và tiến hành phân tích giới - nắm vững thực trạng trên quan điểm giới 30 60 11.30 - 1.00 Nghỉ tra 1.00 - 2.45 Môđun 4 (tiếp) Chủ đề 4: Các biện pháp can thiệp chính sách vì bình đẳng giới Môđun 5: Một số biện pháp chiến lợc cần tiến hành khi lồng ghép giới Chủ đề 1: Quản lý sự thay đổi để quản lý nhà nớc có trách nhiệm giới 50 55 2.45 - 3.00 Nghỉ giữa giờ 3.00 - 4.30 Môđun 5: (tiếp) Chủ đề 2: Tuyên truyền, vận động vì bình đẳng giới 90 13Ngày 3 8.00 - 9.45 Môđun 4 (tiếp) Chủ đề 5: Giám sát có trách nhiệm giới Chủ đề 6: Đánh giá có trách nhiệm giới và các hoạt động tiếp theo. 75 30 9.45 - 10.00 Nghỉ giữa giờ 10.00 - 11.30 Môđun 6: Mối quan hệ giữa Chiến lợc, KHHĐ Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và Phơng pháp tiếp cận lồng ghép giới Điểm lại kiến thức lồng ghép giới của hai ngày qua: Hỏi đáp và thảo luận. 30 60 11.30 - 1.00 Nghỉ tra 1.00 - 2.45 Môđun 7: Phân tích tổ chức và lập kế hoạch hành động để lồng ghép giới Chủ đề 1: Phân tích tổ chức từ góc độ giới 105 2.45 - 3.00 Nghỉ giữa giờ 3.00 - 4.30 Môđun 7 (tiếp) Chủ đề 2: Lập kế hoạch hành động để thực hiện lồng ghép giới 90 Ngày 4 8.00 - 9.45 Môđun 7 (tiếp) Chủ đề 3: Học viên trình bày và thảo luận về KHHĐ để tăng cờng trách nhiệm giới trong cơ quan của mình thông qua việc thực hiện lồng ghép giới. 105 9.45 - 10.00 Nghỉ giữa giờ 10.00 - 11.30 Môđun 8: Đánh giá khoá tập huấn 90 11.30 Bế mạc. 14 Phần II Phơng pháp tập huấn Phần này đề cập đến những vấn đề sau đây: các nguyên tắc cơ bản của phơng pháp tập huấn; vai trò của ngời giảng viên; một số kỹ năng quan trọng của ngời giảng viên; phẩm chất của ngời giảng viên giỏi; chuẩn bị tổ chức một khoá tập huấn; một vài điểm cần lu ý khi thực hiện công việc giảng dạy. 1. Các nguyên tắc cơ bản của phơng pháp tập huấn Các bài giảng trong cuốn giáo trình này đợc xây dựng trên cơ sở ba nguyên tắc sau: Cùng tham gia Học hỏi lẫn nhau Trực quan hoá Phơng pháp tập huấn cùng tham gia nhằm giúp học viên lớn tuổi tiếp nhận thông tin hiệu quả nhất bằng cách thu hút họ tham gia tích cực vào quá trình học tập, thay vì thụ động thu nhận kiến thức. Phơng pháp cùng tham gia thừa nhận những kinh nghiệm, kỹ năng và ý tởng phong phú, đa dạng của học viên, đồng thời lấy đó làm cơ sở để xây dựng tiến trình học tập. Phơng pháp này khuyến khích học viên tự xác định nhu cầu và mục tiêu học tập; thảo luận về cách tiến hành các hoạt động trên lớp; lựa chọn các cách thức phù hợp; thờng xuyên đánh giá quá trình học tập; cùng chịu trách nhiệm về quá trình cũng nh kết quả học tập. Học hỏi lẫn nhau nghĩa là học viên cùng tích cực trao đổi về quan điểm, ý kiến và kinh nghiệm của mình. Trong quá trình đó, mọi ý kiến hoặc quan điểm đa ra đều đợc tôn trọng và có giá trị nh nhau. Nhiệm vụ của ngời giảng viên chỉ là hớng dẫn, cung cấp các kiến thức cơ bản và các bài tập nhằm hỗ trợ học viên nghiên cứu vấn đề, phân tích quan điểm để đi đến sự nhất trí. Quá trình học hỏi lẫn nhau sẽ khuyến khích sức sáng tạo và khả năng t duy của học viên, giúp họ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, nắm vững vấn đề, góp phần thay đổi thái độ và nhận thức của học viên. Trực quan hoá là một khía cạnh quan trọng của kỹ thuật giảng dạy và điều hành lớp. Các ý kiến đợc viết lên thẻ (chỉ viết những từ chính và dùng cỡ chữ to), sau đó ghim lên [...]... 91 Cam-pu-chia 130 109 Lào 143 118 Báo cáo phát triển nguồn nhân lực, UNDP, 2002 Môđun 2 - Chđ ®Ị 2 9 20 Kê ghế thành hình tròn hoặc bán nguyệt u điểm: Học viên có thể th giÃn và giao lu với nhau một cách thuận tiện. Học viên có thể chọn các t thế ngồi thoải mái. Không có vị trí tách biệt cho giảng viên, vì vậy tạo không khí dân chủ. Dễ chuyển thành nhiều hoạt động bài... lÃnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể tham dự. Mục đích là để chính thức khai mạc tập huấn, chào mừng các đại biểu, giới thiệu nhóm giảng viên hớng dẫn, sau đó, các đại biểu sẽ có dịp tự giới thiệu và giao lu trớc khi bớc vào nội dung tập huấn. Giảng viên cũng cần giới thiệu các mục tiêu và chơng trình tập huấn, hớng dẫn học viên cách sử dụng các tài liệu tham khảo, phổ biến một số thông tin hậu . Kê ghế thành hình tròn hoặc bán nguyệt u điểm: Học viên có thể th giãn và giao lu với nhau một cách thuận tiện. Học viên có thể chọn các t thế ngồi. thiệu nhóm giảng viên hớng dẫn, sau đó, các đại biểu sẽ có dịp tự giới thiệu và giao lu trớc khi bớc vào nội dung tập huấn. Giảng viên cũng cần giới thiệu các

Ngày đăng: 17/09/2012, 08:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan