Chuyên đề thận tiết niệu

78 961 6
Chuyên đề thận tiết niệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Page 1 of 78 Biến chứng chính của sỏi tiết niệu I. Đại cương 1. Sỏi tiết niệu là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp, hay tái phát trong đó sỏi niệu quản chiếm tỉ lệ 20 – 25% sỏi tiết niệu nói chung. Đây là một cấp cứu có trì hoãn (đứng về góc độ điều trị sỏi niệu quản) vì sỏi rất dễ gây ra các biến chứng trong đó có các biến chứng dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Đây là một loại sỏi nguy hiểm nhất trong các loại sỏi đường tiết niệu do ảnh hưởng đến niệu quản, chức năng thận và toàn thân. 2. Sỏi niệu quản phần lớn do sỏi thận di chuyển xuống (80%). Do quá trình di chuyển, sỏi có thể rơi xuống bàng quang và tự đái ra ngoài hoặc có thể dừng lại ở các đoạn hẹp sinh lí của niệu quản như đoạn bể thận – niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu, đoạn niệu quản trong thành bàng quang. 20% sỏi niệu quản còn lại hình thành tại chỗ do các nguyên nhân khác nhau gây chít hẹp niệu quản: Viêm nhiễm(lao), dị dạng niệu quản (niệu quản phình to, tách đôi). 3. Về vị trí của sỏi thường gặp ở đoạn 1/3 dưới (70 – 75%), còn lại (25 – 30%) gặp ở 1/3 trên hoặc 1/3 giữa. 4. Sỏi niệu quản thường gây biến chứng sớm với đường tiết niệu trên. Khi sỏi tiết niệu ở 1 bên và chức năng thận bên đối diện có thể bù trừ được thì ít khi xảy ra biến chứng. Nhưng khi chức năng thận bên đối diện không còn bù được hoặc sỏi niệu quản cả 2 bên thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 5. Có nhiều biện pháp để điều trị sỏi niệu quản nhưng khi đã có biến chứng thì bắt buộc phải tìm mọi cách để lấy sỏi ra. II. Cấu tạo niệu quản: 1. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu có cấu tạo chính: 1) Lớp cơ dọc ở ngoài. 2) Lớp cơ vòng ở trong. 2. Sự co giãn cơ là tác dụng chính của nhu động thuận chiều của niệu quản từ bể thận xuống bàng quang. Page 2 of 78 3. áp lực của niệu quản tăng dần từ 1/3 trên (12 mmHg) đến 1/3 dưới (40mmHg) có tác dụng đẩy dòng nước tiểu xuống, chống hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang, niệu quản đoạn thấp ngược dòng lên thận. III.Sinh lý và giải phẫu bệnh sỏi niệu quản. 1. Sỏi niệu quản cản trở đường dẫn lưu nước tiểu, dù tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn vẫn gây hiện tượng ứ đọng nước tiểu trên sỏi. 2. Hinmann 1934 theo dõi thí nghiệm thấy: 1) Gây tắc niệu quản bằng cách buộc niệu quản 1 bên, sau 2 tuần cắt thận bên đối diện, tháo gỡ niệu quản buộc thì thận phục hồi, vật thí nghiệm vẫn sống. 2) Gây tắc niệu quản, 3 tuần sau cắt thận bên đối diện, tháo gỡ niệu quản buộc, chức năng thận phục hồi 50%. 3) Gây tắc niệu quản, 4 tuần sau cắt bỏ thận bên đối diện, tháo gỡ niệu quản buộc thì thận không phục hồi, vật thí nghiệm không sống sót. 4) Những thương tổn giải phẫu bệnh tắc niệu quản xuất hiện rất sớm: - 7 ngày: ứ nước tại thận, giãn các ống góp, có chỗ hoại tử. - 14 ngày: các ống lượn xa, lượn gần đều có phản ứng tăng xơ collagen làm rối loạn nhu động bể thận niệu quản. - 28 ngày: 50% vùng tuỷ thận bị thoái hoá, cầu thận quá sản, kẽ tuỷ thận chứa các fibroblast, tế bào đơn nhân, đại thực bào. Các mao mạch vùng tuỷ thì co thắt, đồng thời các mao mạch cầu thận bị xẹp lại. - 8 tuần: nhu mô thận bị dãn mỏng 1 cm. 3. Thương tổn đến lớp cơ sẽ gây chít hẹp niệu quản. 4. Các biến chứng chính của sỏi niệu quản: - Viêm nhiễm: viêm đài bể thận, viêm thận kẽ. - ứ đọng nước tiểu-nhiễm khuẩn: thận ứ nước, thận ứ mủ. - Thiểu niệu, vô niệu. IV. Chẩn đoán sỏi niệu quản: 1. Dịch tễ: 0) Tuổi: thường gặp ở độ tuổi 30 – 50. Page 3 of 78 1) Giới: - Nam/nữ = 2/1. - Có sự liên quan giữa giới và tính chất sỏi (ở nam hay gặp sỏi canxiphosphat, canxi oxalat, ở nữ hay gặp sỏi phosphat – amoniaco – magnesi) 2) Điều kiện sinh hoạt: - Chế độ ăn nhiều canxi, phosphat, oxalat dễ hình thành sỏi. - Khí hậu nóng, khô, hạn chế lượng nước tiểu bài tiết cũng dễ hình thành sỏi. 3) Yếu tố di truyền cũng được nhắc tới trong 1 số bệnh cảnh về sỏi cystin, sỏi canxi… 4) Những bệnh mạn tính nằm lâu và biến chứng của nằm lâu cũng dễ hình thành sỏi. 2. Lâm sàng 1) Cơ năng: - Cơn đau sỏi niệu quản: + Đau quặn thắt lưng từng cơn dữ dội kéo dài vài phút tới hàng giờ, khó cắt cơn đau nếu không được điều trị thuốc giảm đau. + Cơn đau xuất hiện sau khi bệnh nhân đi lại, vận động nhiều, lao động nặng. Cơn đau dịu đi khi được nghỉ ngơi. + Vị trí: Vùng hố thắt lưng, lan xuống dưới theo đường đi của niệu quản tận hết ở nhiều vị trí khác nhau tuỳ vào vị trí sỏi: Sỏi 1/3 dưới niệu quản: lan xuống bìu. Sỏi 1/3 giữa niệu quản: lan xuống hố chậu. Sỏi 1/3 trên: lan dọc xuống tinh hoàn cùng bên. + Nguyên nhân: Do co thắt viêm phù nề niệu quản. + Đau âm ỉ căng tức ở vùng thắt lưng khi có ứ đọng ở niệu quản – bể thận. - Đái máu: đái nước tiểu hồng hay đỏ (ít gặp), có thể đái máu vi thể (< 100000 hồng cầu/ml nước tiểu). - Đái rắt, đái buốt: khi sỏi niệu quản ở vị trí sát bàng quang gây kích thích bàng quang. Page 4 of 78 - Hội chứng sau phúc mạc: Trong cơn đau bệnh nhân có thể có nôn, bụng chướng. 2) Toàn thân: Khi chưa có biến chứng thì chưa có biểu hiện gì đặc biệt. 3) Thực thể : - Khi có cơn đau của sỏi niệu quản, có thể thấy đau co cứng cơ thắt lưng, co cứng nửa bụng, bụng chướng. - Có thể chạm thận, bập bềnh thận (+). - Vỗ vùng hố thắt lưng đau tăng. 3. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm máu: + Công thức máu: hồng cầu bình thường, bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính tăng cao (>75%). Tốc độ lắng máu tăng: Khi có nhiễm khuẩn. + Hoá sinh máu: có thể thấy các nguyên nhân gây ra sỏi: Ca tăng, oxalat tăng…. + Nếu nhiễm khuẩn huyết: xét nghiệm có vi khuẩn trong máu. + Ure, creatinin tăng cao: có suy thận cấp/đợt cấp của suy thận mạn. - Xét nghiệm nước tiểu: + Tế bào: Hồng cầu (+++), bạch cầu (+++), tế bào biểu mô đường niệu (+++) + Protein vết (<1g/24h). + Vi khuẩn nước tiểu(+) (> 10000/ml): thường gặp E.Coli 60 – 80%, liên cầu, tụ cầu vàng Proteus các chủng. Đáng sợ nhất là trực khuẩn mủ xanh. - Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị thẳng nghiêng: + Phát hiện sỏi niệu quản trừ các trường hợp sỏi urat, acid uric. Hình ảnh cản quang của sỏi nằm trên đường đi của niệu quản, hình thoi 2 đầu hướng lên trên và xuống dưới. + Trên phim nghiêng thấy sỏi nằm sau cột sống và chẩn đoán phân biệt với sỏi túi mật vôi hoá, hạch vôi hoá… + Bóng thận to. - Siêu âm: Kích thước thận to hơn bình thường, bao thận dày. Đài bể thận giãn nhẹ, niệu quản trên sỏi giãn, vùng vỏ tuỷcòn phân biệt rõ và âm đồng đều, Page 5 of 78 không chỗ hoại tử. Siêu âm phát hiện sỏi niệu quản là hình tăng âm có bóng cản ngay cả sỏi urat, acid uric, nhưng siêu âm khó phát hiện sỏi niệu quản 1/3 giữa vì hơi các quai ruột và xương chậu. - Chụp niệu đồ tĩnh mạch: + Xác định vị trí sỏi trên đường đi của niệu quản, không bỏ sót sỏi không cản quang. + Đánh giá chức năng thận thông qua mức độ bài tiết của thận theo thời gian + Hình thái đài bể thận, thận. + Mức độ giãn của niệu quản, đài bể thận trên vị trí của sỏi. + Phát hiện các dị dạng của sỏi. - Chụp niệu quản – bể thận ngược dòng: cũng có giá trị chẩn đoán sỏi, tắc niệu quản… nhưng ít dùng do có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn. * Như vậy qua các bước thăm khám trên ta có thể sơ bộ chẩn đoán được sỏi niệu quản và vị trí của nó trên niệu quản. Điều quan trọng là phát hiện ra nó có biến chứng hay chưa để có thái độ xử trí phù hợp. V. Các biến chứng chính của sỏi niệu quản: A. Các biến chứng trước mổ: 1) Biến chứng do nguyên nhân ứ trệ: 1) Nhiễm khuẩn nước tiểu: - Khi ứ trệ, nước tiểu rất dễ nhiễm khuẩn, vi khuẩn hay gặp là vi khuẩn đường ruột và đáng sợ nhất là trực khuẩn mủ xanh. - Các triệu chứng kèm theo triệu chứng của sỏi niệu quản: + Đái đục, mức độ phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. + Toàn thân có thể có sốt, không sốt. + Xét nghiệm thấy có trụ bạch cầu, tế bào mủ trong nước tiểu, vi khuẩn. 2) Viêm thận - bể thận: bài riêng. 3) Ap xe thận. - Các triệu chứng của viêm thận – bể thận nhưng nặng hơn nhiều. - Siêu âm: hình ảnh các ổ ap xe li ti khắp thận hoặc có thể gặp 1 vài ổ to Page 6 of 78 - Điều trị như với viêm thận, bể thận. 4) Nhiễm khuẩn huyết: là một biến chứng nặng. - Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc nặng. Trong máu có vi khuẩn khi nuôi cấy. - Điều trị: + Hồi sức thận: Truyền Lasix, huyết thanh ngọt. Theo dõi lượng nước tiểu khi truyền. + Hồi sức toàn thân : Cải thiện tình trạng huyết động, theo dõi CVP. + Kháng sinh mạnh diệt vi khuẩn G(-). + Mổ cấp cứu lấy sỏi.(?) 5) Viêm thận kẽ, xơ teo thận. - Huyết áp cao. - Siêu âm: thận teo nhỏ hơn bình thường. - Doppler màu, chụp động mạch thận chọn lọc: giảm mạch máu trong thận. - Xử trí : Nếu thận bên đối diện tốt: cắt bỏ thận và niệu quản bên tổn thương. 6) Viêm nhiễm thành niệu quản: niệu quản viêm nhiễm làm tổ chức niệu quản dày lên, xơ hoá, chít hẹp niệu quản. 7) Thủng thành niệu quản: gây dò nước tiểu. - Dò ra ngoài: viêm tấy sau phúc mạc. - Dò vào trong: gây viêm phúc mạc nước tiểu. - Xử trí: phẫu thuật lấy sỏi, khâu phục hồi hay cắt đoạn, nối tận tận niệu quản. 8) Viêm quanh thận. 9) Ap xe quanh thận: Hậu quả nặng, dễ để lại ổ mủ : phẫu thuật dẫn lưu ap xe quanh thận hoặc cắt thận nếu không còn khả năng bảo tồn. 2. Biến chứng do chít tắc 1) Thận ứ nước: bài riêng. 2) Thận ứ nước nhiễm khuẩn. 3) Thận ứ mủ: bài riêng. 4) Suy thận cấp vô niệu: bài riêng. Page 7 of 78 5) Suy thận mạn tính cả 2 bên. 6) Tăng huyết áp: Sỏi niệu quản viêm thận cấp/mạn, ứ nước bể thận tăng huyết áp (?). Điều trị : điều trị tăng huyết áp và lấy sỏi niệu quản. B. Các biến chứng trong mổ: 1) Làm rách phúc mạc tạo 1 lỗ thông từ ngoài vào trong ổ bụng. 2) Làm thủng các tạng trong ổ bụng: tá tràng, đại tràng. 3) Chảy máu: Do làm rách các mạch máu nhỏ quanh niệu quản và tiểu khung. 4) Cắt đứt động mạch và tĩnh mạch thận. 5) Rách tĩnh mạch chủ. C. Các biến chứng lâu dài: 1) Chít hẹp niệu quản do khâu quá kĩ, lòng ống niệu quản bị hẹp lại 2) Rò nước tiểu từ niệu quản do đoạn chít hẹp niệu quản phía dưới hòn sỏi chưa giải quyết triệt để. 3) Suy thận không bù trừ. Tuy đã giải quyết nguyên nhân nhưng thận không phục hồi được. Page 8 of 78 Viêm thận, viêm đài bể thận, viêm thận kẽ I. Đại cương 1. Sỏi niệu quản làm cản trở lưu thông, ứ đọng nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể ngược dòng lên nhu mô thận (mô liên kết kẽ thận – ống thận gây viêm cấp hay mạn tính). 2. Viêm đài bể thận cấp tính với bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận, nhất là sỏi niệu quản 2 bên hay sỏi niệu quản 1 bên và sỏi thận 1 bên. 3. Nếu bệnh được phát hiện sớm ngay từ đợt cấp tính đầu tiên, điều trị nguyên nhân kịp thời (lấy sỏi niệu quản) tổn thương viêm đài bể thận sẽ khỏi, chức năng, hình thể thận có thể hồi phục hoàn toàn. 4. Nếu bệnh kéo dài không phát hiện ra nguyên nhân sỏi niệu quản, sau nhiều đợt viêm đài bể thận cấp tính, phản ứng viêm xơ tăng lên sẽ trở thành viêm đài bể thận mạn tính, chức năng và hình thể thận ít có khả năng phục hồi tốt cho dù lấy được sỏi niệu quản. 5. Các vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn G(-) như E.Coli, Klebsiella, Proteus theo nước tiểu ngược dòng lan lên thận. Các vi khuẩn G(+) như liên cầu khuẩn, tụ cầu có thể gây viêm đài bể thận theo đường máu hay đường kế cận ít gặp hơn. II. Giải phẫu bệnh viêm đài bể thận – viêm thận cấp: 1. Niêm mạc đài bể thận viêm phù xung huyết, rải rác có chỗ loét chảy máu. Đài bể thận dãn nhẹ mất trương lực gây ứ đọng, nước tiểu đục (nhiều hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô đài bể thận, vi khuẩn). Vùng vỏ thận phản ứng viêm phù cấp, các gai thận, tháp thận các mô kẽ ống thận , thâm nhiễm nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, lympho, đại thực bào. Vùng tuỷ thận cũng có thương tổn như vỏ thận. 2. Thận phù nề sưng to, bao thận nguyên vẹn nhưng dễ mủn nát. Page 9 of 78 3. Thận trắng bệch mất bóng nhẵn, không hồng căng mà giống như mô tuyến giáp. Phần nhu mô thận xơ hoá chủ yếu từ kẽ thận với sự thâm nhiễm các tế bào lympho bạch cầu đa nhân. Viêm đài bể thận – thận mạn tính do sỏi niệu quản nói riêng hay sỏi tiết niệu nói chung đều có mức độ giãn đài bể thận, niêm mạc đài bể thận xơ dày cùng các gai thận teo mỏng. Các ống thận cũng giãn hay xen kẽ những chỗ thắt hẹp xơ hoá niêm mạc ống thận , trong lòng ống thận chứa các thể cast dạng keo. Nhu mô thận mỏng không phân biệt vùng vỏ và tuỷ thận. Xơ hoá có thể tiến triển tới quanh cầu thận và các tiểu động mạch. 4. Viêm thận kẽ mạn tính là hậu quả của quá trình viêm đường tiết niệu do sỏi. III. Triệu chứng: 1. Cơ năng: 1) Cơn đau sỏi niệu quản : - Đau quặn thắt lưng từng cơn dữ dội kéo dài vài phút tới hàng giờ, khó cắt cơn đau nếu không được điều trị thuốc giảm đau. - Cơn đau xuất hiện sau khi bệnh nhân đi lại, vận động nhiều, lao động nặng. Cơn đau dịu đi khi được nghỉ ngơi. - Vị trí: Vùng hố thắt lưng, lan xuống dưới theo đường đi của niệu quản tận hết ở nhiều vị trí khác nhau tuỳ vào vị trí sỏi: + Sỏi 1/3 dưới niệu quản: lan xuống bìu. + Sỏi 1/3 giữa niệu quản: lan xuống hố chậu. + Sỏi 1/3 trên: lan dọc xuống tinh hoàn cùng bên. - Nguyên nhân: Do co thắt viêm phù nề niệu quản. - Đau âm ỉ căng tức ở vùng thắt lưng khi có ứ đọng ở niệu quản – bể thận. 2) Đái máu: đái nước tiểu hồng hay đỏ (ít gặp), có thể đái máu vi thể (< 100000 hồng cầu/ml nước tiểu). 3) Đái đục: nước tiểu sẫm màu do các tế bào niêm mạc đài bể thận viêm long thải theo nước tiểu, do nhiễm khuẩn. Mức độ phụ thuộc nhiều vào mức độ nhiễm khuẩn, vi khuẩn. Page 10 of 78 4) Đái rắt, đái buốt: khi sỏi niệu quản ở vị trí sát bàng quang gây kích thích bàng quang. 5) Trong cơn đau bệnh nhân có thể có nôn, bụng chướng. 2. Toàn thân: Biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc rầm rộ: - Sốt cao dao động 38,5 - 39C âm ỉ không thành cơn và kéo dài trong nhiều ngày. - Toàn thân suy sút nhanh, môi khô, lưỡi bẩn, chán ăn mệt mỏi (đau sốt không dứt). - Nếu bệnh tiến triển nhanh chóng có thể gây ure máu cao, thiểu niệu, vô niệu, phù do suy thận. 3. Thực thể: - Khi có cơn đau của sỏi niệu quản, có thể thấy đau co cứng cơ thắt lưng, co cứng nửa bụng, bụng chướng. - Có thể chạm thận, bập bềnh thận (+) nếu kèm theo ứ nước, ứ mủ thận. - Vỗ vùng hố thắt lưng đau tăng. *Các triệu chứng trên thường hay gặp tái diễn, những lần sau nặng hơn. 4. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm máu: + Công thức máu: hồng cầu bình thường, bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính tăng cao (>75%). + Tốc độ lắng máu tăng. + Hoá sinh máu: có thể thấy các nguyên nhân gây ra sỏi: Ca tăng, oxalat tăng… + Nếu nhiễm khuẩn huyết: xét nghiệm có vi khuẩn trong máu. + Ure, creatinin tăng cao: có suy thận cấp/đợt cấp của suy thận mạn. - Xét nghiệm nước tiểu : + Tế bào: Hồng cầu (+++), bạch cầu (+++), tế bào biểu mô đường niệu (+++) + Protein vết (<1g/24h). [...]... máu Suy thận cấp I Đại cương 1 Sỏi niệu quản là 1 trong những nguyên nhân gây thiểu niệu, vô niệu – suy thận cấp sau thận 2 Thiểu niệu khi lượng nước tiểu < 400ml/24h, vô niệu khi < 100ml/24h 3 Suy thận cấp sau thận do sỏi niệu quản hay gặp sỏi niệu quản 2 bên (hoặc sỏi thận 1 bên, 1 bên là sỏi niệu quản) 4 Sỏi niệu quản 1 bên nếu vô niệu thường là thận bên đối diện bệnh lý, tuy nhiên sỏi niệu quản... 2 bên 1 Viêm đài bể thận cấp 2 bên: Đều do sỏi hay viêm đài bể thận cấp 1 bên và thận đối diện là thận bệnh lý (mổ sỏi tiết niệu cũ, viêm thận , teo thận ) các triệu chứng biểu hiện bằng cơn đau sỏi niệu quản, sốt cao, đồng thời thiểu niệu, vô niệu, ure, creatinin tăng 2 Viêm đài bể thận mạn tính 2 bên: do sỏi niệu quản hai bên hay 1 bên sỏi, 1 bên nhiễm khuẩn ngược dòng đài bể thận không có sỏi -... vô niệu cũng có gặp trong y văn gọi là vô niệu phản xạ II Sinh bệnh học: 1 Sỏi gây viêm tắc niệu quản cấp tính ứ đọng quá mức ở thận, trong tình trạng giãn đài bể thận đã có trước, tạo phản xạ ngừng bài tiết của thận Thực chất suy thận cấp do sỏi niệu quản (sỏi tiết niệu) là suy thận cấp sau thận nhưng chính tại thận cũng đã có sự thương tổn 2 Nhiễm khuẩn tác động lên tính chất bệnh lý của sỏi niệu. .. đường tiết niệu - Mổ lấy sỏi + đặt ống thông dẫn lưu thận khi có nguy cơ tắc, hẹp đường niệu - Mổ cắt thận khi thận bị huỷ hoại hết chức năng - Mổ và tạo hình đường niệu (cắt, nối…) - Sỏi 2 bên: đánh giá chức năng thận 2 bên rồi phẫu thuật một bên trước hay phẫu thuật cùng lúc cả 2 bên 2 Đường tiết niệu dưới: 1/3 dưới niệu quản+ bàng quang + niệu đạo 1) Lấy sỏi qua ống soi niệu quản: Dùng máy soi niệu. .. Chữa suy thận bằng chế độ ăn giảm đạm hoặc lọc máu ngoài thận 2 Điều trị phẫu thuật: a Nguyên tắc: - Thận ứ mủ là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên rất nặng - Cắt thận được chỉ định - Có khi phải bảo tồn vì thận bên đối diện là thận bệnh lý, chỉ lấy sỏi niệu quản và dẫn lưu thận mủ b Phẫu thuật bảo tồn thận: khi chức năng thận chưa bị mất hoàn toàn (bao gồm cả trường hợp UIV bài tiết chậm... hợp thiểu niệu, vô niệu do sỏi niệu quản thường ure máu đã cao gấp 2 – 3 lần bình thường (> 30mol/l) - Rối loạn nước điện giải nhất là K+ >5mEq và trên điện tâm đồ có ST chênh, kèm rối loạn toan chuyển hoá 2) Xquang hệ tiết niệu: sỏi niệu quản 1 bên hoặc 2 bên hoặc 1 bên sỏi niệu quản 1 bên sỏi thận Bóng thận to 3) Siêu âm: thận to đài bể thận giãn, phát hiện sỏi niệu quản và bất thường của thận bên... viêm đài bể thận cấp ổn định: chụp UIV để đánh giá sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu và ảnh hưởng chức năng thận - Sỏi nhỏ < 1cm, tròn nhẵn: + 1/3 trên, giữa niệu quản: đặt thông niệu quản đẩy sỏi lên thận, tán sỏi thận ngoài cơ thể (tán sỏi qua da) + 1/3 dưới niệu quản: nội soi sỏi niệu quản lấy sỏi hay tán sỏi ngoài cơ thể + Nếu cơ sở không có trang bị chuyển bệnh nhân về các trung tâm tiết niệu Bệnh nhân... tăng cao nếu có suy thận - Xét nghiệm nước tiểu: + Bạch cầu thoái hoá nhiều, hồng cầu (+++) + Vi khuẩn: E coli hoặc Proteus … số lượng N >10 4 /ml - Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị: cả vùng thắt lưng mờ, bóng thận to và sỏi niệu quản - Siêu âm: niệu quản đài bể thận giãn to, chứa dịch đậm âm không đồng đều, nhu mô thận mỏng Phát hiện sỏi niệu quản Đánh giá mức độ thận ứ mủ: như với thận ứ nước: 4 độ... viêm đài bể thận – thận cấp tốt là: sau mổ hay can thiệp sớm sỏi niệu quản và đường tiết niệu được lấy hết, các xét nghiệm tế bào hồng cầu (), bạch cầu (-) 4 Điều trị viêm đài bể thận – thận mạn đối với 1 thận niệu quản có sỏi: khả năng hồi phục chức năng thận là rất hạn chế, nhưng chức năng thận đối diện sẽ bù trừ hoàn toàn nên thể trạng chung và chất lượng cuộc sống vẫn đảm bảo 5 Viêm đài bể thận mạn... đoán mức độ thận ứ nước: Dựa trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là siêu âm và UIV, chia 4 độ: 1 Độ 1: thận to hơn bình thường, thận giảm tiết thuốc (chậm sau 15 phút), đài bể thận giãn rõ hình chuỳ, nhu mô thận dày hơn 10mm 2 Độ 2 : thận to rõ rệt 12x10cm, thận giảm tiết thuốc ( chậm sau 30 phút), đài bể thận mờ giãn hình chùm nho (đường kính 2cm), nhu mô thận 10 – 5mm 3 Độ 3: thận to rõ rệt . Viêm đài bể thận – thận mạn tính do sỏi niệu quản nói riêng hay sỏi tiết niệu nói chung đều có mức độ giãn đài bể thận, niêm mạc đài bể thận xơ dày cùng các gai thận teo mỏng. Các ống thận cũng. thận. V. Viêm đài bể thận 2 bên. 1. Viêm đài bể thận cấp 2 bên: Đều do sỏi hay viêm đài bể thận cấp 1 bên và thận đối diện là thận bệnh lý (mổ sỏi tiết niệu cũ, viêm thận , teo thận ) các triệu chứng. của niệu quản, không bỏ sót sỏi không cản quang. + Đánh giá chức năng thận thông qua mức độ bài tiết của thận theo thời gian + Hình thái đài bể thận, thận. + Mức độ giãn của niệu quản, đài bể thận

Ngày đăng: 29/10/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan